Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

So sánh Trật tự Vécxai- Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta


So sánh Trật tự Vécxai- Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta
 Cả hai trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta đều được hình thành đều nhằm  giải quyết những vấn đề đặt ra sau chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, cả hai trật tự này lại có sự giống nhau và khác nhau:
Giống nhau:        
 Thứ nhất: Trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta đều trải qua cuộc chiến tranh thế giới ác liệt, đẫm máu và đều do các cường quốc thắng trận chủ yếu thiết lập nên để phục vụ cho lợi ích cao nhất của mình. Ở “Trật tự hai cực Ianta”, Liên Xô đã được hai mục tiêu cơ bản:
Một là, bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Liên Xô.
Hai là, Thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây( kể từ chiến tranh Nga – Nhật 1904 đến chiến tranh 1918-1920),  mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía Tây, Đông và Nam Liên Xô.  Về Mĩ, với trật tự thế giới mới này mĩ đã khống chế được Tây ÂU, Nhật Bản chi phối cục diện thế giới và như tổng thống Mĩ Truman thường rêu rao Mĩ “ đứng ở vị trí lãnh đạo thế giới”
Thứ hai: Sự thỏa thuận giữ 3 cường quốc  ở hội nghị Ianta đã xâm phạm đến chủ quyền và lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước:  
Ở Trung Quốc, Mỹ, Anh nhân nhượng để Liên Xô đòi lại những quyền lợi ở Đông Bắc Trung Quốc đã bị mất trong chiến tranh Nga –Nhật 1904 để đổi lấy việc Liên Xô tham gia chiến tranh ở Viễn Đông. Còn Liên Xô để trung lập hóa Trung Quốc, biến Trung Quốc thành khu đệm bảo đảm an ninh phía Đông của Liên Xô nên đồng ý với Mĩ thành lập chính phủ liên hiệp có Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia dưới sự điều khiển của Tưởng Giới Thạch. Ngày 14-8-1945 Liên Xô và chính phủ Tưởng Giới Thạch đã kí hiệp ước Xô-Trung với giá trị 30 năm, trong đó Tưởng Giới Thạch thừa nhận những quyền lợi của Liên Xô Đông Bắc Trung Quốc và đổi lại, Liên Xô đã thừa nhận chính phủ Tưởng Giới Thạch là chính phủ duy nhất của Trung Quốc. Chính vì thế, Liên Xô chỉ giúp đỡ lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, hạn chế trong khuôn khổ “đủ sức thành lập chính phủ liên hiệp” nhưng những người lãnh đạo đảng CSTrung Quốc đã kịch liệt phê phán và vượt qua nghị quyết của hội nghị Ianta, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng lật đổ chế độ Tưởng Giới Thạch.
Ở Nam Tư trường hợp tương tụ cũng diễn ra, DCS Nam Tư do Titô đúng đầu đã vượt qua khuôn khổ Ianta, lãnh đạo nhân dân tiến hành lật đổ chế độ quân chủ vơi chính phủ lưu vong Mikhalô Vích và thành lập cộng hòa Liên bang dân chủ nhân dân Nam Tư ngày 29-11-1945.
Về Đông Dương tại hội nghị Têhêran, Stalin muốn giải quyết theo kiểu Liban, nghĩa là sau chiến tranh Đông Dương sẽ được độc lập. Rudơven muốn thự hiện ở đây chế độ quốc tế quản lí trong 30 năm, còn Anh kịch liệt phản đối với lập trường bảo vệ hệ thống thuộc địa của các nước thắng trận. Đến hôi nghị Ianta cả Mĩ và Liên Xô  chấp nhận quan điểm của Anh là các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á “ vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
 Ở hội nghị Pốt Đam trưởng ban của ba nước họp 23-7-1945 thông qua quyết nghị chia Đông dương làm hai miền lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới, miền Bắc đặt dưới quyền của tướng Mỹ,  miền Nam đặt dưới quyền của phó đô đốc Anh. Sau đó ngày 20-8-1945, Mĩ nhường cho quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào miền Bắc vĩ tuyến 16 để giải giáp quân đội Nhật với ý đồ bù đáp lại những thiệt thòi của Trung Quốc trong sự thỏa thuân của giữa LX, Mĩ, Anh ở hội nghị Ianta và lúc này Mỹ đã nắm được Tưởng Giới Thạch muốn thông qua Tưởng lấn chân vào thuộc địa cũ của Pháp. Khi quân Anh tiến vào Miền Nam giải giáp quân đội Nhật đã giúp đỡ Pháp gây cuộc chiến tranh xâm lược trở lại 3 nước Đông Dương. Ở Việt Nam mặc dù cách mạng tháng Tám thành công và nước VNDCCH ra đời từ 1945 vì những lí do trên đây nên mãi đến năm 1950 LX mới chịu công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
àDo đó có thể thấy, vấn đề thuộc địa ở Ianta vẫn theo lập trường duy trì và bảo vệ lợi ích của các đế quốc thắng trận.
Thứ ba: Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn để duy trì trật tự sau thế giới sau chiến tranh.
Trật tự Vécxai – Oasinhtơn: Tại hội nghị Vécxai 1919, các nước tham dự đã nhất trí thành lập Hội Quốc Liên đây một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên ( Về danh nghĩa, Hội Quốc Liên trở thành một tổ chức giám sát chính trị quốc tế mới, nhằm ngăn ngừa chính trị, bảo vệ hòa bình thế giới).
Trât tự hai cực Ianta: Ngày 25-4-1945, tại San Phanxixco ( Mỹ), hội nghị đại biểu của 50 nước đã thông qua hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc (Đây là tổ chức quôc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc giữ hòa bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc xung đột trong khu vực, phát triển các môi quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, chính trị, xã hội, kinh tê giữa các quốc gia thành viên…)
  Sự khác nhau giữa Trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta
Bên cạnh những điểm giống nhau giữa hai trật tự thì giữa Trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta nổi lên những điểm khác biệt như sau:
  Thứ nhất: So với trật tự Vecxai-Oasinton giữa hai cực Liên Xô- Mỹ có sự khác nhau hoàn toàn: “cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, trái ngược lại “cực” Mỹ với mưu đồ vươn lên vị trí “thống trị” thế giới. Đây Là điểm khác biệt cơ bản để từ đó nhìn nhận đánh giá về trât tự hai cực Ianta.
 Thứ hai: Về cơ cấu tổ chức, việc thanh toán chiến tranh và duy trì hòa bình, an ninh sau chiến tranh, việc kí kết hòa ước với các nước chiến bại…., “Trật tự hai cực Ianta” thể hiện rõ sự tiến bộ và tích cực hơn so với “ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn”: Liên Hợp Quốc so với Hội Quốc Liên, ngoài mục tiêu hàng đầu là đảm bảo một nền hòa bình và trật tự an ninh thế giới, thể hiện rõ tính chất toàn cầu với sự tham gia hầu hết các quốc gia độc lập trên tất cả các châu lục và là diễn đàn toàn cầu duy nhất thúc đẩy sự hiểu biết chung giữa các nước, thiết lập mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội rộng khắp so với những hoạt động hoàn toàn mang tính “ đế quốc chủ nghĩa” của trật tự thế giới trước đây.
Thứ ba: Trong trật tự thế giới hai cực Ianta đã diễn ra một cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt kéo dài tới gần bốn thập kỉ giữa hai “cực” Xô- Mĩ làm cho cục diện thế giới  luôn luôn phức tạp, căng thẳng. Cuộc đối đầu này đã dẫn tới cuộc đối đầu giữ hai khối Đông-Tây, cuốn hútt ừng quốc gia, từng khu vực khó đứng ngoài cuộc đối đầu này và chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu này.
 Thứ tư: Trật tự hai cực Ianta(1945-1991) tồn tại lâu hơn trật tự Vécxai – Oasinhtơn (1919-1939) và bị sụp đổ không phải thông qua một cuộc chiến tranh thế giới như đã diễn ra trong những năm 1939-1945.

Young be a:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook