Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Dấu ấn của Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đối với phong trào cách mạng thế giới

ffvgg

 
 
 I.PHẦN MỞ ĐẦU
 
 
1.Lý do chọn đề tài
      Cách mạng tháng 10 Nga là một cuộc Cách mạng có ý nghĩa Lịch Sử quan trọng trong tiến trình Lịch Sử thế giới.Cách mạng đó đã mở ra thời kì hiện đại cho Lịch Sử  nhân loại,đồng thời cách mạng này còn cho ra đời một kiểu nhà nước mà trước đó chưa hề có,đó là nhà nước Xã Hội chủ nghĩa-một kiểu nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.Mặt khác ,cách mạng này còn giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích bốc lột,còn phá vở hệ thống của chủ nghĩa Tư bản,mở đầu cho sự ra đời của hệ thống Xã Hội chủ nghĩa sau này .Chính vì những ý nghĩa lớn lao,vĩ đại của nó,cách mạng này sẽ là một đề tài rất nhiều người muốn nghiên cứu,trong đó có cả em
    Nói đến Cách mạng này tức là đang nói đến rất nhiều khía cạnh của nó, mà những khía cạnh đó chắc hẳn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phong trào cách mạng thế giới nhiều mặt .Tuy nhiên ,ngay khi cách mạng này giành thắng lợi,một khía cạnh mà ta thấy rõ nhất.Đó là những dấu ấn.Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã để lại những dấu ẩn sâu sắc đối với phong trào Cách mạng thế giới-một dấu ẩn thật sự mạnh mẽ chưa tùng có so với những cuộc Cách mạng trước đó.Nhũng dấu ấn ở đây là mô hình chung về cách tiến hành đấu tranh cách mạng cũng như con đường đi sau khi cách mạng giành thắng lợi mà các nước trên thế giới “sao chép” y nguyên của  cách mạng tháng 10 Nga
   Nhận thức được tầm quan trong về dấu ẩn mà cách mạng tháng 10 Nga cũng như ý nghĩa Lịch Sử to lớn mà cách mạng này để lại,vì vậy vẩn đề này sẽ trở nên rất cần thiết những người muốn tìm hiểu thêm về nó mà trong đó có cả em.Vì thế có thể sẽ rất nhiều người tìm thấy dấu ấn ở những mặt khác nhau của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại này.Chính vì có những quan điểm khác nhau về vấn để trên ,nên tôi sẽ đưa ra những dấu ấn sau đây về cuộc cách mạng trên theo quan điểm riêng tôi.
 
 2.Lịch Sử vấn đề
    Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thắng lợi đã để lại rất nhiều rất nhiều dấu ấn cho phong trào cách mạng thế giới .Đã có rất nhiều bài viết về dấu ấn và ảnh hưởng cho bạn đọc học tập và nghiên cứu .Tuy nhiên những bài viết đó vẩn chưa được cụ thể tĩ mĩ mà theo em cảm thấy muốn được bổ sung hi vọng sẽ góp phần khắc phục những thiếu sót trên.Dĩ nhiên là em sẽ viết theo ý riêng của mình .Bằng việc sưu tầm những tư liệu và tài liệu nói về dấu ấn
 
của cách mạng tháng 10 Nga cũng khá sinh động để làm phong phú thêm cho chủ đề trên
 


3.Phương pháp nghiên cứu
 
   Đề tài nghiên cứu đứng trên lập trường và cơ sở lí luận của Sử học Mác xít và đặc biệt là lí luận của ngành khoa học Lịch Sử để nghiên cứu vẩn đề trên
   Trong việc nghiên cứu đề tài này ,em sẽ sử dụng những phương pháp sau đây : sưu tầm ,tập hợp tài liệu ,,xử lí tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề trên .Mặt khắc sử dựng phương pháp suy luận dựa trên quan điểm của cá nhân về vấn đề nghiên cứu.Vì vậy bài này sẽ không tránh khỏi những dấu ấn cá nhân của người làm .
 
4.Đóng góp đề tài
 
    Làm rõ dấu ấn của Cách mạng tháng 10 Nga để lại đối với phong trào Cách mạng  thế giới .Nhưng đồng thời đề tài này sẽ không khỏi đề cập nhiều về quá trình diễn ra cũng như kết quả ý nghĩa của nó đối với cách mạng thế giới và các cuộc cách mạng “bản sao”cách mạng Nga của một số nước trên thế giới mà em sẽ nêu ở phần sau .Hi vọng đây se là thông tin bổ ích góp phần vào kho tàng trí thức về cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại đã làm chấn động thế giới.
  Đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài này ,nó sẽ cho ta thấy được sự vĩ đại lớn lao của cách mạng này đối với phong trào cách mạng thế giới .Nếu như không có một cuộc cách mạng nổ ra ở đất Nga cách đây 94 năm thì sự phát triển Lịch Sử loài người sẽ không có ngày nay.Đó là một thực tế.

 5.Giới hạn
 
    Đề tài tập trung nêu qua về cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại và đặc biệt là dấu ấn của cách mạng này để lại đối với phong trào cách mạng thế giới .Đặc biệt dấu ấn của cách mạng tháng 10 Nga đối với một một số nước trên thế giới như :Hung ga ri ,Đức, Trung Quốc ,Mông Cổ,...Một số nước vừa mới nêu đó cũng chính là giới hạn của đề tài khi nói về dấu ấn của cách mạng tháng 10 Nga .Thời gian nghiên cứu của đề tài là trong khoảng 1917 -1923.
     Vì phải đề cập đến những dấu ấn mạnh mẽ của cách mạng tháng 10 Nga đối với phong trào cách mạng thế giới nên đề tài này sẽ phải nói khá nhiều về diễn biến của cách mạng Hung ga ri ,Đức,Trung Quốc ,Mông cổ,Việt Nam thông qua hoạt động bước đầu của Nguyễn Ái Quốc ở nước Ngoài trong thời gian trên(vì đây là một số nước tiêu biểu )ngoài ra là thành lập các Đảng Cộng sản trên thế giới ở châu Á ,Phi ,Mĩ La tinh.Đây cũng sẽ là những vấn đề phải làm rõ theo yêu cầu của đề tài trên .Như vậy đề tài này sẽ khá dàn trải nhiều nội dung và cũng chính vì lẽ đó nó sẽ không thoắt khỏi những thiếu sót ,sai lầm nên rất mong thầy, cô và bạn bè góp ý để đươc một bài làm hoàn thiện hơn.
 
II.PHẦN NỘI DUNG
 
 
 
1.Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 )
 
a.     Tiền đề nổ ra cách mạng tháng 10 Nga (7/11/1917 )
 
       Trong năm 1917,thể giới lúc này đang nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất với sụ tham chiến của phe Liên minh( Đức ,Aó –Hung ) và phe Hiệp ước (Anh ,Pháp ,Nga ) ,tuy nhiên sau này nước Nga Xô viết rút khỏi cuộc chiến thì Mỹ lại nhảy vào và đúng đầu khối Hiệp ước.Như đã nói ,thế chiến lần thứ nhất sắp bước vào giai đoạn kết thức với nguy cơ thất bại của khối Liên minh
     Với sự theo đuổi chiến tranh hơn 3 năm(1914-1917) Nga Hoàng đã đưa nước Nga rơi vào tình trạng kiệt kệ chưa từng thấy về kinh tế, xã hội thì hoàn toàn bất ổn và rối loạn,ngoài mặt trận thì quân đội liên tiếp thất bại do trang bị vũ khí lạc hậu.Trước tình hình đó ,xã hội Nga mâu thuẫn sâu sắc ,tình thế cách mạng đã chín mồi.
      Cách mạng tháng Hai ( 2/1917) đã nổ ra để đáp ứng yêu cầu cấp bách là phải lật đổ Nga Hoàng .Cuối cùng cách mạng đã nổ ra ngày 23/2( 8/3 theo công lịch ) ở Petơgrat được mở đầu bằng cuộc biểu tình của công nhân nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/03.Sau đó chuyễn sag khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga Hoàng ,đến ngày 27/2/1917 thì thắng lợi hoàn toàn,chế độ Nga Hoàng bị lật đổ ,kết thức chế độ phong kiến ở Nga.
      Tuy nhiên sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sảnxô viết đại biểu công nhânbinh lính. Sau khi nắm được chính uyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
   
     Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bôn sê vích là Vladimir Ilyich Lenin từ Thụy Sĩ trở về nước ngày 3 tháng 4 năm 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pe tơ grat. Ngày 4 tháng 4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề "Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương Tháng Tư" chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết: "Điều độc đáo trong thời sự nước Nga chính là bước quá độ từ giai đoạn thứ nhất của cách mạng là giai đoạn đã đem lại chính quyền cho giai cấp tư sản tiến lên giai đoạn thứ hai của cách mạng là giai đoạn phải đem lại chính quyền cho giai cấp vô sản và cho những tầng lớp nghèo trong nông dân". Về phương pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ở trong tay nhân dân, không có sự cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật. Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng”.Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ rõ phải sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.
    Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917, công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong khi đó bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của đảng Bôn sê vích, ngày 20 và 21 tháng 4, hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh mỳ". Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ tư sản lâm thời khủng hoảng. Ngày 2 tháng 5 (15 tháng 5) trước áp lực của quần chúng, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng chiến tranh phải từ chức.
     Ngày 18 tháng 6 (1 tháng 7), Đảng Men sê vích và xã hội cách mạng đã âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng. Nhưng tiếc thay, đảng Bôn sê vích đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bôn sê vích với các khẩu hiệu: "Đả đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các Xô viết". Trong khi đó, ngoài mặt trận, cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và giết. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.
    
 
       Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Petơgrat xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô viết, nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình. Sau đó, Chính phủ lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bôn sê vích. Các nhà in phá hủy và báo chí của Đảng Bôn bị cấm xuất bản. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa, các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc .(vì lúc này Lê nin và Đảng Bôn sê vích phải hoạt động bí mật ,bất hợp pháp ,chuẩn bị mọi điều kiện và vật chất để tiển hành khởi nghĩa sắp tới )
       Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng Bôn sê vích đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại
 
hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. Đại hội cũng chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô viết" còn Lenin rút về hoạt đông bí mật.
Ngày 25 tháng 8, Bọn bảo hoàng độc tài phản động tuyên bố thiết quân luật ở Petơgrat, giải tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Trong hoàn cảnh đó, Lenin phát động quần chúng đánh tan cuộc nổi loạn đồng thời vạch mặt chính phủ Kerensky do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dặp tắt, uy tín của đảng Bôn sê vích tiếp tục dâng cao. Nhân dân dần dần thay thế các đại biểu đảng Men sê vích và xã hội cách mạng bằng các đại biểu Bôn sê vích trong các Xô viết. Ngày 31 tháng 8, Xô viết Petơgrat và sau đó ngày 5 tháng 9, Xô viết Mátxcova đã thông qua các nghị quyết của đảng Bôn sê vích và chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.
     Tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 tháng 10, V. I. Lenin từ Phần Lan trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động. Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo phản. Tuy nhiên, một số ủy viên không tán thành kế hoạch khởi nghĩa nên ngày 18 tháng 10 họ đã đăng ý kiến của mình trên tờ báo Đời sống mới do đó chính phủ lâm thời biết được kế hoạch tạo phản nên đã chuẩn bị đề phòng. Do Sau đó Lenin đã quyết định tạo phản sớm 1 ngày tức là ngày 24 tháng 10 làm cho đối thủ bất ngờ
b.    Cách mạng tháng Mười bừng nổ :
      Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trung ương Đảng:...vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tay Kerensky và bè lũ đến ngày 25 tháng 10. Việc đó phải tuyệt đối quyết định ngay chiều nay hay đêm nay. Lịch sử sẽ không tha thứ những người cách mạng hôm nay có thể thắng (và nhất định sẽ chiến thắng hôm nay) mà lại để chậm trễ, vì đợi đến ngày mai không khéo họ lại gặp tổn thất nhiều, không khéo họ lại bị mất hết cả .
       Chiều ngày 24 tháng 10, Lenin cải trang đến điện Smui để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tại điện Smui trên các cửa sổ đều có đốt lửa, phía ngoài là xe thiết giáp, trạm gác bố trí tại cửa ra vào. Binh sĩ vũ trang đi lại tấp nập. Tin Lenin trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được báo tới khắp các trung đoàn nhà máy. Trong khi đó, Chính phủ tư sản lâm thời đưa các đội canh gác đến đóng chung quanh những cơ quan quan trọng nhất bao gồm các học sinh sĩ quan, tiểu đoàn kị binh xung kích, tiểu đoàn lính phụ nữ và các đơn vị Cozak tập trung tại Cung điện Mùa Đông. Sáng ngày 25 tháng       10, với danh nghĩa bộ chỉ huy tối cao, Kerensky đến bộ tổng tham mưu ra lệnh cho các trung đoàn Cozak sông Đông số 1, 4, 14 đến tiếp ứng nhưng các đơn vị này lấy lí do là kị binh của họ không có bộ binh mang súng máy yểm trợ nên không thi hành mệnh lệnh. Các đơn vị ở Petrograd cũng từ chối tiếp viện. Kerensky nghe tin liền báo tin cho Chính phủ lâm thời biết lực lượng còn rất ít sau đó viện lí do đến gặp các đơn vị đã lợi dụng xe của đại sứ quán trốn khỏi thành phố. Tất cả các sĩ quan cao cấp cũng bỏ về nhà riêng chỉ còn các bộ trưởng ở lại Cung điện Mùa Đông
    Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. Ba giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của bọn phản cách mạng. Đến 6 giờ chiều, cung điện bị vây chặt, binh sĩ và thủy thủ tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các sĩ quan dựng chướng ngại vật
 
chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, nã súng trường và súng máy vào các mục tiêu di động.
  6 giờ chiều, đảng Bôn sê vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petơgrat buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).Giống như nhận định sau đây “ngày 25 tháng Mười theo lịch Nga (tức ngày 7 tháng Mười một ,năm 1917 ),dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích(Bolshevik),đứng đầu là lãnh tụ thiên tài V.I. Lê Nin đã tiến hành cuộc cách mạng Vô sản lật đổ bọn Nga hoàng và đập tan chính quyền Tư sản lâm thời phản động Kirenski(kereski) lập ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới…”(1)
   
     Và với Với thắng lợi này “lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga một chính quyền của công-nông và những người lao động được thiết lập. Trong những ngày đầu chính quyền đã thông qua những sắc lệnh khẳng định và thể hiện rõ bản chất của một chính quyền vì dân. Đó là Sắc lệnh về hòa bình, Sắc lệnh về ruộng đất; đồng thời công bố nhiều chính sách ưu việt như ngày làm việc 8 giờ, bảo hiểm xã hội, giáo dục không mất tiền, tự do tín ngưỡng, nam nữ bình đẳng.....Những lý tưởng về một xã hội công bằng, dân chủ, một xã hội xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên trên thế giới đã và đang hiện thực hóa.” (2)
      Bên cạnh đó chính quyền Xô Viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập. Tháng 12 năm 1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết kí hòa ước bretlitop với
 
các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.Vì vậy mà sau này cũng nước Nga và thể giới “chủ nghĩa Xã hội đã khiến cho loài người thoát khỏi “vòng xoáy quái ác của chiến tranh” (2.1)
   Trong khi nước Nga đang xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa thì các phần tử bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô Viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô Viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô Viết, nước Nga Xô Viết được giữ vững.Từ đây nước Nga Viết bắt đầu khôi phục và xây dựng lại đất nước ,đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã hội.
     Để có được “thời kì tiến quân thắng lợi rực rỡ”(Lê nin gọi ) ấy thì nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của đảng Bônsevich mà lãnh đạo là Lenin,Biết tập hợp sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc(đặc biệt là liên minh khối công-nông-binh vững chắc ). Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.Ngoài ra ở nước Nga lúc này tình thế cách mạng đã chín mồi( do sự phẩn nộ của quần chúng nhân dân căm phẩn chính phủ Tư Sản lâm thời tiếp tục tham gia chiển tranh để quốc).Tất cả những nguyên nhân trên thể hiện một sự sáng tạo rất khôn ngoan và sáng suốt mà Đảng Bônsevich và Lê nin đã áp dụng vào đất nước mình.Chính điều này là yếu tố hàng đầu làm nên sự thành công rực rỡ cho cách mạng tháng 10 vĩ đại.ở Nga
      Chúng ta đã biết,không những nó vĩ đại ở Nga mà dấu ấn của Cách mạng này  còn lan rộng ra khắp thế .Nó là ngọn lửa soi sáng cho những dân tộc bị áp bức bốc lột trên thế giới thoát khỏi bóng tối lầm than đầy rẫy mù mịt của Chủ nghĩa Tư bản ,Đế quốc .Vì thế mà khi nhìn nhận Lịch Sử về sau này những lời nói đó là đúng .Qủa là chủ nghĩa xã hội đã phát huy vai trò to lớn trong việc chôn vùi chủ nghĩa Thực dân tàn bạo…”(3)
       Dấu ấn mà Cách mạng tháng 10 Nga để lại ở đây ta có thể hiểu đó là con đường đấu tranh đi đến thắng lợi nhất,những gì tốt đẹp nhất khi cách mạng này đem lại, có những thể chế chính trị mới lạ mà cách mạng thiết lập và đặc biệt một xã hội mới được dựng nên ở đó sẽ không còn người bốc lột người ,mọi người được tự do bình đảng như nhau,tài sản thì được sở hữu
 
chung…Tất cả những từ viết ra đó không phải là suông ,nó đã trở thành sự thật ở trong xã hội Nga cách đây 94 năm .Đúng như thế ,ngày đó khi cách mạng tháng 10 Nga ( 7/11/1917 ) giành thắng lợi thì tất cả loài người trong đất nước Nga được giải phóng hoàn toàn ,lần đầu tiên trong lịch sử loài người nhân dân lao động ở Nga được làm chủ số mệnh của mình.Một cuộc cách mạng hoàn toàn do nhân dân và sau này nếu thắng lợi thì cũng phục vụ nhân dân thì sao không có dấu ấn đẹp đúng không .Dĩ nhiên rồi ,ngay khi cách mạng thắng lợi và năm sau thắng lợi hoàn toàn( 3/1918 ) thì lập tức nổ ra các cuộc cách mạng vô sản như “bản sao” của cách mạng tháng 10 Nga ở một số nước trên thế giới .Trong số nước này phải kể đến Hung ga ri,Đức,Mông Cổ ,Trung Quốc ,Việt Nam,…Đó chẳng phải là âm hưởng tốt đẹp từ cách mạng tháng 10 Nga hay sao.Để chứng minh cho vấn đề này ta sẽ tìm hiểu Cách mạng của một số nước tiêu biểu sau đây:
2.Cách mạng Hungary :
         Tháng 10 năm 1918 Đế quốc Áo-Hung tan vỡ. Theo ảnh hưởng của Cách mạng tháng mười Nga, nhiều Xô viết được thành lập ở Áo, Hungary và nhiều vùng đất khác của Đế quốc Áo-Hung cũ. Tại Áo, Xô viết không chuyển thành khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Áo lúc đó mới thành lập, còn non yếu về lí luận cũng như tổ chức  nên Đảng Xã hội-Dân chủ Áo đã thiết lập được nền Cộng hòa Tư sản. Nhưng ở Hungary thì ngược lại, phong trào Cách mạng lên cao và tạo điều kiện cho Cách mạng Xã hội chủ nghĩa bừng nổ.
      Cuối tháng 10 năm 1918, Cách mạng Dân chủ tư sản Hungary bùng nổ với hai hạt nhân chính là Công nhâncông nhân nông nghiệp. Ngày 28-10,Xô viết binh lính thành lập. Đến ngày 31-10,Xô viết công nhân thành lập. Công nhân khởi nghĩa ở Buđapét đã chiếm được xưởng đúc vũ khí và nhiều cơ quan khác của nhà nước.Nông dân nhiều vùng nổi dậy..Ngày 31/10/1918, một Chính phủ do Bá tước Caroli được thành lập với mục đích duy trì chế độ quân chủ. Một số chính sách mị dân được Chính phủ này đưa ra như: bầu cử phổ thông, quốc hữu hóa ngân hàngđại công nghiệp, "Cải cách ruộng đất" hòng xoa dịu phong trào Cách mạng đang lên cao. Hai lãnh tụ của Đảng Xã hội-dân chủ HungaryCaramiCunphi đã tham gia chính phủ của Carôli , vội vã tuyên thệ trung thành với Nhà vua. Những điều đó bị nhân dân phản đối. Ngày 10 tháng 11 năm 1918, nước Cộng hòa Dân chủ Hungary ra đời.
       Nhưng chính quyền Tư sản,có bọn phái hữu của xã hội-dân chủ tham gia đã ra sức ngăn chặn phong trào cách mạng,không chịu thực hện những lời hứa của mình nên nhiệm vụ của cách mạng vẩn chưa được giải quyết,như :tự do ,hòa bình ,bắn mì,ruộng đất,…
       Trước tình hình đó ,ngày 21/11/1918 Đảng Cộng sản Hungary được thành lập để lãnh đạo cách mạng.Tham gia Đảng Cộng sản này gồm có những người xã hội-dân chủ thuộc cánh tả,những tù binh cách mạng Hungary từ nước Nga về như Bêlacun ,Timo Xamueli,Matiat Racosi,…
       Ngày 22/2/1919 Chính phủ Tư sản bắt giam Bêlacun vào nhiều lãnh tự khác của Đảng Cộng sản để đe dọa quần chúng nhưng phong trào của Công nhân tiếp tục dâng cao nhằm thiết lập chính quyền Xô viết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
      Vào tháng 3/1919 một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng đã diễn ra.Mâu thuẩn xã hội diễn ra gay gắt do những yêu cầu quyền lợi của giai cấp Công-Nông không được chính phủ Tư sản giải quyết .Trong khi đó ,ngày 20/03/1919 ,hội đồng tối cao của Đồng minh gủi cho chính phủ Hungary một công hàm có tính chất tối hậu thư đó Hung cắt 2/3 lãnh thổ cho Rumani,Nam Tư,và Tiệp Khắc.Trước tình hình bị diệt vong đó ,chính phủ Tư sản từ chức và âm mưu giao lại chính quyền cho bọn Xã hội-dân chủ .Nhưng những người Xã hội-dân chủ không giám một mình cầm quyền và đã phải đàm phán với những người lãnh tụ Cộng sản đang bị giam giữ.
      Trước tình hình đó ,Công nhân thủ đô Bundapet đã khởi nghĩa và đã chiếm hầu hết các vị trí xung yếu .Sau đó hội đồng các Xô viết Công nhân và Binh lính tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết  ( ngày 21/3/1919) .Tham gia chính phủ Xô viết này gồm những người Cộng sản và những người Xã hội-dân chủ lúc đó hợp nhất thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Hungary.Như vậy ở đây ta thấy nước Cộng hòa Xô viết Hungary được thành lập và giành được thắng lợi đã phải trải qua cuộc cách mạng bạo lục ,kết hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng để lật đổ chính phủ Tư sản phản động .Đây chăng phải là hình thức đấu tranh cách mạng “noi theo” nước Nga Xô
 
viết hay sao ?Vi ta thấy ở đây những người cách mạng Hungary cũng thành lập các Xô viết như ở Nga,cũng thành lập Đảng Cộng sản để lãnh đạo cách mạng,cũng đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang ,và thành lập một chính thể Xô viết như nước Nga Xô viết,..Tóm lại cách mạng tháng 10 Nga đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn sâu sắc cho phong trào cách mạng Hungary ( 1918-1919 ) .
      Chưa dừng lại ở đó ngay khi giành được thắng lợi “chính quyền Xô viết Hungary đã thực hiện những công việc to lớn,như quốc hữu hóa Công nghiệp,ngân hàng ,vận tải ,tẳng tiền lương 25 % thi hành chế độ làm việc ngày làm 8 giờ,…Hồng quân được thành lập để bảo vệ chính quyền công nông”(4).Qua đây một lần nữa ta thấy các chính sách chính  của quyền Xô viết Hungary đã ảnh hưởng sâu sắc nhũng chính sách của cách mạng tháng Mười Nga đã thực hiện ở nước mình ngay khi giành được thắng lợi.
 3. Cách mạng Đức:
      Ở Đức, do ảnh hưởng tai họa của cuộc chiến tranh thế giới thứ I mang lại cũng như ảnh hưởng trực tiếp của cuộc cách mạng tháng 10 Nga nên “tình thế cách mạng nhanh chóng xuất hiện”(5 ).Ngày 3/11/1918 Cách mạng đã bừng nổ bằng cuộc khởi nghĩa của các thủy thủ ở Kilo ,giai cấp công nhân đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa này ,họ tổ chức bãi công .Và ngay sau đó họ thành lập các Xô viết đai biểu của công nhân và binh lính ở Kilo và các Xô viết này đã vũ trang cho quần chúng .Chỉ trong một tuần lễ ,họ đã chiếm được các thành phố như Linbec ,Hămbua,Bơvemen,Lêpdich,Muynich,..Ở các thành phố này “Quần chúng khởi nghĩa đã lật đổ các chính phủ phản động,thành lập chính quyền Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.Giai cấp nông dân và tầng lớp tiểu tư sản cũng tham gia cách mạng ngày càng đông đảo hơn”.(6 ) Ngày 9/11/1918 công nhân và binh lính ở Béc lin đã tiến hành bãi công và chuyễn sang khởi nghĩa vũ trang đập tan sự kháng cự của bọn sĩ quan phản động ,chiếm thành phố lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế,Winhem II chạy sang Hà Lan.Chính phủ của Đảng Xã hội dân chủ do Êbe đứng đầu cũng đã thực hiện một sô chính sách tiến bộ như “tuyên bố tự do hội họp,lập hội ,báo chí ,tuyên bố quyền phổ thông đầu phiếu ,hợp pháp hóa ngày làm 8 tiếng,khôi phục và mở rộng đạo luật bảo vệ lao động,tuyên bố ân xá tù chính trị”(7)
  
 
      Đây là một cuộc cách mạng Dân chủ Tư sản lật đổ chế độ phong kiến thiết lập nền cộng hòa .Do giai cấp Vô sản Đức chưa đủ mạnh để đưa Cách
 
mạng tiếp tục đi lên nên cách mạng này dùng lại ở đây.Tuy có nhiều hạn chế nhưng giai cấp Vô sản đã đóng một vài trò chủ lục và chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ Cách mạng tháng 10 Nga nhưng không chuyễn sang Cách mạng Xã hội chủ nghĩa vi lí do trên( Vô sản Đức chưa đủ mạnh )
      Cách mạng Đúc chưa dừng lại ở đây ,do những người cánh hữu của Đảng Xã hội dân chủ Đức cấu kết với giai cấp Tư sản ,phản bội lại phong trào Cách mạng nên Cách mạng tiếp tục diễn ra dẩn sự kiện sau đây:    
       Ngày 13/04/1919 ,Công nhân thành phố Muynich ( thủ phủ của xứ Bavie )đã khởi nghĩa cướp chính quyền và thành lập nước cộng hòa Xô viết Bavie .Những người cộng sản và những người phái tả đã cùng nhau lập chính phủ Xô viết do Ơgiơni Levie ,lãnh tụ Đảng Cộng sản đứng đầu .Chính quyền Xô viết Bavie đã thực hiện rất nhiều chính sách rất giống nước Nga Xô viết .Đó là tiến hành “ thực hiên chế độ công nhân quản lí xí nghiệp ,quốc hữu hóa ngân hàng ,tổ chức hồng quân và thành lập ủy ban đặc biệt nhằm trấn áp bọn phản Cách mạng.”(8 )Qua đây chúng ta thấy chảng phải nhũng việc làm của chình quyền Xô viết Bavie rất giống những gì cách mạng tháng 10 Nga đã làm hay sao ?
      Vì do nhũng đường lối còn nhiều sai lầm (liên kết với những người Xã hội dân chủ trong chính quyền,..) ,cũng như lí luận cách mạng còn non yếu nên chỉ trong một thời gian ngắn nắm được chính quyền thì đã thất bại do sự phản bội cua những người Xã hội dân chủ( 5/1919).
    Tuy vậy ta thấy Cách mạng Đức đã “bắt chước” Cách mạng tháng 10 Nga tất cả mọi phương diên (thành lập các Xô viết,quốc hữu hóa xí nghiệp ,ngân hàng,…).như vậy cho ta thấy hình ảnh của Cách mạng tháng 10 Nga trong lòng nhân dân bị áp bức trên thế giới thật là đep.Cách mạng tháng 10 Nga dường như là ngọn đèn chiếu sáng khắp các dân tộc bị áp bức năm châu ,là “bờ vai” vững chắc mà Cách mạng khắp năm châu có thể dựa được.Hồ Chí Minh đã từng nói “Giống như mặt trời chói lọi ,Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu,thức tĩnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bốc lột trên trái đất.Trong lịch sử loài người chưa có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sắc đến như thế”( 9).Thật đúng như vậy sức hấp dẫn của Cách mạng này đối với phong trào Cách mạng thế giới thật là lớn lao.Vì vậy mà dấu ẩn của nó tác động mạnh mẽ đên Cách mạng Đức giai đoạn 1918-1923 là lẽ đương nhiên,là hợp với quy luật của lịch sử
 
4. Cách mạng Trung Quốc :

 
     Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga ,cũng như đất nước bị đế quốc bên ngoài áp bức bốc lột nặng nề nên Cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ nhất .Vì lẽ đương nhiên “nhân dân Trung Quốc từ lâu bị nước ngoài khinh miệt,bắt nạt ,ngay sau cách mạng tháng Mười đã vui mừng đón chào nước Nga cách mạng bằng bàn tay hữu nghị ,bình đẳng cho mình …”.(10)
     Mở đầu l;à phong trào Ngữ Tứ diễn ra ngày 4/5/1919 bằng những cuộc biểu tình của 5000 học sinh yêu nước ở thủ đô Bắc Kinh nhằm chống lại âm mưu xâu xé của các chế độ.Chính quyền quân phiệt Bắc Kinh đã bắt giam hơn 1000 học sinh yêu nước .Trước tình hình đó  .Khi biết tin chính quyêng quân phiệt đàn áp phong trào ,Công nhân Thượng Hải đã tiến hành bãi công.
      
      Từ  đây quân chủ lục của phong trào chuyển từ lực lượng học sinh ,sinh viên sang giai cấp Công nhân .Phong trào Ngữ Tứ đã lan rộng ra khắp 20 tỉnh và hơn 100 thành phố ,tham gia phong trào bao gồm nhiều tầng lớp nhân dân rộng rãi ,đi đầu là giai cấp công nhân .Những cuộc bải công lớn ở Thượng Hải ,Nam Kinh ,Thiên Tân ,Hàng Châu.Vũ Hán ,….đã khiến phong trào Ngữ Tứ giành được thắng lợi .Chính phủ Trung Quốc đã phải thả những người bị bắt .
      Như vậy phong trào đã để lại một kết quả rất quan trọng bởi vì “phong trào Ngữ Tứ đánh dấu thời kì giai cấp Công nhân Trung Quốc trở thành một lực lượng chính trị độc lập ,với sức mạnh vĩ đại và bắt đầu bước lên vũ đài chính trị ,tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác Lê nin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc”. (11 )
      Và đặc biệt từ sau phong trào này thì chủ nghĩa Mác –Lê nin được truyền bã rộng rãi hơn nũa vào Trung Quốc đặc biệt là qua nhân vật Lý Đại Chiêu . Điều đó đã dẩn đến sự ra đời của các tiểu tổ Cộng sản ở Thượng Hải (5/1920) ,ở Quảng Châu ,Hồ Nam,Sơn Đông,…
       Sau đó được sự giúp đở của Quốc tế Cộng sản ,ngày 1/7/1921 các tiểu tổ Cộng sản ở các nơi cử 12 người đại diện cho 57 Đảng viên đến họp và thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc .Đây được coi là hệ quả lớn lao nhất của phong trào cách mạng Trung Quốc .Như vậy ,do ảnh hưởng trục tiếp cũng như dấu ấn đẹp và tương lai sáng lạn từ Cách mạng tháng 10 Nga mà chính sau này mặc dù không phải là người Cộng sản Cách mạng nhưng Tôn Trung Sơn  cũng đã nhận ra con đường “Liên-Nga ,Liên-Cộng ,phù trợ công nông” và hơn nữa khuynh hướng tư tưởng của Tôn Trung Sơn “đã tìm thấy ở chính quyền Xô Viết một mẫu hình nhà nước có thể tin cậy được”.(12).Vậy qua đây chẳng phải nhân dân tiến bộ trên thế giới luôn có những ấn tượng tốt về Cách mạng tháng Mười vĩ đại hay sao?nhân dân bị áp bức trên thế giới luôn hướng về Cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại vì chỉ có đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười thì con người mới tìm được nơi
 
âm no ,tự do và hạnh phúc thật sự .Không chần chừ gì nữa khi mà “Cách mạng tháng Mười Nga (1917 )đã bừng nổ và thắng lợi .Nó đã mở ra cho nhân dân Trung Quốc con đường đi tới giải phóng ,dẫn dắt nhân dân Trung
Quốc đi lên con đường đấu tranh Cách mạng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê Nin” (13)
      Vậy với một đất nước rộng lớn như Trung Quốc ,viêc tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lê nin cho một đất nước có số dân chiếm 1/5 dân số nhân loại thì càng chúng tỏ sự thắng thế của chủ nghĩa Mác lê nin ,của chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc .Cách mạng tháng Mười vĩ đại thành công ở nước Nga rộng lớn đã biến chủ nghĩa Mác Lê nin từ lí luận trong sách vở thành lí luận thực tiễn ,hiện thực,từ một chủ nghĩa xã hội không tưởng thành một chủ nghĩa xã hội hiện thực mà ở xã hội đó vượt trội hơn hẳn xã hội Tư bản.Vì lẽ đó nó đã để lại dấu ấn sâu sắc cho Cách mạng Trung Quốc .Biểu hiện cho điều này  đó là sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã đưa cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ Tư sản kiểu củ sang cách mạng dân chủ Tư sản kiểu mới mà nòng cốt là vai trò của giai cấp Vô sản Trung Quốc .Bởi vì “sự ra đời của Đảng Cộng sản là một sự kiện chính trị trọng đại trong đời sống chính trị ở Trung Quốc ,đánh dấu bước chuyễn biến lớn lao của cách mạng Trung Quốc dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười”(14)
 
5.Cách mạng Mông Cổ :
      Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911,nhân lúc triều đình Mãn Thanh sụp đổ ,Mông cổ đã tuyên bố tự trị nhưng thực tế lại lệ thuộc hoàn toàn vào bọn quân phiệt Trung Quốc và sau đó là bọn Bạch vệ Nga thống trị .
  Mùa Hè năm 1920,những người Cách mạng Mông Cổ đã cử một phái đoàn gặp Lê Nin để được giúp đở .Và tất nhiên Lê nin  đã “vạch rõ con đường đúng đắn duy nhất đối với nhân dân Mông Cổ là đấu tranh giành độc lập chính trị và kinh tế cho đất nước” (15)
          Đầu năm 1921 ,Miền Bắc Mông Cổ đã thành lập những đơn vị du kích đầu tiên.Ngày 1/3/1921 hội nghị đại biểu của các du kích được triệu tập và chuyễn thành thành lập Đảng nhân dân Cách mạng Mông cổ .Qua hội nghị “ Đại hội đã thông qua nghị quyết về việc tiến hành cuộc cách mạng nhân dân nhằm giải phóng nước nhà ,xây dựng chính quyền độc lập của nhân dân lao động”(16 )  Ngày 13/3/1921 chính phủ nhân dân lâm thời Mông cổ được thành lập ở  Toroixocot.Các đơn vị du kích được thống nhất với nhau thành quân đội nhân dân Mông Cổ do Xukhe Bato làm tổng tư lệnh .Ngay sau  khi thành lập ,đội quân này đã đánh đuổi quân chiếm đống Trung Quốc ở phía Bắc Mông Cổ
    
 
       Đầu tháng 7/1921 ,Bọn Bạch vệ Unghec mở cuộc tấn công vào Toroixocot hòng tiêu diệt lực lượng Cách mạng Mông Cổ .Cùng với quân đội nhân dân Mông Cổ,Hồng quân Xô viết theo sự yêu cầu giúp đỡ của chính phủ Mông Cổ đã cùng nhân dân Mông Cổ chiến đấu suốt 3 ngày ở Toroixocot đánh bại quân Bạch vệ Nga Unghec .Sáu đó một lần nữa  Unghec bị đánh bại và bị bắt sống khi tàn quân của Bạch vệ này xâm nhập và tấn công lãnh thổ  nước Nga Xô viết.Ngày 10/7/1921 chính phủ Phong kiến Bocdo Gheghen chính thức chuyển giao chính quyền cho chính quyền Cách mạng
       Về chính sách đối nội,ngay lập tức,trong những năm 1921-1924 ,chính quyền nhân dân đã “thực hiện những biện pháp nhằm xóa bỏ những tàn tích phong kiến ,xóa bỏ chế độ nông nô ,quốc hữu hóa ruộng đất ..v.v…Chính quyền phong kiến địa phương cũng được xóa bỏ với sự thành lập các cơ quan dân chủ địa phương ,…”(17 )
        Về đối ngoại ,tháng 11/1921 hiệp ước Xô –Mông được kí kết ,qua đó chính quyền nước Nga Xô viết sẽ xáo bỏ mọi đặc quyền của Sa Hoàng đối với Mông Cổ và viện trợ tài chính cho Mông Cổ .Bản thân “chính phủ cách mạng mông cổ cũng đề nghị kiến lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với tất cả các nước ,…”(18 )
         Tháng 3/1924 ,Đại hội lần thứ 2 của Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ “tuyên bố lấy học thuyết Mác –Lênin về khả năng các nước lạc hậu tiến theo con đường phi Tư bản chủ nghĩa ,đi lên chủ nghĩa xã hội”(19)….Ngay sau khi Bocdo Gheghen chết Mông Cổ tuyên bố là nước Cộng hòa nhân dân.
     Như vậy ta thấy cuộc cách mạng Nhân dân Mông Cổ (1921-1924) trước hết “là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ,đưa đến việc thành lập nhà nước Mông Cổ độc lập .Đồng thời đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hướng đất nước theo con đường phát triển phi Tư bản chủ nghĩa ,tiến tới việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội .(20 )
      Tóm lại, Mông Cổ đã chọn con đường của cách mạng tháng 10 Nga để tiến hành giải phóng nhân dân,để giải phóng đất nước của mình .Như vậy của những người cách mạng và nhân dân Mông Cổ đã thấy được tương lai sáng lạn ,triển vọng của chủ nghĩa xã hội từ Cách mạng tháng Mười Nga đem lại ,vì theo họ chỉ có đi theo con đường của cách tháng Mười thi mới giành thắng lợi đến cùng.Qua đó cho thấy dấu ấn của cách mạng tháng Mười đối với Cách mạng Mông Cổ thật sâu sắc .
 
 
6.Cách mạng Việt Nam thông qua Nguyễn Ái Quốc :
 
       Cách mạng thang Mười Nga không chỉ để lại dấu ấn với nhân dân thế giới mà còn đối với Việt Nam .Tuy nhiên do đề tài chỉ giới hạn giai đoạn từ năm 1917 -1923 nên khi nói về vấn đề này thì đề tài chỉ nói xoay quanh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn trên.
     Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam . Đó là con đường đi theo Cách mạng tháng 10 Nga, con đường Cách mạng vô sản .Khi độc bản Sơ thảo này Nguyễn Ái Quốc đã chọn con đường cho cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Cách mạng tháng 10 Nga.Đó là con đường Vô sản ,đi theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác Lê nin.Vì vậy mà “Nguyễn Ái Quốc từ lập trường yêu nước chuyên sang lập trường cộng sản.Sự kiện đó cũng đã mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế ,đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua ,từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin”(21) .Vì vậy mà người đã tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản ,tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920 ),sang Liên Xô dự Đại hội quốc tế Nông dân (1923 ) và được bầu vào ban chấp hành hội
       Đây là con người Việt Nam đầu tiên tiếp cận, học tập và nghiên cứu lí luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin ,là đại diện của toàn thê dân tộc Việt Nam tiếp nhận dấu ân của Cách mạng tháng Mười vĩ đại về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ,đúng dắn và duy nhất cho dân tộc Việt Nam .Kể từ đây Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị mọi mặt để truyền bá chủ Nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam trong nhũng năm tiếp theo.
 

7.Cách mạng tháng Mười thắng lợi đã thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin dẫn đến sự thành  lập các Đảng Cộng Sản :

         Cách mạng Tháng Mười là một mốc đầu tiên đánh dấu thắng lợi vĩ đại của học thuyết Mác - Lênin đối với các tư tưởng phản động và các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân quốc tế. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận đã trở thành hiện thực. Từ đó đến nay chủ nghĩa cộng sản không còn là một “bong  ma ám ảnh châu Âu” mà đã trở thành lẽ sống, niềm tin hy vọng của lãnh nhân dân lao động. CNXH đã trở thành hiện thực sinh động từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ- La tinh. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười cũng như của các cuộc cách mạng nhân dân từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và cả những gì đã và đang diễn ra ở các nước trong Liên bang Xô viết (trước đây), ở các nước Đông Âu đã chứng minh giá trị vĩ đại và sức sống mãnh liệt, tính vĩnh hằng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, vũ khí sắc bén và không có gì có thể thay thế của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Chính vì thế, mặc dù bị bọn cơ hội xét lại và các lực lượng thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận, nhưng từ sau Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá nhanh chóng trên khắp hành tinh, trở thành kim chỉ nam, ngọn đuốc luôn toả sáng soi đường, dẫn dắt, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. “Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia – dân tộc trên hành tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là quan những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân tộc”. (22)

     Chính vì lẽ đó ,từ sự phát triển sâu rộng và sức sống mãn liệt của chủ nghĩa Mác -Lê nin đã dẫn đến một hệ quả rất quan trọng đối với cách mạng thế giới .Đó là sự ra đời của các Đảng Cộng sản .Ngay sau khi thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga ( 7/11/1917 ),phong trào cách mạng thế giới đã nổ ra với số lượng và chất lượng rộng khắp và điều này tất yếu Đảng Cộng sản sẽ ra đời để bảo vệ và lãnh đạo cách mạng.Như vậy ,từ kết quả đó Đảng
 
Cộng sản ở một số nước đã thành lập như : Đảng Cộng sản In đô nê xia (1920),Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921 ),Đảng Cộng sản Ai Cập (1921 ),Đảng Cộng sản Bra xin(1922),Đảng Cộng sản Cu Ba (1925),Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 ),Đảng Cộng Thái Lan ( 1930 ),…
     Các Đảng Cộng sản này tăng cường lãnh đạo cách mạng ở trong nước và liên kết với cách mạng thể giới (thông qua tổ chức quốc tế thứ 3 thành lập năm 1919 ) để chống lại sự áp của chủ nghĩa Đế quốc và lật đổ giai cấp Tư Sản.Như vậy cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi đã ảnh hưởng trực tiếp và thức đẩy sự ra đời của các Đảng Cộng sản các nước trên thế giới thông qua Lí luận của chủ nghĩa Mác -Lê nin.Lí luận này vốn đã áp dụng rất đứng đắn và sáng tạo trong cách mạng tháng 10 năm 1917 thì nay nó đã lan sang khắp các nước trên thế giới như một dòng chảy không thể nào ngăn nổi . Đặc biệt, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hơn một tỷ người trên các lục địa Âu, Á, Mỹ-La tinh, đã đi lên CNXH với các hình thức khác nhau. Vào thời gian đó, trong hệ thống TBCN giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và công nhân đã dấy lên một cao trào cách mạng sôi nổi chưa từng có của hàng triệu quần chúng đang khát khao độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình, tiến bộ xã hội và CNXH
8.Đánh giá ý nghĩa lớn lao của Cách mạng tháng Mười đối phong trào cách mạng thế giới :
  
   Một lần nữa ta thấy Cách mạng tháng 10 có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với
nước Nga và Thế giới.

a. Với nước Nga:
     Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng. Thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
      Lịch sử nước Nga bước sang một trang mới – một chế độ xã hội mới được thiết lập – chế độ xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế độ người bóc lột người; xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, bình đẳng và công bằng cho mọi người lao động.

b. Với Thế giới:

      Cách mạng tháng 10 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện Thế giới. Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới.

      Thế giới đã phân chia thành 2 hệ thống xã hội đối lập: Hệ thống xã hội Tư bản chủ nghĩa và  hệ thống xã hội Xã hội chủ nghĩa.Sự xuất hiện hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới báo hiệu sự thắng thế của Cách mạng thế giới sau này

    Nhưng đồng thời Cách mạng tháng 10 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Cách mạng Thế giới về sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, về khối liên minh công nông và nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi. Cách mạng tháng 10 đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào Cách mạng của giai cấp công nhân Quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đi tới thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

       Ngay sau khi Cách mạng tháng 10 thắng lợi, một cao trào Cách mạng Vô sản,Dân chủ Tư sản kiểu mới đã bùng nổ ở Châu Âu ,châu Á (1918 – 1923) làm chấn động dữ dội nền thống trị của giai cấp tư sản nhiều nước.Đây chính là dấu ấn cũng như ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại mà đề tai ngiên cứu trên đã nói thêm phần nào.

      Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi cũng đã góp phần sự ra đời của Quốc tế Cộng sản . Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 và hoạt động đến năm 1943 có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thắng lợi của phong trào Công nhân nhiều nước.
    
        Cách mạng tháng 10 mở ra một thời kì mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh. Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước, xu hướng đi theo con đường Cách mạng Vô sản dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin với những nhận thức mới. Phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào Cách mạng vô sản Thế giới. Tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa phong trào Cách mạng của giai cấp vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung và chủ nghĩa đế quốc. Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước phát triển mạnh mẽ, Đảng Cộng sản ở nhiều nước ra đời và giành được những thắng lợi quan trọng.
   
       Vì vậy một lần nữa thật sâu sắc khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh gia và nhận xét về Cách mạng tháng Mười như sau “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu rọi khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh).Khi được nghe câu này ta thật thấy thấm thía và đúng biết bao.Ý nghĩa của Cách mạng tháng 10 Nga là như thể đó.
 
III. KẾT LUẬN
 
      Cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử trọng đại, không những với nước Nga mà còn đối với thế giới.Vì vậy việc nghiên cứu Cách mạng tháng Mười là một công việc quan trọng đối với các bạn học sinh,sinh viên cũng như các nhà ngiên cứu .Vì vai trò ,tính chất ,ý nghĩa của cách mạng này thật lớn lao và vĩ đại.Nó lớn lao và vĩ đại như thế nào thì một phần nào đó bài làm trên cũng đã cung cấp thêm về vấn đề đặt ra này (dĩ nhiên là còn nhiều thiếu sót ) .Bởi vì nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp cho các bạn sinh viên ,học sinh và nhà ngiên cứu sẽ biết rõ hơn,sâu sắc hơn để từ đó giáo dục cho bản thân lòng yêu nước ,yêu chế độ Xã hội chủ nghĩa hơn nữa .Và từ đó tuyên truyền cho mọi người dân trong xã hội về cách mạng tháng Mười vĩ đại và cho mọi người hiểu rõ nhờ cách mạng đó tác động thì mới có được một nước Việt Nam hôm nay (nếu là không nói quá ).Như vậy cũng qua đây ta thấy Cách mang tháng Mười Nga nhờ những đường lối cách mạng đúng đắn mà Lê Nin và Đảng Bôn sê vích đề nên Cách mạng đã giành được thắng lợi đến cùng .Để từ thắng lợi đó mới làm được một biến có Lịch Sử thê giới quan trọng  (thay đổi thời kì Lịch Sử,phá vở cực diện Lịch Sử thế giới tất cả các mặt,…).Vì lẽ đó nên đây là một đề tài mà chúng ta theo tôi nghĩ đáng phải quan tâm nhiều hơn nữa.
     Vì cách mạng này là một sự kiên trọng đại trong Lịch Sử nhân loại nên các mặt của nó quả là những đề tài phong phú cho những người thích tìm hiểu về cách mạng này .Ở đây dấu ấn cảu nó để lại là một trong những đề tài đáng được nghiên cứu nhiều nhất .Thật đúng như thế ,tôi đã chon dấu ấn cảu cách mạng tháng Mười Nga đối với phong trào Cách mạng thế giới giai đoạn
1917-1923.Mà ở đây theo tôi ở đây những nước ảnh hưởng rõ rệt về cách mạng tháng Mười vĩ đại này trong giai đoạn vừa nêu trên bao gồm Hungary,Đức,Trung Quốc ,Mông Cổ,Việt Nam,…rất nhiều nước khác nhưng tôi chỉ nêu năm nước đó.Như vậy một lần nữa dấu ấn của cách mạng tháng Mười Nga cũng chính là đối tượng nghiên cứu xuyên suốt của bài làm này thông qua các cuộc cách mạng của một sô nước trên đã làm rõ điều đó.Vì vậy theo tôi đây là một đề tài khá thú vị và bổ ích.
      Mặt khác qua bài nghiên cứu này ,nó cũng giúp ta làm rõ thêm phàn nào về Cách mạng Hungary ,Đức,Trung Quốc ,Mông Cổ,…Và từ đó cho ta biết
rõ được mối lien hệ mật thiết giũa Cách mạng tháng Mười với các cuộc cách mạng của những nước trên
       Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp ,so sánh ,chứng minh,đối chiếu,sưu tầm tài liệu để cố gắng làm cho bài phong phú và khách quan hơn.Nhưng chắc chắn bài làm còn nhiều chổ sai và thiếu sót .Vì vậy em mong thầy ,cô và bạn bè góp ý và sữa chữa những thiêu sót đó.
 
 
IV. CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1.Chú thích
 
 (1) Mai Quảng,Đổ Đức Thịnh.Sưu tầm,chọn lọc và hiệu chỉnh. “Phác thảo Lich Sử nhân loại”.NXB Thế Giới.Hà Nội 2001.Trang 241. 
 (2) nguồn :www.vietbao.vn.Thứ 2,tháng 05,tháng mười một 2007,00:18 GMT+7.\
(2.1)Tiêu Phong. “Hai chủ nghĩa một trăm năm”,(sách tham khảo).NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2001.Trang 194.
 (3) Tiêu Phong. “Hai chủ nghĩa một trăm năm”,(sách tham khảo).NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2001.Trang 195.
 (4) Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.Trang 162.
(5)PGS.TS Lê Văn Anh,PGS.TS Hoàng Minh Hoa ,ThS Đinh Thị Lan ,ThS Bùi Thị Thảo. “Bài giảng Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1945”.Huế 2006.Trang 47.
(6)Nguyễn An Thái(Chủ biên). “Lịch Sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1995,Quyển A,tái bản lần II.NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1997.Trang 91.
(7) PGS.TS Lê Văn Anh,PGS.TS Hoàng Minh Hoa ,ThS Đinh Thị Lan ,ThS Bùi Thị Thảo. “Bài giảng Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1945”.Huế 2006.Trang 48.
(8) Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.Trang 163.
 (9)Hồ Chí Minh .Tuyển Tập ,tập 2.NXB Sự Thật.Hà Nội 1980.Trang 461.
(10)Ngyễn Văn Hồng “Mấy vấn đề Lịch Sử châu Á và Lịch Sử Việt Nam một cách nhìn”.NXB Văn hóa dân tộc.Hà Nội 2001.Trang 333.
(11) PGS.TS Lê Văn Anh,PGS.TS Hoàng Minh Hoa ,ThS Đinh Thị Lan ,ThS Bùi Thị Thảo. “Bài giảng Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1945”.Huế 2006.Trang 90.
(12) Ngyễn Văn Hồng “Mấy vấn đề Lịch Sử châu Á và Lịch Sử Việt Nam một cách nhìn”.NXB Văn hóa dân tộc.Hà Nội 2001.Trang 202 và 203.
(13) Ngyễn Văn Hồng “Mấy vấn đề Lịch Sử châu Á và Lịch Sử Việt Nam một cách nhìn”.NXB Văn hóa dân tộc.Hà Nội 2001.Trang 474.
(14) Vũ Dương Ninh. “Một số chuyên đề Lịch Sử thế giới”.NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.Năn 2001.Trang 475.
(15) PGS.TS Lê Văn Anh,PGS.TS Hoàng Minh Hoa ,ThS Đinh Thị Lan ,ThS Bùi Thị Thảo. “Bài giảng Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1945”.Huế 2006.Trang 92.
(16) Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.Trang 132.
(17) Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.Trang 132
(18) Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.Trang 133
(19) Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.Trang 133
(20) Nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam :  www.cpv.org.vn.13:11 /02/12/20009.
(21) GS.Trương Hữu Quýnh,GS. Đinh Xuân Lâm ,PGS.Lê Mậu Hận. “Đại cương Lịch Sử Việt Nam –toàn tập”.NXB Giáo Dục .Trang 710.
(22)Theo nguồn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam :  www.cpv.org.vn . 13:11 /02/12/2009.
 
2.Tài liệu tham khảo
 
    A.Tài liệu thành văn,sách tham khảo 
 
1.     Mai Quảng,Đổ Đức Thịnh.(Sưu tầm,chọn lọc và hiệu chỉnh), “Phác thảo Lich Sử nhân loại”.NXB Thế Giới.Hà Nội 2001.
2.     Tiêu Phong. “Hai chủ nghĩa một trăm năm”,(sách tham khảo).NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2001.
3.     Nguyễn An Thái (Chủ biên)Đổ Thanh Bình,Nguyễn Quốc Hùng ,Vũ Ngọc Oanh,Đặng Thanh Toán,Trần Thị Vinh. “Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1995”,tái bản lần thứ năm.NXB Giáo Dục.
4.     PGS.TS Lê Văn Anh,PGS.TS Hoàng Minh Hoa ,ThS Đinh Thị Lan ,ThS Bùi Thị Thảo. “Bài giảng Lịch Sử thế giới hiện đại 1917-1945”.Huế 2006.
5.     Nguyễn An Thái(Chủ biên). “Lịch Sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 1995,Quyển A,tái bản lần II.NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1997.
6.     Hồ Chí Minh .Tuyển Tập ,tập 2.NXB Sự Thật.Hà Nội 1980.
7.     Ngyễn Văn Hồng “Mấy vấn đề Lịch Sử châu Á và Lịch Sử Việt Nam một cách nhìn”.NXB Văn hóa dân tộc.Hà Nội 2001.
8.     Ngyễn Văn Hồng “Mấy vấn đề Lịch Sử châu Á và Lịch Sử Việt Nam một cách nhìn”.NXB Văn hóa dân tộc.Hà Nội 2001.
9.      GS.Trương Hữu Quýnh,GS. Đinh Xuân Lâm ,PGS.Lê Mậu Hận (Đồng chủ biên). “Đại cương Lịch Sử Việt Nam –toàn tập”.NXB Giáo Dục.
 
      B. Các nguồn tài liệu trên trang Web đó là :
    
     10.Của nguồn việt báo :  www.vietbao.vn
     11.Của nguồn báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam : www.cpv.org.vn
 
  Bài viết của A BÉ (PHẦN 


 
    
 
 
 
.
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook