Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Lược Sử Quê tôi và Gia phả dòng họ



                               Lược Sử Quê tôi và Gia phả dòng họ
     I.Hoàn cảnh lịch sử vùng đất Bắc Tây Nguyên (Kon Tum) từ khi  ra đời đến nay:
Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum

1.Tình hình chung     
Theo thống kế trên ở tỉnh Kon Tum,theo điều tra dân số ngày 01/14/9009 thì “Dân số: 430.037 người, trong đó số nam: 218.375 người; số nữ: 211.662 ….Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na 12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Ra”(1).
Vùng Bắc Tây Nguyên hay còn gọi là Kon Tum từ xa xưa đã có các bộ lạc sinh sống.Những bộ lạc đó có một nguồn gốc chung về ngôn ngữ đó là ngữ hệ Môn-Khơ me,tức là ngữ hệ liên quan mật thiết đến tiếng nói dân tộc Lào và Khơ Me trên đất Cam Pu Chia và Lào ngày nay.Các bộ lạc đó dần dần phân hóa thành các dân tộc Xê Đăng ,Ba Na ,Giẻ-Triêng,…ở Kon Tum.Tuy nhiên ít người Ja Rai sống ở khuc vực cực Nam Kon Tum thì nói Ngữ hệ Mã Lai Đả Đảo.

Biểu hiện của sự có nguồn gốc chung về ngữ hệ là khi người Xê Đăng nói với người Ba Na vẩn có cái gì đó đủ hiểu và có một số tiếng nói giống nhau như khi người Xê Đăng gọi “nước” là “địa” ,”đặ” “đạc”,…thì người người Ba Na gọi là “đăk” ,”dhac”,…Trải qua tồn tại và phát triển, các dân tộc bản đia tại Kon Tum luôn có một nết văn hóa chung đó là thờ thần “giàng”, và những tín ngưỡng Tô Tem giáo, có nhà rông làm nơi văn hóa chung cho mỗi làng ,Có đồng phục được đan bằng màu đen kết hợp với màu đỏ sẫm(thể hiện mặt trời , giàng và khí phách của con người Tây Nguyên) để làm đồng phục truyền thống của người dân tộc thiểu số tại Bắc Tây nguyên này.Ngày xưa,nam dân tộc thiểu sô thường mặc khố ,ở trần và nữ thì mặc váy có khi dài toàn thân hoặc chỉ đủ che phần dưới còn phần thân và ngực thì vẩn để lộ ra bình thường.Đây là đặc điểm chung của các dân tộc thiểu số khi xưa ở tỉnh Kon Tum .Các ngày lễ hội đến, họ thường ăn mặc sặc sở hơn,đốt trại lửa,rồi giết một con trâu để thờ cúng giàng và chia đều cho người dân trong  làng .
  
Dân tộc Xê Đăng trong trang phuc truyền thống vào các ngày lễ hội

Lễ hội của người Xê Đăng khi xưa bao gồm rất nhiều hình thức và các loại lễ hội.Đó là lễ ăn mừng lúa mới(lúa mới ở đây phải là lúa rẫy thì mới tính là có lúa mới để mà tổ chức lễ hội ,còn lúa nước cũng có nhưng hiếm lắm,bây giờ lễ hội này bắt đàu tàn lụi do thay đổi canh tác chuyển từ lúa rẫy sang lúa ruộng,riêng ở làng tôi không thấy tổ chức nữa, đây là một điều đáng buồn) sẽ tổ chức ở nhà rông-nhà văn hóa cộng đồng của làng,Lễ hội khánh thành nhà rông mới,lễ hội uống nước giọt,,…Tất cả các lễ hội đó khi xưa luôn tổ chức rầm rộ đòng đều theo từng năm.Một năm có khi tổ chức 2 lần của một lễ hội.Ngày xưa có đánh cồng chiêng trong những lễ hội dân làng tụ tập với nhau quanh nhà rông.Rồi cùng nhau giết trâu để cúng giàng và chia cho dân làng ăn.Lễ hội đâm trâu là một lễ hội đặc sắc nhất của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và dân tộc Xê Đăng nói riêng .lễ hội này khi xưa tổ chức khắp các làng của người  Xê Đăng ,nay không còn phổ biến nữa và chỉ còn các làng Xê Đăng không theo đạo thiên chúa giáo và bất kì đạo nào du nhập từ phương Tây thì con tổ chức lễ hội đâm trâu này.Vì các làng “tôn giáo không” đó không bị luật lệ trong kinh thánh khống chế,không bị kinh thánh làm phai mờ bản săc văn hóa vốn có từ xa xưa cảu dân tộc tôi.Tôi phải cám ơn các làng đó đã giữ gìn văn hóa bản sắc của cha ông ta đã truyền từ ngàn xưa đến giờ.Ngược lại,các làng người Xê Đăng theo đạo từ phương Tây nhập vào hầu như mất hết văn hóa bản sắc của dân tộc vì trong kinh thánh đã dạy: đâm trâu thờ cúng giàng là tà ma,là đang theo ác quỷ sau khi chết sẽ xuống địa ngực nên bỏ hết đi tà ma đó chỉ thờ mỗi mình chúa Gie su để sau này chết còn được lên thiên đàng.Kinh thánh rao dạy kiểu đó làm mất văn hóa bản sắc của dân tộc đến nơi rồi.Một số các lễ hội khác và phong tục khác cũng đã tàn dần do ảnh hưởng của lối sống theo “Kinh hóa” diễn ra mạnh mẽ trong nhũng năm gần đây và mặt khác là “nhờ” đạo của phương Tây.Nói thế cũng không hẳn các làng có đạo là đều mất lẽ hội đâm trâu,vẩn có làng vẩn tổ chức nhưng có lẽ chỉ chiếm khoảng 15 phần trăm trong tổng số 100 làng có đạo(từ phương Tây) ở Kon Tum.Không tin mọi người cứ đi kiểm tra thực tế thì biết.
Đó là đang nói về vấn đề lễ hội,còn bây giờ là ẩm thực.Ẩn thực của người dân tộc Xê Đăng có một điều rất lạ.Điều mà khẩu vị mà các dân tộc đến từ đồng bằng hiếm có được.Đó là người dân ở đây thích ăn mặn và khả năng ăn tạp rất tốt(đây là sở thích đa số của người dân tộc thiểu số ở đây.Ngày xưa thì khỏi nói còn bây giờ thì bắt đầu có sự thay đổi tí.Sự thay đổi đó là ăn uống theo lối “Kinh hóa”,nó diễn ra ở những hộ gia đình khá giả hoặc giầu,tuy vậy khả năng ăn tạp vẩn duy trì cho đến bây giờ đối với khẩu vị của người Xê Đăng.Tôi đã điều tra thực tê,bản thân tôi cũng ăn tạp tốt) .Ăn tạp ở đây không phải theo nghĩa là ăn lung tung,ăn thứ bậy bạ hay ăn mất vệ sinh mà là khả năng ăn những món ăn pha trộn với nhau thành một món duy nhất và khi ăn vào nó sẽ làm thay đổi chất vị của món ăn ban đầu bỏ vào.Ví dụ khi chúng ta nấu bắp cải chúng ta có thể bỏ thêm cá vào để nấu chung ,để ăn nó lạ hơn hay khi chúng ta xào lá mì chúng ta có thể bỏ thêm cà hay mắm vào ,ăn vào nó sẽ khác ngay và ngon hơn.Đây là cách ăn rất thích của dân tộc Xê Đăng chúng tôi.Đó gọi là ăn tạp.Khả năng này chắc dân tộc khác đặc biệt là các dân tộc đến từ đồng bằng chắc ít lắm(có nhưng mà hiếm,bởi vì tôi đã từng sống và ăn uống với người Kinh,hầu hết họ không thể ăn theo kiểu đó của tôi)
Ngoài ra,người dân tộc bản địa ở Tây Nguyên nói chung và người dân tộc Xê Đăng nói riêng rất thích uống những chất kích thích mạnh ,đặc biệt là rượu,như là rượu ghe sắn ,rượu ghe nếp hay rượu  gạo(dân trong vùng quen gọi là rượu trắng).Trong đó rượu trắng thì khỏi nói.Đây là một vấn nạn mà dân Xê Đăng chúng tôi gặp phải.Thứ rượu đó quả thật khủng khiếp.Không những nó làm suy thoái về giống nòi mà còn trực tiếp hủy hoại đạo đức,lối sống và phong tục bản sắc văn hóa riêng của dân tộc tôi.Tại sao tôi lại nói vậy?Điều này cũng có cơ sở của tôi.Thứ nhất,nó làm suy thoái nòi giống.Trong rượu có chất cồn và các chất kích thích độc hại khác.Đăc biệt là cồn,nếu pha quá nhiều vào trong rượu thì sễ nguy hại trực tiếp cho bào tử và dạ dày.Đó là chất cồn này sẽ “ăn mòn” dần dạ dày và bào tử dần dần nó mỏng  và cuối cùng là ….Rượu vốn là mặt hàng không bao giờ “uế” ở chổ tôi.Có khi người “cung” còn không kịp “cung” nữa là đằng khác.Cứ trung bình làng tôi “tiêu thụ” chất hại đó khoảng 50 đến 60 lít/1 ngày(bởi vì trong làng tôi có ba quán bán rượu,mà mỗi quán cứ lúc nào cũng có 20 lít thùng rượu để bán.Nhập vào buổi sáng thì đến tối khoảng 8 đến 9 giờ thì hết.Còn quán nào nhập muộn hơn thì thời gian đó còn sót chút ít.Thời gian trên tính từ cuối năm 2011 và trong năm 2012).Có ngày còn cao hơn con số đó(các ngày có lễ hội làng),có ngày thì thấp hơn,..Cứ trung bình 60 lít chất kích thích độc hại đó “tưới” dân làng tôi để “bón” nòi giống thì làm sao mà không suy được chứ.Đã có rất nhiều cái chết thương tâm mà nguyên nhân từ rượu ra.Đó là trường hợp của bác tôi (A Đil ) sau khi đi uống rượu say về bị trúng gió và cuối cùng phải từ dã cõi đời một cách đột ngột( Bác cả tôi-A Đil mất năm 2005),rồi bác thứ hai của tôi cũng mất mà nguyên nhân từ rượu.Bác A Hương bị bệnh lao nặng mà lúc còn sống bác tôi uống rượu nhiều nên bệnh gan càng ngày càng nặng thành bệnh ác tính và phải vĩnh biệt trần thể vào năm 2010,rồi trường hợp của thầy A Quang Giai thì bị liệt cả hai chân ,trong khi mới ngoài 50( thầy Giai sinh năm 1955) tính đến năm 2010…Mặt khác là bũa nay các trẻ em và người dân tôi càng ngày càng lùn ,thấp,nhỏ con hơ so với trước đây(các cụ già ,bà già trong làng so sánh vậy)…Rồi thứ hai,rượu phá hoại nề nếp,thuần phong mĩ tực của làng tôi và dân tộc tôi.Đó là việc mất bản sắc văn hóa của dân tộc.Ngày nay trong tiệc cưới,ăn hỏi,mừng tuổi,sinh nhât,…hầu như rượu trắng chiếm ưu thế,có làng như làng Đăk Rao(thị trấn Đăk Tô) thì tiệc rượu đính hôn của họ hoàn toàn là rượu trắng( tôi đã từng tham dự tiệc rượu đính hôn đó vì có bạn tôi đã lấy làng đó)
  Về xã hội,hình thức tồn tại xã hội duy nhất của các dân tộc ở điạ bàn tỉnh Kon Tum khi xưa là “làng”.Đây là đơn vị căn bản của các dân tộc thiểu số tại Kon Tum và Tây Nguyên. “Làng” của các dân tộc ở Kon Tum và Tây nguyên khi xưa khác hẳn với “làng” của dân tộc Kinh ở Đồng Bằng ở chổ tính tự trị độc lập và cộng đồng cao độ.
Hầu như các “làng” (trước khi và trong khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây từ đầu thế kỉ XX trở về trước đó) giống như một “quốc gia độc lập”.Ở đó người đúng đầu “làng” gọi là “già làng”.Ngoài ra có làng còn có chế độ “tù trưởng”(như các dân tộc Gia Rai,Ê Đê,.. ở tỉnh Gia Lai và Đăk Lắc).Gìa làng thường được chọn những người có uy tín nhất,đồng thời người già làng là người giàu nhất trong làng đó.
“Các dân tộc ở Trường Sơn-Tây Nguyên cho đến cuối thế kỉ XIX xã hội của họ đang ở trong giai đoạn cuối cảu xã hội nguyên thủy tan rã bước sang xã hội có giai cấp.Tổ chức xã hội duy nhất là làng(buôn, plây)…”(*)
Già làng là người quyết định công việc đại sự của làng, là người huy động trai tráng trong làng làm thành quân đội để bảo vệ làng,là người tuyên chiến hay đình chiến  với các làng xung quanh và trong vùng, là người quyết định trao đổi buôn bán giữa làng này với làng khác.Đồng thời già làng là người qui định tục lệ của làng như:hôn nhân ,xử phạt kẻ phản bội,thưởng kẻ có công,….Cái vị trí già làng thường dược người giữ chức đó giữ đến chết và không phải cha truyền con nối.Khi già làng này chết đi sẽ bầu người khác thay thế với điều kiện tương tự như người trước,có trường hợp vẩn bầu người con của già làng đã chết trước đó nếu người con đó có uy tín và tài năng như cha.Thường già làng là tổng chỉ huy tất cả các mặt cao nhất của một làng đó kể cả quân sự lẫn dân sự và tâm linh.
Kể cả sau này khi thực dân Pháp đặt chân lên đây,thì thực dân Pháp để lấy lòng của người dân tộc thiểu số bằng cách dụ dỗ ,cho muối ăn,quần áo mới theo kiểu tây,cho làm quan của Tây,…Có làng bề ngoài vẩn vui vẻ nhận chức của quan Tây nhưng thực chất các làng đó vẩn sinh hoặt và hoạt động độc lập ,không bị ràng buộc bởi chính quyền thực dân Pháp tại Kon Tum.
Pháp vốn đã rất sợ dân “mọi”(kiểu người Pháp gọi dân tộc bản địa nơi đây một cách khinh miệt và ác cảm đáng sợ của chúng) nổi loạn thì khó mà dập tách được(vì ai cũng trốn lên rừng,khó mà tiêu diệt) nên không quan tâm mấy đến công việc nội bộ của các làng.Vì vậy trong thời Pháp thuộc tính “độc lập” của các làng vẩn không thay đổi, trừ các làng của người Ba Na ở gần thành phố Kon Tum ngày nay.Do họ nằm trực tiếp nơi trung tâm cai trị của Pháp tại Kon Tum.Điều này khi mà trang web sau đây có phản ánh sự nổi lên chống lại sự cai trị của người Pháp tại Kon Tum khi những tên xâm lược này “vô tình” can thiệp vào “công việc nội bộ” của các “làng”.Đoạn miêu tả như sau: “…Khi giặc Pháp đến, đồng bào Thượng đủ mọi sắc tộc theo các chiến sĩ Cần Vương hoặc tụ họp nhau lại đánh Pháp. Năm 1901, đồng bào Sédang đánh đồn Psi ở ngã ba sông DakPsi, Dak Pocô. Giặc lập đồn này để ngăn chặn sự liên lạc giữa đồng bào Sédang với đồng bào Djarai, Halang ở phía Nam. Quân Pháp thua to, tên đồn trưởng Robert bị đâm trọng thương, giặc phải rút về tỉnh lỵ. Năm 1902, đồng bào ta lại tấn công đồn Nong Pot, giết đồn trưởng Henri và phục kích một toán quân tại Kapeu do tên Sicre chỉ huy. Pháp trả thù đem quân càn quét, đốt phá buôn sóc, giết hại dân làng, trâu bò. Đến năm 1910, đồng bào Thượng chống việc bắt đi phu làm đường rồi cùng tù trưởng Bé chiếm đồn Dakto, giết ba sĩ quan Pháp. Giặc khó lòng kiểm soát dân số vì đồng bào ta thường rút vào rừng sâu tụ hợp nhau lại tìm cách đánh giặc. Năm 1938, đồng bào Thượng ở vùng Bắc Kontum tổ chức nhiều trận tấn công vào đồn bót của giặc….” (8)
 
Cầu Dak Bla năm 1950

 Trong suốt thời kì nhà nước Chăm Pa và sau này là thời chúa Nguyễn,rồi đến phong kiến Triều Nguyễn chỉ tuyên bố vùng này là của Chăm Pa ,Của Đàng Trong,hay của phong kiến triều Nguyễn Việt Nam.Họ chỉ tuyên bố có lệ như vậy chứ chưa thể thành lập một đơn vị hành chính để cai trị mãi đến sau này người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo. Trong giai đoạn 1841 - 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum.
  Năm 1867, “thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum - Tây Nguyên. Bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc trong vùng, thực dân Pháp đã thôn tính Kon Tum và Tây Nguyên  Năm 1892, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên do một cố đạo người Pháp là Vialleton, còn gọi là cha Truyền cai quản.Ngày 4-7-1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính: một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc tỉnh Phú Yên).
Ngày 25-4-1907, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó. Ngày 9-2-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum)”(2).
Như vậy Kon Tum mới được biết đến như một đơn vị hành chính có nhà nước quản lí là từ năm 1892 chính thức thành một đơn vị hành chính có chính quyền trung ương quản lí là móc năm 1913.Trước đó vùng đất Kon Tum “chưa” có chính quyền chung để quản lí .Vì vậy mà nơi đây một thời đã từng hình thành các “nước độc lập” là các “làng” mà ở đó hòa bình ,giao lưu ,kể cả chiến tranh giết chóc đều có xảy ra.Mỗi dân tộc,mỗi vùng quê trong quá khứ đều xảy ra những biến cố mà lịch sử không thể quên được,hi vọng bài viết này cung cấp một phần thông thông tin về dân tộc Xê Đăng và các dân tộc khác trong tỉnh Kon Tum trong quá khứ cũng như hiện tại và đặc biệt là bản thân tôi ,làng tôi và dân tộc của tôi.
  Trải qua quá trình đô hộ của 78 năm của Thực dân Pháp (năm 1867-1945),nhân dân các dân tộc ở đây hằng ngày chịu sự áp bức bốc lột và quấy nhiểu.Tuy nhiên sự áp bức bốc lột ở dây mang tính chất lõng lẻo và ít bị ràng buộc .Nếu như các dân tộc đồng bằng bị,áp bức, bốc lột “đến tận xương tủy” của hai tầng bốc lột :Phong kiến và Đế quốc Thực dân thì dân ở Kon Tum mà dặc biệt dân tộc thiểu sô,Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị lỏng lẻo.Bao trùm của chính sách đó là súi dục,vỗ về,chia rẽ,khấy động mẫu thuẩn giữa các dân tộc trong vùng này,…Đấy là chính sách chúng thực hiện ở đây.Tuy cai trị lỏng lẽo như thế,chúng không thể nào lấy lòng hoàn toàn để chúng “khai hóa” vùng này được.Bởi vì chúng luôn bị các dân tộc ở đây tấn công,đánh phá các đồn điền và cơ ở hành chính của chúng: “Khi giặc Pháp đến, đồng bào Thượng đủ mọi sắc tộc theo các chiến sĩ Cần Vương hoặc tụ họp nhau lại đánh Pháp. Năm 1901, đồng bào Sédang đánh đồn Psi ở ngã ba sông DakPsi, Dak Pocô. Giặc lập đồn này để ngăn chặn sự liên lạc giữa đồng bào Sédang với đồng bào Djarai, Halang ở phía Nam. Quân Pháp thua to, tên đồn trưởng Robert bị đâm trọng thương, giặc phải rút về tỉnh lỵ. Năm 1902, đồng bào ta lại tấn công đồn Nong Pot, giết đồn trưởng Henri và phục kích một toán quân tại Kapeu do tên Sicre chỉ huy. Pháp trả thù đem quân càn quét, đốt phá buôn sóc, giết hại dân làng, trâu bò. Đến năm 1910, đồng bào Thượng chống việc bắt đi phu làm đường rồi cùng tù trưởng Bé chiếm đồn Dakto, giết ba sĩ quan Pháp. Giặc khó lòng kiểm soát dân số vì đồng bào ta thường rút vào rừng sâu tụ hợp nhau lại tìm cách đánh giặc. Năm 1938, đồng bào Thượng ở vùng Bắc Kontum tổ chức nhiều trận tấn công vào đồn bót của giặc”…  Như vậy qua đó cũng đã thấy sự nổi lên của các dân tộc nơi đây.
Mãi sau này ngày 25 tháng 8 năm 1945,cách mạng tháng 8 thành công ở Kon  Tum ,chính quyền mới được thành lập .Đó là chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa. “Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.”(11)Tuy nhiên chỉ thời gian sau đó,Pháp đã tiến hành tái chiếm Kon Tum “Ngày 26-6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị vùng này. So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng không mấy thay đổi. Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là một công sứ người Pháp, bên dưới có các huyện thường do tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi đến làng. Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở.” (12) .Về phía chính quyền Cách mạng thì cũng tiến hành tổ chức chính quyền Kon Tuim như sau “sau khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời tan rã, tổ chức Đảng bị phân tán, thất lạc. Trong thời gian này, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ.

Tháng 1-1947, thành lập Phân khu 15, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 8-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3-1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Ban cán sự Gia - Kon ra quyết định thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2 (Đăk Tô); khu 3 (Konplong).(13) .Như vậy cả chính quyền Thực dân Pháp và chính quyền cách mạng đều song song tồn tại ở vùng đất Kon Tum này.Sự tồn tại nhiều chính quyền nơi đây ít nhiều tác động trực tiếp đời sống vốn bình yên và êm ả của các bản làng người dân tộc thiểu sô ở vùng đất nơi đây.Đó là có làng thì chịu ảnh hưởng của chính quyền Pháp,có làng thì thuộc ảnh hưởng của chính quyền Cách mạng.
     Tuy vậy sự xáo trộn không được bao lâu thì tháng 2-1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng.Sau đó hiệp định Giơ-Ne được kí kết ở Giơ- ne –vơ(Thụy Sĩ ) phân chia Việt Nam ra hai miền.Miền Bắc(từ vĩ tuyến 17 trở ra) dưới sự quản kí của lực lượng Cách mạng theo chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu.Miền Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào) thì do lực lượng Liên hiệp Pháp(sau này là quân đội Việt Nam Cộng hòa quản lí) và chính phủ Việt Nam cộng hòa do thủ tướng Ngô Đình Diệm(sau trở thành Thổng thống) đứng đầu.Như vậy từ sau năm 1954 ở Việt Nam tồn tại hai chính quyền với ý thức hệ khác nhau.Miền Bắc xây dựng chế độ “Cộng sản” và đi lên chủ nghĩa Xã hội do Trung Quốc và Liên Xô bảo trợ.Miền Nam xây dựng chế độ “Quốc gia” và đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa do Mĩ bảo trợ.
   
                    Hình ảnh về cầu Đăk Bla năm 1950
Như vậy,phẩn đất Kon Tum thuộc về miền Nam Việt Nam.Sau năm 1954 ,Kon Tum chịu sự quản lí của chính quyền miền Nam( tức VNCH hay chính quyền Sài Gòn hoặc “Ngụy” quyền Sài Gòn theo cách gọi của những người Cách mạng).Theo tông tin của cổng điện tử tỉnh Kon Tum thì “sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ - ngụy tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.

Năm 1958, nguỵ quyền thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, nguỵ quyền thành lập thêm quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận Toumơrông và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Konplong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Konplong không thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum.

Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông.

Sau năm 1965, phân cấp hành chính của Nguỵ quyền Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi. Đối với khu vực thị xã, thị trấn đông dân, chúng vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn, chúng giảm quận đặt thành phái viên hành chính.

Năm 1970, bộ máy hành chính của địch ngoài tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh, bên dưới có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tô, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viên hành chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển về Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum).

Năm 1972, nguỵ quyền cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính... (14) .Còn về phía Cách mạng(tức Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam sau chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) thì “đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện) và một thành phố.
 Khu 1: lúc đầu là vùng đông và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sông Pô Kô (phía tây) đến bờ sông Đăk Nghé (phía đông).
Khu 2: bao gồm toàn huyện Konplong ngày nay.
Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tô (nay thuộc huyện Đăk Hà) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay.
Khu 4: vùng tây huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nây Pui, phía tây giáp biên giới Lào.
Khu 5: được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ nên không còn. Một phần khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6.
Khu 6: từ Vơmơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong.
Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày nay.
Cuối năm 1956, đầu năm 1957, các khu vực được sắp xếp lại và chuyển đổi thành huyện: cắt một phần khu 3 giáp khu 6 thành khu 8; cắt một phần nam khu 2 thành khu 9; giải thể khu 6. Hình thành nên các huyện: khu 1 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H16; khu 2 và khu 9 sáp nhập thành huyện H29; khu 3 chuyển thành huyện H30; khu 8 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H80; khu 4 thành huyện H40; khu 7 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H67.

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các huyện trong tỉnh Kon Tum đều được gọi theo tên mật danh như: H16, H29, H30, H40, H67, H80. Riêng thành phố Kon Tum lúc đó mang mật danh là H5. Vùng KonHring (nay thuộc huyện Đăk Hà) mang mật danh H9.
 ứng với mỗi mật danh có tên gọi cụ thể là: H16 (Konpraih); H29 (Konplong); H80 (Đăk Tô); H5 (thành phố Kon Tum); H30 (phía đông Đăk Glei); H40 (phía tây Đăk Glei); H67 (Sa Thầy); H9 (Kon Hring).
 Sau khi tỉnh Kon Tum được giải phóng (17-3-1975), toàn tỉnh có thành phố Kon Tum và 6 huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67.(15)
   
            Căn cứ quân VNCH tại Tân Cảnh năm 1972
Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975,thì chiến sự tại đây diễn ra rất ác liệt,.Trong năm 1967 thì có trận Đăk Tô nổi tiếng.Đây là trận đánh giữa Quân đội nhân dân Việt Nam(có các đơn vị Sư đoàn 1 BB,Trung đoàn 24 BB,Trung đoàn 40 pháo binh),Quân Giải phóng miền Nam( tiểu đoàn 304) với quân đội Mĩ (Sư đoàn 4 BB, Lữ đoàn 173 , Một lữ đoàn của sư đoàn kỵ binh bay, Các đơn vị không quân hiệp đồng tác chiến),quân lực Việt Nam Cộng Hòa(Lữ đoàn bộ binh 42).Kết quả là là ta đã đánh thiệt hại các đơn vị quân đội Mĩ và VNCH tại đây.
Bước vào năm 1972.Chiến sự ở Kon Tum diễn ra rất quyết liệt.Trong năm này phía Cách mạng gọi là “Chiến dịch Nguyễn Huệ” hay “Chiến dịch Xuân-Hè”,Còn phí Mĩ và VNCH thì gọi là “Mùa hè đỏ lửa”.Tuy tên gọi khác nhau hay cách gọi như thế nào đi nữa thì năm Nhâm Tý (1972) thật sự là đỉnh cao của mức độ ác liệt trong chiến tranh Việt Nam.Năm Nhâm Tý dã chứng kiến sự “ra đi” biết bao sinh mạng của người Việt Nam trong đó có binh lính tất các bên tham chiến và dân thường.Kon Tum cũng nằm chung trong sự sôi động của chiến tranh Việt Nam đó.Lúc này Kon Tum thuộc mặt trận B3(theo sự phân chia của chính quyền Cách mạng) do tướng Hoàng Minh Thảo –Tư lệnh mặt trận Chỉ huy.Còn phía Việt Nam Cộng hòa, Kon Tum thuộc Quân Khu II,Quân đoàn II do trung tướng Ngô Du chỉ huy( sau được thay thế bởi thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn).
    
     
  Xe tăng QĐND Việt Nam tiến vào giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh năm 1972  
  Cũng trong năm 1972 ,Quân đội Nhân dân Việt Nam,Quân Giải phóng miền Nam gồm 3 sư đoàn bao gồm Sư đoàn 320, Sư đoàn 10Sư đoàn 2 Sao Vàng từ khu 5 lên tăng cường, 2 trung đoàn pháo thuộc mặt trận B.3, 2 tiểu đoàn xe tăng  tấn công mạnh ở Bắc Tây Nguyên ,Mặt trận chính ban đầu là ở Đăk Tô-Tân Cảnh,giai đoạn sau là vùng xung quanh T.P Kon Tum ngày nay.Trong trận Đăk Tô-Tân Cảnh năm 1972,các đơn vị Quân dội nhân dân Việt Nam tấn công mạnh mẽ vào tuyến phòng thủ của Sư Đoàn 22 BB(Sư đoàn 22BB có tới 4 trung đoàn hợp thành là 40,41,42,47,tuy nhiên trong cụm phòng thủ tại Đăk Tô-Tân Cảnh thì thiếu trung đoàn 40 và 41,chỉ có 2 trung đoàn tham gia là trung đoàn 42 ở Tân Cảnh và trung đoàn 47 ở thi trấn Đăk Tô,sau này khi tái lập lại Sư đoàn thì trung đoàn 47 được thay thế bởi trung đoàn 52),hai căn cứ dù Charlie(tiểu đoàn 11 dù chiếm đống do trung tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy và bị tử trận sau đó do một đạn pháo rơi trúng hầm chỉ huy của ông ta) và Delta .Sau đó các căn cứ trên của địch bị thất thủ,ngày 24/04/1972 ta chiếm cứ điểm Đăk Tô-Tân Cảnh,xóa sổ hầu như hoàn toàn trung đoàn 42 và 47 cùng bộ tổng tham mưu tác chiến và hành quân Sư Đoàn(Sư đoàn 22 BB) của QLVNCH,đại tá Lê Đức Đạt –Sư đoàn trưởng Sư đoàn 22 BB bị tử trận.Đăk Tô-Tân Cảnh được giải phóng.Tàn quân Sư Đoàn 22BB của VNCH chạy về Kon Tum.
      Những tháng tiếp theo ta(thêm Sư đoàn 968) tiếp tục tấn công vào Kon Tum( 3 đợt tấn công),đánh mạnh vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 23(gồm trung đoàn 44,45,53),Địa phương quân Kon Tum do đại tá Lý Tòng Bá cầm đầu.Tuy nhiên QLVNCH đã tổ chức kháng cự quyết liệt cộng thêm sự hở trợ của máy bay B52 đã gây cho ta nhiều thiệt hại.Đến đêm 5-6-1972, ta lui quân và mặt trận Bắc Tây Nguyên cơ bản đã kết thức phần ác liệt của nó
Đặc biệt là trận đánh tại điểm cao 601 trong năm 1972 .Bởi vì  Điểm cao 601 có vị trí chiến lược rất quan trọng nên nếu chiếm được vị trí này thì có thể khống chế con lộ 14 từ Duyên Bình về Kon Tum vì vậy ta quyết tâm đánh chiếm, về phía địch chúng cũng bằng mọi cách cố thủ. Trong hai ngày mồng 10 và 11 tháng 4 năm l972, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ta đã thắng lớn tại Điểm cao 601. Kết quả thu được: Diệt gọn 2 chi đội thiết giáp địch, một đoàn xe hàng, phá hủy 28 xe (có 14 xe tăng, xe thiết giáp M113 và 14 xe vận tải), phá hủy 72 tấn hàng quân trang, quân dụng, diệt gọn một trung đội bảo an, đánh thiệt hại nặng 2 đại đội dù, đánh thiết hại sở chỉ huy lữ đoàn dù 23, trận địa súng cối, diệt hàng trăm tên địch, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 2 khẩu cối 106,7 mm, thu hơn 15 súng các loại, ta cắt đứt hoàn toàn đường 14. Cùng với bộ đội địa phương và dân quân du kích, đây là trận đánh cắt giao thông có hiệu suất cao của Trung đoàn 28 trong chiến dịch Xuân - Hè 1972 ở Tây Nguyên.(16) 
   Kể từ sau ngày ký Hiệp định Pa ri (từ đầu năm 1973 đến 1975), khu vực Điểm cao 601, Dốc K’Rang Loong Phă (Dốc Đầu lâu) và toàn bộ khu vực Đăk La, Hà Mòn là vùng tranh chấp giữa chính quyền cách mạng và VNCH.Các nơi đó thường xuyên có những đấu súng,đấu trí rất quyết liệt mãi cho đến năm 1975 thì mới kết thức.
Sau khi tỉnh Kon Tum được giải phóng (16-3-1975), toàn tỉnh Kon Tum có 1 TX Kon Tum và 6 huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67.
Tháng 10-1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện: huyện Konplong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40), thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện Đăk Tô (H80). Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở phần đất của H67 cũ.

Tháng 10-1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Theo đó, một số huyện mới được thành lập như Ngọc Hồi (năm 1992); Đăk Hà (năm 1994), huyện Kon Rẫy (năm 2002), huyện Tu Mơ Rông (năm 2005).Đến năm 2009, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố(TP Kon Tum được thành lập ngày 30/04/2009 thay cho TX Kon Tum trước đó) và 8 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

II.Chiến tranh,xung đột giửa làng Kon Mông với các làng xung quanh trong lịch sử  
 Từ xa xưa cho đến khi người Pháp đặt chân đến Kon Tum vào giữa thế kỉ XIX, dân tộc thiểu số nơi đây hầu như tách ra khỏi thế giới bên ngoài.Trong suốt thời kì phong kiến ,từ thời Chăm Pa,thời hậu Lê ,Thời chúa Nhuyễn và kể cả triều đình nhà Nguyễn hầu như không thiết lập được chính quyền chính thức để cai trị nơi đây,tuy nhiên cuối thời Minh Mạng đầu thời Thiệu Trị năm 1840 mới cho lập Bok Seam(một cái tên)-Người dân tộc thiểu số Ba Na sống gần làng Kon Tum (thành phố Kon Tum ngày nay) cai quản các bộ tộc Tây Nguyên.
         

Ảnh chụp năm 1890 của Charles-Marie David de Mayréna(tức Marie đệ I) (3)

Tuy vậy chức vụ này chỉ là bù nhìn vì ông này hoàn toàn không có ảnh hưởng đến các dân tộc khác ở Kon Tum và Tây Nguyên vì theo lời kể của các cụ già trong làng tôi(ông nội tôi A Hleng, bà Yă Wộ,A Kloi,…) thì lúc bấy giờ các dân tộc thường xuyên xãy ra chiến tranh,đánh phá,cướp bốc ngôi làng của nhau,cụ thể dân tộc Xê Đăng và Ba Na(hai dân tộc thiểu số lớn ở Kon Tum) trong quá khứ thường xuyên xây ra chiến tranh,đăc biệt là thời mà tên thực dân lên làm vua của “vương quốc Xê Đăng”(năm 1899) là Maria đệ I(hiệu của tên Thực dân) đã chỉ huy các quân đội của các làng Xê Đăng đánh lại làng  người Ba Na ở xung quanh Kon Tum dưới bảo trợ của công sứ Quy Nhơn-thực dân Pháp,Chiến tranh nổ ra ,hai bên đều thiệt hại và ra sức cướp bốc và giết hại nhau giữa các làng người Ba Na và làng người Xê Đăng.Đây thực chất chính sách chia rẽ các dân tộc bản địa và biến các dân tộc ở đây thành những công cụ để giết hại lẩn nhau và phục vụ mực đích thực dân của của bọn chúng.Mặt khác trong nội bộ các dân tộc,ví dụ dân tộc Xê Đăng chúng tôi,trong quá khứ cũng xẫy ra chiến tranh giũa các làng người Xê Đăng với nhau,để tranh giành bá chủ “làng giàu nhất và mạnh nhất” .Vì vậy mà theo lời kể của các cụ già trong làng, làng Kon Mông chúng tôi có tinh thần “hiếu chiên,hiếu thắng” nên thường xuyên xây ra chiến tranh với các làng xung quanh,tiêu biểu là vụ tiến đánh và tiêu diệt hầu như toàn bộ con dân của làng Kon Tây(sự việc này xẫy ra thời Pháp thuộc,khoảng cuối thể kỉ XIX đầu thể kỉ XX, bởi vì theo lời kể lại của các cụ già trong làng thì người đứng đầu làng của chúng tôi vùa làm già làng vùa có chúc vụ “cai tổng” do Pháp bổ nhiệm) rồi sau đó những người dân còn sống sót của làng Kon Tây và người đứng đầu làng Kon Mông chúng tôi “thề thốt” và “nguyền rủa” nhau kiểu gì mà bây giờ con cái cấm không được lấy nhau.
     Còn vụ khác với làng Đăk Gấp(nay thuộc xã Ngọc Yêu,huyên Tu Mơ Rông,tỉnh Kon Tum) ,nghe các ông cụ gìa kể lại(có người đã tùng là chiến binh của trận đánh đó như ông  của A Pan(đã mất cách đây trên 10 năm) và nhiều cụ già khác nữa ,họ đểu đã mất hết) thì nguyên nhân là do người dân làng Đăk Gâp một lần cướp vò,hữ đựng đồ và của cải của làng Kon Mông(vì lúc này làng Kon Mông đang giàu và mạnh trong vùng ) và còn bắt một sô dân của làng Kon Mông làm nô lệ ,như vậy chiên sự giửa 2 làng nổ ra,nghe các cụ già kể lại chiến trường là địa bàn vùng Ngọc yêu,huyện Đăk Tô(nay là huyện Tu Mơ Rông),Tỉnh Kon Tum hiện nay,trận này chiến binh Kon Mông chủ động kéo lên đón đánh chiến binh làng Đăk Gâp tại địa bàn nói trên(dĩ nhiên chiến trường còn rộng hơn nũa và tôi chưa được biết),trận này mỗi bên vài trăm người.Các cụ già kể lại khi chiến sự xông bên làng Kon Mông thắng và làng Đăk Gấp chỉ còn vài chiến binh tứ tán vùng Ngọc Yêu.Và bên Kon Mông bắt nhiều dân làng Đăk Gấp làm nô lệ.Tuy đã thất bại,nhưng làng Đăk Gâp chưa từ bỏ mộng trả thù,vì cái vùng Ngọc Yêu đó, làng Đăk Gâp là làng lớn,giàu và mạnh trong vùng nên họ quyết đính phát quân đánh lần thứ 2.Lần này họ đã bí mật đưa quân kéo đánh đên tận con sông Đăk Pxi(là dịa bàn thống trị và ảnh hưởng của làng Kon Mông lúc bấy giờ,các cụ kể lại làng Kon Mông lúc đó bao trùm toàn bộ Xã Đăk Hring bây giờ,dấu tích chứng minh là những ngôi mộ cổ qua các đời nằm rãi rác ở thôn 4,xã Đăk Hring, thứ 2 là nghĩa Địa “Lớn” năm trên một quả đồi có niên đại từ thể kỉ XVIII và thể kỉ XIX,nghĩa địa dài hơn 2 Km lúc ban đầu,và còn nghĩa địa khác nữa ở gần thôn 6 và thôn 7,nghĩa địa này có miên đại lâu hơn nữa so với nghĩa địa “Lớn” và bây giờ nó chỉ còn là dấu tích với những cổ vật như dao,kiếm ,giáo mác,rìu,…vẩn còn rãi rác trên mặt đất,những ngôi mộ không còn nhận ra nữa vì đất đã được san bằng để làm rẫy nhưng dưới lòng đất đó bào nhiêu ngôi mộ của thế hệ làng Kon Mông còn nằm yên nghỉ ,tất cả các nghĩa địa đó đều là của làng Kon Mông,những người nằm dưới đó phải chăng trong số họ đã từng là chiến binh của các trận đánh mà tôi nêu trên )nay thuộc địa bàn của thôn 4B(là làng Pa Cheng) nơi diễn ra trận đánh lần thứ 2 và là trận cuối cùng đối với làng Đăk Gâp với Kon Mông.Tham gia trận này ngoài “chủ nhà” là làng Đăk Gâp còn một số làng khác nữa như làng Kon Đào(nay thuộc thôn 5 xã Đăk Hring),làng này không trục tiếp tham chiến nhưng góp thuyền tham gia chở quân cho làng Đăk Gâp nên sau này làng Kon Mông cấm quan hệ hôn nhân với làng Kon Đào,(di chứng này còn truyền đến bây giờ) vì đã giúp kẻ thù đánh làng Kon Mông.Kết quả cũng như trân trước và đợt này còn thưa nặng hơn lần 1 vì quân sô tham tham chiến đông hơn trước đều bị tiều diệt gần như hoàn toàn(theo lời kể) trên đường rút về Ngọc Yêu,tuy vậy tổn thất bên Kon Mông cũng không nhỏ.Từ trận đánh đó ,Đăk Gâp không còn khả năng trả thù nữa,nhưng trong lòng mỗi người dân làng Đăk Gấp ai cũng oán thù làng Kon Mông,từ khi thất bại làng họ suy sụp dần,và trở thành một làng bé nhỏ và bình thường như làng khác,không còn là “đại ca” một vùng nữa.Trong khi làng Kon Mông thì chiến thắng tiếng tăm lừng lẫy,càng giàu, càng mạnh,làng các dân tộc xa gần trong vùng phải kiêng nể.
  “Từ thất bại trong quá khứ ,làng Đăk Gâp vẩn còn mang hận thù với làng Kon Mông chúng tôi đến bây giờ ,tiêu biểu cho việc này là vụ giết “hụt” thầy A Quang Giai ,thầy năm nay(năm 2012) đã ngoài 50 rồi,do uống nhiều rượu nên bây giờ bị liệt 2 chân,không thể đi được nữa.Thầy là một giáo viên tiểu học ,công tác từ năm 1980 đến 2008 thì nghỉ trước thời hạn công tác do không thể tự đi được.Theo lời kể của thầy ,Vào đầu năm 1980 sau khi đã học xông khóa đào tạo giáo viên tiểu học thầy được nhận đi công tác và giảng giạy tai trường tiểu học xã Ngọc Yêu ,lúc đó là thuộc huyện Đăk Tô,tỉnh Kon Tum(nay thuộc huyện Tu Mơ Rông,tỉnh Kon Tum).Trong một lần giao lưu uống rượu với thanh niên của một làng trong xã Ngọc Yêu(lúc đó thầy còn trẻ,không biết trong quá khứ làng Kon Mông của thầy lại mâu thuẫn sâu sắc với làng Đăk Gâp trong xã Ngọc Yêu nơi thầy đang công tác đó) nên vui vẻ uống rượu không một chút đề phòng,và lo lắng.Rồi có một cụ già của cái làng đó hỏi thầy “Thầy từ đâu tới?”.Không một chút nghi ngờ ,thầy lễ phép trả lời “Dạ cháu tới từ Đăk Hring”.Ông già trợn mắt rồi hỏi tiếp “Làng của thầy tên gì?”Thầy vui vẻ đáp không chút phân vân “Dạ làng của cháu là làng Kon Mông”.Sau đó ông già đó không hỏi nữa và tiệc rượu vẩn cứ tiếp tục diễn ra.Sau khi gần tan tiệc,thầy được một người bạn(dân tộc thiểu số) cũng là giáo viên tiểu học đang công tác với thầy tại Ngọc Yêu nói rằng thầy nhanh chóng rời khỏi Ngọc Yêu càng nhanh càng tốt,Người bạn đó nói rằng sắp có âm mưu giết thầy đẻ trả thù chuyện thua đau trong quá khứ,Tất cả các ngả đường đều đã chặn hết.Nên người bạn đó đã rủ thầy chạy bộ theo đường rừng mà về lại Đăk Hring.Qủa đúng như vậy đêm hôm đó thanh niên làng Đăk Gâp xông vào chổ tiệc rượu với dao và súng tên tay(hồi đó dân còn cầm nhiều khẩu súng có từ thời chiến tranh) để giết thầy nhưng thầy đã trốn thoắt trước.Còn hỏi về người bạn kia tại sao lại biết có người sắp giết thầy thì thầy kể lại rằng tham gia bữa tiệc rượu đó ngoài thầy Giai còn có một sô giáo viên khác nữa(thầy Na ,thầy Lộc-người dân tôc thiểu số và người Kinh),trong số đó thì có bạn của thầy-người đã cứu thầy.Trong lúc đang uống rươu ,người bạn đó vô tình nghe được rằng “hôm nay chúng ta sẽ giết thầy Giai đến từ Kon Mông”,Nghe được chuyên này lập tưc người bạn đó đi tìm và báo lại cho thầy biết(người bạn đó không biết nguyên nhân từ đâu mà họ đòi giết thầy và thầy lúc này mới biết là làng Đăk Gâp lại thuộc địa bàn quản lí của xã Ngọc Yêu,nên sau này thầy đã kể lại cho người bạn đó biết tại sao họ lại đòi giết thầy)”(5) .Từ vụ đó thầy chưa nào quay trở lại xã Ngọc Yêu nữa.Chuyện đau thương của cha ông ta cớ sao lại kéo dài đên tận con cháu bây giờ nhỉ.
III.Làng Kon Mông và gia phả dòng họ
    1. Nguồn gốc của cái tên đệm “A”  ở nam và “Y” ở nữ :




Có ý kiến khác nhau về sự ra đời của tên chỉ định “A” ở Nam và “Y”.Tuy nhiên qua điều tra thực tê và hỏi những bậc tiên bối cao niên trong làng thì có hai ý kiên mà tôi cho là hợp lí nhất:
Nhà rông truyền thống làng Kon Mông

Ý kiến thứ nhất:Dân tộc Xê Đăng chúng tôi trước khi Pháp đặt chân đến chưa có đặt là “A” trước tên để phân biệt nam và nữ là “Y”.Vì như tôi đã trình bày,vùng đất và dân tộc của tôi ở ngày xưa hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài và chưa có sự quản lí của nhà nước chung,chỉ mãi sau này sự xâm lược của thực dân Pháp và chính quyền thực dân Pháp mới cho thành lập tỉnh Kon Tum(năm 1913) và kèm theo đó là vấn đề nhân khẩu con người được chú ý tới.Địa bàn làng tôi nằm trên địa phận thuộc huyện Đăk Tô(lúc đó gọi là đồn Đăk Tô thành lập năm 1920) lúc mới thành lập tỉnh(nhưng hiện nay là địa phận thuộc Thôn 3-Xã Đăk Hring-huyện Đăk Hà-Tỉnh Kon Tum) khi đó.Vùng này là nơi tập trung dân tộc Xê Đăng lớn nhất của tỉnh Kon Tum.Từ xa xưa ,các bản làng của người Xê Đăng xây dựng cho mình cuộc sống sung túc,hòa thuận,bên cạnh đó xãy ra xung đột chiến tranh giữa các làng để tranh dành làng giàu và “bá chủ” làng của các làng và của vùng.Tuy nhiên vùng này và vùng Kon Tum-Tây Nguyên nói chung,cuộc sống của người bản địa nơi đây hầu như hoàn toàn tách ra khỏi nhà nước phong kiến Chăm Pa và Đại Việt về mặt quản lí hành chính và hộ tịch.Tuy vậy về giao lưu buôn bán,trao đổi hàn hóa thỉnh thoảng vẩn có giữa người dân bản địa nơi đây và người Kinh từ miền xuôi lên nhưng họ không cư trứ lại lâu.
Vì nhà nước phong kiến không ảnh hưởng và không quản lí được người dân tộc thiểu số nơi đây về mặt hộ tịch, nên người dân nơi đây trước khi có chính quyền thực dân Pháp cai trị,các bố mẹ chỉ đặt tên cho mình một tên gọi duy nhất và khi sinh con cũng đặt như vậy.Ví dụ khi người con của một nhà đó sinh ra và bố mẹ nó chỉ đặ là “Pong”,và gọi luôn là “Pong” đó cả đời,người dân Xê Đăng thời xưa hầu hết chỉ có cái tên “một”  là kí tự duy nhất,hiếm khi được 2 hay 3 trở lên ,cả nam và nữ đều như vậy.Mãi sau này khi thực dân Pháp thiết lập chính quyền nơi đây,đẻ dễ việc khống chế và cai trị người dân tộc thiểu số nên chúng đã bắt người dân ở đây lần lượt đến trụ sở của chúng để khai tên,tuổi và hiện ở làng nào.Sau đó chúng lập ra hộ khẩu và bắt mỗi gia đình và dòng họ của mỗi nhà mỗi làng phải ghi tên vào đấy để dễ bề quản lí.Dĩ nhiên là người dân hồi đó mù chữ hầu như hoàn toàn, chỉ có ít người đi lại nhiều thì biết vài từ.Thực dân Pháp và những người làm cho Pháp là người viết tên vào sổ còn người dân chỉ phát âm lên cái tên của mình mà thôi.
Tuy thế có một điều trớ trêu,buồn cười là khi viết tên của mỗi thành viên trong gia đình hoặc dòng họ đó.Thực dân Pháp không phân biệt được ai là Nam hay Nữ vì ai củng chỉ có “một” cái tên gọi duy nhất.Người dân chúng tôi hồi đó không có dặt họ hay tên đệm như dân tộc Kinh để phân biệt.Nên sau đó chúng nghĩ ra cách đặt tên làm sao để phân biệt dược Nam hay Nũ(việc phân biệt Nam hay Nữ là việc quan trọng trong quản lí hộ tịch đối với chính quyền và cũng như bản thân mỗi công dân đó),Nghĩ mãi chúng mới nghĩ ra được để phân biệt được Nam đối với người dân tộc thiểu sô thì đặt thêm chữ đệm là “A” ở phía trước tên gọi.Ví dụ tôi tên hay gọi là “Bé”, tên đêm để phân biệt tôi là nam là “A” ở phía trước “Bé” và cấu tạo đầy đủ là “A Bé”(cái từ “A” ở đây hoàn toàn không phải là họ nên mọi người đừng nhầm đặc biệt là các bạn dân tộc khác).Và nữ cũng tương tự như vậy,để phân biệt là nữ thực dân Pháp cho thêm chữ đệm là “Y” đằng trước cái tên hay gọi đó.Ví dụ người nữ đó tên “Hồng” kết hợp thêm chữ đệm là “Y” nên thành “Y Hồng”(và “Y” ở đây cũng không phải là tên họ các bạn đừng lầm nhé).(Điều này được chúng minh trong thẻ căn cước của ông nội tôi là A Hleng ,tên thật là A Hleng sinh năm 1920 ,nguyên quán Đăk Tô-Kon Tum được làm vào năm 1969 tại ti cảnh sát Kon Tum của chế độ cũ và thứ 2 là được nghe kể lại nhiều từ những người già trong làng).Theo xác nhận của trang điện tử của ủy ban dân tộc Việt Nam thì “Tên của người Xơ-đăng không có họ kèm theo, nhưng có từ chỉ định giới tính: nam là A hay U, nữ là Y (ví dụ như A Nhong, Y Hên ),…”(7)
Qủa đúng như vậy ,có một số nơi nam có tên đệm là “U”(dân ở làng Kon Rôn-xã Ngọc Réo-huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum) hay “K”(dân ơ Đăk Lắc ,…) ,về cái này tôi cũng chưa rõ là đã có từ Pháp hay họ mới tự đặt cho tên mình sau đó chăng.Phải thật “cám ơn” thực dân Pháp đã đặt cho dân tộc thiểu số chúng tôi tên đầy đủ “đẹp” như vậy .Vì trong con mắt của chúng, dân “dã man”,dân “mọi” chúng tôi đáng sợ như thứ rừng vậy vì thường làm cho chúng thương vong bằng cung tên tẩm độc,giáo mác một cách đáng sợ nhất mỗi khi chúng đi “thăm” các “làng” dân tộc thiểu số để đòi thuế(ban đầu cái tên được đặt như thế với mực đích khinh miệt,ác cảm đối với người dân thiểu số vùng này sau này nó phát triển dần và được các chế độ sau này lần lượt dùng đặt tên để phân biệt nam,nữ .Bây giờ nó thành cái tên chính thống và bình thường đối với người dân tộc thiểu số chúng tôi).
Ý kiến thứ 2,thì ngồn gốc của bắt ngồn từ dân tộc Gier Triêng theo cách mạng .Họ được chính quyền cách mạng lôi kéo tham gia cách mạng và băt đầu có tên đệm tù đó.Theo ý kiến này thì tên đệm giành cho dân tộc chúng tôi mới xuất hiện sau giải phóng năm 1975.Đại diện cho ý kiến này nguyên giáo viên tiểu học A Quang Giai.
Không tin các bạn thử vào tỉnh Kon Tum và cứ hỏi  tên của một người dân tộc thiểu số bất kì ai cũng có cái tên “A” trước tên hay gọi đối với nam và “Y” đối với nữ ,trừ một bộ phận “con lai” đặc biệt thôi.
 2.Làng Kon Mông-làng tôi truyền thống lịch sử và lâu đời
    Làng tôi (theo các cụ già trong làng kể lại) là một làng có truyền thống lâu đời ở mãnh đất Kon Tum này .Làng Kon Mông ra đời lâu lắm rồi cũng được mấy trăm năm rồi.Không giống như đa số các thôn làng khác được thành lập do sự di dân,tái bố trí ,tái định cư của chính quyền Sài Gòn(1954-1975) hoặc của chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam hiện nay,nhưng làng tôi có bề dày tồn tại lâu đời tại một vùng cố định.
  Hiện nay làng Kon Mông theo đơn vị hành chính và quản lí của chính quyền của nhà nước CHXHCN Việt Nam thì thuộc thôn 3 –xã Đăk Hring-huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum.Vị trí là nằm biệt lập bên kia con suối Đăk Hring có cây cầu bằng sắt chạy qua.Phía Bác và Tây Bắc giáp thôn 1(làng…?..) ,phía Đông Bắc và phía Đông giáp với nông trường cao su do làng khai thác và xa xa giáp với thôn 6.Phía Nam giáp thôn 8 và thôn 9.
   Đại bàn Kon Mông ngày xưa có diện tích và vùng ảnh hưởng bao trùm toàn bộ xã Đăk Hring bây giờ.Minh chứng cho điều này là nghĩa địa cổ của làng trải qua các thời kì nằm rãi rác ở thôn 4, thứ 2 là nghĩa địa “Lớn” có tuổi thọ từ giữa thế kỉ XX trở về trước đó(khoảng thế kỉ XVIII,XIX và đến giữa thế kỉ XX),hiện nay nhũng ngôi mộ đó không không nguyên vẹn nữa,có ngôi mộ chỉ còn thấy tấm ván bằng gổ,có ngôi mộ chỉ còn là đống đất,có mộ đã bị san bằng đất,có ngôi mộ vẩn còn những hình dáng ban dầu của nó.Cụ tổ 5 đời của tôi nằm tại nghĩa địa Lớn này.Cụ tên là Jiệt (thời bấy giờ chỉ có một tên gọi duy nhất)Hiện nay mộ của cụ còn khá nguyên vẹn do hàng năm con cháu chúng tôi vẩn còn vào đây chăp sóc mộ cụ.Nghe ông nội của tôi kể lại cụ là một người giàu nhất trong làng Kon Mông lúc bấy giờ ,là người làm “già làng” đến mất.Cụ là một người quyết đoán,giỏi giao lưu quan hệ với các làng xung quanh và các vùng.Thời của cụ tương đương thời kì Pháp mới đặt chân lên Kon Tum.Làng Kon Mông thời của cụ là một trong những làng mạnh nhất và giàu nhất so với các làng khác trong vùng.theo ước tính tôi nhũng ngôi mộ nằm ở đây phải lên đến hơn 1 nghìn ngôi mộ vì diện tích của nghĩa đĩa bàn đầu có chiều dai gần 2 Km trải dài từ thôn 1,2 và 4 nằm trên đỉnh quả đồi thoải dài,chiều rộng khoảng chừng 700 đến 800 mét.Nghĩa địa này là nơi nằm yên nghỉ của biết bao thế hệ Kon Mông trải qua nhiều thế kỉ tồn tại trên mãnh đất đỏ cao nguyên hùng vĩ đó.Ngoài ra còn một nghĩa đĩa khác nữa có niên đại còn lâu hơn nghĩa địa “Lớn” .Giờ đây ngĩa địa này chỉ còn là dấu tích với những công cụ như rìu,dao,giáo mác, kiếm,…vẩn còn rãi rác trên mặt đất,không ai giám nhặt về đồ của người chết vì sợ họ ám ảnh theo nên cũng còn hơi nhiều.Nghĩa địa này không nhận dạng được nữa vì trên bề mặt đất của nó đã bị con người cày xới và biến nó thành rẩy để làm ăn sinh sống.Tuy vậy dưới trong lòng đất vẩn còn nhũng ngôi mộ nằm yên nghĩ theo thời gian của các thế hệ làng Kon Mông(đặc điểm của các dân tộc thiểu sô ở đây từ trước đến giờ dù làng đó to hay nhỏ cũng chẳng bao giờ “dùng” chung một nghĩa đĩa để chôn người chết dù có sát nhau đi nữa,mỗi làng có một nghĩa địa riêng của mình).Nghiã địa này nằm trên một đỉnh đồi được gọi là “Ngọh Drọh”(cái từ “Ngọh” ở đây có nghĩa là núi,và từ “Drọh” có nghĩa là sấm sét, tia chớp theo tiếng của dân tộc Xê Đăng làng Kon Mông, ám chỉ gọi ngọn núi này có lực lượng siêu nhiên đang thống trị).niên đại của nó vào khoảng thế kỉ XVII trở về trước đó(xác định thời gian theo sự kể của những cụ già cao tuổi trong trong làng).Nghĩa địa này nằm giáp với thôn 6 hiện nay(6).Còn nghĩa địa bây giờ làng chúng tôi đang dùng là nghĩ đại gần giáp với thôn 1,nghĩa địa này được sử dụng từ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ đến nay.Như vậy qua những dấu tích và tuổi đời nghĩa địa của các ngĩa địa của làng Kon Mông, cũng đã chứng tỏ địa bàn của làng Kon Mông khi xưa là bao trùm toàn bộ xã Đăk Hring (trừ địa bàn của thôn 5 ,thôn 13 bây giờ nhưng trong quá khứ những nơi ấy lại là đất rẩy,ruộng làm xa của làng Kon Mông)
Tôn giáo chính của làng Kon Mông cũng giống như các làng lân cận trong vùng là đạo Thiên chúa Giáo.Trước đây dân làng Kon Mông vốn theo tôn giáo nguyên thủy của mình là Tô Tem giáo(tôn giáo thờ cúng giàng,cây cối,động vật,…)Thế nhưng, tôn giáo nguyên thủy này dần dần bị thay thế bởi các linh mực người Pháp khi họ đặt chân đến Kon Tum.Họ đã đem theo đạo Thiên chúa để truyền vào đây.Tất nhiên với trình độ mong muội hồi đó kết hợp với việc bị cô lập với bên ngoài(phải công nhận ngoài ít một sô người Kinh ở miền xuôi đã tiếp xúc trước đó thông qua buôn bán trao đổi thì Pháp thực sự là các dân tộc bên ngoài  tiếp xúc trực tiếp và nhiều nhất với làng Kon Mông cũng như các làng người Xê Đăng ở Bắc Tây Nguyên này) thì dân làng Kon Mông chúng tôi dễ theo một tôn giáo mới mẽ là chuyện đương nhiên.Người linh mục đầu tiên có ảnh hưởng và tăng cường truyền đạo ở khục Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.Đó là linh mục Stêphanô Théodore Cuénot ( Hay gọi ngắn gọn là linh mực Que-Not,đọc phiên âm tiếng Việt là Thể,tức “Cha Thể”).Theo một số thông tin thì “ Ðức Cha Thể (Etienne Théodore Cuénot), Sinh năm 1802 tại Belieu, Besancon, Pháp, Giám mục Hội Thừa Sai Paris, địa phận Ðông Ðàng Trong, chết rũ tù ngày 14/11/1861 tại Bình Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kínhvào ngày 14/11” (9). Đây là linh mực được nhắc tên rất nhiều trong sách Kinh thánh ở Kon Tum và được coi là “thánh thần”.Riêng tôi cũng đã trực tiếp được nghe kể về công đức và cái chết của vị Linh mục này  từ bố mẹ tôi.Công cuộc truyền đạo của vị Linh mục này được miêu tả như sau “Một công trình lớn lao khác của Đức cha Thể là công cuộc truyền giáo cho các dân tộc thiểu số miền Thượng du, đặc biệt là dân tộc Bahnar. Chính Đức cha cử nhiều đợt người theo dõi, khích lệ và đưa ra những chỉ đạo thích hợp để anh em Thượng nhận Anh Sáng Tin Mừng…”(10).Kể từ đây làng tôi và vùng đất của tôi bổng dung có chúa “xuất hiện” và “che chở”.Trước đó(Đời cụ Ba Rê Khê gọi tôi bằng chắt thời trẻ chưa theo tôn giáo này mãi sau này gần về trung niên thì mới theo) làng tôi vẩn “vô tư” và sống bình thường trước thiên nhiên mặc dù chẵng có chuyện gì xẫy ra.Sau này khi “có” đạo rồi thì thứ tôn giáo nguyên thủy vốn được cha ông lưu truyền và “sử dụng” hàng nghìn năm thì nay nó đã trở nên “lạc hậu”,là “ma quỉ”, “thần chết” cần phải “vút đi”.Thay vào đó là tôn giáo “mới”, “hiện đại hơn”.Cũng chính vì Thiên Chúa giáo là một nền văn hóa mới từ phương Tây chắc hẵn văn minh hơn mà một số văn truyền thống của dân tộc chúng tôi như Lẽ hội cúng Giàng ,Lễ hội đâm trâu,….dần tan biến đi mà lẽ ra cha ông chúng tôi(thế hệ từ khi có đạo sau này) nên lưu giữ lại những giá trị bản sắc dân tộc cao quí đó.Tất cả những lễ hội đó đối với các làng “có đạo” như làng Kon Mông chúng tôi thì nó chỉ còn là “truyền thuyết trôi vào dĩ vẵng” mà thôi.Tôi viết những dòng chữ này không phải tôi có ý chống lại Giáo hội mà tôi chỉ muốn chỉ rõ một trong nhữn nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất bản sắc văn hóa của làng Kon Mông,của dân tộc Xê Đăng có đạo mà thôi.
   Về lễ hội và phong tục tập quán thì hằng năm làng Kon Mông chúng tôi có ngày lễ tết Nguyên Đán(chung với cả nước),Lễ Giáng Sinh,Lễ Phục sinh,…một sô phong tục còn lưu giữ cho đến ngày nay như là lễ lên ở nhà mới, tục uống rượu nước giọt,lễ ăn mừng lúa mới(đối với nhũng gia đình còn có rẫy ,ruộng trồng lúa thì thực hiện nghi lễ này,đối với gia đình sang trồng cây công nhiệp thì không còn nữa vì có lúa mới đâu mà tổ chức lễ ăn mừng),…Về cồng chiêng và dụng cụ âm nhạc truyền thống của làng tôi ngày xưa nhiều lắm,(ông nội tôi cũng có một bộ,nhưng kể từ khi ông qua đời thì cồng chiêng vô giá đó bỏng “chạy cao xa bay”.Thật buồn cho ý thức họ hàng của tôi) nhưng nay kiếm nhũng thứ đó còn khó hơn kiếm vàng.May mắn lắm làng tôi còn lưu giũ được một bộ dụng cụ nhac cồng chiêng do bà Sơ mua lại của làng nào đó rồi bảo nhũng người già trong làng cất đí.Tuy vậy thế hệ của cha,mẹ tôi vẩn biết múa và hát nhạc dân tộc chúng tôi,thậm chí còn biết đánh cồng chiêng nữa,thế còn thế hệ chúng tôi trở về sau này thì…???..Trong các lễ hội lớn(lẽ khánh thành nhà Rông,ma chay,…)thì dân Kon Mông chúng tôi lấy cồng chiêng ra đánh.Nghe nhũng âm thanh thật oai hùng,rộn ràng,nhộn nhịp vui tươi và trở về không khi ngày xưa của cha ông.
Về cưới xin thì đơn giản và có sự thay đổi theo thời gian.Nếu như thời cha ông trước đây ,trai,gái lấy nhau phải do bố mẹ hai bên sắp đặt sẳn theo lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”(bỏ qua giai đoạn yêu đương) thì nay việc cưới hỏi có sự thay đổi khác rồi.Đầu tiên,đôi trai gái yêu nhau rồi xin phép bố mẹ,gia đình,học hàng và nếu thuận lợi sẽ tiến tới đám cưới.Đám cưới của làng chúng tôi thật đơn giản,và không tốn kém nhiều,những đồ chuẩn bị cho lễ cưới là mười mấy vò ghe rượu(tùy hoàn cảnh cụ thể),mua một hay hai con lơn nguyên,mua ít mồi khác và chủ yếu là tự tìm các loại rau trong rừng là chính,…Sau khi cưới nhau,nhà nào có điều kiên kinh tế hơn thì về nhà đó lập gia đình và sự nghiệp(Do theo Thiên Chúa giáo nên nam,nũ bình đẳng trong hôn nhân) tức là trai có thể về nhà gái làm rễ khi nhà gái có điều kiện tế hơn nhà trai,hoặc ngược lại mà vẩn không sợ dư luận như các dân tộc khác(Kinh ,Mường,Tày,…).Việc này đã thành truyền thống của dân tộc có đạo như chúng tôi rồi.Về ma chay thì cũng đơn giản,sau khi người chết hôm nay thì đến mai là đem đi chôn ngay khi đã đủ bà con họ hàng thân thích nhất viếng thăm.,…Đó là một sô lễ hội và phong tục tập quán của làng Kon Mông chúng tôi.
Làng Kon Mông khi xưa là một làng lớn, dân sô lên đến gần nghìn người,(tuy nhiên hiện nay chỉ còn khoảng hơn 500 người trong đó tre em nhiều hơn ngươi lớn ,,,,?????,,) trong quá trình tồn tại và phát triển theo thời gian làng đã di chuyển nhiều địa diểm trong địa bàn xã Đăk Hring,hiện nay vẩn còn nhiều dấu tích tại những địa điểm mà trước đây làng đã định cư và ở vị trí đó.Có một điều đặc biệt là không biết vì lí do gì mà tự dung những người cầm đầu làng lúc đó lại chia làng ra làm 2 (nghe người dân trong làng kể lại).Một bộ phận đã rủ nhau đi về hướng Đông qua vùng đất huyện Kon Plong ngày nay lập làng mới ở đó cũng với cái tên Kon Mông bên đó nhưng có thêm đuôi “Kon Mông Mặ Hi Đhăc”(nghĩa là làng Kon Mông bên mặt trời mọc ).Còn một bộ phận còn lại vẩn ở đất cũ của mình và cũng cái tên là làng Kon Mông nhưng có đuôi đằng sau là “Kon Mông Mặ Hi Hlặ”(nghĩa là làng Kon Mông bên mặt trời lặn) Như vậy trong 2 làng Kon Mông đó, tôi thuộc làng Kon Mông bên mặt trời lặn(hiên nay thộc xã Đăk Hring –Đăk Hà).Kể từ đó làng Kon Mông đã bị chia ra làm 2 và không những thế sau này làng tôi còn bị phân tán ra nhiều vị trí khác nhau tại Đăk Lác.
Tất cả dẫn đến tình trạng đó là do ảnh hưởng của biến cố lịch sử xẩy ra năm 1975 khi các đơn vị của quân đội nhân Việt Nam(Các Sư đoàn 10,320B,316.968,…) kết hợp với quân giải phóng miến Nam(Bộ đôi địa phương tỉnh Kon Tum,Gia Lai,Đăk Lắc,Lâm Đồng) giải phóng Tây Nguyên từ 10/03 đến 24/03/1975,trong đó Kon Tum được giải phóng ngày 18/03/1975.Kéo theo sự kiện đó là tình trạng di tản,chạy trốn hổn loạn của người dân ở các thôn làng người Kinh lẩn người dân tộc bản địa từ Kon Tum vào Plây Cu rồi từ Đăk Lắc vào Nha Trang ,Sài Gòn. Cuộc di tản này được miêu tả một cách rất thảm hải lúc bấy giờ “…Trong cuộc di tản hỗn độn, các sĩ quan và binh sĩ QLVNCH đem theo cả gia đình họ và cùng với những nhân viên dân sự chen chúc nhau trên con đường ngập cỏ, bụi cây đã rơi vào tình thế cực kỳ náo loạn và thậm chí còn bị chính máy bay của họ bắn nhầm trong một cuộc hành trình đầy nước mắt, thậm chí khi các cây cầu bị phá hủy, đoàn xe dồn ứ lại, các xe quân sự vẫn tràn đại qua sông, thậm chí cán qua các xe khác…”(4)
Tình trạng này xãy ra do sự tuyên truyền của chính quyền Việt Nam Cộng hòa rằng ở lại sẽ bị Cộng sản giết chết.Hòa chung với hoàn cảnh Lịch Sử đó,làng Kon Mông cũng  tiến hành “kẻ chạy người đi ,người ở lại”.Trong rất thê thảm,hổn loạn vô cùng .Kết quả của sự di tản hỗn loạn đó là ở Đăk Lắc “mọc” lên 2 làng Kon Mông nữa(do trong quá trình chạy trốn không có mực đích cùng với sĩ quan, binh lính của chế độ củ nên bộ phận đông không về Kon Tum nữa và ở lại Đăk Lắc và lập làng Kon Mông ở đó) ,hiện nay làng thứ nhất nặm tại thôn 4 ,xã Ia Yiêng,huyện Krông Pắc,tỉnh Đăk Lắc,làng thứ hai nằm tại vị trí thôn 3,xã Ia Siêng ,huyện Krông Buk,tỉnh Đăk Lắc,tuy nhiên làng thứ 2 này dân làng Kon Mông đã di cư gần hết,người thì quay trở lại mãnh đất tổ tiên của làng Kon Mông ở Đăk Hring,Đăk Hà,Kon Tum,người thì hòa chung với làng Kon Mông ở Krông Pắc,Đăk Lắc.Hiện nay làng Kon Mông thứ hai đó ở Krong Buk chỉ còn vài gia đình sinh sống.Như vậy kể từ móc năm 1975 trở đi làng tôi từ một làng rộng lớn,có số dân đông(so sánh với các làng dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên) và có một vị trí không gian sống cố định(gốc: ở Đăk Hring,Đăk Hà,Kon Tum) thì nay phân tán khắp nơi :Một bộ phận vẩn ở lại nơi quê cha đất tổ của mình ,hiện nay là thôn 3,Xã Đăk Hring,huyện Đăk Hà,tỉnh Kon Tum ,Thứ 2là ở huyện Kon Plong(một bộ phận Kon Mông di cư vào đây trước sự kiên 1975 diễn ra.Tôi chỉ nghe các cụ trong làng kể và ghi lại chứ tôi chưa xác thực có tồn tại làng Kon Mông bên Kon Plong không,tuy vậy tôi không giám phản biện lại, “nghe gì ghi đó”),Thứ 3: là ở Ia Yiêng,Krông Pắc,Đăk Lắc,Thứ 4: là ở Ia Siêng,Krông Buk,Đắk Lắc.Tuy phân tán khắp nơi,nhưng các con em của làng Kon Mông vẩn về đây thăm họ hàng,mồ mã của cha ông ở các nghĩa địa của tổ tiênVà cũng từ đó,làng tôi không còn là làng lớn nữa(nếu gom mọi người từ Đăk Lắc về đây thì chắc nó sẽ to lớn đến cở nào),và cũng không thể giữ địa vị “bá chủ” của vùng nữa,tuy nhiên các làng khác vẩn phải kiêng nể vì tính tình thẳng thắn,và đàng hoàng,hiếu khách của mỗi con người làng Kon Mông, nhưng nếu bị xâm phạm,hay bị chơi xấu bất kì ai cũng đều không tha.Bản tính của con người Kon Mông vốn tự tôn làng mình cao độ,và có tính hiếu thắng.Hầu như ai cũng có cái tính này nếu là người dân của làng Kon Mông chính gốc.
     Kon Mông trong lịch sử của mình đã trải qua bao nhiêu biến động: hòa bình cũng có ,một thời làm bá chủ,co lúc “suy” nhưng không “vong” cũng từng trải.Trong quá trình tồn tại của mình từ trong khóa khứ đến hiện tại,Làng Kon Mông đã từng tham gia chiến tranh rất nhiều với các làng xung quanh,nhưng có một điều lạ đều do đối phương là kẻ châm ngòi và cũng la kẻ phải trút lấy sự thất bại trước trong cuộc chiến tranh với Kon Mông,có làng bị tiêu diệt hầu hết dân làng chỉ còn sót mấy người(hiện nay họ sống hòa lẩn lộn trong thôn 9 với một nhóm Xê Đăng khác, chỉ còn mấy gia đình ).Đó là trường hợp của làng Kon Tây.Làng này đã hay cướp bốc và còn khiêu khích,thách thức với làng Kon Mông thế là chiến tranh nổ ra dĩ nhiên làng đó bị  xóa sổ không còn khả năng phục hồi được nữa và sau đó ông cha chúng tôi cấm quan hệ hôn nhân với làng Kon Tây(dù họ không tồn tại thành một làng nữa),…Còn rất nhiều cuộc chiến tranh khác nữa,tôi đã đề cập ở phần trên.Mỗi dân tộc ,mỗi vùng mỗi, làng đều có biến cố Lịch Sử của mình.Bên cạnh những cái xấu của cha ông để lại cũng có những cái tốt cái anh hùng,cái đáng tự hào về ngôi làng của mình.Tôi là một trong nhũng con người như thế.Tôi luôn tự hào về làng của mình nhưng bên cạnh đó cũng muốn trách móc cha ông ngày trước tại sao cứ thích chiến tranh gây thù oán để rồi con cháu phải lụy hệ theo đặc biệt về vấn đề hôn nhân bây giờ nó trở thành “lệ làng” trong việc cấm hôn nhân với những làng mà trước đây đã từng xẫy ra chiến sự hoặc liên lụy.Tôi thật sự muốn gở bỏ và hòa giải tất cả những cái đó nhưng vẩn không được vì nó thành “lệ làng” mất rồi.
3.Gia phả dòng họ của tôi
1.Đời cụ tổ Jiệt :Theo họ hàng thân thích của tôi kể lại,Tổ tiên hiện tại và gần nhất mà tôi biết được đó là cụ tổ tên là Jiệt còn được gọi là “ông Jiệt” (lúc đó chứa đặt “A” để phân biệt là nam) ,nguồn gốc của cụ không phải là làng Kon Mông mà đến từ làng Kon Cáp ở phía Đông,sau đó cụ lấy con gái làng Kon Mông và ở lại đó mưu sinh,trong đời cụ có 2 bà vợ,chi dòng họ của tôi thuộc về bà vợ thứ nhất sinh ra.Đến hiện tai bây giờ ,tôi là cháu 5 đời của cụ.
  Sinh thời cụ là một người rất giầu có làm già làng đến mất.Cụ là người rất thông minh,tài giỏi.Đặc biệt cụ là người có tính quyết đoán,làm gì cũng nên và có tính hơi nóng.Thời đại của cụ sống chắc nửa sau thế ki XIX đến giũa đầu thế kỉ XX(bởi vì con đầu của cụ là A Vap( “ông Ba rê Khê”) sinh năm 1902.
   Năm mất, năm sinh của cụ tổ tôi không được rõ bởi vì ông cụ Ba Rê Khê đã mất năm 2002 và ông nôi tôi đã mất năm 2007.Những nhân chứng biết rõ nhất còn lại về cụ tổ(nhưng lúc tôi còn nhỏ trí và chưa quan tâm đến vấn đề nay)
Cụ tổ tức là cụ Jiệt lấy 2 bà vợ và sinh hạ được những người con sau:
+Con trưởng : A Vạp hay ông Ba Rê Khê (dòng họ của tôi)
+A Vạc (nhánh của ông Lệ trong làng )
+Y Lôh ( nhánh của Ba Quang bên thôn 9)
Đó là với vợ 1
+Y Hnhay (nhánh của mẹ Phương-bà Phụ trong làng)
+ Bleng  (nhánh của ba Len thôn 2 )
+ Blong (tức là bố của Y Minh(nhánh của mẹ Truyền))
….
Đó  là đối với vợ 2
2.Đời thứ 2-Ông cụ A Vap hay ông Ba Rê Khê
 Cụ nội sinh năm 1902 mất năm 2002,tròn 100 tuổi,là con trưởng của cụ Jiệt với bà vợ thứ nhất.
Sinh thời cụ là người có đức tính cần mẫn,chăm chỉ,quyết đoán và khá nóng tính như bố của mình(ông Jiệt) . Đặc biệt cụ có tính rất tiết kiệm.Hồi tôi còn nhỏ sống với cụ(1995-1998) tôi nhớ cụ tiết kiệm đến nổi miếng thịt heo nhỏ thế mà cụ ăn đủ cả tuần.Tiền của thì rất nhiều nhưng ít tiêu lắm,có thể nói cụ bủn xỉn nhưng cụ chỉ bủn xin bản thân mính thôi còn con cháu cụ vẩn cho bình thường, quan năm cụ chỉ đóng khố tự đan ở trần dù và ít mặc áo,trừ những ngày đị lễ là cụ mặc,tuy cụ có rất nhiều quần áo nhưng cụ không thích mặc mà chỉ mặc theo lối cổ xưa.
  Tôi nhớ một lần cụ bực tức cái gì đó không biết là nguyên nhân gì tự nhiên cụ lấy dao đâm vào mình nhưng không thủng vì da của cụ rất dày cứng(có lẽ trong đời cụ làm lụng nhiều và già rồi nên da trở thành cứng nhắc như vậy),tôi cũng đã từng sờ rồi chắc lắm.,đâm mình không xông cụ chuyển sang lấy thuốc trù sâu uống hết nữa chai mà vẩn không chết,cụ chỉ đau bụng,ĩa chãy vài hôm là  lại khỏi .Đó là một điều rất kì là ở cụ,không thể nào chết được(sự kiện này xãy ra năm 1996).Người đã cứu cụ kịp thời lúc dó là bố tôi(tức cháu nội của cụ) lúc đó đang làm y sĩ ở huyện Krông Buk,tỉnh Đăk Lắc đã nhanh chống giải thuốc trừ độc cho cụ.Thế là cụ qua khỏi ,công việc tự tử của cụ đã không thành,trời đã cho cụ thấy thế kỉ XXI được 2 năm nữa lúc đó cụ mới mất, và cụ mất năm 2002
   Đó là những kỉ niệm của tôi về người cụ nội đã khuất
  Lúc còn sống cụ bảo sau này nếu cụ chết đi rồi cụ muốn được chôn cùng với bố của mình( ông Jiệt) ở nghĩa địa “Lớn”nhưng ươc nguyện của cụ không thành,cụ đã mất ở Đăk Uy –huyên Đăk Hà và được an táng ở đó vào năm 2002 .
   Sống tròn 100 năm cụ đã lấy 2 vợ(1 vợ trước kịp sinh hạ 1 người và đã mất),vợ thứ 2 tức bà Ba Rê Khê đã sinh được những người con sau:
+Vợ cả mất sớm sinh được A Hleng (ông nội tôi) là con trưởng của cụ
Vợ thứ 2 sinh được những mặt người con sau:
  + A HLô (Ba sơn-nhánh ông Rệp) hiện đang sinh sống ở Đăk Uy
    +Y Sim (mất sơm )
     +Ba Viên (tên    )  ơ xã Ia Jiêng-Krong Buk-Đăk Lắc
   +Mẹ Nal (tên  )    con gái ut sống ở Krông Pắc –Đăk Lắc
3.Đời thứ 3- A Hleng (Tức ông nội tôi )
  Ông nội tôi tên thật A Hleng ,sinh năm 1920(theo thẻ căn cước của chế độ Sài Gòn cũ và CMND của chế độ hiện nay ).Nếu tính theo số năm này thì cụ nội tôi( A Vap sinh năm 1902) mới 18 tuổi đã lấy vợ.Điều này cũng có khả năng,bởi vì thời của cụ tôi,hình thức nam nữ lấy nhau theo sự sắp đặt của cha mẹ hai bên là phổ biến,tức “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nên khả năng lấy sớm hay muộn là chuyện dễ chấp nhận thời đó.
 Tuy vậy,cũng có ý kiến từ họ hàng tôi là con số năm sinh đó còn nhỏ hơn nữa (nhưng không đồng nhất với nhau,người thì cho mỗi người mỗi số nên tôi chỉ lấy theo 2 thẻ còn sót lại của ông để làm căn cứ )
 Ông nội tôi sinh năm 1920(?) mất năm 2007.Sinh thời cụ là một người thông minh,biết việc hiểu rộng,nuôi dạy con cái tươm tất.Ông là người quyết đoán trong công việc(điều này tôi còn nhớ vì đã sống với ông một thời gian) và pha chút nóng tính(nhưng không nhiều).Còn một điều nữa ông nội  tôi có tính kiên trì và chăm chỉ cần  mẫn cao độ.Thời ông nội của tôi đất đai gia đình tự khai phá làm ăn lên hơn chục héc ta,tính cả ruộng và rẫy.Vì vậy ông mới nuôi được mười mấy người con của mình.Không những nuôi được mà gia cảnh thời ông còn khấm khá nhiều.
Thời của ông,ông nuôi rất nhiều con bò gần chực cái,gia sản cũng nhiều .Trong nhà ông tất cả những cái văn hóa của một dân tộc dân tộc ông đều có như nghề thờ rèn với đồ để làm thợ rèn, cồng chiêng(từ khi ông mất không biết đi đâu rồi),đông phục truyền thống,….Ông cũng là người rất khéo tay.Có thể nói ông là thợ đa tay nghề vừa là thợ thủ công với nghề đan lát rất khéo,vừa là ngư dân với việc đánh bắt cá rất giỏi(thời ông tôi ngày nào cũng được ăn cá do ông bắt),ông cũng là tay thợ rèn rất cừu,tất cả vật dụng như dao,cuốc ,rìu ông tự làm là nhiều,và ông cũng là tay đánh cồng chiêng giỏi nữa,…Rất nhiều ,rất nhiều ,tôi tự hào về ông của tôi.
  Tôi còn nhớ khi ông còn sống uy tín của ông rất cao.Ông đi đến đâu người ta biết đến đó.Đi đến dâu là hình như ông có “họ hàng” đến đó.Ai ai cũng hỏi thăm khi gặp ông.Như vậy chứng tỏ ông ngoài chỉ biết cần cừ làm ăn thì việc xã giao của cũng rất giỏi.Bạn bè và người quen của ông nhiều.Khi ông còn sống,ông là người giũ chức vụ già làng(tuy nhiên già làng thời ông và bây giờ khác già làng hồi trước về quyền lực,già làng bây giờ chủ yếu chỉ quản lí về mặt tinh thần và văn hóa bản sắc của thôn làng là chính, còn đại diện quyền lực của nhà nước trong làng thì có thôn trưởng do dân làng bầu,nhưng phải nhất thiết dân của làng đó và trực tiếp đệ trình kết quả lên xã.Nói thế không phải hạ thấp chức vụ già làng,có những công việc quan trọng đến làng ,thôn trưởng cũng phải hỏi ý kiến của già làng rồi mới thông qua),mọi người trong làng rất nể và kính trọng ông.Ông  giữ chức đó cho đến mất.Sau khi ông mất,chức già làng chuyển về cho ông Lệ(một chi của cụ A Vạc tức A Vạc là con thứ 2  của cụ tổ Jiệt chúng tôi) năm giữ đến bây giờ.
 Trong trăm cháu của mình,ông thích nhất 2 người cháu mà trước đây hồi nhỏ ông đã trực tiếp nuôi và cổng.Đó là tôi và em A Học( A Học là con của bác A Đoa ,tuy con của bác nhưng sinh sau vẩn phải gọi tôi bằng anh họ vì tôi sinh trước.Đây theo luật goi của người miền Nam chúng tôi),đặc biệt là tôi.Khi còn sống tôi đã được ông dạy rất nhiều điều hay việc tốt.Cách sống và cách làm ăn để tồn tại ở đời.Tuy nhiên của một điều ông mông ở tôi và thường xuyên nhắc đi nhắc lại cho đến ông mất đó là ông luôn nói “cố gắng học cho tốt rồi có nghề nghiệp,đừng vội nghĩ đến chuyện trai gái.Khi nào học xong và có nghề nghiệp rồi thì muốn lấy lấy vợ loại nào đều được hết”.Câu nhắc nhở đó của ông ngày nào còn văng vẵng trong tai tôi.Và đó cũng là hành trang tinh thần để tôi đi tiếp cuộc đời của mình.
 Một lần ông mưa một chiếc Honda 67 để đi,vì ông hay đi làm xa,rẫy ông ở tận giáp Đăk Pxi nên mua xe máy với giá gần 5 triệu năm 2006 .Cái xe đó rất đặc biệt tôi đã đi thử rồi thấy số xe của nó lấy rất khó,lúc thì đằng trước,lức thì đằng sau lẩn lộn có lần tôi té ngã vì chiếc xe đó,còn cô Y Đảo là em ruột của bố tôi cùng với chị họ tên Y Tiên là con của Bác gái Y Đe đi xe đó đến nổi tông vào cây cà phê và chẻ cây cà phê đó ra làm đôi ,thật oái oăm là chiếc xe đó mới mua cách đó một ngày.Con cháu khuyên mãi già rồi,không nên đi xe máy nữa mà cái xe quái quỷ đó số lấy đã khó đằng này ông vẩn còn muốn đi nó,không nghe lời khuyên của con cháu mình nên vào đầu tháng 3 năm 2007 trong một lần xuống tỉnh Kon Tum ,ông đã bị tai nạn cùng chiếc xe 67 định mệnh đó(lúc này tôi đang học lớp 11 tại trường PTDTNT Đăk Hà nên không hay biết gì).Vị trí tai nạn đó chổ quán cà phê Lâm Nguyên ngày trước và bây giờ là khu vực có cung điện chùa tại rừng cấm Đăk Hà.Ông nội tôi chưa mất ngay mà được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.Cấp cứu trong đó khoảng hơn 3 tháng.Từ vết thương bình thường ở đùi không biết là do miễn dịch của ông nội kém hay cái gì càng nằm lâu ở bệnh viện nó càng phát triển và đến ngày cuối lúc đưa ông trở về nhà thì đùi mông của ông đã thối rữa hết một nữa rồi,xương đùi lòi ra.Nếu như gia đình khấm khá hơn và giàu hơn thì đi cấp cứu tốt nhất khỏi trình “thẻ” ấy và bỏ tiền tỉ ra thì có lẽ ông cũng không đến nổi nào và có khi qua khỏi, vì lúc mới nhật viện chổ đùi đó chỉ là vết thương bình thương,chưa đến xương.Vì là dân tộc thiểu số ,nghèo không có tiền nên đành đau lòng nhìn ông đau đớn với cái đùi thối càng ngày càng rộng ra. Cuối cùng ngày tận của ông cũng đã đến,lúc sắp mất nhìn đôi mắt của ông thật đau dớn như muốn nói lời gì đó trước khi ra đi.Nhưng ông đã không nói được nữa nhìn hai hàng nước mắt như có giọt nước mắt tí xíu cũng đã đủ hiểu ông định trăn trối gì.Cuối cùng dật mấy cái ông đã trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 2 h hay 2 rưởi sáng  vào ngày 15 tháng 6 năm 2007 kết thức cuộc đời đau đớn của mình.Có lẽ ra đi là một sự thanh thản hơn đối với ông,sống chỉ nhận đau đớn không tả nổi với cài đùi thối rữa của mình .Đám tang của ông, con cháu họ hàng xa gần đến đây tự về cũng mấy trăm người rất đông.Họ hàng xa từ Đăk Lắc ,Gia Lai và Kon Tum đều đến đông đủ cả.Có thể nói đám tang của ông nội tôi là đám tang lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của của cả dân làng Kon Mông,các làng lân cận và con cháu xa gần ngót ngét mấy trăm người.
  Trong đời mình,Ông chỉ có một bà vợ duy nhất.Bà nội tôi tên là Y Pup(tôi cũng không rõ họ hàng thân thích bên bà nội tôi nữa đây là tội lớn của tôi,một người cháu nội mà là không rõ họ hàng thân thích của bên bà nội thật là bất hiếu).Bà nội tôi đã mất cách đây 12 năm rồi(tính đến 2012),tức bà nội tôi mất ngày 05 tháng 6 năm 2000.Vừa mới thấy được thế kỉ XXI trong 6 tháng với tình trạng đau đớn của bệnh tật.Bà nội tôi là người phụ nữ hiền hậu ,đảm đang và yêu thương chồng và con cháu hết mực.Đó là đức tính của bà mà tôi còn nhớ được.Tôi còn nhớ lúc bà đang bệnh nặng mà tôi tưởng là đã khỏi ,bà liền ra sau vườn và cố gắng chẻ củi để lấy củi về nấu cơm.Đây là công việc bình thường lúc bà còn khỏe hay làm.Lúc tôi thấy bà tôi mừng rở tưởng lúc đó bà đã khỏe rồi nên mừng thầm.Hồi nhỏ tôi hay ngủ cùng với bà nội của tôi.Ngủ cùng với bà có cảm giác thật ấm áp như mẹ hiền vậy.Những đêm đó bà tôi hay kẻ  cho tôi chuyện cổ tích xưa của dân tộc tôi.Nhưng một tháng sau bà tôi lại đổ bệnh và lần này không qua khỏi nữa.Hồi còn sống tôi và em A Học được bà nội quý mến nhất,tuy thế bà cũng không bao giờ bỏ việc thương mến nhũng đứa cháu khác của mình.Lúc ông nội tôi và bà tôi còn sống,tôi được gọi với cái tên trìu mến là “Tùng”.Tôi được nghe bà nội tôi gọi tôi bằng cái tên “Tùng” lần cuối vào tháng 6 năm 2000 và ông nội tôi vào tháng 3 năm 2007.Lúc nhập viện ông tôi không thể nói thành tiếng được nữa.Từ đó đến bây giờ tôi không còn được nghe tên “Tùng” vì ông bà nội của tôi đã mất rồi.Tôi sẽ giữ cái tên đó trong tim của mình mãi mãi.
       Bà nội tôi sinh năm 1920 (theo giấy tờ để lại như CMND) và mất ngày 5/6/1999.Hiện nay ngôi mộ của ông bà nội tôi nằm cạnh nhau như vợ chồng mãi mãi ngàn thu có nhau.
 Trong đời mình ông tôi và bà tôi đã sinh hạ được 14 người con(hai người đã mất lúc mới sinh nên không có tên) còn lại 12 người sau:
  + A Đil( ba Tạo) là con trưởng đã mất 2000 lức chưa mất sinh sống ở Thôn Kon Nhuâ -Đăk Uy-Đăk Hà
  + A Hương( ba Blăt) đã mất năm 2010 sống trong làng
  +Y Đe (mẹ Tiên ) sống tại Thôn 7-xã Đăk Pxi-Đăk Hà
  + Y Độ (?  ?) sống tại ngoại thành phố Kon Tum
  +A Đoa (ba Học) sống trong làng(là bác sĩ)
  +A Đôih( bố tôi) sống trong làng(trước là y sĩ sau bỏ nghề)
  +A Đanh (ba Buồn) đã bị mắc bệnh xã hội(trước là giáo viên tiểu học )
  +A Điện ( ba Yến) sống ở Thôn Long Jon-xã Đăk Ang-Huyện Ngọc Hồi(trước là giáo viên tiểu học sau bỏ nghề)
  +Y Đảo (mẹ Gium) sống trong làng
  +Y Điuh (mẹ Quyết) sống trong làng
  +Y Điah(mẹ Thiện)  sống trong làng
  +Y Đai hay còn gọi là “Yă Bung” là con gái út bị bệnh lùn ,không kết hôn
4.Đời thứ tư –A Đôih(bố tôi )
   A Đôih tức là bố tôi,sinh năm 1969 ,là con trai thứ 6 trong gia đình có 12 người con của ông nội tôi(A Hleng),mẹ là Y Pup.Bố tôi là người rất cần cù ,chăm chỉ làm ăn nhưng thiếu tính quyết đoán trong công việc.Là ông bố cũng có tinh thần trách nhiệm với gia đình và công việc,luôn quan tâm tới vợ và con cái tuy đôi lức hay cải cọ nhau.Đó là chuyện bình thường trong gia đình có vợ và con cái.
  Mẹ tôi tên là Y Jen sinh năm 1971( có giấy tờ ghi là năm 1972) vốn quê ở làng Kon Hnong Pêng( hay thôn 8) ( “Pêng” nghĩa là trên theo tiếng Xê Đăng) xã Đăk Hring-Đăk Hà-Kon Tum.Là người con gái út trong gia đình có 4 chị em.Mẹ tôi hồi nhỏ rất thông minh lanh lợi,nhiều tài(múa,hát,đọc kể chuyện,…và còn nghịch ngợm và đôi lúc đanh đá như con trai vậy.Lớn lên mẹ tôi là một cô gái xinh đẹp nhất làng hồi đó(nghe kể lại và tự mẹ tôi thú nhận),nhiều chàng trai đuổi theo nhưng không được,cuối cùng bố tôi được.
   Bố tôi và tôi đính hôn năm 1986 khi mẹ tôi vừa tròn 15 tuổi và kết hôn 2  năm sau đó.Bố tôi khi kết hôn với mẹ tôi thì đã tốt nghiệp bằng y sĩ và đã đi làm.coi như là  chàng trai khá thành đạt hồi đó và mẹ tôi 15 tuổi là thiếu nữ trăng tròn ,xinh đẹp.Đến năm 1989 con đầu lòng của bố mẹ tôi cất tiếng khóc chào đời .Đó là tôi –người viết cuốn gia phả này.Tôi đã chào đời vào những năm ấy.
   Bố mẹ tôi từ khi kết hôn đến năm 1994 vẩn sinh sống ớ làng Kon Mông –xã Đăk Hring-Đăk Hà-Kon Tum.Rồi sau đó từ năm 1994-1998 sống ở thôn 3-xã Ia Yiêng-Huyện Krông Buk –tỉnh Đăk Lắc.Từ năm 1999 đến nay quay trở lại làng Kon Mông sinh sống.Đến hiện tại giờ bố mẹ tôi đã sinh hại đươc 10 người con sau đây(một người đã mất):
+A Bé –là(là tôi-người viết cuốn gia phả này)con trưởng,sinh 26/03 năm 1989,hiện đang là sinh viên trường Đại học SP Huế khoa Lịch Sử khóa 2009-2013
 +A Kha, sinh  năm 1991,đang sống ở trong làng
 +A Bông,Sinh năm 1994,đang sống trong làng
 +A Bi ,sinh năm 1996 ,đang sống trong làng
 +A Bảo,sinh năm 1998,là học sinh,đang sống trong làng
  +A Bên ,sinh năm 2000,là học sinh,đang sống trong làng
  +Y Thương,sinh năm 2002,là học sinh,đang sống trong làng
  +Y Thêm ,sinh năm 2004,là học sinh ,đang sống trong làng
  +Y Thim,sinh năm 2008,đã mất lúc 3 tháng tuổi
  +Y Thôi sinh năm 2010,ấu thơ,đang sông trong làng
Trong số đứa em của tôi,đứa em mất(Y Thim) làm tôi đau nhói nhất.Lúc mới chào đời nhìn ánh mắt em long lanh,trong sáng ít cười,nhìn rất dẽ thương.Ngày em được đưa đí hồi sức ở bệnh viện Kon Tum,tôi đã từng chăm sóc em và mẹ hơn cả tuần liền.Tôi biết rất rõ cái số phận của một bệnh nhân không có tiền như mẹ tôi và em tôi( Y Thim đang hồi sức tại phòng cấp cứu) và cả tôi nữa.Tiền cầm tí tẹo trong tay chỉ để giành hằng ngày mua cơm hợp và nước cho mẹ ăn và uống để hồi phục sức khỏe sau khi sinh,ngoài ra không đủ tiền mua cái gì thêm nữa mặc dù mẹ rất thèm ăn.Còn tôi thì cố gắng thổi cơm ngoài sân kia để đứt lót vào bụng cho qua ngày.Khổ như thế nhưng đau lòng hơn là 3 tháng sau, sau khi ra viện em tôi đã từ dã cỏi đời khi vừa mới cất tiếng khóc chào đời trước đó 3 tháng trước đó.Vào lúc nữa đêm do cơn đau tim ập đến làm em không thở được và nó đã làm em tôi tắt thở hoàn toàn sau đó(sinh tháng 7 và mất tháng 10 năm 2008).Người em dễ thương có đôi mắt long lanh trong sáng đó đã vĩnh biệt cõi đời quá sớm.Điều này thật bất công,lỗi một phần cũng do đấng sinh thành nhưng hoàn toàn không phải thê.Em được sinh ra và tồn tại trong thời gian ít ỏi đó là để muốn gửi lại du âm và những hình ảnh về em cho gia đình và cho anh.Anh với tư cách là anh trai em-người đã chăm sóc em ở bệnh viện lúc em mới chào đời sẽ giữ mãi hình ảnh của em trong lòng anh-Y Thim
  Như vậy đến thế hệ tôi đang sống đây là đã được năm đời.Tôi-người viết cuốn gia phả này là cháu 5 đời của cụ tổ Jiệt,thế hệ bố tôi là cháu 4 đời của cụ tổ,ông nội là cháu nội của cụ tổ(là đời thứ 3).Như thế cho thấy tôi và dòng họ của tôi là một dòng họ lớn trong làng,anh em họ hàng sinh sống ở nhiều tỉnh ở Tây Nguyên.Tôi tự hào về dòng họ của mình.
Ngồn hoặc tài liệu tham khảo:
(*) “Nhân học đại cương” ,Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,trang 91.
(5) Theo lời kể của thầy A Quang Giai(là nhân chứng trong cuộc)
(6) Về nghĩa địa gần thôn 6 Còn nhiều ý kiến khác nhau,có người vẩn công nhận đó là nghĩa địa làng Kon Mông(A Quang Giai,bố tôi,…),có người thì nói đó là nghĩa địa của làng khác( Ông Ngọi)
(11),(12),(13),(14),(15) Nguồn : http://www.kontum.gov.vn/pages/lich-su-hinh-thanh.aspx
(16) http://www.touristvina.com theo ngồn: Tum, những ngày tháng Tư  lịch sử

Các nhân chứng sống :+A Quang Giai(nguyên lầ GV tiểu học đã về hưu)
                                       +Cha tôi A Đôih (sinh năm 1969)
                                       +A Kloi( Bác họ)
                                       + Ông Ngọi
                                        +………
Các nhân chứng đã mất + Yă Wộ( Bà họ hàng bên ngoại của tôi)
                                           +A Hleng(Ông nội tôi sinh năm 1920,mất 2007)                                  +……….

Young be a:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook