Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Vì sao sinh viên ngành Lịch Sử cần phải học môn Nhân học?

 Nhân học là một ngành của cả khoa học tự nhiên, nhân văn và khoa học xã hội nghiên cứu tổng hợp về con người, cụ thể là nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hộitôn giáongôn ngữnghệ thuật và các tạo vật của con người. Nhân học gồm có 4 phân ngành chính bao gồm: nhân học văn hóa xã hội, ngôn ngữ học, khảo cổ học và nhân học thể chất hay còn gọi là nhân chủng học. Lưu ý, ngành nhân học thể chất hay nhân chủng học tập trung vào các tác động của văn hóa đối với các biến đổi về thể chất.
Trong các tiếng Châu Âu, thuật ngữ "nhân học" bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp cổ là anthropos có nghĩa là "con người" và logia có nghĩa là "khoa học".Vì vậy có thể gọi là Anthropology là khoa học nghiên cứu về con người(nhân học)mà một trong số tài liệu ở Việt Nam gọi là nhân học loại hay nhân chửng học.
 
Vì thế Nhân học được định nghĩa như sau: “Nhân học là khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất con người trên các phương diện sinh học,xã hội,văn hóa của các nhóm người ,các cộng đồng dân tộc khác nhau,cả về quá khứ con người cho tới hiện nay”.
Tại sao sinh viên ngành Lịch sử cần phải học môn Nhân học?Theo em có những lí do sau đây để chứng tỏ Nhân học rất cần thiết đối với ngành Lịch Sử:
 
Lí do thứ nhất,Nhân học và Sử học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
 
Bởi vì nhân học nghiên cứu con người về các phương diện sinh học,văn hóa,xã hội thường tiếp cận từ gốc độ Lịch Sử.Vì lí do này ở một số nước,trong đó có Việt Nam đã đặt dân tộc học là một chuyên ngành của khoa học Lịch sử.

Một điều có thể thấy là trong các bộ Sử xa xưa đến nay có chứa đựng khá nhiều tài liệu nhân học mà các nhà nhân học không thể không quan tâm.Khiu nghiên cứu lịch sử của các tộc người,các địa phương,các nhà nhân học phải dựa vào tài liệu Sử học.
 
 Vì vậy,những vấn đề nghiên cứu của nhân học không thể tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian và thời gian lịch sử.Thiếu tri thức lịch sử,thì các nhà Nhân học không thể tiến hành nghiên cứu có hiệu quả.Ngược lại các nhà Sử học cần phải có tài liệu của nhân học để soi sáng những vấn đề lịch sử và văn hóa.
 
 Mặt khác,mối quan hệ giữa Nhân học và Sử học ở chổ Nhân học thường sử dụng phương pháp nghiên cứu của lịch sử.Thí dụ phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại.Vì Nhân học có mối quan hệ mật thiết với với khoa học Lịch sử ,cho nên sinh viên ngành Lịch sử cân phải học môn Nhân học đó.
 
Lí do thứ 2,Nhân học cung cấp,hở trợ thông tin,kiến thức cho ngành khoa học Lịch sử về một vấn đề cụ thể.Ở đây là nội dung của các chương( 10 chương)của môn học Nhân học,đặc biệt là 6 chương đã học vừa qua:
 
Đây là một biểu hiện rõ nết nhất của ngành khoa học này.Chúng ta đã biết,Nhân học nghiên cứu con người ở tất cả các lĩnh vực: sinh học,văn hóa,lịch sử,kinh tế,….trong đó Lịch sử là một nhân tố quan trọng để cấu thành một Nhân học.Thí dụ ,khi nghiên cứu về nguồn gốc của con người,khoa học Lịch sử cần phải dựa vào nhũng thành tựu của Nhân học .Đó là việc xác định các niên đại của các xương,sọ của người thời cổ mà Nhân học đã tiến hành thực ngiệm rồi cung cấp thông tin,niên đại về các bộ xương đó cho khoa học Lịch sử.Hoặc khi nghiên cứu về một dân tộc nào đó,thì các nhà Sử học phải dựa vào thông tin từ Nhân học .Vì Nhân học trước đó đã ngiên cứu nguồn gốc về mặt sinh học,văn hóa,xã hội chung của dân tộc đó.Đây là nhũng thông tin hữu ích cho khoa học Lịch sử khi nghiên cứu về dân tộc cần nghiên cứu.Giai đoạn này được miêu tả “Nhân học mở đường,Sử học theo sau”.
 
Như đã trình bày ở trên,Nhân học liên quan mật thiết với nhành khoa học Lịch Sử nên nội dung của các chương trong môn Nhân học đã để lại những vấn đề nghiên cứu rất hữu ích,sâu sắc cho sinh viên ngành Lịch sử.Có thể tóm lược nội dung các chương của Nhân học mà em-sinh viên ngành Lịch sử đã nắm và tổng kết được sau khi mình đã học.
 Chương 1:Những vấn đề chung của Nhân học
Nội dung của chương này nghiên cứu tổng quan về ngành Nhân học như đưa ra các định nghĩa về nhân học,cung cấp thông tin các nhà nhân học nổi tiếng trên thế giới(Grant Evant,Charles Darwin,,…),trình bày các lĩnh vực của nhân học,mối quan hệ giữa Nhân học với các khoa học khác,….
  Chương 2:Nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người về mặt sinh học và văn hóa
 

Bao trùm của chương này là trình bày về nguồn gốc của loài người đứng ở gốc độ về mặt sinh học và  văn hóa.Đồng thời chương cũng nêu quá trình tiến hóa của loài người như:sự xuất hiện của loài người,quá trình xuất hiện dạng người trên trái đất trãi qua các giai đoạn khác nhau dẫn đến người hiện đại
Ngoài ra chương còn đền cập vấn đề chủng tộc hiện nây trên thế giới như:sự hình thành,phân loại,sự phân biệt chủng tộc,…
Chương 3:Tộc người và quá trình tộc người
Chương này nói lên vấn đề về các tộc người như:khái niệm tộc người,các tiêu chí để xác định tộc người,các nhân tố tác động đến tộc người,các cấp độ cộng đồng của các tộc người,…..
Chương 4:Văn hóa
Chương này đề cập trên lĩnh vực văn hóa của con người như nêu ra các khái niệm văn hóa,phân loại văn hóa,đề cập các lí thuyết về việc nghiên cứu văn hóa,tính chất văn hóa,một số lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến văn hóa trong nhân học,nghệ thuật và biểu tượng trong văn hóa hiện đại
Chương 5:Tôn giáo
Chương 5 trình bày về vấn đề tôn giáo hiên nay như :khái niệm tôn giáo,quan điểm lí luận trong nhân học về vấn đề tôn giáo,đặc trung và chức năng của giáo,xu thế của đời sống tôn giáo hiện tại,một số khía cạnh của giáo,….
Chương 6:Ngôn ngữ
Chương này nêu vấn đề ngôn ngữ của con người như xác định ngôn ngữ chỉ có ở con người mà động vật bậc thấp khác không có,trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ,văn hóa và xã hội.Nội dung chính của nhân học ngôn ngữ như tiến trình của mối quan hệ đó,các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của nhân học về ngôn ngữ,đề cập vấn đề ngôn ngữ và giới,….
 Chương 7: Kinh tế
Nội dung là trình bày mối quan hệ giữa kinh tế và nhân học kinh tế ,mối quan hệ giữa con người và môi trường,các phương thức tìm kiếm thực phẩm của con người trên thế giới,hệ thống kinh tế,vấn đề toàn cầu hóa.
Chương 8:Thân học,hôn nhân và gia đình
Chương trình bày khái niệm về thân học,hôn nhân,gia đình.Ngoài ra chương còn nói vấn đề dòng họ(khái niệm,phân loại,….),vấn đè hôn nhân(khái niệm, chức năng,các hình thức hôn nhân,…) và vấn đề gia đình như khái niệm,các loại hình gia đình,gia đình hạt nhân,mở rộng ,chức năng gia đình,….
Chương 9:Các hiệp hội và phân tầng xã hội
Chương này đề cập vấn đề hiệp hội như khái hiệm hiệp hộ,đặc điểm,các hiệp hội không tình nguyện,các hiệp hội giành riêng cho một giới,….Ngoài ra chương còn nói về sự bất bình đẳng xã hội,các loại hình xã hội và phân tầng xã hội(xã hội theo chủ nghĩa bình quân,xã hội thứ bậc,xã hội phân tầng,giai cấp xã hội,….
 Chương 10: Nhân học ứng dụng
Đây là chương cuối cùng của nhân học mà em đã được học.Về chương này thì dề cập đến vấn đề sau đây: quá trình hình thành và phát triển của ngành nhân học ứng dụng,một số lĩnh vực ứng dụng của nhân học(Nhân học giáo dục,nhân học y tế,nhân học đô thị,nhân học du lịch),vai trò và trách nhiệm của nhà nhân học ứng dụng,nhân học và nghề nghiệp,….
   Đó là tất cả những gì đối với một sinh viên ngành Lịch sử như đã được tiếp cận về môn Nhân học này.Trong các chương ấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến môn học Lịch sử như về sự hình thành và quá trình tiến hóa của loài người,chương ngôn ngữ,văn hóa,kinh tế,….Một điều dặc biệt là Nhân học nói chi tiết hơn về một vấn đề cụ thể trong khi ngành khoa học Lịch sử không thể nói chi tiết như thế.Vì vậy đây là điêu bổ ích giành cho những nhà sử học muốn nghiên cứu sâu về một vấn đề nào đó của Lịch sử và phải dựa nhiều vào tài liệu của Nhân học cung cấp.
Trong các chương đó,đối với sinh viên ngành Lịch sử như em, em tâm đắc nhất là chương 2.Đó là chương nói về “nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người về mặt sinh học và văn hóa”.Chương này trình bày rất nhiều vấn đề ,tuy nhiên em tâm đắc hơn cả là vấn đề phân biệt chủng trên thế giới hiện nay.Và qua đó liên hệ thực tiễn ở Việt Nam
Đầu tiên ,là khái niệm chủng tộc :“Chủng tộc là một nhóm tự nhiên bao gồm những người có một tập hợp các đặc điểm hình thái giống nhau có tính chất di truyền, không kể đến ngôn ngữ , phong tục, tập quán và quốc tịch”
 
Thứ hai, là các lập luận để tồn tại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hiện nay trên thế giới:
 
Chủng tộc là một phạm trù sinh học để chỉ sự khác nhau về đặc trưng nhân học của con người thể hiện tính biến dị và di truyền và sinh học của con người. Tuy nhiên nhân học Bắc Mĩ lại cho rằng, chủng tộc cũng như tộc người nói chung là phạm trù văn hóa hơn là phạm trù sinh học. Dù có quan niệm khác nhau thì sự phân chia chủng tộc trong các nền văn hóa khác nhau có liên quan đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Những người theo thuyết phân biệt chủng tộc lại lợi dụng những điểm khác nhau của đặc trưng nhân học giữa các chủng tộc, phóng đại nó lên để bến chúng thành những khác biệt có ý nghĩa bản chất và bất biến. Nói tóm lại thuyết phân biệt chủng tộc đã phân chia loài người thành những chủng tộc thượng đẳng có khả năng phát triển trí tuệ về mọi mặt và xây dựng nền văn minh nhân loại, đối lập với những chủng tộc hạ đẳngbị xem là người hèn kém dốt nát, cần có sự khai hóa của dân tộc thượng đẳng và phải lệ thuộc vào họ mới tồn tại được Do tính ưu việt của chủng tộc thượng đẳng, khi cần thiết để bảo vệ họ, dể bảo vệ nền văn minh có thể hi sinh chủng tộc hạ đẳng.
 
Thế nào là tình trạng phân biệt chủng tộc hay chủ ngĩa phân biệt chủng tộc là gì?Chủ nghĩa phân biêt là một học thuyết,một biện pháp so sánh của một nhóm chủng tộc này đối với một nhóm chủng tộc khác về trí tuệ,sinh học và trình độ phát triển lịch sử,kinh tế, văn hóa,…Như vậy qua đó ta thấy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nó gần giống với chủ nghĩa dân tộc cực đoan,rất nguy hiểm và tàn bạo.
Thuyết phân biệt chủng tộc với những lập luận rất sai lầm, nhưng nó lại mang vẻ khoa học của giáo sư Đức J.F.Blumenbach khi ông này đưa ra. Ông cho rằng, chủng tộc cổ xưa nhất là chủng tộc da trắng sinh ra ở xứ ôn đới.
 
Những chủng tộc khác sống ở điều kiện khí hậu khắc nhiệt tại các vùng biên giới nên thoái hóa dần. Ông đưa ra chuẩn văn hóa: châu Âu là trung tâm của nền văn minh, xa trung tâm này chỉ gặp những bầy người man rợ. Quan điểm này được nhà nhân học người Pháp G.Buffon tán đồng và đưa thêm các chuẩn sinh học và đưa thêm các đặc điểmcác chuẩn sinh học và các đặc điểm cơ thể lẫn đặc điểm tâm lí, văn hóa; chung quy lại là nhằm chứng minh nguồn gốc da trắng là thuần khiết nhất của chủng tộc loài người. Như thế, sự phân biệt vè đẳng cấp có cuội nguồn từ các nước  phát triển về kinh tế - văn hóa, ở đó người ta tự xem là “cao đẳng”. còn những khu vực khác người không giống mình về hình thái cơ thể, đời sống nghèo khổ được coi là hạ đắng. quan điểm này lấy châu Âu làm trung tâm này ngày nay đã bị phê phán.
 
Chính xuất phát từ  thuyết phân biệt chủng tộc đầu này đã cho ta thấy chỉ vì lợi ích của một cộng đồng người (thượng đẳng – người da trắng) cùng sinh sống với một nhóm cộng đồng khác (thượng đẳng) không giống về hình thái cơ thể và trí tuệ cùng sinh sống trong một phạm vi trên cùng một lãnh thổ hay trên tầm vĩ vô là một vùng, một khu vực ngay từ đầu họ đã có một nhận thức sai lệch về mình khi tự cho mình là thượng đẳng đây cũng là nền tảng nhận thức truyền thống, để rồi sang thế kỉ XIX( thời cận đại) nó tiếp tục được thêu dệt thêm quan điểm đẳng cấp của mình với những lí lẽ khoa học giả hiệu nhưng đã gây được những ấn tượn lúc bấy giờ. Xét về mặt khác quan, để có được những quyền lợi và bảo vệ những quyền lợi những thuyết phân biệt chủng tộc luôn triệt sử dụngdưới mọi hình thức, thủ đoạnnhằm tìm kiếm được sự đồng thuận về phía mình ngày càng nhiều , nếu không được thì vô tình cũng tạo cho những đối tượng tuy không cùng lợi ích mà thuyết này lôi kéo cũng ít nhiều nhiễm tư tưởng này. Do đó, …sang thời kì hiện đại. Nhất là những năm 20 của thế kỉ XX, không ít người đã tin rằng, tội phạm là một hiện tượng sinh học. thuyết phân biệt chủng tộc nó đã gây không biết bao nhiêu tai hại ở các nước Tư bản phương Tây, reo rắt không biết bao nhiêu tai họa cho loài người.
 
Thứ ba, là tình trạng phân biệt chủng tộc hiện nay trên thế giơi:
 
 Ở nước Mỹ: Nước Mỹ được mệnh danh là nước có nên dân chủ đi đầu trên thế giới.Thế nhưng, trong lòng nước Mỹ tồn tại những mầm mống bất công trong xã hội:Phân hóa giàu nghèo,tệ nạn ma túy,ma fia,các tổ chức khủng bố ,xã hội đen,…Tuy nhiên nổi cộm hơn là vấn đề phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ.Nước Mỹ là nước tụ hội của hầu hết các dân tộc trên thế giơi.Công dân Mỹ có đầy đủ của 4 màu da:người Mỹ da trắng(Mỹ gốc Âu),người Mỹ da vàng(Mỹ gốc Á),người Mỹ da đen(Mỹ gốc Phi) và người Mỹ da đỏ(Mỹ gốc bản địa).Trong các chủng tộc lớn đó thì người Mỹ gốc Âu luôn phân biệt đối với các công dân Mỹ gốc còn lại,đặc biệt là người Mỹ gốc Phi.Ngày nay, phân biệt chủng tộc vẫn là một vấn đề nổi cộm nhất ở nước Mỹ. Những người Mĩ gốc Phi chủ yếu là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc ở đất nước này. Có thể nói việc ông Barack Obama lên nhậm chức, trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ hồi đầu năm 2008 đã làm dấy lên hy vọng về mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa người da đen và da trắng cũng như sự bình đẳng lớn hơn giữa các chủng tộc ở nước Mỹ.Đây là điểm mừng cho người Mỹ gốc Phi vốn đã bị đối xử không công bằng từ khi Mỹ lập quốc(năm 1783) đến nay.Hi vộng từ đây(năm 2008) nước Mỹ sẽ bớt tệ phân biệt chủng tộc vốn đang diễn ra hằng ngày ở một nước được gọi là có nền dân chủ cao độ này.
 
Tuy nhiên, căng thẳng chủng tộc đã lại bùng phát sau khi xảy ra cuộc đối đầu giữa một giáo sư da đen và một cảnh sát da trắng vào ngày 16/7/2008. Và tình trạng căng thẳng này đã bị “đổ thêm dầu vào lửa” bởi cách xử lý được xem là không công bằng của vị Tổng thống da màu Obama. Tất cả những điều này đã phơi bày ra sự thật là vấn đề chủng tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong xã hội nước Mỹ và vẫn rất phức tạp. Vấn đề chủng tộc ở Mỹ xuất phát từ chế độ nô lệ trong những năm đầu tiên thành lập đất nước và ảnh hưởng của vấn đề này vẫn còn được cảm nhận thấy ở mọi mặt của đời sống cho đến tận ngày nay.Tuy nhiên, sự kiện mới nhất đã phản ánh một hình thức mới của xung đột sắc tộc. Nếu như trước đây, mâu thuẫn chủng tộc thường thấy giữa “người da trắng giàu có và người da đen nghèo” thì ngày nay cuộc đối đầu chủng tộc lại xảy ra giữa những người da đen thuộc tầng lớp cấp cao và những người da trắng thường dân.
 
Ở Australia :, tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng gia tăng, không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà tình trạng này còn diễn ra trong nhà trường. Một loạt các vụ hành hung dã man xảy ra với sinh viên Ấn Độ những tháng qua đã làm xấu đi hình ảnh về nền giáo dục Australia . Những báo cáo về các vụ hành hung đã xuất hiện , và lên tới đỉnh điểm vào tháng 5 và tháng 6 năm 2009 với một loạt các vụ hành hung dã man nhằm vào sinh viên Ấn Độ. Và động cơ xuất phát chủ yếu là phân biệt chủng tộc
 
Ở Nam Phi:, nhiều sự kiện phân biệt chủng tộc đã diễn ra, tiêu biểu là vào  ngày 27 tháng 2 năm  2008, Tuần hành đã nổ ra tại Nam Phi  sau khi cuốn băng quay cảnh một số sinh viên da trắng tại nước này lừa lao công da đen ăn thịt hầm ngập nước tiểu, được công bố. Sự kiện này đã gây chấn động cả Nam Phi.
 
Tuy nhiên một thông tin sau đây chứng tỏ các nước lớn trên thế giới như Mỹ đã từ chối việc tham gia chóng nạn phân biệt chủng tộc.Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc phân biệt chủng tộc hiện nay vẩn còn.Tin tức đó đưa ra như sau :
 
“Cao uỷ phụ trách nhân quyền của Liên Hợp Quốc hôm qua (19/4) đã cho biết bà hoàn toàn bị sốc trước việc Mỹ quyết định tẩy chay một hội nghị chống phân biệt chủng tộc quan trọng của Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ khai mạc tại Geneva trong ngày hôm nay (20/4).

"Tôi hoàn toàn bị sốc và vô cùng thất vọng trước quyết định của Mỹ về việc không tham dự một hội nghị nhằm mục đích chống phân biệt chủng tộc và sự bài ngoại," bà Navi Pillay cho hay.

Hội nghị chống phân biệt chủng tộc kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày hôm nay là nhằm để đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị thế giới về chống Phân biệt chủng tộc diễn ra ở Nam Phi năm 2001.

Tuy nhiên, Mỹ đã tuyên bố tẩy chay hội nghị với lý do là họ lo ngại rằng hội nghị lần này có thể trở thành một diễn đàn cho chủ nghĩa bài Do Thái. Mỹ và Israel cũng đã từng rút khỏi hội nghị chống phân biệt chủng tộc năm 2001 trước khi nó kết thúc.

"Tôi rất muốn tham gia vào một hội nghị hữu ích mà tại đó những vấn đề về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên khắp thế giới sẽ được giải quyết," Tổng thống Obama phát biểu tại một cuộc họp báo ở Trinidad ngày hôm qua sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ.

Tuy nhiên, theo ông Obama, giọng điệu và ngôn ngữ của bản phác thảo tuyên bố của hội nghị lần này cho thấy nguy cơ có thể tái diễn những chuyện đã xảy ra ở Durban, trong đó “một số nước đã bày tỏ sự thù ghét đối với Israel.”

Ngoài Mỹ, các nước như Hà Lan, Đức, New Zealand, Australia, Canada, Israel và Italy cũng đều tuyên bố sẽ không đến tham dự hội nghị chống phân biệt chủng tộc lần này.

Cho đến nay, đã có 103 nước xác nhận sẽ đến tham dự Hội nghị. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ có mặt tại buổi lễ khai mạc cùng với Tổng thư ký Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, Giáo sư Ekmelldin Ihsanoglu.” (*)
 
Trong lĩnh vực thể thao, phân biệt chủng tộc cũng đã có mặt. Đặc biệt là trong bóng đá. Ví dụ: Vào tháng 3/2008, trong một trận đấu tại UEFA Cup (tiền thân của Europa League), 3 cầu thủ da màu của Marseille là Ronald Zubar, Taye Taiwo và Mamadou Niang đã bị các cổ động viên Zenit ném chuối thể hiện thái độ miệt thị chủng tộc. Bên cạnh đó, cổ động viên đội chủ nhà còn căng băng rôn có nội dung thóa mạ và đốt lửa trên khán đài. Tại vòng loại Euro 2012 vừa rồi đã có nạn phân biệt chủng tộc diễn ra. Cụ thể, người hâm mộ Bulgaria đã có những lời lẽ phân biệt chủng tộc hướng tới các cầu thủ da màu của đội tuyển Anh bao gồm Ashley Young (Manchester United) và Theo Walcott (Arsenal) khi gọi họ là “lũ khỉ”. Không chỉ trong bóng đá, nạn phân biệt chủng tộc còn "ngấm ngầm" xuất hiện ở nhiều môn thể thao khác,….
 
Tại Ý, nạn phân biệt chủng tộc rất nặng và điều này ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của CĐV trên khán đài. Roma và Lazio là hai đội bóng cùng đóng đại bản doanh tại thủ đô. Roma là của những người cánh tả còn Lazio nghiêng về cánh hữu, rất ghét CĐV da màu. Khi Roma sử dụng một cầu thủ da màu, CĐV Lazio trương cái biển to tướng ghi dòng chữ: “Roma, đội bóng toàn da đen”. Việc này khiến ban lãnh đạo Lazio xấu hổ và sau đó họ phá lệ mua một cầu thủ da đen về để chứng tỏ họ không phân biệt màu da. Kết quả, các CĐV cực hữu của Lazio tẩy chay luôn cả cầu thủ da đen đội nhà.
 
Tại Pháp, chuyện phân biệt màu da đỡ hơn nhưng sự phân biệt vùng miền thì rõ rệt. Các trận đấu giữa PSG và Marseille bao giờ cũng căng thẳng bởi PSG đóng tại Paris , kinh đô ánh sáng với nhiều người Pháp gốc còn Marseille là thế giới của những người nhập cư. Các CĐV PSG cũng thường khiêu khích Lens, Lille , những đội bóng đến từ cực bắc nước Pháp bằng những dòng chữ ám chỉ người dân miền Bắc nước Pháp là lũ nhà quê lười biếng.
 
Tại Scotland , trận derby nổi tiếng Old Firm giữa Rangers và Celtic căng thẳng trên khán đài do bị ám ảnh tôn giáo. Rangers là đội bóng của các CĐV theo Anh giáo còn Celtic lại có CĐV phần đông theo Thiên chúa giáo La Mã. Mỗi khi hai đội bóng này gặp nhau, cảnh sát làm việc cực hơn nhiều so với các trận đấu khác.
 
Tại Nam Tư trước đây, những trận đấu giữa Sao Đỏ Belgrade và Dinamo Zagreb luôn ví như những quả bom nổ chậm vì trong không khí hận thù sắc tộc, không chỉ CĐV sẵn sàng lao vào nhau, đánh cảnh sát mà các cầu thủ cũng muốn phang đối phương. Giờ Sao Đỏ ở giải Serbia đã tìm được đối thủ khác biệt với họ là Partizan còn Dinamo Zagreb tại Croatia cũng tìm được đối tượng để căm ghét là Hajduk Split.
Đó là một số nước điển hình về việc có tệ nạn phân biệt chủng tộc trên lĩnh vực thể thao
 
Thứ tư, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân biệt đó:
 
Một là:Ngay từ ban đầu, một nhóm người hay tập đoàn người cao hơn nữa  ở tầm vĩ mô là chủng tộc đã có nhận thức sai lầm về khoa học và phản động về chính trị. Tưởng chủ đạo của học thuyết này cho rằng loại hình nhân chủng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của con người và các dân tộc. Những người theo học thuyết này chia loài người ra làm hai chủng tộc: một là Chủng tộc hạ đẳng, dòng máu không thuần nhất, lạc hậu, dường như sinh ra để làm nô lệ và chủng tộc thượng đẳng, thuần khiết về dòng máu, thông minh, siêu việt, dường như sinh ra để thống trị và đi khai hóa văn minh cho các dân tộc chậm tiến. Tiêu biểu cho chủng tộc thượng đẳng là tộc người Ariăng (Ariani) da trắng trước đây. Đến giữa thế kỉ 19, học thuyết này được phát triển hoàn chỉnh.
 
Những tư tưởng biện minh cho sự thống trị thế giới của người Châu Âu da trắng nói chung và của người Đức nói riêng đã được giới quân phiệt Đức vào cuối thế kỉ 19 hưởng ứng nhiệt liệt và phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân nước Đức lúc bấy giờ, lấy nó làm vũ khí tư tưởng để phát động Chiến tranh thế giới I và II. Học thuyết phân biệt chủng tộc cực kì phản động về chính trị mà Lịch sử đã minh chứng, chỉ riêng Chiến tranh thế giới II đã làm cho 60 triệu người thiệt mạng. Hàng triệu người Do Thái và Xlavơ trở thành đối tượng diệt chủng của phát xít Đức. Học thuyết ấy cũng hoàn toàn sai lầm về phương diện khoa học. Nếu ở Đức chủ nghĩa chủng tộc được thể hiện rõ nết dưới dạng sinh vật - chủng tộc, thì ở Hoa Kì nó được “khoác” bên ngoài bằng “chiếc áo” tâm lí, nên gọi là chủ nghĩa tâm lí - chủng tộc (Trường phái tâm lí - chủng tộc Hoa Kì). Tiếp tục biểu hiện rõ nêt, trắng trợn, học thuyết này vẫn là vũ khí tư tưởng cho các tổ chức tân phân biệt chủng tộc thưc hiện ý đồ của lợi ích một nhóm hay tập đoàn người ở một số nước hiện nay trên thế giới.
 
Hai là: Đây là yếu tố nhân thức về phương diện văn hóa mà cụ thể là về cái đẹp, ngay từ xuất phát nhận thức vốn đã sai lệch khi cho là chủng tộc thượng đẳng tức cụ thể hơn là người da trắng, thuần khiết về dòng máu, thông minh, siêu việt, đẹp về hình thể và tự cho mình cái quyền thống trị và đi khai hóa văn minh cho các dân tộc chậm tiến. Họ cho rằng chủng tộc hạ đẳng (tức những chủng tộc khác không cùng màu da, đặc biệt là người tộc chủng tộc, dòng máu không thuần nhất, lạc hậu, dường như sinh ra để làm nô lệ với các đặc điểm nhân chủng da thì đen, tóc xoăn hay xoan tít, môi thì dày, đa số là thấp và lùn lại xấu xí. Sự khác nhau về thói quen này nhất là sau thời kì văn hóa Phục hưng ở châu Âu (thế kỉ XVI) đạt được thành tựu rực rỡ, tức người da trắng biết thưởng thức văn hóa hơn nhiều, điều này đã  tạo điều kiện cho nhận thức vốn đã sai lệch thì nay trở thành méo mó khi châu Âu tự cho mình là nền văn minh của nhân loại.
 
Xét cho cùng thì trên thế giới hiện nay sự phân biệt này đều vì lợi ích của tộc người, tập đoàn người nhằm tạo ra một sự đồng thuận trong xã hội hay tiếp tục lôi kéo một số lượng người nào đó cùng đặc điểm nhân chủng về phía mình, khi có cùng quyền lợi nào đó ,hoặc cũng có thể không gắn lợi mà chắc ta chắc rằng ít nhiều cũng làm cho những thành phần người lôi kéo đã bị nhiễm bởi tư tưởng phân biệt này.Vì ta biết lợi ích và tham vọng của con người không bao giờ là đủ ,cho nên nhận thức này luôn chi phối hành động và rất khó khăn để thay đổi nhận thức vốn đã có nền tảng truyền thống từ lâu.
   
Ba là: Cơ sở này cũng xuất phát dựa trên nguyên nhân thứ nhất đó là yếu tố kinh tế. Thực tế hiện nay trên thế giới cho thấy rằng, các nước có nền kinh tế phát triển đều thuộc về các nước châu Âu (tức theo thuyết nêu trên đó là loại người thượng đẳng – người da trắng). Còn loại người hạ đẳng (tức các chủng tộc da màu: da vàng, da đen, da đỏ) thì hầu hết phân bố ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mĩ La-tinh đều thuộc các nước có nền kinh tế đang phát triển hay kém phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi.Ở châu lục này (châu Phi) trừ một số nước có nền kinh tế khá phát triển( Nam Phi,Ai Câp,…) thì các nước còn lại hầu như chậm phát triển hoặc kém phát triển nên đây là một trong những nguyên nhân làm cho dân da trắng ở châu Âu và Bắc Mĩ “khinh miệt” dân da đen ở châu Phi.Do sự phát triển chênh lệch về kinh tế,văn hóa xã hội không đồng đều giữa châu Âu,Bắc Mĩ với châu Phi và châu Á nên tình trạng phân biệt chủng tộc vẩn diễn ra trên thế giới hiên nay.
 
Bốn là ,tình trạng phân biệt chủng tộc này còn tồn tại là do chủ nghĩa Đế quốc dung túng.Bọn chủ nghĩa Đế quốc không những không muốn triệt tiêu chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mà còn dung dưỡng chủ nghĩa đó để phục vụ quyền lợi và mưu đồ chính trị,kinh tế của chúng.Chúng ta biết ,bọn Đế quốc hầu hết là người người da trắng ở châu Âu và Bắc Mĩ vì vậy chúng phải duy trì tình trạng phân biệt để phục vụ cho quyền lợi của người da trắng,khống chế các dân tộc khác,làm cho các dân tộc khác không thể phát triển bằng người da trắng.Vì nếu các dân tộc khác phát triển(loài người không phân biệt chủng tộc đều có khả năng và phát triển như nhau) thì người da trắng châu Âu và Bắc Mĩ sẽ bị “lếp vế” và trung tâm văn minh sẽ chuyễn về các châu lục khác và có khả năng trong tương lai sẽ trở thành thuộc địa của các nước châu Phi,châu Á,…Đây là điều mà các nước Đế quốc lo sợ.Biện pháp thực hiện ta có thể thấy đó là việc tiếp tay cho một số phân tử bạo loạn,li khai,khủng bố ở các nước châu Phi,châu Á chống lại chính phủ sở tại, làm cho nước đó mất ổn định,xung đột,bạo loạn,khủng bố dẫn đến không có điều kiện,thời gian xây dựng và phát triển đất nước.Điều này ta có thể thấy ở khu vục Trung Đông,bán đảo Triều Tiên,…Một sự kiện khác đã chứng minh cho sự dung dưỡng của các nước đế quốc như Mỹ đó là việc từ chối tham gia hội nghị chống phân biệt chủng tộc kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày hôm nay là nhằm để đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu được đặt ra tại Hội nghị thế giới về chống Phân biệt chủng tộc diễn ra ở Nam Phi năm 2001.
 
Thứ năm,liên hệ vấn đề phân biệt chủng tộc đó vào Việt Nam :
 
Sau khi nghiên cứu xong tệ phân biệt chủng tộc hiện nay trên thế giới qua môn học Nhân học thì em thấy ở Việt Nam,tình hình phân biệt chủng tộc trên quy mô  “chủng tộc” thì không có(Việt Nam lấy đâu ra chủng tộc khác để phân biệt,dù là dân tộc Kinh hay các dân tộc thiểu số còn lại cũng đều là chủng tộc da vàng châu Á),nhưng trên cấp độ nhỏ hơn là “dân tộc” thì ở Việt Nam có sự phân biệt các dân tộc khác nhau.Tuy nhiên sự phân biệt đây không mang tính phổ biến mà chỉ mang tính cực bộ ở một vài phần tử có tư tưởng phản động trong xã hội.Vì việt Nam ta thực hiện chính sách đại đoàn kết các dân tộc,thống nhất trong sự đa dạng về văn hóa.Cho nên mọi sự biểu hiện của sự phân biệt dân tộc(dân tộc thiểu số, dân tộc đa số về các mặt trí tuệ,khả năng phát triển trình độ về kinh tế,văn hóa,xã hội,,,) và vùng miền đều là những kẻ chống lại hiến pháp và pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta hiện tại,trái với tinh thần trong chính sách “Đại đoàn kết các dân tộc” mà Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam theo đuổi.Như vậy những kẻ có tư tưởng đó cần phải được nghiêm trị kịp thời.
 
Chúng ta yên tâm vì Việt Nam,không có sự phân biệt dân tộc một cách tiêu cực mà sự phân biệt tiêu cực đó chỉ diễn ra ở một bộ phận người “đầu óc có vấn đề” mà thôi.Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương tích cực trong việc theo đuổi chính sách “Đại đoàn kết” đó.Biểu hiện của một những chính sách đó là:thực hiện chương trình 134,135,…các chương trình phát triển điện-trường-trạm ở các vùng xa xôi,vùng hải đảo và vùng các dân tộc thiểu số,quyên góp,xây dụng căn nhà tình thương cho các hộ người dân tộc thiểu số nghèo khó,….Vì vậy,qua đó cho ta thấy những cố gắng của nhà nước ta trong chính sách phát triển đồng đều và cân đối giữa các vùng dân tộc khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam .
 
Lý do thứ ba,Các phương pháp nghiên cứu của khoa học Nhân học là phương tiện hở trợ cho ngành khoa học Lịch sử:
 
Nhân học là ngành khoa học có phạm vi nghiên cứu rất rộng,có xu hướng tích hợp các ngành khoa học xã hội nhân văn khác.Vì vậy nó có mối quan hệ hữu cơ với các ngành khoa học khác nhau,trong đó có ngành khoa học Lịch sử
Về mặt phương pháp,Nhân học có xu hướng tổng hợp các phương pháp định lượng và định tính của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác(kinh tế ,xã hội học,chính trị,tâm lý,địa lý và sử học).Như vậy các phương pháp của Nhân học liên quan và hở trở tích cực đồng thời nhà sử học đôi lúc phải sử dụng nhũng phương pháp của Nhân học để nghiên cứu vấn đề của mình.
 
Các phương pháp của nhân học mà có thể áp dụng để nghiên cứu trong vấn đề Lịch sử là:Điền dã dân tộc học như quan sát tham dự(để hiểu rõ nguồn gốc về một dân tộc nào đó thì nhà Sử học cần phải hòa nhập vào cộng đồng dân tộc đó để hoàn thành đề tài của mình.Ví dụ đề tài Lịch sử địa phương chẳng hạn),phỏng vấn(để nghiên cứu cụ thể trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954 thì các nhà sử học có thể phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng sống như đại tướng Võ Nguyên Giáp chẳng hạn.Lúc này nhà sử học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của Nhân học để thực hiện công viêc của mình),….
Như vậy qua đó có thể thấy các phương pháp nghiên cứu của nhân học rất cần thiết đối với sinh viên ngành Sử trong vấn đè thực hiện các công trình của mình.
 
Tóm lại,trên đây là ba lí do tại sao sinh viên ngành Lịch sử lại cần phải học môn Nhân học.Ba lí do đó là những lí do mà em cho là tâm đắc nhất để chứng minh sự quan trọng của nhân học trong việc sử dụng kênh thông tin của môn học này đối với ngành khoa học Lịch sử.Nội dung,kiến thức chi tiết,đầy đủ của Nhân học đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho ngành khoa học Lịch sử như vấn đề tiến hóa của con người,phân biệt chủng tộc,Lịch sử ngôn ngữ,toàn cấu hóa,….thông qua các chương của Nhân học mà khoa học Lịch sử chỉ có thể nói sơ qua.Vì thế ,nhũng lí do trên đã đủ lí giải tại sao sinh viên ngành Lịch sử cần phải học môn Nhân học
                                    BÀI VIẾT CỦA A BÉ (A YOUNG BÉ,YOUNG BÉ A)
 
 
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook