Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng mở đầu tấn công xâm lược Việt Nam 1858?

Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng mở đầu tấn công xâm lược Việt Nam 1858?
                                                                            
          Sau hai trận thăm dò và thử sức lực lượng phòng thủ của nhà Nguyễn ở Đà Nẵng vào tháng 4 – 1847 và tháng 9 – 1856, một Ủy ban Nghiên cứu Việt Nam có tên là Commission de la Cochinchine do Nam tước Brenien đứng đầu đã đệ trình và được vua Pháp Napoléon III chấp thuận chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu trong kế hoạch tấn công xâm lược Việt Nam. Sở dĩ Pháp lại chọn Đà Nẵng vì một số lí do sau:
          - Thứ nhất, Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại có núi bao bọc, ít sóng gió, dễ neo đậu tàu… từ lâu Đà Nẵng đã đóng một vị trí quan trọng về quân sự và thương mại, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc – Nam, có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
          - Thứ hai, Pháp không thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là việc phòng thủ bờ biển, mặt khác, Thuận An là một cửa biển nhỏ, tàu lớn không thể vào ra dễ dàng và thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng…
          - Thứ ba, hậu phương của Đà Nẵng có vùng đồng bằng Nam – Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi) trù phú và đông dân, có thể lợi dụng để Pháp thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” nhằm thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” trong kế hoạch tấn công xâm lược Việt Nam.
          - Thứ tư, Đà Nẵng là “cổ họng” của Kinh thành Huế, nằm cách Huế khoảng 100km về phía đông nam, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt qua đèo Hải Vân là có thể tấn công được Kinh thành Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực nhất cho quân Pháp có thể  thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục triều đình nhà Nguyễn.
          - Hơn nữa, tại Đà Nẵng lại có nhiều người theo đạo Thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn… hoạt động từ trước, họ trở thành những người đi tiên phong, vạch đường cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược…
Chính vì vậy, chiều ngày 31 – 8 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha([1]) đã dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1 – 9 – 1858, sau khi đưa thư buộc quân triều đình nộp thành nhưng không được trả lời, liên quân Pháp – Tây Ban Nha với lực lượng khoảng 3.000 quân, được bố trí trên 14 tàu chiến (trong đó có những tàu lớn được trang bị với 50 khẩu đại bác), đã nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
Tiếng súng xâm lược của quân Pháp nổ ở Đà Nẵng đã làm dấy lên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong nhân dân để bảo vệ Tổ quốc.


([1]) Quân Tây Ban Nha tham chiến vì có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ và giết hại. Thực tế, Tây Ban Nha cũng đang muốn chớp cơ hội để chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam.

Young be a:sưu tầm chỉnh sửa




Tại sao có Kế hoạch Gionxon - Mac Namara?

Tại sao có Kế hoạch Gionxon - Mac Namara?



       Cùng với phong trào đấu tranh quân sự ở nông thôn đồng bằng và miền núi trong năm 1963, khởi đầu là trận Ấp Bắc (2 – 1 – 1963) ; phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, nhất là Sài Gòn và Huế, diễn ra hết sức quyết liệt, phối hợp nhịp nhàng với phong trào đấu tranh quân sự. Bị kẹp giữa hai gọng kìm quân sự và chính trị, mâu thuẫn nội bộ giữa chính quyền Ngô Đình Diệm, nhất là mâu thuẫn Mỹ - Diệm phát triển đến đỉnh cao, không thể nào khắc phục được. Trong cái “thế chẳng đặng dừng”, Nhà Trắng buộc phải thực hiện chính sách “thay ngựa giữa dòng”, ủng hộ nhóm tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm cuộc đảo chính ngày 1 – 11 – 1963, lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm. Nền “Đệ nhất cộng hoà” với học thuyết “Cần lao nhân vị” do Mỹ dày công xây dựng trong suốt 9 năm (1954 – 1963) bị sụp đổ. Kế hoạch Stalây – Taylor nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ - Diệm bị phá sản. Về ý nghĩa của những thắng lợi của Cách mạng miền Nam trong năm 1963 trên mặt trận chính trị, Tổng Bí thư Lê Duẩn viết: “Cả trong thành thị cũng dấy lên những làn sóng cách mạng quyết liệt, làm rối loạn hậu phương của địch, làm lung lay tận gốc chế độ bù nhìn. Hoang mang trước sự lớn mạnh và thế tiến công cách mạng, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi tay sai, phế bỏ Ngô Đình Diệm hòng cải thiện tình hình chính trị và quân sự để cứu vãn thất bại. Song Mỹ đã phạm phải sai lầm. Sau sự sụp đổ của Diệm, chiến tranh cách mạng đã phát triển lên một bước mới”.
Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson
                                          (Hình lấy từ :Wikipedia)
Trước sự thất bại nặng nề của Kế hoạch Stalây – Taylor, Mỹ vẫn ngoan cố bám lấy miền Nam. Sau khi bước vào Nhà Trắng (thay Kennơđi bị ám sát ngày 22 – 11 – 1963), Giônxơn tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh, đưa cuộc “Chiến tranh đặc biệt” lên đỉnh cao. Ngày 24 – 11 – 1963, trên cương vị mới, Giônxơn triệu tập cuộc họp các cố vấn cấp cao về Việt Nam. Trong cuộc họp này, Giônxơn khẳng định tiếp tục theo đuổi các chính sách và những hành động mà Mỹ đã cam kết với Nam Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Theo Giônxơn, hành động trước mắt của Mỹ là gia tăng các hoạt động quân sự; hoạt động quân sự phải được ưu tiên so với “những cải cách xã hội”  mà Mỹ đang triển khai ở Nam Việt Nam.
Chuẩn bị cho nổ lực chiến tranh mới của Mỹ, tháng 12 – 1963, Giônxơn cử một phái đoàn do Mắc Namara dẫn đầu đến Sài gòn để xem xét tình hình tại chổ, đề xuất những biện pháp mới nhằm giành thắng lợi. Ngày 21 – 12 – 1963, sau khi trở về Mỹ, Mắc Namara trình lên Giônxơn báo cáo mang tên “Tình hình Việt Nam”. Theo Mắc Namara, đến cuối năm 1963, “Việt Cộng kiểm soát được một tỉ lệ dân số cao ở một số tỉnh then chốt, đặc biệt là các tỉnh ở ngay phía Nam và phía Tây Sài Gòn… Tình hình rất rắc rối. Chiều hướng hiện nay, trừ phi có sự thay đổi trong hai ba tháng tới, nếu không may mắn lắm, sẽ dẫn tới việc trung lập hoá, có khả năng nhiều hơn là Nam Việt Nam trở thành một quốc gia dưới quyền kiểm soát của cộng sản”. Đê ngăn chặn chiều hướng này và cải thiện tình hình ảm đạm đang bao phủ “Việt Nam cộng hoà”, Mắc Namara đề xuất ba biện pháp:
1.                              
Robert Strange McNamara
 Yêu cầu Chính phủ Sài Gòn bố trí lại toàn bộ lực lượng quân đội theo hướng đảm bảo cho các tỉnh chung quanh Sài Gòn và vùng châu thổ có quân số tăng gấp đôi.
2.                               Tăng nhân viên quân sự, nhân viên phái đoàn hành quân Mỹ (USOM) đến mức số người Mỹ có ở Nam Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng đem lại cho các cơ quan điều hành chiến tranh của Mỹ sự đánh giá độc lập, đáng tin cậy về các mặt hoạt động trên chiến trường.
3.                               Chuẩn bị các chương trình bình định thiết thực, đồng thời nổ lực để đảm bảo an ninh cho các vùng tự do Chính phủ Việt Nam cộng hoà hiện còn đang kiểm soát và sau đó, mở rộng ra vùng gần đó.
Những biện pháp do Mắc Namara đề xuất được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đồng ý. Trong thư gửi cho Mắc Namara ngày 22 – 1 – 1964, tướng Taylor, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho rằng, Mỹ “cần mở rộng cuộc chiến tranh sang oanh tạc miền Bắc Việt Nam bằng không quân Mỹ và chuyển từ huấn luyện người Nam Việt Nam sang tiến hành cả ở hai miền Bắc và Nam Việt Nam bằng lực lượng chiến đấu Mỹ”.
Từ ngày 8 đến ngày 12 – 3 – 1964, Mắc Namara và Taylor lại sang Sài Gòn một lần nữa. Trở lại Mỹ, ngày 16 – 3 – 1964, Mắc Namara trình lên Tổng thống Giônxơn báo cáo tình hình về Nam Việt Nam và những biện pháp nhằm thay đổi chiều hướng cuộc chiến tranh. Báo cáo được Giônxơn phê chuẩn ngày 17 – 3 – 1964, gồm những nội dung chủ yếu sau:
1.                               Sẳn sàng cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho Nam Việt Nam chừng nào còn cần thiết.
2.                              Ủng hộ Chính phủ Khánh chống lại bất kì cuộc đảo chính nào sau này.
3.                              Ủng hộ chương trình động viên quốc gia (kể cả việc thông qua một đạo luật về quân dịch), đưa Nam Việt Nam vào tình thế chiến tranh.
4.                              Giúp đỡ chính quyền Sài Gòn tăng quân số (quân chính quy và nữa chính quy) lên ít nhất 50 vạn người.
5.                              Giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ hành chính, dân sự đông đảo hoạt động ở cấp tỉnh, quận và thôn ấp.
6.                              Cung cấp cho quân nguỵ 25 máy bay A14 thay thế cho các máy bay T28, các xe bọc thép M113, tàu tuần tra trên sông và từ 5 đến 10 triệu đôla cho các khoản trang bị khác.
7.                              Cho phép máy bay Mỹ tiếp tục bay do thám ở độ cao các khu vực biên giới Nam Việt Nam, cho phép “truy kích ngay lập tức và tiến hành các hoạt động trên bộ của Nam Việt Nam ở biên giới Lào nhằm kiểm soát biên giới.
8.                              Chuẩn bị ngay lập tức để khi báo trước 72 tiếng đồng hồ là có thể tiến hành các hoạt động trả đũa chống Bắc Việt Nam, khi được báo trước 30 ngày là có thể tiến hành chương trình “gây sức ép quân sự công khai từng bước một” chống Bắc Việt Nam.

Kế hoạch bao gồm các biện pháp trên đây do Mắc Namara soạn thảo và được Giônxơn chuẩn y được gọi là Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara và bắt đầu thực hiện từ ngày 1 – 4 – 1964.

[Trần Bá Đệ (Chủ biên) – Lê Cung, Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Tập VII, Từ 1954 đến 1975, NXB Đại học Sư phạm, H. 2008, tr. 151 – 154.]

Young Be A SƯU TẦM:



Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Đề cương,giáo án giảng dạy,kế hoạch chủ nhiệm mẫu môn Lịch Sử

Dưới đây là một số giáo án,kế hoạch chủ nhiệm,đề cương dự giờ mẫu giành cho giáo viên dạy môn lịch sử và các môn khác.....rất cần thiết cho các bạn sinh viên thực tập

1.Giao án mẫu
http://www.mediafire.com/download/kfacpv8drwalkfy/Giao_an_chu_nhiem.zip

2.Kế hoạch chủ nhiệm mẫu:

http://www.mediafire.com/download/jqrtyoe4nwoqvyh/Ke_hoat_chu_nhiem.zip

3.Đề cương dự giờ lên lớp mẫu:
http://www.mediafire.com/download/l8a972bj8al81zr/%C4%90%E1%BB%80_C%C6%AF%C6%A0NG_TI%E1%BA%BET_SINH_HO%E1%BA%A0T_CH%E1%BB%A6_NHI%E1%BB%86_M.doc

Mật khẩu tải về: abe
Hay thì vui lòng thank..................

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook