Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Tương quan lực lượng giữa ta và địch trong các cuộc chiến tranh giữ nước thời trung đại

  Trên mấy nghìn năm lịch sử, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay, dân tộc ta đã bao lần chiến đấu chống ngoại xâm phong kiến phương Bắc và đế quốc Âu, Mỹ thường mạnh hơn ta về tiềm lực chiến tranh. Biết bao chiến tích oai hùng trước những kẻ thù mạnh nhất thời đại, trong đó phải kể đến giai đoạn lịch sử trung đại của dân tộc như các đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn vang dậy trong lòng nhân dân Việt Nam và được nhiều người trên thế giới biết đến và đánh giá cao. Nước ta ở vào một vị trí địa lý đặc biệt, nơi tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, nằm ở góc cực Đông Nam của đại lục châu Á, nhìn ra Thái Bình Dương, ở trên con đường giao thông thủy bộ thuận lợi từ Nam lên Bắc, từ Đông sang Tây... Mặt khác nước ta vốn từ xưa đã nổi tiếng là nơi có “rừng vàng biển bạc”. Với vị trí trọng yếu và những nguồn tài nguyên phong phú, nước ta đã trở thành nơi gặp gỡ nhiều nhóm dân cư trên đường thiên di, nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa phương Đông và cũng là địa bàn chiến lược, mà nhiều thế lực xâm lược thèm khát, nhòm ngó. Bởi vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước, nhiệm vụ chống ngoại xâm đã trở nên cấp thiết trong sự nghiệp giữ nước. Quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước đã ăn sâu trong đầu óc người dân Việt Nam Kẻ thù muốn đánh chiếm nước ta không chỉ để bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, khai thác nguồn tài nguyên phong phú, mà còn muốn biến nước ta thành một đầu cầu chiến lược để bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Vì thế, trong tiến trình lịch sử, dân tộc ta phải luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chống xâm lược và liên tiếp phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của những thể lực bành trướng cường bạo. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước nói chung, hầu hết các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đều diễn ra trong hoàn cảnh so sánh lực lượng rất chênh lệch. Kẻ xâm lược là những quốc gia phong kiến lớn, là những đế quốc cường bạo vào bậc nhất thế giới. Thế kỷ thứ X - XI, dân tộc ta hai lần kháng chiến chống xâm lược Tống.Đó là cuộc chiến tranh chống Tống xâm lược năm 981 của Lê Hoàn và cuộc kháng chiến đời Lý năm 1077. Lúc đó, nước Tống có khoảng trên 50 triệu dân, còn Đại Việt chỉ có chừng 4 triệu người., dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống đã đem lại cho dân tộc ta gần 200 năm hòa bình xây dựng đất nước. Ở thế kỷ XIII, , đế quốc Mông - Nguyên ba lần sang xâm lược Đại Việt trong 30 năm, từ 1258 đến 1288. Ai cũng biết, đế chế Mông - Nguyên là một đế quốc khổng lồ, tàn bạo nhất thế giới đương thời, đang nuôi tham vọng làm bá chủ thế giới. Trước khi đánh vào Đại Việt, bè lũ Mông - Thát đã kiến lập được một đế quốc rộng lớn từ Bắc Á đến Đông Âu. Khi nhà Nguyên thành lập (1279), chúng đã thu phục cả lục địa Trung - Hoa và trở nên một đế quốc rộng lớn với số dân khoảng 60 triệu. Chúng huy động đến 60 vạn quân thiện chiến nhất của thời đại, như cuộc xâm lăng lần thứ hai năm 1285. Trong 3 lần kháng chiến đó, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công hiển hách ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp, Bạch Đằng giang. Những thắng lợi rực rỡ đó đã bảo vệ nền độc lập của ta, đưa lại hòa bình cho đất nước trên 100 năm, và cũng góp phần chặn làn sóng xâm lăng xuống Đông Nam Á của đế quốc Mông Cổ hung bạo nhất thời đó. Đến thế kỷ thứ XVIII, dân tộc ta có trên dưới 10 triệu người mà đã anh dũng chống lại và chiến thắng đế quốc Mãn Thanh, chỉ trong gần 10 ngày đêm, đất nước ta lại sạch bóng quân thù , kẻ đã chinh phục thống trị cả một miền rộng lớn với trên 300 triệu dân. Là những kẻ thống trị ôm mộng bá chủ thế giới, bọn đế quốc chủ tâm xây dựng những đạo quân lớn mạnh chuyên để đàn áp và xâm lược. Về quân số, kẻ thù bao giờ cũng có số lượng gấp ta nhiều lần. Tóm lại, một quy luật phổ biến trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta là kẻ thù thường là những nước lớn, có quân đội đông, còn ta là một nước nhỏ, ít quân. Về số lượng quân đội của kẻ xâm lược bao giờ cũng gấp ta nhiều lần. Thực tế trên chiến trường, quân địch đã tạo được một binh lực lớn hơn ta. Tạo nên được ưu thế lớn hơn đối phương về binh lực là một nhân tố thắng lợi trên chiến trường. Song, trong chiến tranh, dân tộc ta không có điều kiện để thực hiện điểm này. Ta là một nước nhỏ, dân số ít, nên khả năng huy động quân đội ra chiến trường của ta có hạn. Trái lại, do tiềm lực của nước lớn, các đế chế Trung Quốc có khả năng huy động được những đạo quân xâm lược có ưu thế về số lượng, tiếp tế và có nguồn bổ sung to lớn. Do đó, nhìn về binh lực trong các cuộc chiến tranh trước đây, ban đầu bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn ta rất nhiều. Lý chống Tống (1077) ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Trần chống Mông - Nguyên lần thứ hai (năm 1285) và lần thứ ba (1288) ta có 20 vạn quân, địch có 50 vạn quân, thời kỳ Quang Trung chống quân xâm lược nhà Thanh: ta có 10 vạn, địch có 30 vạn quân. Như vậy, dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên, mà còn phải chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, ác liệt với so sánh lực lượng hết sức chênh lệch. Để danh chiến thắng ta đã sử dụng nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều là một quy luật xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta khi số lượng quân đội của kẻ xâm lược bao giờ cũng gấp ta nhiều lần. Phải thắng mọi thế lực xâm lược, bất kể đó là những thế lực to lớn và phản động như thế nào; phải bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc là một yêu cầu khách quan trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nhìn lại lịch sử trong suốt thời trung đại, dù kẻ thù là Tống, Mông - Nguyên, Minh, to lớn, đông quân, lắm mưu mô xảo quyệt và tàn bạo, dù chúng là những đội quân đã lừng danh trên thế giới từ những cuộc chiến tranh nội bộ hay từ những cuộc chinh phục Đông - Tây, nhưng khi vào Đại Việt, cuối cùng chúng đều không thoát khỏi thất bại thảm hại. Tại sao vậy? Tại sao một nước nhỏ, dân ít mà lại chiến thắng những đế quốc to lớn gấp nhiều lần? Tại sao một đội quân không đông mà đánh tan những đạo quân viễn chinh khổng lồ, hiếu chiến và tàn bạo? Những kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam chống xâm lược đối với chúng ta thật có ý nghĩa. Có được những chiến thắng như vậy là do những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước: Ngay từ buổi đầu tiên kháng chiến chống xâm lược của nhà Tần, tinh thần thà hy sinh tất cả, chứ không đầu hàng giặc đã nổi bật trong nhân dân Âu Lạc. Sử ký Tư Mã Thiên chép: “Quân Tần đánh giữ lâu ngày, lương thực bị tuyệt và thiếu. Quân Tần đóng ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong”. Và Hoài Nam Tử thời Hán, trong Nhân gian huấn đã ghi: “Người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. Quân Tần thân phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người”. Tinh thần bất khuất thà hy sinh tất cả, bỏ hết tài sản ruộng vườn, vào rừng sống với cầm thú để kháng chiến, nhất định không chịu sống nô lệ, đã ngày càng ăn sầu vào tiềm thức của nhân dân Việt trong quá trình mấy lịch sử chống ngoại xâm. Một câu nói tương truyền là lời Bà Triệu phát ra trên núi nghĩa nghìn thu còn vang: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”. Bài thơ của Lý Thường Kiệt từ thể kỷ XI, đã nói lên quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc Đại Việt: “ Nam quốc sơn hà nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ, lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ”. Bài hịch kêu gọi tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã rung động lòng quân dân thời Trần:“Từ xưa đến nay, trung thần nghĩa sĩ dâng mình cho nước, đời nào lại không có?... Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận không được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thân ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm... Làm sao bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở nơi cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai”. Trong Đại Cáo Bình Ngô sau thắng lợi chống xâm lược nhà Minh năm 1427, có viết về tinh thần không đội trời chung với giặc thù như sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn dựng nền văn hiến đã lâu, Cõi bờ sông núi đã riêng, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh, yếu có lúc khác nhau, Mà hào kiệt không bao giờ thiếu. Quân Minh cường bạo thừa dịp hại dân, Đảng ngụy gian tà, manh tâm bán nước… Tát cạn nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi, Chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đày tội ác… Nghĩ khó đội trời cùng quân địch, Thề không chung sống với giặc thù”… Trước khi xuất quân tiêu diệt quân Mãn Thanh xâm lược, Quang Trung đã kêu gọi tướng sĩ “Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. Các lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc từ xưa đến nay đều nói lên quyết tâm của nhân dân Việt Nam quyết giữ quyền độc lập của dân tộc và trong hành động thực tế của quá trình lịch sử, biết bao anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc. Lời của Trần Bình Trọng “thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” trong kháng chiến chống Mông -Nguyên năm 1285. Biết bao người Việt Nam sẵn sàng đem hết tài sản và cả tính mạng mình hiến dâng cho Tổ quốc. Không phải bất cứ đâu trên trái đất này, người dân đều sẵn sàng làm thanh dã, phá cửa nhà, phá bỏ các làng mạc, quê hương để đánh giặc thẻ hiện rõ nét nhất trong kháng chiến chống Mông –Nguyên. Truyền thống anh dũng bất khuất, yêu nước nồng nàn đã cứu dân Âu Lạc (Việt) khỏi bị Hán hóa đã hun đúc tinh thần quyết chiến quyết thắng, đế chế phong kiến Trung Quốc đời Tần, Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh , quét sạch bóng quân xâm lược ra khỏi nước ta. Truyền thống đó là lời cảnh cáo với mọi kẻ thù muốn xâm lược, bắt dân Việt Nam lệ thuộc, dù chúng mạnh như thế nào đi chăng nữa. Những kẻ còn có ảo tưởng muốn xâm chiếm biên giới, hải đảo, lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, muốn bắt chúng ta khuất phục trước sức của chúng. Nhæ Chuí tëch Häö Chê Minh âaî noïi: ‘Dán ta coï mäüt loìng näöng naìn yãu næåïc. Âoï laì mäüt truyãön thäúng quyï baïu cuía ta. Tæì xæa âãún nay, mäùi khi Täø quäúc bë xám làng thç tinh tháön áúy laûi säi näøi, noï kãút thaình mäüt laìn soïng vä cuìng maûnh meî, to låïn, noï læåït qua moüi sæû nguy hiãøm khoï khàn, noï nháúm chçm táút caí luî baïn næåïc vaì luî cæåïp næåïc”. Thứ hai: tinh thần đoàn kết cả nước chung sức đánh giặc cuía dán täüc ta: Tổng kết thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn nêu lên một nguyên nhân chủ yếu là “bây giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc phải bó tay”! sách An Nam chí lược cũng ghi rằng, đời nhà Trần “toàn dân đánh giặc”. Nhà sử học Phan Huy Chú cũng viết trong tác phẩm của mình “Đời nhà Trần nhân dân ai cũng là binh nên mới phá được giặc dữ làm cho thế nước được mạnh”. Đó là những biểu hiện cụ thể, là những tổng kết và kinh nghiệm lịch sử xuất phát từ những quan điểm chiến lược có ý nghĩa trong hệ thống tri thức quân sự, không chỉ thể hiện ở thời Trần mà cả trong tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Mỗi khi có xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân sống trên lãnh thổ này. Ý thức độc lập tự chủ là tư tưởng, tình cảm của dân tộc. Ý thức đó, từ rất sớm đã trở thành mục đích đấu tranh chung của tất cả các tầng lớp, mọi dân tộc trong nước. “Tình làng nghĩa nước”, “nước mất thì nhà tan” là nếp sống, là những suy nghĩ chung. Cho nên, người dân ta từ ngàn xưa đã có ý thức rất sâu rộng, nếu để kẻ thù cướp nước dày xéo quê hương, thì mất cả gia đình, mất cả của cải, mất cả nền văn hóa dân tộc, mất cả lẽ sống và đạo lý làm người. Tất cả nhân dân đều nhận thức rằng: “Quốc gia có ngoại xâm thì toàn dân đều phải có trách nhiệm”. Đó là tình cảm lớn nhất thúc đẩy mỗi người dân yêu nước đứng lên chiến tranh giữ nước với những thử thách gian lao, dân tộc ta ai cũng hiểu rõ giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc, nên đã “dĩ thân tuẫn quốc” (sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc). Sự sống còn của dân tộc đoàn kết toàn dân, thúc đẩy mọi tầng lớp góc sức chiến đấu và chiến thắng quân thù cường bạo. Ở nước ta, sức mạnh giữ nước không chỉ là sức mạnh của một nhà nước, mà là sức mạnh của cả nước. Tư tưởng chiến lược “cả nước chung lòng, toàn dân đánh giặc” cũng xuất phát từ yêu cầu khách quan của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Đất nước ta đất không rộng, người không đông, nhân tài vật lực của ta có hạn, lực lượng quân đội của ta không nhiều. Trái lại, kẻ thù của dân tộc có đất rộng, người đông, có tiềm lực quân sự và kinh tế mạnh, chúng cậy số đông, trang bị mạnh và có nhiều kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược. Với điều kiện tương quan lực lượng giữa ta và địch như vậy, nếu dùng lực lượng quân đội đơn thuần thì chắc chắn không thể đánh thắng được. Muốn thắng quân thù to lớn và cường bạo, thì phải dựa vào sức mạnh cả nước, huy động toàn dân đánh giặc. Trải qua giai đoạn lịch sử cổ trung đại, tổ tiên ta đều nhận thức một các rõ ràng vai trò của toàn dân đánh giặc giữ nước. Quan điểm quốc phú binh cường thì gốc rễ là ở dân thể hiện trong nhiều triều đại. Cho nên, để động viên được sức mạnh tiềm tàng đó, tổ tiên ta đã phải thi hành nhiều chính sách tiến bộ để “an dân”. Lý Thường Kiệt coi “đủ ăn” là nguyện vọng của dân. Trần Quốc Tuấn chủ trương “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Buổi đầu đời Lê, triều đình đã ban lệnh “Không được khinh động đến sức dân” và Nguyễn Trãi cho “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đến thế kỷ thứ XVIII, Nguyễn Huệ đã có nhiều biện pháp để làm nước giàu, quân mạnh, trong đó có chủ trương “làm sao cho dân yên ổn, có ruộng cày...” hoặc “mở mang cửa ải, thông chợ búa, khiến cho các hàng hóa không ứ đọng, làm lợi cho dân”. Các triều đại phong kiến tiến bộ ở nước ta đều chú ý bồi dưỡng, khoan thư sức dân, ra chiếu khuyến nông, chăm lo thủy lợi, có khi giảm miễn tô thuế một phần để mở mang kinh tế, phần nữa để tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc, giữa triều đình và dân chúng. Khi quyền lợi của giới quý tộc phong kiến chưa đối lập với quyền lợi của bình dân, khi quyền lợi của giai cấp còn gắn liền với quyền lợi của dân tộc, thì các triều đại phong kiến có khả năng động viên được đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến. Vào những thời kỳ đó, những chính sách tiến bộ của nhà nước là một nhân tố để triều đình tập họp toàn dân đánh giặc. Mặt khác, do hoàn cảnh luôn luôn bị kẻ thù hung bạo đe dọa xâm lược, nên các triều đại phong kiến đều chăm lo xây dựng tiềm lực đất nước. Vì lợi ích của toàn dân Việt Nam mà phải bảo toàn nền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước, điều đó đã ăn sâu vào lòng người Việt Nam, trong bất kỳ tầng lớp nào qua các thời đại. Vì toàn dân mà cũng phải do toàn dân làm mới đánh được kẻ thù hung bạo mạnh hơn, cho nên, chính sách đúng đắn của các chính quyền nhà nước qua quá trình lịch sử Việt Nam, đều phải có sức phát huy khối đoạn kết toàn dân, chung sức đánh giặc. Tư tưởng “Tận dân vi binh” được thực hiện ở các triều đại phong kiến ở nước ta. Tổ chức lực lượng quân sự phải như thế nào để khi cần nhân dân ai cũng có thể là binh. Đó cũng là đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân. Ở thế kỷ thứ X, triều đình Đinh, Lê tổ chức lực lượng theo chế độ “thập đạo quân”. Về danh nghĩa, trong nước có một đạo quân đông đến một triệu người, song trên thực tế đó là chế độ tổ chức quân đội theo “ngạch biên số”. Lúc hòa bình, hầu hết số quân đó ở nhà sản xuất, lúc có chiến tranh, tất cả được huy động vào đội ngũ đã định sẵn. Đó là tiền đề của quốc sách “ngụ binh ư nông” của thời Lý - Trần. Tổ chức lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân, có bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ như hiện nay để làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bắt nguồn từ truyền thống tổ chức ba thứ quân, gồm quân triều đình, quân các lộ và hương quân của tổ tiên từ thời Lý, Trần. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên, hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì hận mình còn nhỏ tuổi không được dự bàn kế đánh giặc ở Bình Than còn đậm sâu trong trí óc của người Việt Nam. Già, trẻ, trai, gái cùng đánh giặc là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử nước ta. Truyền thống này lại càng được phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong đội ngũ điệp trùng chống xâm lăng có đủ các thành phần dân chúng, các tầng lớp dân tộc từ khắp mọi miền đất nước. Trên chiến trường diệt quân xâm lược Tống cùng với Lý Thường Kiệt, Hoàng Chấn, Chiêu Văn, có cả Tôn Đản, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc, là những tộc trưởng của các dân tộc ít người. Trong quân đội thời Trần, bên cạnh những tướng chỉ huy xuất thân từ hàng ngũ quý tộc như Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư v.v... còn có những người xuất thân từ tầng lớp bình dân như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng. Người anh hùng “áo vải cờ đào” ở thế kỷ XVIII, được nhiều sĩ phu yêu nước cộng sự nhiệt tình trong kháng chiến. Nhân dân đứng lên tham gia kháng chiến đông đảo, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp đánh giặc diệt thù “từ việc rèn đúc vũ khí, chuẩn bị chiến thuyền, sửa chữa cầu đường, đóng góp lương thực, vận tải tiếp tế cho quân đội, đến việc cất giấu lương thực, có khi đốt cả lúa má để thóc gạo khỏi lọt vào tay giặc” hoặc chạy vào rừng quyết không hợp tác với giặc, hoặc nhiều hình thức đánh giặc ngay ở các bản làng, thôn ấp, bảo vệ quê hương sứ sở của mình. Toàn dân là lính, cả nước chung sức đánh giặc là nét đặc sắc, một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Việc Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương để mất nước là mối hận của mỗi một người dân Đại Việt thời bấy giờ. Nhà Hồ có quân đông, có vũ khí tốt và thành lũy kiên cố, nhưng do sai lầm về đường lối chính trị, đã không huy động được sức mạnh chiến đấu của toàn dân và do không có phương pháp đánh địch thích hợp, nên đã chịu thất bại cay đắng, để rồi dân tộc ta phải tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài hơn chục năm mới đánh đuổi được giặc Minh, giành lại nền độc lập. Thứ ba: Nghệ thuật quân sự độc đáo Những chiến công chói lọi trong các cuộc chiến tranh giữ nước, chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần, phẩm giá cao quý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, dân tộc ta đã có quyết tâm lớn, có tinh thần yêu nước cao, và có nhiều sáng tạo kiệt xuất trong việc tổ chức lực lượng và nghệ thuật đánh giặc cứu nước. Nghệ thuật đánh giặc cứu nước truyền thống được tích lũy trong các cuộc chiến tranh giữ nước chống ngoại xâm thời cổ trung đại, mang tính đặc biệt của một dân tộc nhỏ, tiềm lực kinh tế, quân sự đều yếu so với đối phương, nhưng dân tộc đó có tinh thần yêu nước cao, có truyền thống toàn dân quả cảm chống xâm lược, chứ không phải chỉ có quân đội đánh theo kiểu chiến tranh thông thường. Phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo của nhà Trần đã được thể hiện trong cuộc chiến tranh chống Mông - Nguyên lần thứ ba năm 1288, với những tư tưởng mà Trần Hưng Đạo nêu với vua Trần vào năm 1300 về kế sách giữ nước như sau: Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức; Giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, dĩ đoản chế trường; tướng và binh một lòng như ruột thịt; khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước; tránh thế giặc lúc buổi đầu còn mạnh, đánh địch khi tàn lụi lúc buổi chiều.Lấy toàn dân chiến đấu, đoàn kết vua quan, lãnh đạo và quần chúng, quân dân, tướng binh như cha con một nhà làm quyết định chiến thắng. Trên cơ sở tư tưởng toàn dân chiến đấu mà tổ chức các thứ quân, gồm quân triều đình, quân các vương hầu, trấn giữ các trại ấp và hương binh ở các thôn xã cho nên lực lượng vũ trang lên đến mấy chục vạn. Lực lượng vũ trang ta bố trí khắp nơi trên toàn quốc, giặc đi đến đâu cũng bị đánh. Ta hình thành thế bao vây toàn diện và từng điểm, quân địch càng vào sâu càng mắc kẹt, phải phân tán đối phó khắp nơi. Địch muốn đánh lớn, tìm quân chủ lực để giáp chiến, tiêu diệt mà không được, lại luôn bị tiêu hao, đánh tỉa, đến lúc mệt mỏi hết lương, tinh thần rã rời bải hoải thì cũng là lúc chủ lực quân thiện chiến của triều đình Trần xuất hiện, đánh những đòn tiêu diệt lớn. Trần Hưng Đạo đã giải quyết một cách tài tình mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ: giữ đất và tiêu diệt địch. Qua kinh nghiệm 2 lần kháng chiến, vì không muốn địch xâm phạm kinh thành, ta tổ chức phòng ngự chiến lược, nhưng đều không ngăn được địch, và trong lần kháng chiến thứ hai, ta buộc địch rút lui chiến lược, với biết bao tình huống hiểm nghèo. Lần kháng chiến thứ ba, với thế lực đã chuẩn bị sẵn, ta hoàn toàn chủ động, buộc địch phải dàn mỏng lực lượng, từ chủ động chuyển thành bị động, từ tiến công chuyển sang phòng ngự và rút lui, từ mạnh chuyển thành yếu. Đây chính là thời cơ để ta tiến hành phản công chiến lược tiêu diệt địch và giải phóng đất nước. Chỉ có “tránh cái thế hăng hái lúc ban mai” của địch, để địch vào sâu đất nước ta, kéo dài đường tiếp tế, bị quân ta triệt lương, lại gặp lúc dân ta làm thanh dã, lâm vào cảnh thiếu đói, địch mới nhanh chóng rơi vào thế “tàn lụi lúc buổi chiều”. Lợi dụng sở đoản, kiềm chế sở trường của địch là nguyên tắc của nghệ thuật quân sự phép dùng binh của Trần Quốc Tuấn.Rõ ràng “dĩ đoản chế trường” là một sáng tạo độc đáo của ta dừng để chống lại một kẻ địch đông và trang bị mạnh hơn mình. Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trong cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhà Minh là do không tin vào dân, không được dân ủng hộ, chỉ dựa vào phòng ngự chiến lược thụ động, trên cơ sở cố thủ các quân thành vững chắc, có thành cao hào sâu, quân đông, pháo mạnh để mong đạt mục đích chiến lược là làm đối phương mòn mỏi không thắng nổi mà cầu hòa.Phương thức chiến tranh toàn dân, phòng ngự tích cực, tiến công, phản công kiên quyết, chủ động, chọn địa điểm xây dựng thế trận có lợi để phát huy sở trường của ta, đánh vào sở đoản của địch, hạn chế sở trường của chúng, giành chiến thắng vẻ vang trong truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta đã không được phát huy, mà còn bị quên lãng. Quang Trung tiêu diệt quân xâm lược Thanh chỉ trong một trận tiến công quyết chiến chiến lược thần tốc bảy ngày đêm ngay tại Thăng Long đã thể hiện sức mạnh hơn đối phương của một quân đội thiện chiến và tài thao lược hơn người của Nguyễn Huệ. Phương thức tiến công chiến lược thần tốc, bất ngờ, giải quyết chiến tranh chỉ trong một trận khi chống lại quân xâm lược của một nước lớn mạnh hơn, đã tỏ ra phù hợp vì trên chiến trường có sức mạnh tổng hợp của thế, thời. Dù lực ít hơn, nhưng tinh hơn và lại có tướng giỏi trí dũng song toàn thì vẫn giành chiến thắng. Quan điểm quân sự của Quang Trung “quân cốt tinh, không cốt đông” thể hiện tính chân lý của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Như vậy ta có thể thấy các cuộc chiến tranh giữ nước có lấy đặc điểm sau: Một là: Địch thường mạnh hơn ta cả về tiềm lực chiến tranh và về lực lượng quân sự huy động vào chiến đấu trực tiếp trên chiến trường. Chúng tiến công từ ngoài vào đất nước ta bằng nhiều hướng, đường bộ, đường thủy, cả phía Bắc, có khi cả phía Nam. Mục đích của địch thường là, tiến công nhanh, giải quyết nhanh chiến tranh bằng các thủ đoạn chiến lược cổ truyền của quân xâm lược là tiêu diệt quân đội đối phương, đánh chiếm thủ đô, bắt thủ lĩnh (vua, lãnh đạo), tổ chức ngụy quân, ngụy quyền, thực hiện bình định, càn quét đánh phá các phong trào yêu nước, dập tắt các cuộc khởi nghĩa. Hai là: Thời gian kết thúc chiến tranh thường ngắn, chỉ trong vài tháng đến một năm, ít khi kéo dài, như Lý chống Tống, khoảng 5 tháng; Trần chống Mông - Nguyên lâu nhất cũng chỉ 6 tháng; Hồ chống Minh, khoảng 2 tháng; Tây Sơn chống Thanh, hơn 1 tháng. Ba là: Phương thức tiến hành chiến tranh truyền thống của Việt Nam nói chung thể hiện mấy điểm sau: - Toàn dân tham gia chống xâm lược, làm thanh dã, không cho địch lấy người và của cải của ta; trực tiếp chiến đấu vũ trang bằng ba thứ quân, quân chủ lực (triều đình), quân địa phương (của các tộc trưởng, vương hầu, các lộ) và dân quân (hương binh), đánh chặn phía trước, đánh phá phía sau, đánh vào hậu cần, hậu phương của địch. - Kết hợp chiến tranh chính quy của quân đội chủ lực với chiến tranh du kích của toàn dân, lấy dân quân (hương quân), quân địa phương làm nòng cốt, vừa có phân tuyến, vừa có xen kẽ cài răng lược, buộc địch phải phân tán lực lượng, đối phó khắp nơi, không thể tập trung đánh quân chủ lực của ta. - Phương thức tác chiến thường là phòng ngự tích cực kết hợp phòng ngự theo kiểu phòng tuyến hoặc hệ thống quân thành, quan ải, đánh giữ các trục đường giao thông chiến lược với tiến công phía sau lưng địch của bộ đội địa phương, quân các lộ, cả dân quân các làng xã và phản công, tiến công quyết định của quân chủ lực. Đánh diệt quân lương của địch là biện pháp chiến lược, kết hợp với thanh dã làm cho quân địch đông lại thêm khó khăn vì thiếu hậu cần tiếp tế, lương thực và đạn dược, nhiên liệu, phương tiện chiến tranh. - Bảo toàn chủ lực, bảo vệ cơ quan lãnh đạo chiến tranh, tránh sức mạnh lúc khởi đầu của địch làm địch mệt mỏi, bị tiêu hao, phân tán, buộc phải chuyển từ chủ động tiến công sang bị động phòng ngự, rồi rút chạy. Trên cơ sở đó mà tiến hành phản công, tiến công tiêu diệt lực lượng chủ lực của địch. - Kết hợp tiến công tiêu diệt địch trên đất nước mình với ngoại giao mềm dẻo để kết thúc chiến tranh. - Trong điều kiện địch quá mạnh, ta không đủ sức phòng ngự ngăn chặn đối phương, có khi phải dùng chiến tranh du kích lâu dài như cuộc chiến tranh chống Tần thế kỷ thứ ba trước công nguyên, rồi tổng tiến công kết hợp khởinghĩa (khi có thời cơ địch chiếm đóng bị suy yếu, nội bộ địch ở trong nước rối loạn) mà tiêu diệt. - Nhưng cũng có khi chỉ bằng một trận tiến công chiến lược tại một khu vực được chuẩn bị kỹ, trên thế mạnh, có địa hình hiểm, có quân đội mạnh, mưu trí, bất ngờ, nhanh chóng tiêu diệt đại bộ phận quân địch ngay từ trận đầu mà ta đã giải quyết thắng lợi chiến tranh. Như vậy phương châm tích cực phòng ngự, kết hợp phòng ngự với phản công tiến công trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là một tư tưởng có tính quy luật trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của một nước nhỏ đánh lại nước lớn xâm lược, của một quân đội ít hơn và kém hơn về tổ chức trang bị, kỹ thuật đánh lại một quân đội mạnh hơn. - Chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra khi địch đã chiếm đóng nước ta. Đặc điểm của chiến tranh giải phóng dân tộc là kẻ địch đã ở trên đất nước ta, có đội quân cướp nước, lại có ngụy quân, ngụy quyền, địch đã làm chủ trên cả nước, còn nhân dân ta thì đang bị kìm kẹp, ta không có sẵn quân đội, không có sẵn lực lượng vũ trang. Nghệ thuật truyền thống này luôn luôn được quán triệt trong chiến tranh giải phóng, vì ta phải đi từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang, từ khởi nghĩa lên chiến tranh giải phóng, từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, luôn kết hợp chiến tranh chính quy với khởi nghĩa và chiến tranh du kích. Các nhà lãnh đạo chiến tranh như Hai Bà Trưng, Lê Lợi,... ngay cả trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ bảo vệ nền độc nước ta trong thời đại Hồ Chí Minh đều đi theo quá trình này. Nhưng trong chiến tranh giữ nước bảo vệ Tổ quốc thì kinh nghiệm chiến tranh toàn dân của nhà Trần đã không được vận dụng dưới thời nhà Hồ. Tư tưởng quân sự của chiến tranh thông thường dựa vào quân đội chủ lực, lại chi phối nghệ thuật quân sự. Muốn có nghệ thuật quân sự toàn dân chiến đấu phải có chính nghĩa, phải có dân ủng hộ, quốc gia tinh lực, phải có quân đội có tinh thần yêu nước bảo vệ nhân dân, phải có quan điểm dựa vào dân như Trần Hưng Đạo đã nói: “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục - cả nước chung sức”, “... khoan thư sức dân, làm kế sâu gốc bền là thượng sách để giữ nước”. Trong Bình Ngô đại cáo có câu: “Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi, Quân địch nhiều, ta ít mà ta được luôn. Cho hay, đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạo”. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc tạo ra một tương quan thế lực khác hẳn giữa ta và địch so với nghệ thuật quân sự thông thường. Khi lực lượng ít hơn mà muốn thắng kẻ thù đông hơn thì nghệ thuật quân sự lại càng phải cao hơn. Đó chính là yêu cầu có tính nguyên tắc của nghệ thuật truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là nghệ thuật lấy thế ta để phá thế địch, để với một lực lượng ít hơn, tạo ra một sức mạnh chiến đấu lớn hơn địch, giành chiến thắng. Thế - có thế chiến tranh, có thế chiến đấu. Như vậy ta có thể thấy các đặc điểm của các cuộc chiến tranh giữ nước nói trên đã được kế thừa và phát huy trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước góp phần làm cho những trang sử của lịch sử dân tộc thêm rạng rỡ.
Young be a suu tam va chinh sua

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

(chu disturbia) Khoảnh Khắc - Fu sản xuất

Bài thơ hài dành cho những người nghiện rượu

          
 Một kẻ nghiện rượu đã mơ trong giấc ngủ của mình bằng câu thơ sau đây >>>hâhhha
       
       Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó
       Một dòng sông đầy rượu pha cồn
       Một nông trường trồng toàn sả,ớt
       Một lâm trường toàn lá mơ xanh
       Để nơi đó tháng ngày anh tu luyện
       Xa trần thế quên lãng bóng hình em

                                  Young Be A

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng mở đầu tấn công xâm lược Việt Nam 1858?

Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng mở đầu tấn công xâm lược Việt Nam 1858?
                                                                            
          Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của nhà Nguyễn ở Đà Nẵng vào tháng 4 – 1847 và tháng 9 – 1856, một Ủy ban Nghiên cứu Việt Nam có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu đã đệ trình và được vua Pháp Napoléon III chấp thuận chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch tấn công xâm lược Việt Nam. Sở dĩ Pháp lại chọn Đà Nẵng vì một số lí do sau:
          - Thứ nhất, Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại có núi bao bọc, ít sóng gió, dễ neo đậu tàu… từ lâu Đà Nẵng đã đóng một vị trí quan trọng về quân sự và thương mại, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc – Nam, có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
          - Thứ hai, Pháp không thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là việc phòng thủ bờ biển, mặt khác, Thuận An là một cửa biển nhỏ, tàu lớn không thể vào ra dễ dàng và thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng…
          - Thứ ba, hậu phương của Đà Nẵng có vùng đồng bằng Nam – Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi) trù phú và đông dân, có thể lợi dụng để Pháp thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong kế hoạch tấn công xâm lược Việt Nam.
          - Thứ tư, Đà Nẵng là “cổ họng” của Kinh thành Huế, nằm cách Huế khoảng 100km về phía đông nam, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân là có thể tấn công được Kinh thành Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất cho quân Pháp có thể  thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục triều đình nhà Nguyễn.
          - Hơn nữa, tại Đà Nẵng lại có nhiều người theo đạo Thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn… hoạt động từ trước, họ trở thành những người đi tiên phong, vạch đường cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược…
Chính vì vậy, chiều ngày 31 – 8 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha([1]) đã dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1 – 9 – 1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không được trả lời, liên quân Pháp – Tây Ban Nha với lực lượng khoảng 3.000 quân, được bố trí trên 14 tàu chiến (trong đó có những tàu lớn được trang bị với 50 khẩu đại bác), đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
Tiếng súng xâm lược của quân Pháp nổ ở Đà Nẵng đã làm dấy lên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong nhân dân để bảo vệ Tổ quốc.


([1]) Quân Tây Ban Nha tham chiến vì có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ và giết hại. Thực tế, Tây Ban Nha cũng đang muốn chớp cơ hội để chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam.

Young be a:sưu tầm chỉnh sửa




Tại sao có Kế hoạch Gionxon - Mac Namara?

Tại sao có Kế hoạch Gionxon - Mac Namara?



       Cùng với phong trào đấu tranh quân sự ở nông thôn đồng bằng và miền núi trong năm 1963, khởi đầu là trận Ấp Bắc (2 – 1 – 1963) ; phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, nhất là Sài Gòn và Huế, diễn ra hết sức quyết liệt, phối hợp nhịp nhàng với phong trào đấu tranh quân sự. Bị kẹp giữa hai gọng kìm quân sự và chính trị, mâu thuẫn nội bộ giữa chính quyền Ngô Đình Diệm, nhất là mâu thuẫn Mỹ - Diệm phát triển đến đỉnh cao, không thể nào khắc phục được. Trong cái “thế chẳng đặng dừng”, Nhà Trắng buộc phải thực hiện chính sách “thay ngựa giữa dòng”, ủng hộ nhóm tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính ngày 1 – 11 – 1963, lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Nền “Đệ nhất cộng hoà” với học thuyết “Cần lao nhân vị” do Mỹ dày công xây dựng trong suốt 9 năm (1954 – 1963) bị sụp đổ. Kế hoạch Stalây – Taylor nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ - Diệm bị phá sản. Về ý nghĩa của những thắng lợi của Cách mạng miền Nam trong năm 1963 trên mặt trận chính trị, Tổng Bí thư Lê Duẩn viết: “Cả trong thành thị cũng dấy lên những làn sóng cách mạng quyết liệt, làm rối loạn hậu phương của địch, làm lung lay tận gốc chế độ bù nhìn. Hoang mang trước sự lớn mạnh và thế tiến công cách mạng, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi tay sai, phế bỏ Ngô Đình Diệm hòng cải thiện tình hình chính trị và quân sự để cứu vãn thất bại. Song Mỹ đã phạm phải sai lầm. Sau sự sụp đổ của Diệm, chiến tranh cách mạng đã phát triển lên một bước mới”.
Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson
                                          (Hình lấy từ :Wikipedia)
Trước sự thất bại nặng nề của Kế hoạch Stalây – Taylor, Mỹ vẫn ngoan cố bám lấy miền Nam. Sau khi bước vào Nhà Trắng (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22 – 11 – 1963), Giônxơn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh, đưa cuộc “Chiến tranh đặc biệt” lên đỉnh cao. Ngày 24 – 11 – 1963, trên cương vị mới, Giônxơn triệu tập cuộc họp các cố vấn cấp cao về Việt Nam. Trong cuộc họp này, Giônxơn khẳng định tiếp tục theo đuổi các chính sách và những hành động mà Mỹ đã cam kết với Nam Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Theo Giônxơn, hành động trước mắt của Mỹ là gia tăng các hoạt động quân sự; hoạt động quân sự phải được ưu tiên so với “những cải cách xã hội”  mà Mỹ đang triển khai ở Nam Việt Nam.
Chuẩn bị cho nổ lực chiến tranh mới của Mỹ, tháng 12 – 1963, Giônxơn cử một phái đoàn do Mắc Namara dẫn đầu đến Sài gòn để xem xét tình hình tại chổ, đề xuất những biện pháp mới nhằm giành thắng lợi. Ngày 21 – 12 – 1963, sau khi trở về Mỹ, Mắc Namara trình lên Giônxơn báo cáo mang tên “Tình hình Việt Nam”. Theo Mắc Namara, đến cuối năm 1963, “Việt Cộng kiểm soát được một tỉ lệ dân số cao ở một số tỉnh then chốt, đặc biệt là các tỉnh ở ngay phía Nam và phía Tây Sài Gòn… Tình hình rất rắc rối. Chiều hướng hiện nay, trừ phi có sự thay đổi trong hai ba tháng tới, nếu không may mắn lắm, sẽ dẫn tới việc trung lập hoá, có khả năng nhiều hơn là Nam Việt Nam trở thành một quốc gia dưới quyền kiểm soát của cộng sản”. Đê ngăn chặn chiều hướng này và cải thiện tình hình ảm đạm đang bao phủ “Việt Nam cộng hoà”, Mắc Namara đề xuất ba biện pháp:
1.                              
Robert Strange McNamara
 Yêu cầu Chính phủ Sài Gòn bố trí lại toàn bộ lực lượng quân đội theo hướng đảm bảo cho các tỉnh chung quanh Sài Gòn và vùng châu thổ có quân số tăng gấp đôi.
2.                               Tăng nhân viên quân sự, nhân viên phái đoàn hành quân Mỹ (USOM) đến mức số người Mỹ có ở Nam Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng đem lại cho các cơ quan điều hành chiến tranh của Mỹ sự đánh giá độc lập, đáng tin cậy về các mặt hoạt động trên chiến trường.
3.                               Chuẩn bị các chương trình bình định thiết thực, đồng thời nổ lực để đảm bảo an ninh cho các vùng tự do Chính phủ Việt Nam cộng hoà hiện còn đang kiểm soát và sau đó, mở rộng ra vùng gần đó.
Những biện pháp do Mắc Namara đề xuất được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng ý. Trong thư gửi cho Mắc Namara ngày 22 – 1 – 1964, tướng Taylor, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng, Mỹ “cần mở rộng cuộc chiến tranh sang oanh tạc miền Bắc Việt Nam bằng không quân Mỹ và chuyển từ huấn luyện người Nam Việt Nam sang tiến hành cả ở hai miền Bắc và Nam Việt Nam bằng lực lượng chiến đấu Mỹ”.
Từ ngày 8 đến ngày 12 – 3 – 1964, Mắc Namara và Taylor lại sang Sài Gòn một lần nữa. Trở lại Mỹ, ngày 16 – 3 – 1964, Mắc Namara trình lên Tổng thống Giônxơn báo cáo tình hình về Nam Việt Nam và những biện pháp nhằm thay đổi chiều hướng cuộc chiến tranh. Báo cáo được Giônxơn phê chuẩn ngày 17 – 3 – 1964, gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.                               Sẳn sàng cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho Nam Việt Nam chừng nào còn cần thiết.
2.                              Ủng hộ Chính phủ Khánh chống lại bất kì cuộc đảo chính nào sau này.
3.                              Ủng hộ chương trình động viên quốc gia (kể cả việc thông qua một đạo luật về quân dịch), đưa Nam Việt Nam vào tình thế chiến tranh.
4.                              Giúp đỡ chính quyền Sài Gòn tăng quân số (quân chính quy và nữa chính quy) lên ít nhất 50 vạn người.
5.                              Giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ hành chính, dân sự đông đảo hoạt động ở cấp tỉnh, quận và thôn ấp.
6.                              Cung cấp cho quân nguỵ 25 máy bay A14 thay thế cho các máy bay T28, các xe bọc thép M113, tàu tuần tra trên sông và từ 5 đến 10 triệu đôla cho các khoản trang bị khác.
7.                              Cho phép máy bay Mỹ tiếp tục bay do thám ở độ cao các khu vực biên giới Nam Việt Nam, cho phép “truy kích ngay lập tức và tiến hành các hoạt động trên bộ của Nam Việt Nam ở biên giới Lào nhằm kiểm soát biên giới.
8.                              Chuẩn bị ngay lập tức để khi báo trước 72 tiếng đồng hồ là có thể tiến hành các hoạt động trả đũa chống Bắc Việt Nam, khi được báo trước 30 ngày là có thể tiến hành chương trình “gây sức ép quân sự công khai từng bước một” chống Bắc Việt Nam.

Kế hoạch bao gồm các biện pháp trên đây do Mắc Namara soạn thảo và được Giônxơn chuẩn y được gọi là Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara và bắt đầu thực hiện từ ngày 1 – 4 – 1964.

[Trần Bá Đệ (Chủ biên) – Lê Cung, Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Tập VII, Từ 1954 đến 1975, NXB Đại học Sư phạm, H. 2008, tr. 151 – 154.]

Young Be A SƯU TẦM:



Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Đề cương,giáo án giảng dạy,kế hoạch chủ nhiệm mẫu môn Lịch Sử

Dưới đây là một số giáo án,kế hoạch chủ nhiệm,đề cương dự giờ mẫu giành cho giáo viên dạy môn lịch sử và các môn khác.....rất cần thiết cho các bạn sinh viên thực tập

1.Giao án mẫu
http://www.mediafire.com/download/kfacpv8drwalkfy/Giao_an_chu_nhiem.zip

2.Kế hoạch chủ nhiệm mẫu:

http://www.mediafire.com/download/jqrtyoe4nwoqvyh/Ke_hoat_chu_nhiem.zip

3.Đề cương dự giờ lên lớp mẫu:
http://www.mediafire.com/download/l8a972bj8al81zr/%C4%90%E1%BB%80_C%C6%AF%C6%A0NG_TI%E1%BA%BET_SINH_HO%E1%BA%A0T_CH%E1%BB%A6_NHI%E1%BB%86_M.doc

Mật khẩu tải về: abe
Hay thì vui lòng thank..................

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Lực lượng siêu nhiên “có” hay “không” ?

                    Lực lượng siêu nhiên “có” hay “không” ?

1.Con người có bị quyết định đến đời sống của mình hay không?

     Đây là một câu hỏi bí ẩn không thể trả lời từ cổ chí kim đối với con người đang sống.Các nhà tiên tri,nhà khoa học từ trước đến giờ dù theo chủ nghĩa duy tâm hay duy vật cũng không thể trả lời xác đáng đến vấn đề trên. Anh duy tâm thì cho rằng :Lực lượng siêu nhiên thật sự tồn tại,tức là “có”.Thậm chí, trường phái này tin rằng thần thánh,thế lực vô hình luôn luôn hiện hữu ở mọi nơi,mọi lúc, và chúng quyết định đến đời sống , số phận của con người thông qua “số người”, “phận người” .

     Còn anh Duy vật thì có vẽ ngược lại.Trường phái này tin rằng “không” có lực lượng siêu nhiên tồn tại.Tức là “ý thức quyết định đến vật chất”.Điều đó trái ngược lại với phái duy tâm cho rằng “vật chất quyết định đến ý thức”.Nói gì thì nói,Duy vật có vẽ như khoa học hơn khi giải quyết một vấn đề nào đó,vì đã loại bỏ “trách nhiệm” của  thần thánh đối với vấn đề.

     Tôi ví dụ ,một ngày nọ anh A đi xe máy bị té ngã và gãy chân do chạy quá tốc độ, không tự kiểm soát được.Trong trường hợp trên,anh duy tâm chắc chắn phán rằng: A bị ngã dẫn đến gãy chân là do “số” trời đã định,nếu không bị gãy chân do ngã xe thì cũng bị gãy chân vì lí do khác,,,vì đã tới “số” phải gãy chân của A mà….Như vậy,tất cả mọi xui xẽo,đen đủi của con người đang sống gặp phải dù khách quan hay chủ quan, tự tạo nên thì cũng do “phận trời” sắp đặt.Như thế, trời “bắt” người đó gãy chân là trời đã có tội lớn với người ấy rồi.Biết đâu trời không muốn người đó gãy chân nhưng anh A cứ chạy xe với tốc độ không thể kiểm soát dẫn đến “thích” tự gãy chân thì sao.Tôi mà là ông trời thì tôi buồn vô cùng,vì cứ cái gì của con người gặp phải,may mắn thì khen tôi,xui xẽo thì nói tôi quyết định….Nếu trường hợp A đi xe chậm thì ông trời đã không phải “bị” phán người đó tới “số” gãy chân rồi…

      Theo duy vật thì trường hợp trên là do ý chủ quan của anh A lái xe không đúng tốc độ quy định,dẫn đến không kiểm soát được tốc độ xe chạy nên bị ngã dẫn đến gãy chân.Ở đây, anh duy vật có vẽ công bằng hơn khi không đổ lỗi cho ông trời mọi nguyên nhân dẫn đến gãy chân của anh A.Chắc chắn ông trời phải cảm ơn anh duy vật,ngược lại phải ghét ông duy tâm đã đổ lỗi không phải do mình tạo ra.

     Qua câu chuyện trên chúng ta thấy,tất cả mọi cái xẫy đến với con người dù may mắn,hay không may mắn đều do ý chủ quan của con người đó, khi người ấy tắc động như thế nào đến đến xã hội và tự nhiên xung quanh.Bây giờ tôi muốn chết,đơn giản thôi….tôi chỉ việc đưa tay sờ vào điện và chỉ trong vòng thời gian ngắn thì tôi đã chết cháy vì bị điện giật,Ngược lại,tôi không muốn chết thì tôi làm những việc khác như:ngủ,nấu ăn,tắm,nghe nhạc,…miễn là không sờ vào điện trong cùng thời gian đó, chắc chắn một điều, tôi sẽ không chết.Không tin thì mọi người có thể tự thí nghiệm là biết liền.Đơn giản đúng không bạn,tất cả mọi cái xẫy đến với con người là do ý chủ quan của con người đó mà ra,chứ không phải do ông trời quyết định đâu các bạn ạh,…Các bạn cứ gắn cho ông trời quyết định đến số phận của các bạn như thế thì tội nghiệp ông trời lắm,ông trời không muốn các bạn chết,đau ốm,gãy chân,…mà muốn các bạn lúc nào cũng may mắn nhất…và sống êm ả đến trọn đời

2.Lực lượng siêu nhiên “có” hay “không” ?

     Các bạn tự suy ngẫm về mình nhé: Bạn từ khi sinh ra đến giờ đã bao giờ tự mình thấy một lực lượng siêu nhiên hay thần thánh nào chưa?Phải chăng bạn tin có lực lượng siêu nhiên thông qua một người thứ hai trở lên kể cho bạn biết rằng hôm qua người đó vừa mới gặp ma,tuần trước anh B vừa thấy thần thánh xuất hiện ở giữa hồ cuối làng,….
Như vậy bạn chỉ nghe về sự xuất hiện lực lượng siêu nhiên thông qua một người khác.Và những hiện tượng đó cũng chỉ người đó thấy mà sao bạn không thấy.Hãy tự suy ngẫm nhé.Bản thân tôi từ nhỏ đến giờ,tôi đã tồn tại trên trái đất này đã 24 năm….và nếu bản thân tôi không tự làm gì mình,thì tôi nghĩ mình sẽ còn tiếp tục sống theo chu kì sống của một con người.Điều tôi muốn nói,từ nhỏ đến giờ,tôi khẳng định một điều rằng tôi chưa bao giờ thấy một lực lượng siêu nhiên nào.Phải chăng tôi không liên quan gì đên lực lượng siêu nhiên nên họ không muốn tìm đến gặp tôi.

     Tuy tôi không “tự” “gặp” lực lượng siêu nhiên,nhưng từ nhỏ đến lớn,tôi đã nghe rất nhiều về câu chuyện thần thánh,ma quái từ một người thứ 2 kể lại.Câu chuyện ma quái,thần thánh ấy đủ mọi thể loại:có người thì nói mình gặp trực tiếp,có người thì dùng ngôi thứ ba kể lại về người kia thấy ma chặn đường mình,có người kể về người khác đã chết rồi sau đó sống lại,và sau khi sống người đó nói mình đã thấy chúa và thiên đàng,….Tất cả những cái đó sau không đến trực tiếp với mình nhỉ?Dù rất sợ các lực lượng siêu nhiên “trừng phạt” vì đã không tin họ ,nhưng tôi vẩn muốn bị phạt một lần để “kiểm chứng”.

     Sự thật một điều là con người dù theo tôn giáo nào,hay không theo tôn giáo đại đa số đều tin rằng:trên thế giới này tồn tại lực lực lượng siêu nhiên.Tuy nhiên sự tin về hiện hữu của các lực lượng siêu nhiên có nhiều “thể loại”: Nếu các dân tộc phương Tây tin rằng các lực lượng siêu nhiên tôn tại ở dạng thô,hiện hữu hơn như :Satang,quỹ giữ,quỷ người,(tức con người đang sống tự nhiên biến thành lực lượng siêu nhiên)….thì các dân tộc phương Đông lại tin lực lượng siêu nhiên tồn tại ở dạng mô hồ,trừu tượng hơn như:Linh hồn,ma quái,thiên thần….(Không tin các bạn thử xem phim kinh dị của các nước phương Tây và phương Đông thì biết nhé).
    
      Sự quan niệm khác biệt về tồn tại các lực lượng siêu nhiên giũa phương Đông và phương Tây là do yếu tố về văn hóa,phong tục tập quán,kinh tế của Đông khác Tây, nên quan niệm khác nhau.Phương Đông với nền kinh tế lúa nước,gắn bó một vùng đất cụ thể và còn phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết nên luôn tin con người bị chi phối bởi ông trời,thần,thánh và “số,kiếp”….Còn các dân tộc phương Tây do nền kinh tế hàng hóa lâu đời ,luôn phải đi đây đi đó nên quan niệm lực lượng siêu nhiên của họ có vẽ như đơn giản hơn,tức là từ một con người không cần phải chết đi mà lúc còn sống cũng có thể bị biến thành quỷ để hại người khác.

      Nói gần hơn trong 54 dân tộc anh, em trên đất nước Việt Nam này thì hầu như dân tộc nào,sống ở thành thị hay nông thôn,đồng bằng hay miền núi,theo tôn giáo bất kì,hay không theo tôn giáo đều tin có lực lượng siêu nhiên tồn tại và đang theo giỏi họ,gia đình của họ.Nhũng người theo Thiên chúa giáo thì tin rằng có chúa bảo trợ,phù hộ họ,những người theo Phật giáo thì tin rằng cứ ăn ở,làm thiện và chịu khổ trần tục thì sau khi chết được lên niết bàn và gặp phật tổ,còn nhũng người không theo tôn giáo cụ thê như thờ cúng tổ tiên thì tin rằng,ông cha,anh chị….những người đã khuất sẽ che chở những người đang sống…Tất cả những cái đó chỉ là sự tin tưởng vào một lực lượng siêu nhiên vô hình không tồn tại.

      Bởi vì con người không thể tự thắng nỗi thần kinh kích thích sợ hãi trong mình.Thần kinh sợ hãi ấy giúp con người cảm nhận sự sợ hãi mỗi khi tác động vào một thực thể tự nhiên được cảm nhận qua thị giác rồi truyền vào thần kinh kích thích sợ hãi.Chúng ta thử để ý xem,những người bị bệnh xã hội hay nói nôm na là bị “điên” (họ bị điên là do là bị đứt một,hai hay nhiều dây thần kinh bất kì nối đến trung tâm não con người.dây thần kinh bị đứt là do va chạm mạnh tại khu vục sau lưng,sau gáy,đầu,…do tai nạn,bị đánh,bị sốc…) thì không biết tin,hay sợ các lực lượng siêu nhiên là gì.

      Bởi lẽ như vậy, vì họ đã mất dây thần kinh kích thích sợ hãi trong con người,hoặc não trung tâm bị va chạm nên không thể nhận phản xạ từ bên ngoài truyền vào.Dù có cho những người điên ra ở nghĩa đĩa cả đêm một mình  thì họ vẩn “bình yên vô sự”.Còn con người bình thường,các bộ phận dây thần kinh đầy đủ luôn luôn nhận mọi phản xạ từ bên ngoài đặc biệt là thần kinh kích thích sợ hãi luôn hoạt động…Điều đó làm con người bình thường luôn sợ hãi trước thiên nhiên.Từ sự sợ hãi trước thiên nhiên trong con người, nên con người luôn tin có lực lượng siêu nhiên nào đó chế ngự.Từ đó,vô vàn tôn giáo,tín ngưỡng được “đẻ” ra để đáp ứng “nhu cầu” sợ hãi của con người.
 
      Từ trước đến giờ con người kể cả nhà tiên tri,khoa học chưa bao giờ thắng nỗi sự sợ hãi trong người nên không thể khẳng định được về vấn đề lực lượng siêu nhiên,thần thánh có tồn tại hay không.Hoặc cũng có thể do đất nước đó lấy một tôn giáo bất  kì (Thái Lan lấy Phật giáo làm quốc giáo,Phi Lip Pin lấy Thiên chúa giáo làm quốc giáo,….)nên các nhà khoa học không giám “hò hét” lên quan điểm của mình rằng sự thật không có một lực lượng siêu nhiên nào tôn tại.Nếu là một con người tiến hóa về ý thức trước thời đại thì không dại gì mà tốn thời gian cho những công việc vô bổ đó.
    
     Trái đất thì chỉ có một,nhưng có hàng trăm,thậm chí hàng nghìn lực lượng siêu nhiên “tự nhận” là “chủ nhân” “sáng tạo” ra nó.Mỗi lực lượng siêu nhiên của mỗi tôn giáo,tín ngưỡng đều có “phương pháp” “tạo” ra trái đất và con người riêng (nếu ai đó muốn tìm hiểu cái này thì hãy tự tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới nhé) của mình.Không ai giống ai nhưng đều tự cho đó là “sản phẩm” của mình.Vậy những người đứng bên ngoài xem xét như tôi đây nên tin ai đây.Thôi thì tự nghiên cứu sự thật của nó và tin vào bản thân mình bản thân mình thì vẩn hay hơn.Lực lượng siêu nhiên thì nhiêu như thế,biết ai là thật,là giả đây…Trái đất chỉ có một,con người thống nhất chỉ có 2:Nam và Nữ.Vậy ai là chủ nhân thật của các thực thể hiện hữu đó.Bây giờ chúng ta biết không ai là chủ nhân,vì hàng trăm,hàng ngàn,thậm chí là hàng triệu lực lực lượng siêu nhiên đều không có thật và không tồn tại,nên lấy ai là chủ nhân thật sự.

    Chỉ có con người đang sống đây mới thật sự là chủ nhân của tất cả mọi thứ trên trên trái đất và cả trái đất nữa.Thậm chí là sụ sống và cuộc sống của mình cũng là do bản thân quyết định.Không một lực lượng nào tự ý quyết định đến ý chí của con người đang sống.Vì vậy đừng bị ràng buộc bởi thứ gì vô nghĩa(nhưng cũng đừng cố gắng chống lại những thứ đó vì những thứ đó và hãy để nó yên vì nó luôn đi sau ta) mà hãy tự do làm mọi thứ của con người,bản thân bạn cảm thấy thoãi mái nhất lúc còn sống,để khi chết ta biết ta đã làm đúng và không phí thời gian ngắn ngủi của đời con người.Nếu là con người tiến hóa ý thức trước thời đại thì xin đừng đá tôi.Vì tôi chỉ nhận ra mọi thứ đang chuyễn động trong tôi.Tôi không cố ý định chống,bôi nhọ,nói xấu bạn…….Xin hãy hiểu cho tôi.

                                                                 Đăk Hring ,  27/06/2013
                                                                 Young Be A (A BÉ )

                                                                  



Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Bắc Việt Nam đã chặn đứng “pháo đài bay” B52 như thế nào?



‘Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đặt câu hỏi.
Nỗi ám ảnh SAM 2 ở Hà Nội
 
Máy bay B52 đang ném bom Bắc Việt Nam
Ngày 8/1/1973, báo Tuần tin tức (News Week) chua chát với chính quyền Nixon bằng câu bình luận về chiến dịch Linebacker 2: "Nếu B52 ra Bắc Việt Nam và chịu đựng thiệt hại như mức độ vừa qua thì chẳng cần phải là một thiên tài toán học cũng thấy được rằng cuối cùng Mỹ sẽ hết nhẵn B52".

Trong khi đó, từ ngày 28/12/1972, Thượng nghị sỹ Mỹ McGovern đã tuyên bố thẳng thừng: "Việc ném bom Bắc Việt Nam cần phải ngừng vì lý do thuần túy quân sự là số thiệt hại về máy bay quá lớn.

... Sẽ không thể có hòa bình và tù binh Mỹ không được về nước chừng nào việc ném bom chưa chấm dứt. Ném bom không mang lại hòa bình, nó chỉ làm cho chiến tranh lan rộng hơn và đẫm máu hơn.

Không quân Mỹ chỉ có 400 máy bay B52, thế mà trong 2 tuần qua đã mất 11 chiếc ở Bắc Việt Nam (11 chiếc là con số mà Mỹ thừa nhận đến ngày 26/12-NV). Chỉ riêng điều đó, chính sách ném bom là vô nghĩa".

Người Mỹ, đặc biệt là các cựu quân nhân Mỹ, những chỉ huy của quân đội Mỹ, những nhà nghiên cứu quân sự... đã đi tìm kiếm rất lâu câu trả lời tại sao Hà Nội lại có thể "xơi" B52 một cách "ngọt" như thế trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"?
(ảnh tư liệu)
Sai lầm về chiến thuật?
 
Trận không kích 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nôi của B52 Mỹ
Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi ra-đa Bắc Việt.

Siêu pháo đài bay B52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B52 trên bầu trời Hà Nội".

Câu hỏi này của Charles Barrows đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ra theo hướng ngược lại với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không VNDCCH từ tháng 5/1972: "Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".

Cho đến lúc đó các phương án đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu về tỷ lệ bắn rơi B52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó.

Sau mấy tuần vật lộn với những con số, câu trả lời đã được đưa ra:

- N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1 -2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ);

- N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

- N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh với Quân chủng Phòng không Không quân là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.

Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.

Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc.

Đại úy phi công lái B52 Robert E. Wolff, cũng bị bắt tại Hà Nội, lại có phân tích khác (trên tờ Air Force Magazine năm 1979): "Khi bay hướng Bắc về phía Trung Quốc, chúng tôi lắng nghe máy bay chiến đấu bắn phá và máy bay gây nhiễu ngăn cản hệ thống phòng thủ của Hà Nội hoạt động. Các máy bay F111 hoàn thành được nhiệm vụ của chúng, một vài máy bay MIG vẫn cất cánh được.

Máy bay chiến đấu càn quét của chúng tôi gặp khó khăn trong việc liên lạc với tàu hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, làm nhiệm vụ phối hợp chặn máy bay đối phương. Các phi công của máy bay hộ tống chúng tôi không thể khai hỏa nếu không nhận được sự cho phép vì chúng tôi không muốn có một sai lầm nào trong việc nhận định địch - bạn.

Viên phi công Mỹ còn nhớ, "ở đây chúng tôi đã có một suy nghĩ. Nhiều phi công trong toán bay tưởng rằng đoạn bay trong lúc bắn phá của phi vụ sẽ là đoạn nguy hiểm nhất. Nhưng trên thực tế, giai đoạn rời khỏi mục tiêu cũng khó khăn không kém. Chúng tôi phát hiện ra là các ác tên lửa SAM đạt hiệu suất cao nhất khi các máy bay B52 đổi hướng lần cuối cùng để rời mục tiêu, vì lúc này ra-đa của đối phương thu nhận được hình ảnh tối đa của máy bay".

Người ta đã bàn luận nhiều về khía cạnh đó của chiến dịch. Mâu thuẫn gay gắt nhất giữa các tay súng và Bộ tham mưu chiến dịch là về "thế đi của đàn voi con". Đội hình kéo dài nhiều dặm, các máy bay cùng theo một đường, một độ cao, một hướng. Cả 36 máy bay đến một điểm nhất định rồi lần lượt đổi hướng thì chẳng cần tài giỏi gì phe phòng thủ cũng biết nhằm vào đâu để bắn chiếc 37".

Đại úy phi công Drenkowski tán thành quan điểm này, nhưng đặt thêm những vấn đề cũng trên tạp chí Air Force: "Tên lửa, pháo phòng không bắn lên dày đặc. B52 thực hiện các thao tác né tránh, tuy biết rằng né tránh cũng chẳng mang lại kết quả gì. Kẻ thù của B52 là tên lửa SAM.

Trong khi bay từng tốp 3 chiếc, kẻ thù của B52 còn là những vụ đụng vào nhau ở trên trời. Lúc này, vũ khí đáng sợ nhất với B52 lại là một chiếc B52 khác đang bay gần cạnh nó. Các nhân viên phi hành bối rối khi thấy ở phía trước lại có B52 bị bắn rơi, trong khi đạn pháo phòng không vẫn nổ tới tấp bốn phía xung quanh.

Trong đêm 19/12, người ta biết chắc chắn là đã có một số B52 bị bắn rơi. Cả 2 chiếc B52G này đều bị trúng tên lửa đúng lúc ngoặt để bay ra khỏi mục tiêu, và rơi gần Hà Nôi. Các toán B52 tiếp sau cũng bị SAM bay lên đón đánh dữ dội. Một B52 khác bị thương bay về đến Lào thì rơi. Đến ngày 20/12, 6 chiếc B52 bị bắn rơi trong 9 giờ.

Vậy là 3 ngày, 300 lần B52 xuất kích, bị bắn rơi 9 chiếc, tỷ lệ tổn thất tới 3%, một tỷ lệ không thể nào chấp nhận. Những máy bay B52 bị bắn rơi lại là những B52G đã được trang bị khí tài gây nhiễu rất mạnh...

Các kíp lái cho rằng tổn thất B52 quá lớn là do việc vạch kế hoạch tồi, chiến thuật kém. Họ thấy cần thu hẹp vòng ngoặt để nhanh chóng thoát khỏi mục tiêu, bay ra vịnh Bắc Bộ. Họ muốn được phép làm các động tác cơ động né tránh, bay theo các đường đan chéo nhau, thu ngắn đội hình, từ nhiều hướng tiếp cận các mục tiêu, độ cao khác nhau thay đổi liên tục không theo quy luật để đối phương khó đối phó. Nhưng như vậy lại vẫn tăng thêm nguy cơ là chính B52 đâm phải nhau trên không".
 
Máy bay B52 Mỹ bị bắn rơi
Sự ám ảnh SAM2

Tên lửa SAM 2, vẫn được xem là kẻ thù của B52, vì được thiết kế bắn tới độ cao B52 thường sử dụng, vốn được Hà Nội gọi tên là "rồng lửa Thăng Long", trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ vùng trời Thủ đô là mối đe dọa lớn nhất, trở thành nối ám ảnh cho bất cứ kíp bay B52 nào nhận nhiệm vụ mang bom ra vùng châu thổ Sông Hồng.

Tuy nhiên, nghệ thuật điều khiển SAM của lực lượng phòng không - không quân Hà Nội lại là cái khiến người Mỹ phải nghiêng mình.

Trên tạp chí "Không quân Mỹ", John L.Frisbee viết: "Trong thời kỳ chiến tranh thế giới 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ và lúc ấy chưa có tên lửa SAM hữu hiệu. Trái lại, trên không phận Hà Nội và Hải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B52 bị SAM bắn rơi".

Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương.

...Bắc Việt đã bắn hạ hàng chục B52 bằng cách ngắm bắn bằng mắt thường. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa SAM lên để hạ máy bay".

Cũng Drenkowski, trong "Về chiến dịch Linebacker 2", phân tích: "Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay chiếc B52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một quả SAM để tên lửa bay theo đường đạn 45 giây tới gần chỗ B52 phải ngoặt. Họ dùng 5-10 giây điều khiển quả tên lửa "khóa" vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa đến đó vừa đúng lúc chiếc B52 tiếp theo vừa bay tới. Thật ngon xơi!".

John T. Greenwood, trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War) chỉ rõ: "Để lợi dụng khả năng có gió mạnh thổi từ hướng Tây Bắc, các máy bay bao giờ cũng từ phía Tây Bắc bay vào các mục tiêu lớn ở Hà Nội. Ngay sau khi trút bom, máy bay phải lượn vòng rất lớn ra phía sau mục tiêu để thoát ra ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không càng nhanh càng tốt.

Theo quy định, các tốp trong đội hình tiến công của B52 chỉ được bay ở các độ cao và hướng khác nhau rất nhỏ. Các tốp phải bám chặc đội hình để làm giảm khả năng dễ bị tổn thương vì tên lửa đổi phương, để tăng hiệu quả bảo vệ của các phương tiện gây nhiễu điện tử trong đội hình và giữa các tốp, để giữ đội hình trong hành lang có thả sợi nhiễu.

Vì các phi công thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít khi bay trong các đội hình lớn vào ban đêm và vì vùng trời Hà Nội chật hẹp sẽ đông đặc máy bay, nên các phi công được lệnh tránh va chạm bằng cách càng ít thực hiện động tác cơ động càng tốt.

Những chiếc B52 đầu tiên trong đêm 18/12 ném bom các sân bay Hòa Lạc, Kép và Phúc Yên.

Sau đó, Kinh Nỗ và Yên Viên bị ném bom. Chiếc máy bay mang mật danh "Than củi" dẫn đầu 9 chiếc B52 cất cánh từ Guam khi đánh vào nhà kho Yên Viên, Ai Mỗ bị 2 tên lửa SAM bắn trúng trước khi kịp trút bom và rơi xuống phía tây bắc Hà Nội. Đó là chiếc B52 đầu tiên bị hỏa lực phòng không Hà Nội bắn rơi trong chiến dịch và là chiếc thứ 2 bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh.

Đến nửa đêm, 30 máy bay cất cánh từ Guam oanh tạc Hà Nội một lần nữa. Một chiếc B52 khác bị thương nặng vì tên lửa SAM khi đang ngoặt ra khỏi mục tiêu và rơi ở Thái Lan sau khi tổ lái đã nhảy dù. 5 giờ sau, đợt thứ 3 bay vào, thêm một B52 bị bắn rơi...

Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch thực hiện, bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ nét một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Arefight (Đèn hồ quang) ở miền Nam Việt Nam không thích hợp với khu vực Hà Nội, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm.

Ba đợt, mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu, hay trấn áp tên lửa đất đối không, đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương (Hà Nội - NV) có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới.

Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng đồng thời cũng thổi bạt sợi nhiễu khiến cho các máy bay B52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị ra-đa phát hiện.

Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 hải lý nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều, và hướng gây nhiễu bị chệch, khiến cho ra-đa của các trận địa tên lửa SAM lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu.

Thêm nữa, đội hình máy bay ném bom quá dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho các máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm đúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua".

Đại úy phi công Drenkowski ngao ngán bình luận: "Những thay đổi về chiến thuật sau Noel không phải để đáp ứng đề nghị của phi công... mà vì 3 viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này ngồi ở Mỹ chợt nhận ra rằng nếu tốc độ rơi máy bay cứ diễn ra như hiện tại thì chỉ trong 2 tuần nữa sẽ không còn chiếc B52 nào ở Đông Nam Á" ("Tấn bi kịch của Linebacker 2", tạp chí Armed Forces Journal, tháng 7/1997).
Young Be A :
 
Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook