Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Cảm nhận về bọ phim "Trường nội trú"


Một vài dòng tâm sự khi xem xong bộ phim “Trường nội trú” của đạo diễn Lê Khác Hoài Nam

  Cám ơn đạo diễn Hoài Nam đã có một bộ phim đối với em rất tâm đắc.Các nhân vật trong phim không những diễn xuất tốt mà bản thân các diễn viên đó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.Đặc biệt là sự lựa chọn diễn viên “dễ nhìn” cộng thêm với kịch bản có cốt truyện không quá mơ hồ(đôi lúc khán giả sẽ không hiểu động cơ và mực đích của nhà làm phim khi làm một bộ phim đó là để nói về vấn đề gì,hay là đề tài gì.Nên, nếu vừa xem thấy diễn viên trẻ đẹp,dễ nhìn thì chắc chắn,khán giả đó sẽ bị cuốn hút bởi diễn viên trước rồi mới biết nội dung phim sau.Đây là thực tế ) đã làm nên “Trường nội trú” mà em rất thích và viết vài dòng tâm tình một chút khi xem xông phim này.

  Dưới đây là một vài cảm nhận riêng tư của tôi khi đã xem xong về bộ phim trên.Vì vậy,lỡ ai đó có đọc thì không được xem nó như là một nguồn tài liệu để tham khảo các bạn nhé:

   Phim xoay quanh vấn đê học tập,giảng dạy của học sinh và giáo viên trong một ngôi  trường nội trú ở thành phố Hồ Chí Minh.Trong phim xoay quanh lớp 12 A1 mà đặc biệt là nhóm học sinh tinh nghịch như quỷ sứ của  “Lục quái” ở lớp đó.Tuy nhiên sự nghịch ngợm này dần dần được thầy Tường “cảm hóa” và sau này trở thành lớp tốt nhất cảu trường.Bao nhiêu chuyện vui,cười ra nước mắt nhưng đồng thời chuyện buồn cũng xẫy ra trong nhóm lục quái,thầy Tường và cả nhà trường.

  Đặc biệt,về cảm nhận riêng của tôi,nhân vật tạo nên “một linh hồn” của phim có sức hút mạnh mẽ nhất là nhân vật Hương Thào(do Trần Thị Nhã Phương thủ vai).Cô không những gây ấn tượng đối với khán giả xem phim như tôi bởi lối diễn rất xuất xắc mà bản thân cô cũng là nhân vật xinh đẹp trầm cảm và có sức hút mạnh mẽ mỗi khi cô biểu lộ sự ưu tu,buồn bả.Nếu như phải nói tình cảm bồng bột,nhất thời và ngây thơ của một lứa tuổi học trò(16,17 tuổi) mới lớn giành cho người thầy giáo của mình thì như Phi Anh(Trúc Phạm thủ vai) có thể cho là trường hợp đó.Nhưng đối với Hương Thảo thì lại khác.Trong phim đó,với mức biểu lộ cảm xúc diễn xuất của mình,thì tôi thấy tình cảm mà Hương Thảo giành cho thầy giáo Tường không phải là trẻ con nữa.Đó là một tình cảm nghiêm túc của người lớn khi nhìn cô đứng trước mặt thầy và nói những câu không phải bồng bột,nhất thời như nhân vật Phi Anh đã nói.Và thế rồi vì thầy không giữ lời hứa ở lại trường(và một phần từ gia đình của cô),nên Hương Thảo đã tìm đến các quán ba giải sầu.Cuối cùng thì trong một lần say,kẻ xấu đã lấy “tương lai” của cô đi.Không hết ở đấy,do gia đình không quan tâm nên sau khi đã biết mình có thai 3 tháng ,cô đã đi phá liều cái thai cuối cùng phải nhân hậu quả là sau này “không còn khả năng làm mẹ nữa”.Tĩnh rồi thì gia đình đưa cô sang Úc du học.Cô lẽ đây là một lối thoát mà nhà kịch bản tạo ra cho cô sau những biến cố ây.Nhưng,cô đã đi sau đó,để lại sau lưng thầy cô,bạn bè yêu dâu.Trong phim đối với cô ,đó là một kết thức thật đáng buồn.Thật sự tội nghiệp cho Hương Thảo.một cô gái hiền lành,dịu dàng,học giỏi cuối cùng thành như thế.Cô là linh hồn của bộ phim “Trường nội trú”.Nếu như không có nhân vật Hương Thảo thì chắc phim cũng trở nên nhạt hơn đi một chút.
Thật ra,nếu như gia đình cô không rời vào cảnh “chia ly” thì chắc Hương Thảo cũng sẽ không có kết cực như vậy.Mặt khắc,nếu như thầy giáo Tường,tuy không thể đón nhận tình cảm(do tình thầy trò trong sáng) mà thầy lúc nào cũng cho là “con nít” của trẻ con học sinh,thì trong trường hợp của Hương Thảo,thầy không nên cho đó là tình cảm bồng bột,nhất thời của tuổi mới lớn mà hãy nhìn nó là tình cảm nghiêm túc của người lớn và khi đó,thầy có thể nói với em học sinh đó với tư cách là người lớn như nhau mà chấp nhận hoặc từ chối.Tất nhiên phải giải thích học sinh của mình như thế này,như thế kia tại sao mình lại từ chối vì những tôn ti trật tự xã hội á đông.Nếu như tôn trọng lời hứa và hơn mà giải thích là không thể chấp nhận tình cảm của học sinh do hoàn cảnh nghề nghiệp hiện tại và quan hệ tình thầy- trò thì chắc Hương Thảo sẽ không nghĩ ngợi lung tung mà phải đến quán ba để rồi kết cục thật tội nghiệp.
Tôi chỉ muốn nói rằng ,những gia đình có điều kiện mà chỉ biết đáp ứng cho con vật chất để rồi vút con vào trong một ngôi trường trong khi thiếu tình cảm từ bố mẹ là một tai hại rất lớn đối với trẻ em mới lớn.Phim “trường nội trú “đã chứng minh điều đó.
Phim mang ý nghĩa thông điệp sâu sắc.vì thế,phim kết thức có hậu nhưng cũng thật buồn.

Thông tin chi tiết về các nhân vật:

Thầy giáo Tường(Diễn viên Mạnh Hùng): Nhân vật chính trong bộ phim, tên thật là Nguyễn Mạnh Tường, là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A1 và là người yêu của cô giám đốc Kiều Thư. Nhân vật này là người gặp nhiều rủi ro và chuyện phiền phức nhất trong bộ phim nhưng thầy ấy vẫn giải quyết được.
Kiều Thư(Kha Ly): Một nàng giám đốc của công ty nội thất, giàu có, xinh đẹp, cô là người yêu của thầy giáo Tường. Cô đối xử với gia đình thầy Tường rất chu đáo, bởi mồ côi mẹ từ nhỏ nên cô xem mẹ của thầy ấy như là mẹ ruột của mình.
Thế Nam(Hoàng Phi): Cậu bé công tử này được bố mẹ đưa vào trường học nhằm mục đích tránh tình trạng nghiện ngập như 2 người anh lớn của mình. Cậu là người khá cọc cằn, hiếu chiến nhưng bù lại Nam cũng có tính dũng cảm, sống có tình nghĩa với bạn bè. Hương Thảo chính là người cậu để ý, chết mê chết mệt mà không dám nói ra.
Lạc(Thanh Tân): Thành viên cuối cùng của nhóm lục quái, cậu bé được người bố vốn là đại gia đưa từ Đắk Lắk vào TP HCM để học, ông hi vọng sau này cậu có thể trở thành kỹ sư nông nghiệp trong tương lai. Lạc có tính tình hài hước, luôn làm các bạn khác cười, cậu có để ý cô nàng Bảo Ngọc một thời gian.
Phùng(Nhật Tường): Thành viên thứ 4 trong nhóm lục quái, tính tình hiền lành, không hiếu chiến như Thế Nam, khá khờ khạo, luôn bị Thế Nam cốc đầu. Đây chính là nhân vật nhiều bạn trẻ yêu thích nhất.
Phi Anh(Trúc Phạm): Có thể nói cô bé này là "trùm" của nhóm lục quái bởi vì cô bé là người thường xuyên bày cho các bạn khác mưu kế quậy phá, cô bé có tính thông minh, nghịch ngợm. Cô được các bạn đặt cho biệt danh là "nữ sát thủ". Bố Phi Anh là đạo diễn phim, còn mẹ làm diễn viên, vì luôn bận công việc nên họ không thể chăm lo cho Phi Anh nhiều như những bậc bố mẹ khác.
Bảo Ngọc(Mỹ Phương): Cô bé này được Phi Anh gọi là "me khờ" vì tính tình Bảo Ngọc hơi khờ khạo như Phùng và Lạc, cô bé thường đi chơi chung với Phi Anh và Hương Thảo. Cô bé có tính nhõng nhẽo, hay khóc, nhút nhát, sợ bị đuổi học, mỗi khi thấy thầy cô giáo giận dữ thì cô bé mếu máo.
Hương Thảo(Nhã Phương): Lớp trưởng của lớp 12A1, đây là một học sinh có nhiều đặc điểm nổi bật như là xinh đẹp, ít nói, nói chuyện nhỏ nhẹ, ngoan ngoãn, hay buồn bã, yếu đuối, hiền lành, học giỏi, cũng vì những đặc điểm này nên cô bé được Thế Nam "để ý", tuy là thành viên của lục quái nhưng cô bé không quậy phá như những bạn khác. Hương Thảo có hoàn cảnh hơi tội nghiệp bởi vì bố mẹ cô bé ly dị, cô bé không biết nên sống ở nhà bố hay nhà mẹ, cách duy nhất là ngủ lại ngôi trường.

Có tham khảo tại nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_n%E1%BB%99i_tr%C3%BA_(phim_truy%E1%BB%81n_h%C3%ACnh)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook