Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Các mặt trận trong chiến tranh Việt Nam( B.)

Các mặt trận trong Chiến tranh Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Miền Nam Việt Nam trước năm 1975
Mặt trận quân sự (front military) được hiểu là tuyến đối lập giữa hai hai bên tham chiến (tuyến mặt trận) hoặc không gian tác chiến của quân đội hai bên (không gian mặt trận). Trong chiến tranh Việt Nam, mặt trận (quân sự) là hình thức bố trí binh lực đồng thời là không gian tác chiến của các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Lịch sử
Các tên gọi A (miền Bắc), B (miền Nam ) và C (Lào) bắt đầu hình thành từ năm 1960, khi đó chưa có K ( Cam pu chia). Đến năm 1964,Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã phân chia địa bàn chiến trường miền Nam Việt Nam thành 3 mặt trận, 5 khu và 1 vùng tác chiến đặc biệt T-4. Toàn bộ địa bàn miền Bắc được gọi là A. Các vùng hoạt động của QĐNDVN phối hợp với quân đội Pa thét Lào ở Làođược gọi là C và với quân Khơ me đỏ ở Campuchia (từ năm 1969) được gọi là K. Ngoài ra, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưucòn có thể thành lập các mặt trận lâm thời trên các hướng quan trọng trong mỗi chiến cục hoặc chiến dịch: Mặt trận B.702 (Đường 9-Nam Lào năm 1971), Mặt trận C.702 (Cánh đồng chum - Xiêng Khoảng năm 1972). Ở miền Nam từ năm 1964, trên địa bàn mỗi Vùng chiến thuật - Quân đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hoà (QLVNCH) thường có 1 B và từ 1 đến 3 khu. Được gọi là B vì ở các mặt trận đó có sự tham gia của quân đội chủ lực từ miền Bắc vào (A đi B). Các mặt trận (B) có Đảng uỷ mặt trận và Bộ tư lệnh mặt trận lãnh đạo. Được gọi là Khu vì ở các địa bàn đó, binh lực chủ yếu là quân chủ lực miền, chủ lực khu và bộ đội địa phương (Quân giải phóng miền Nam Việt Nam). Các khu có Khu uỷ và Bộ tư lệnh khu lãnh đạo. Về nguyên tắc, các mặt trận (B) do Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN trực tiếp chỉ đạo; các khu do Quân uỷ miền và Bộ tư lệnh Miền (Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam) trực tiếp chỉ đạo nhưng vẫn có sự phối hợp với các B do Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN giao nhiệm vụ. Tuỳ tình hình chiến sự, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN có thể cử các đại diện của mình đến các B hoặc các khu để phối hợp tác chiến.
B5
Là mặt trận Trị Thiên Huế, phía Bắc tiếp giáp khu vực Vĩnh Linh qua sông Bến Hải. Phía Tây có đường chiến lược 12 (nhánh phía Bắc hệ thống đường Hồ Chí Minh). Phía Nam giáp với địa bàn phía Bắc Khu 5 (Quảng Nam-Đà Nẵng). Đây cũng là địa bàn phía Bắc của Vùng chiến thuật I - Quân đoàn I của QLVNCH.
B3
Là mặt trận Tây Nguyên, bao gồm hầu hết Cao nguyên Trung phần (trừ các tỉnh Tuyên Đức (Lâm Đồng) và Phú Bổn). Phía Tây là đường Tây Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) trên đất Lào. Phía Bắc giáp với B2. Phía Nam giáp với B3, phía Đông giáp với Khu 5 và Khu 6.Đây là phần phía Tây của địa bàn Vùng chiến thuật II - Quân đoàn II theo cách phân chia địa bàn tác chiến của QLVNCH.
B2
Là địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Long Khánh, Biên Hoà, Bình Dương). Phía Bắc tiếp giáp B3, phía Tây giáp Cam pu chia, phía Đông tiếp giáp khu 6, phía Đông Nam tiếp giáp T-4 và khu 8. Trên địa bàn này có các khu căn cứ D và R là nơi đóng trụ sở Quân uỷ Miền và Bộ tư lệnh Miền (Quân giải phóng miền Nam Việt Nam). Đây là phần phía Bắc của địa bàn Vùng chiến thuật III - Quân đoàn III theo cách phân chia địa bàn tác chiến của QLVNCH 
Khu 5
Khu 5 cũ thời kháng chiến chống Pháp bao gồm cả Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung Trung Bộ. Từ năm 1965, địa bàn Khu 5 (cũng được gọi là Chiến trường khu 5) bao gồm các tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng (Quảng Đà) đến Bình Định). Phía Tây tiếp giáp với B3, phía Nam tíep giáp khu 6, phía Bắc tiếp giáp B5. Phía Đông giáp biển. Căn cứ chính khu 5 đóng tại các miền Tây Quảng Đà (các huyện Giằng, Hiên). Căn cứ tiền phương ở Bắc Bình Định. Đây là địa bàn phía Đông của Vùng chiến thuật II - Quân đoàn II QLVNCH.
Khu 6
Lấy theo tên gọi khu 6 cũ từ thời kháng chiến chống Pháp, gồm địa bàn các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ từ Phú Yên đến Phan Thiết (Bình Thuận) và các tỉnh Phú Bổn (nay thuộc Đắc Lắc), Tuyên Đức (Lâm Đồng). Phía Tây giáp B3, phía Tây Bắc giáp B2, phía Tây Nam giáp Khu 7, Phía Bắc giáp Khu 5. Căn cứ chính đóng tại Bác Ái. Căn cứ dự phòng tại vùng giáp ranh Phan Thiết - Lâm Đồng. Khu 6 có các tỉnh Phan Rang, Phan Thiết thuộc địa bàn Vùng chiến thuật III - Quân đoàn III, các địa phương còn lại thuộc địa bàn Vùng chiến thuật II - Quân đoàn II QLVNCH.
Khu 7
Lấy theo tên gọi khu 7 cũ từ thời kháng chiến chống Pháp, gồm địa bàn các tỉnh ven biển từ Hàm Tân qua Bà Rịa Vũng Tàu đến Nam Sài Gòn và phần phía Nam các tỉnh Long Khánh, Biên Hoà (nam Quốc lộ 1). Căn cứ chính đóng tại rừng Sác. Căn cứ dự phòng tại Bà Rịa. Vùng này thuộc địa bàn Vùng chiến thuật III - Quân đoàn III của QLVNCH.
Khu 8
Lấy theo tên gọi khu 8 cũ từ thời kháng chiến chống Pháp, gồm địa bàn các tỉnh phía Đông sông Tiền Giang: Gò Công, Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang), Kiến Hoà (Bến Tre), Kiến Tường (Tiền Giang), Kiến Phong (Long An) và khu vực Đồng Tháp Mười, thuộc địa bàn Vùng chiến thuật IV - Quân đoàn IV của QLVNCH. Căn cứ chính đóng tại Đồng Tháp Mười, căn cứ dự phòng ở Swai Rien trên đất Cam pu chia.
Khu 9
Lấy theo tên gọi khu 9 cũ từ thời kháng chiến chống Pháp, gồm địa bàn các tỉnh phía Tây sông đến Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên thuộc địa bàn Vùng chiến thuật IV - Quân đoàn IV của QLVNCH. Căn cứ chính đóng ở rừng U Minh, căn cứ dự phòng đóng ở vùng biên giới Cam pu chia thuộc tỉnh An Giang.
T-4
Là địa bàn Sài Gòn-Gia Định, được đặt theo mã hiệu: T = Thủ đô, 4 = 4 chữ Sài-Gòn-Gia-Định. T-4 nằm trên hai địa bàn của QLVNCH là Biệt khu Thủ Đô và Vùng chiến thuật III - Quân đoàn III của QLVNCH. Điểm đặc biệt của T-4 là nó có bộ tư lệnh riêng do lực lượng An ninh Miền chỉ huy tác chiến với các đội Biệt động thành làm chủ lực, chủ yếu hoạt động bán võ trang kết hợp với thu thập tin tức tình báo. Căn cứ chính đặt tại Củ Chi trong vùng Tam giác sắt. Căn cứ tiền phương ở 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn). Từ năm 1967 đến năm 1970, T-4 do tướng Nguyễn Tài thứ trưởng Bộ Công an VNDCCH làm tư lệnh. Ông bị chính quyền VNCH bắt năm 1970 và được giải phóng khỏi nhà tù ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook