Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Tiến trình, đặc điểm văn hóa việt nam


1.Văn Hóa Việt Nam thời nguyên thủy :
Thông qua các ngành khảo cổ học và cổ nhân học, chúng ta biết có các nền văn hoá trên đất nước Việt Nam thuộc thời kỳ tiền sử:

+ Văn hoá Núi Đọ - văn hoá thuộc thời kỳ đá cũ, bắt đầu hàng chục vạn năm kéo dài cho đến một vạn năm cách ngày nay (tên gọi của nền văn hoá này là từ điểm khảo cổ học ở núi Đọ, Thanh Hoá)

+ Văn hoá Sơn Vi (Phú Thọ) - văn hoá thuộc hậu kỳ đá cũ, tồn tại từ 20 đến 15 nghìn năm trước công nguyên.

+ Văn hoá Hoà Bình (Hoà Bình) - văn hoá thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Đã có một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện trong lòng văn hoá Hoà Bình.

+ Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) - văn hoá thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài khoảng từ 11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Cùng với nền văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã làm nên khúc dạo đầu của cuộc cách mạng đá mới. Để đến cuối thời đại đá mới thì phần lớn các bộ lạc nguyên thuỷ đã tiến sang giai đoạn nông nghiệp trồng lúa, cũng tức là chuyển từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất, thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo văn hoá.

 
 
Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã tồn tại 3 trung tâm văn hoá lớn của 3 quốc gia cổ nhất Đông Nam Á :

- Văn hoá Đông Sơn (miền Bắc) gắn với sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Với nền văn hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khá cao so với trình độ thế giới lúc đương thời. Sản phẩm đồng thời cũng là biểu tượng của văn hoá Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Quá trình hình thànhvà phát triển của văn hoá Đông Sơn / văn minh sông Hồng ở miền Bắc là một quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của họ. Đây là một nền văn hoá thống nhất mà chủ nhân của nền văn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gần gũi nhau về nhân chủng và văn hoá. Văn hoá Đông Sơn là một điển hình của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.

- Văn hoá Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chăm Pa. Văn hoá Sa Huỳnh là sản phẩm của cư dân nông nghiệp trồng lúa, nhưng biết khai thác nguồn lợi của rừng và biển, và phát triển các nghề thủ công.

- Văn hoá Đồng Nai (miền Nam), một cội nguồn hình thành nền văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên sau này. Văn hoá Óc Eo gắn với vương quốc Phù Nam, một nhà nước tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII ở châu thổ sông Cửu Long. Văn hoá Đồng Nai cũng là sản phẩm của cư dân có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công.

 
2.Văn hóa việt nam thời Bắc thuộc :
 Trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, các triều vua Trung Quốc từ Hán đến Đường, thông qua chính quyền đô hộ nước ta khi ấy, đã kế tiếp nhau thi hành chính sách cai trị tàn bạo, chính sách đồng hoá / Hán hoá đối với người Việt và văn hoá Việt trên mọi phương diện, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước ta vào đế quốc phong kiến phương Bắc. Đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn hoá lịch sử giai đoạn này là:

- Tiếp xúc cưỡng bức văn hoá Việt - Hán.

- Tiếp xúc văn hoá Việt Ấn.

- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá.

3. Dấu ấn văn hoá thời kỳ Bắc thuộc áp đặt vào Việt Nam mà ngày nay vẫn còn ảnh hưởng rõ nét là các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Giáo...

- Nho giáo (còn được gọi là đạo Nho hay Khổng giáo) do Khổng Tử (551 - 479 trước CN) sáng lập. Nho giáo không phải là tôn giáo hiểu theo đúng nghĩa, không phải là học thuyết triết học theo nghĩa chính xác, mà thực chất là học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức của giai cấp thống trị. Nho giáo thiết lập trật tự xa hội, quan hệ giữ người với người trong xã hội và quan hệ giữa con người với thế giới tụ nhiên (trời). Giai cấp thống trị coi Nho giáo là công cụ để cai trị xã hội theo theo một trật tự nghiêm ngặt cho các mối quan hệ trong xã hội. Tư tưởng này quy định phương châm ứng xử theo thứ bậc: quân, sư, phụ, và con người trong xã hội phải giữ đạo Cương thường (trung quân, ái quốc, tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường) để duy trì và củng cố trật tự xã hội ấy.

Học thuyết về con người với thế giới tự nhiên đuợc thể hiện thông qua tư tưởng 'Thiên mệnh', 'Thiên nhân cảm ứng'.

- Đạo giáo là một thuật ngữ dùng để chỉ hai dòng triết học và tôn giáo ủa Trung Quốc có bản chất khác nhau: một dòng là đạo Giáo triết học được gọi là đạo Gia, một dòng là đạo giáo tôn giáo thường được gọi là đạo Giáo.

Đạo Gia do Lão Tử sáng lập và Trang Tử phát triển, nên còn gọi là đạo Lão - Trang. Đạo này đề cao tư duy trừu tượng, coi thường việc nghiên cứu sự vật cụ thể, khuyên con người sống gần gũi tự nhiên, không làm gì trái với lẽ tự nhiên. Trong thời kỳ Bắc thuộc, đạo Lão - Trang chủ yếu lưu hành trong số người Hán thất thế.

Đạo giáo, một tôn giáo bản địa của Trung Quốc hỗn hợp rất nhiều tín ngưỡng Saman giáo và các phương thuật của dân gian lẫn cung đình như: đoán mộng, xem sao, bói rùa, cúng quỷ thần, đồng cốt, cầu tiên v.v...Đạo này khi được truyền bá vào Việt Nam đã hoà nhập với tín ngưỡng đa thần của người Việt, bổ sung những tín điều cần thiết cho tín nguỡng dân gian Việt Nam.

- Phật giáo: Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào nước ta cùng từ thời kỳ này, khoảng thế kỷ đầu công nguyên.

Đạo Phật (Buddha, tiếng Ấn là 'giác ngộ') phát sinh ở Ấn Độ vào thế kỷ VI trước công nguyên, tại một bang Capilavatxtu gần biên giới Nê pan. Người sáng lập là đức Thích ca Mâu ni (Cakya Mauni). đạo Phật là tiếng nói bất bình của quần chúng nhân dân lao động đối với chế độ đẳng cấp hà khắc, là sự phản ứng mãnh liệt, chống lại quyền uy của đẳng cấp thống trị Bàlamôn. Đạo Phật chủ trương pháp tính bình đẳng, rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có thể thành Phật, từ chỗ từ giác đến chỗ giác tha. Đạo Phật khuyên mọi người nên tiết chế dục vọng, có tinh thần vô ngã vị tha, tu nhân tích đức, làm điều lành, tránh điều ác. Thuyết 'Nhân quả nghiệp báo' của đạo Phật phù hợp với quan niệm 'ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão' trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thuyết “Luân hồi” cũng phù hợp với quan niệm dân gian cho rằng linh hồn tồn tại sau khi thể xác tiêu tan và tiếp tục đầu thai để kiếp sau trở lại cuộc sống thực tại.

4. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng những tư tưởng lớn như trên, trên cơ sở văn minh nông nghiệp và xóm làng, người Việt đã tiếp thu một số yếu tố văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ và vùng biển phương Nam.

5. Song hành với việc chịu Bắc thuộc, việc chống Bắc thuộc để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc của dân tộc ta đạt được những kết quả mang tính quyết định sự tồn tại của cả dân tộc VIệt Nam. bản sắc văn hoá dân tộc được bảo vệ có thể kể ra ở một số mặt chính sau đây:

- Tiếng nói.

- Tín ngưỡng dân gian và lễ hội dân tộc.

- Văn nghệ dân gian.

3.Văn hóa Việt Nam thời độc lập
3.1Đặc điểm văn hoá thời Lý - Trần

a. Hệ tư tưởng chủ đạo trong ứng xử với thời cuộc là việc dung hoà Nho, Phật, Đạo, trong đó nổi trội là Phật giáo và Nho giáo. Đây là thời kỳ 'tam giáo đồng nguyên'.

- Phật giáo tồn tại và phát triển với tư cách là một đạo và là tác nhân của khối đoàn kết dân tộc. Đạo Phật thời này đã nhập thế và Việt hoá, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Phật giáo thời này cũng đã tác động đến tư tưởng, tâm lý , phong tục và nếp sống của nhân dân. Nó ảnh hưởng to lớn đến văn học nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc. Đặc biệt trong điêu khắc, hình ảnh con rồng thời này khác hẳn các giai đoạn về sau.

- Nho giáo trong thời kỳ Lý Trần được sư dụng như là học thuyết thiết lập trật tự trong xã hội. Chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo bắt đầu được coi trọng. Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Dần dần Nho giáo đã có địa vị trong xã hội. Nhà Trần, cùng với việc củng cố tư tưởng Nho giáo, đã chính quy hoá chế độ thi cử. Năm 1247, nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi, dành cho ba người thi đỗ xuất sắc trong các kỳ thi đình. Qua thi cử, tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo. Nho sĩ và tư tưởng nho giáo ngày càng tăng lên trong triều, lấn át tư tưởng Phật giáo.

b. Nền văn hoá bác học bắt đầu hình thành, gắn với sự hình thành của đội ngũ trí thức Phật giáo và Nho giáo. Các trí thức thời Lý chủ yếu là nhà sư, đến đời Trần chủ yếu là nhà nho. Thơ văn tất nhiên ảnh hưởng hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo, song lại có những áng văn mang tính nhân văn và giá trị văn hoá sâu sắc, như: Nam quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)...

Tư tưởng độc lập cũng thúc đẩy sự phát triển văn tự - chữ Nôm. Chữ Nôm được đưa vào sáng tác văn học, bên cạnh văn học chữ Hán. Các tác giả có thơ Nôm thời kỳ này là Trần Nhân Tông với Cư trần lạc đạo phú và Đắc thử lâm tuyền thành đạo ca; Mạc Đĩnh Chi với Giáo tử phú; Huyền Quang với Vịnh hoa yên tự phú, Nguyễn Thuyên với Phi sa tập (tập thơ vừa chữ Nôm vừa chữ Hán).

Cùng với văn học là sự ra đời và phát triển của các ngành nghệ thuật như chèo, tuồng.

3.2. Đặc điểm văn hoá thời Hậu Lê

a . Năm 1400, nhà Hồ lên thay thế nhà Trần.

Đến năm 1407, giặc Minh xâm lược Đại Việt, đặt nền đô hộ và đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị tàn bạo nhằm thủ tiêu nền độc lập của Đại Việt.

Năm 1418, Lê Lợi tụ nghĩa, phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, tổ chức cuộc kháng chiến 10 năm chống quân nhà Minh, giành lại độc lập cho Tổ quốc. trang sử mới của đất nước được mở ra, văn hoá dân tộc bước vào thời kỳ phục hưng lần thứ hai.

b. Thành tựu văn hoá:

- Thành tựu văn hoá lớn nhất của thời Hậu Lê là sự ra đời của bộ luật Hồng Đức / Lê triều hình luật. Bộ luật này là thể hiện bước phát triển quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền thời phong kiến.

- Giáo dục: giáo dục thời Hậu Lê được chú trọng mở mang. Giáo dục lấy Nho giáo làm chuẩn mực, chế độ đào tạo Nho sĩ được xây dựng theo một xu hướng rất chính quy nhằm tuyển chọn hiền tài, bổ nhiệm vào bộ máy nhà nước. Để khuyến khích học hành đỗ đạt, nhà nước đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy và lễ khắc tên mỗi người thi đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn Miếu, gọi là bia tiến. Hệ thống quan lại của nhà Lê đều được tuyển lựa hầu hết qua thi cử. Chính vì vậy, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà Hậu Lê.

- Văn hoá ngôn từ, nhiều tác phẩm chữ Nôm vẫn không ngừng ra đời và phát triển. Với Quốc Âm thi tập (254 bài), Nguyễn Trãi được khẳng định là người mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam.

- Ở phương diện khoa học cũng có những tác phẩm tiêu biểu, như Lập thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Đại thành toán pháp (Vũ Hữu).

- Nghệ thuật: hai thể loại sân khấu là tuồng và chèo, đã đạt đến sự ổn định về mặt nghệ thuật, được thể hiện trong cuốn Hý phường phả lục (Lương Thế Vinh) - tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền. Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, một phần thể hiện ở hình tượng con rồng. Sự tác động của hệ thống tư tưởng Nho giáo của triều đình đã chuyển hoá hình tượng con rồng từ chỗ là biểu tượng cho nguồn nước của cư dân nông nghiệp thành biểu tượng cho quyền uy của phong kiến. Ở nông thôn, đình làng mỗi làng quê, nơi thờ thần làng cũng mang chức năng mới - Công sở của làng xã, nơi ban bố chính lệnh của nhà nước.

3.3. Đặc điểm văn hoá thời cuối thế kỷ XVIII đến năm 1858

a. Nét đặc trưng của lịch sử thời kỳ này sự phân liệt về chính trị một cách gay gắt, sự xung đột Lê Mạc, Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Đời sống dân chúng khổ sở dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân.

Sự thống nhất đất nước buổi đầu do công lao của Nguyễn Huệ, sau đó là nhà Nguyễn của vua Gia Long, đã tạo cho văn hoá giai đoạn này một diện mạo khá đa dạng.

b. Sự mục ruỗng của triều đình phong kiến chứng tỏ sự sụp đổ của hệ tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, giai cấp phong kiến, từ trong tiềm thức vẫn giữ Nho giáo làm kỷ cương cho đời sống xã hội, nhất là ở thời nhà Nguyễn (từ vua Gia Long tới Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức). Mặc dù vậy, Nho giáo vẫn không có được vị thế như thế kỷ XV.

Bắt đầu từ thế kỷ XVI, một tôn giáo mới du nhập vào nước ta, trở thành một bộ phận trong đời sống tư tưởng Việt Nam. Đó là Kitô giáo.

c. Ki tô giáo vào Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ thời kỳ đầu gắn liền với việc giảng đạo, truyền đạo, với vị giáo sĩ được tôn là 'ông tổ chữ quốc ngữ' - AlếcxăngđơRốt. Năm 1649 - 1651, Alếc xăngđơRốt đã công bố cuốn từ điển Việt - Bồ - La tại Rôma, đã khẳng định sự xuất hiện chính thức của chữ quốc ngữ- chữ Việt Latinh. Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới.

d. Sự phát triển của văn hoá nghệ thuật, trong đó có văn học chữ Nôm phát triển mạnh. Những tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ của Bà Huyện Thanh Quan; những sáng tác dân gian cũng phát triển mạnh. Kiến trúc đình làng thế kỷ XVI - XVII phát triển mạnh, làm cho vị trí Thành hoàng được xác định chắc chắn tại các làng quê.

e. Một đặc điểm lịch sử trong thời kỳ này là sự mở rộng cương vực về phía nam, dẫn đến sự hình thành Đàng Trong để phân biệt với Đàng Ngoài.

Đàng Trong là vùng đất mới của người Việt. Trước khi người Việt đặt chân đến, ở đây đã có một nền văn hoá 'tiền Việt' phát triển khá rực rỡ. Đó là nền văn hoá Chăm Pa. Trong quá trình cộng cư, người Chăm và người Việt đã giao lưu văn hoá tự nguyện, hoà bình.Do đó, văn hoá của người Việt ở Đàng Trong, về cơ bản vẫn đảm bảo tính thống nhất

3. Đặc trưng văn hoá của thời kỳ này là sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá tây phương (Pháp), và đối tượng trực tiếp tiếp xúc là các tầng lớp sĩ phu. Còn ở các làng quê thì ảnh hưởng của sự giao lưu rất ít. Tầng lớp sĩ phu - những người nhạy cảm với văn hoá đương thời, đã phân hoá thành ba thái độ ứng xử khác nhau:

- Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây.

- Chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền thuộc địa.

- Chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân tộc.

4.Văn hóa Việt Nam thời Pháp thuộc

 Kết quả của việc giao lưu văn hoá thời kỳ này thể hiện ở các lĩnh vực:

- Văn hoá vật chất: sự phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông; sự phát triển của kiến trúc đô thị theo kiểu Tây phương; trang phục; những tiện nghi sinh phù hợp với lối sống đô thị có nguồn gốc phương Tây...

- Văn hoá tinh thần: sự ra đời và phát triển nhanh chóng của báo chí, của văn học chữ quốc ngữ gắn với sự xuất hiện những thể loại văn học mới có nguồn gốc phương tây (tiểu thuyết, thơ mới), những quan điểm nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả chân, phương pháp miêu tả và phân tích tâm lý...). Bối cảnh lịch sử, văn hoá thời này đã thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là các nhà thơ - chí sĩ: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Về sau các nhà hoạt động chính trị như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã dùng ngòi bút của mình tố cáo chế độ thực dân, cổ vũ nhân dân đấu tranh cho độc lập, cho tiến bộ xã hội. Trước Cách mạng Tháng tám, bộ phận nhà văn thuộc chủ nghĩa tả chân đã có những tác phẩm phê phán sắc sảo xã hội của chế độ thực dân như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)...

5v
5 Văn hóa việt nam sau cách mạng tháng 8 /1945

. Đặc điểm văn hoá thời kỳ này:

- Người lao động trở thành người làm chủ / chủ thể văn hoá có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin. Văn hoá truyền thống, văn hoá chuyên nghiệp, giao lưu văn hoá theo sự định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ các văn kiện như, ''Đề cương văn hoá Việt Nam'', (1943), ''Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam'' (1948); các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cũng như các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

- Hệ tư tưởng xã hội / hệ văn hoá - hệ tư tưởng Mác - Lênin.

-Văn hoá truyền thống, văn hoá chuyên nghiệp đều phát triển, có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hoá nhân loại.

5A
A BÉ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook