Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Thiết lập môi trường tiếng việt cho Windows XP


  phần mềm VietnamesefoxXP-thiết lập môi trường tiếng việt cho xp
Sau khi đã cài xong Windows hoặc đã ghost lại máy chưa chắc máy tính của bạn đã được thiết lập môi trường tiếng việt(cái này khác với cài ngôn ngữ tiếng Việt cho máy tính nha) ….
Biểu hiện:
Thanh trên cùng(thanh màu xanh xanh đấy) sẽ không hiển thị được tiếng việt,font chữ tiếng việt sẽ bị lỗi…ô vuông.Điều này dễ thấy khi bạn mở word,hay trang web khi bạn đặt một cái tên file có dấu,hay trang web với cái dòng bằng tiếng việt,…chắc chắn thanh trên cùng sẽ không hiển thị được tiếng việt…Ngoài ra một số phần mềm chạy giao diện tiếng việt sẽ không hiển thị tốt tiếng việt mà bị lỗi…..
Tại sao cần thiết lập môi trường tiếng việt:
1.Điều này sẽ giúp máy tính của bạn hiển thị tốt nhất mỗi khi gặp phần mềm,chương trình,ứng dụng chạy bằng tiếng việt
2.Office,trang web của bạn sẽ không bị lỗi font khi bạn thiết lập môi trường tiếng việt(biểu hiện trên thanh trên cùng).để tiện cho việc đọc và sữa chữa
3.Một số ứng dụng đặc biệt như ta cần cài chương trình hát karaoke trên máy tính để hiện thị lời karaoke tốt bằng tiếng việt thì cũng phải thiết lập môi trường tiếng việt.
Vậy tại sao ta không thiết lập môi trường tiếng việt cho máy tính của mình nhỉ
Phần mềm dưới sẽ thiết lập môi trường tiếng việt cho bạn
Link  tải VietnamesefoxXP:
Cài đặt nó như bao phần mềm khác…sau khi cài đặt xong nhớ khởi động ngay để nó hiệu lực nhé

Good luck 

Vấn đề nông dân trong cách mạng tư sản Pháp



A – MỞ ĐẦU
Cách mạng tư sản Pháp 1789 xảy ra trong thời kỳ mà quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thế giới đã phát triển mạnh hơn rất nhiều; những công trường thủ công lớn tập trung, với sự phân công giai đoạn cao hơn; sự tập trung tư bản khổng lồ vào giai cấp tư sản – một giai cấp có số lượng ít, không có quyền chính trị nhưng lại giàu có nhất về kinh tế. Dưới góc độ này, cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là một thắng lợi mới của chủ nghĩa tư bản, tiếp tục và phát triển những thắng lợi trước đó. Cách mạng đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến cùng với mọi quan hệ và lề thói thối nát của nó đã từng thống trị ở Pháp nhiều thế kỷ, tuyên bố sự ra đời của một thể chế chính trị của một xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới cùng với các quyền tự do dân chủ. Cách mạng đã đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những nghĩa vụ, tạo nên tầng lớp tiểu tư hữu đông đảo, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Pháp và trên lục địa châu Âu. Về cơ bản, cách mạng đã quét sạch rác rưởi của chế độ phong kiến ở Pháp và ảnh hưởng của nó, góp phần làm cho chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến ở châu Âu và châu Mỹ.
Cách mạng tư sản Pháp 1789 được V.I. Lênin đánh giá là một cuộc “Đại cách mạng”. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất vì đã giải quyết được vấn đề nông dân – đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá một cuộc cách mạng tư sản có triệt để hay không. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng, vấn đề nông dân chỉ được giải quyết ở một chứng mực nhất định, không thỏa mãn yêu cầu của nông dân, giai cấp cầm quyền muốn dừng cuộc cách mạng lại. Vấn đề ruộng đất ở hai giai đoạn này không được giải quyết triệt để cho thấy bộ mặt phản động của giới cầm quyền.


B – NỘI DUNG
I. Tình hình Nông dân Pháp trước cách mạng
1. Chính sách bóc lột của chế độ phong kiến đối với nông dân
Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, nhà vua nắm mọi quyền hành, hầu như không chịu sự kiểm soát nào, có quyền quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại, ban hành hay hủy bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hoặc cách chức bộ trưởng, nhân viên nhà nước. Vua Lui XVI của triều đại BuốcBông lên ngôi năm 1714, tiếp tục chính sách cai trị độc đoán của Lui XIV – “Vua mặt trời”, nổi tiếng với câu nói “Nhà nước chính là Trẫm”.
Nông dân là giai cấp đông đảo nhất, cực khổ nhất trong đẳng cấp thứ ba cũng như trong xã hội. Họ phải gánh chịu hầu hết gắng nặng của chế độ phong kiến chuyên chế với ba tầng áp bức, bóc lột: lãnh chúa, nhà nước và nhà thờ. Mặc dù, chế độ nông nô đã được tuyên bố bãi bỏ vào năm 1779, nhưng vì gắn chặt vào mảnh đất của địa chủ nên họ không được tự do và phải chịu nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề. Chính quyền phong kiến về sở hữu đất đai và những quyền “hợp pháp” quyền sở hữu ấy cho phép lãnh chúa bóc lột người nông dân không thương tiếc. Trước cách mạng, ở Pháp có khoảng 1-2 triệu người rất nghèo khổ, hàng trăm nghìn người mất hết tài sản, phải sống lang thang trong bần cùng. Khi bị dồn vào con đường cùng, tuyệt vọng, họ thường nổi dậy khởi nghĩa.
 Nông dân làm trên đất đai của lãnh chúa, phải nộp tô thuế nặng nề. Họ phải tuân theo quyền tư pháp của lãnh chúa được tượng trưng bởi giá treo cổ. Quý tộc có độc quyền về cối xay lúa, máy ép mía, lò bánh mì, máy ép nho,...Khi người nông dân cấn xay lúa, làm mật, nướng bánh, nấu rượu,... họ đều phải đống một thứ thuế riêng cho lãnh chúa và bị cướp một phần sản phẩm. Họ phải nộp tiền khi đi qua cầu, đường, đò, câu cá, giết trâu bò... Họ sẽ bị phạt nếu như để ếch nhái ở ao mình kêu làm cho lãnh chúa không ngủ được. Vô lí hơn nữa, người nông dân vẫn phải đóng thuế hàng năm cho lãnh chúa khi mà cối xong hỏng, cầu gãy không dùng được vì luật lệ phong kiến đã đặt ra.
Ngoài nộp tô thuế cho lãnh chúa, nông dân còn phải nộp nhiều thứ tô thuế và phu dịch khác nhau cho nhà nước: thuế trực thu – thuế thâ đánh theo đầu người; thuế đánh vào tài sản; thuế 1/20 đánh vào thu nhập; thuế gián thu – thường đánh vào các mặt hàng thiết yếu như muối, rượu,.. Nhà nước không trực tiếp thu mà giao cho bọn chủ thầu vói lối thu thuế chẳng khác gì vơ vét, cướp bóc của cải của nông dân.
Nông dân còn phải nộp cho nhà thờ thuế thập phân (1/10 số thu hoạch) và nhiều thứ tiền khác: tiền rửa tội, tiền đi lễ là những nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
Bruye khi nói về tình cảnh người nông dân Pháp đã viết: “Người ta thấy một số thú vật dữ tợn, đực và cái, rải khắp các làng xóm, sạm đen, hốc hác và rám nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà chúng đào xới một cách cực kì nhẫn nại; hình như chúng cũng có một giọng nói, và khi chúng đứng lên, người ta thấy chúng có bộ mặt người, và quả thực chúng là người. Đêm đến, chúng rúc vào hang, sống bằng bánh mì đen, nước lã và rễ cây. Nhờ chúng, những người khác khỏi phải gieo, cày và gặt để sống, và do đó, chúng xứng đáng được hưởng thứ bánh mà chúng đã gieo trồng”.
 Đại bộ phận nông dân là nghèo khổ, nguyên nhân là do sự tồn tại của ách thống trị phong kiến và các chính sách thuế khóa của chế độ chuyên chế đè nặng lên cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Vì thế, họ dễ dàng gắn bó chặt chẽ với giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến và trở thành động lực chủ yếu của cuộc cách mạng.
2. Phong trào đấu tranh chống phong kiến của nông dân
Từ cuối thế kỷ XVI, làn sóng khởi nghĩa đã nổ ra, đặc biệt năm 1593-1596. Đội quân nông dân lên tới 4 vạn người tấn công các lâu đài của lãnh chúa, giết chết một số quý tộc . Cuộc nổi dậy này mang tính phản phong, làm cho bọn quý tộc hoảng sợ.
Sang thế kỷ XVII, vì lợi ích ngân quỹ quốc gia, thuế tăng. Chính sách tài chính làm tăng bần cùng hóa của người đóng thuế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nông dân. Các cuộc nổi dậy của nông dân liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương.
Năm 1636-1637, nông dân và thị dân nổi dậy khởi nghĩa nổ ra trong một phạm vi rộng lớn.
Năm 1639, nông dân Noócmăngđi nổi dậy khởi nghĩa, những người chân đất này đã bị đàn áp rất dã man.
Năm 1646, Chính phủ bỏ tù 3000 nông dân không nộp thuế đúng thời hạn, trong khi đó cuộc sống của vua quan hết sức xa xỉ.
Trong thời kì thóng trị của vua Lui XIV là thời kỳ của các cuộc khởi nghĩa lớn như: năm 1670, bùng nổ ở Găngơđốc; năm 1674-1675, bùng nổ ở Gien và Bơrơtanhơ; năm 1702-1705, bùng nổ ở Lăngơđốc.
Đặc biệt chỉ tính riêng mùa xuân năm 1789, nước Pháp dưới sự cái trị của vua Lui XVI, đã có 800 của nội dậy của nông dân và bình dân thành thị . Chính quyền đã cử quân đội đến đàn áp, những dập tắt ở nơi này thì nơi khác lại bùng lên. Nước Pháp ở trong tình trạng sối sục lòng căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín muồi.
II. Việc giải quyết vấn đề nông dân trong hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Pháp
1. Giai đoạn thống trị của đại tư sản lập hiến (14/7/1789 – 10/8/1792)
a.      Tình hình nước Pháp sau ngày tấn công phá ngục Baxti
Ngày 12/7/1789, tin Đơ Brơtơi được cử làm Bộ trưởng Bộ tài chính thay Nếchkê và việc nhà vua tập trung quân đội gây nên một làn sóng căm phẫn trong các giới ở Pari. Quần chúng lao động và những người tư sản cách mạng tự vũ trang bằng mọi thứ vũ khí thô sơ. Bính lính cũng ngả về phía nhân dân, trừ những đơn vị có lính đánh thuê ngoại quốc. Các cử tri ở Pari thành lập một chính quyền thành phố mới gọi là Ủy ban thường trực và tổ chức lực lượng vũ trang dân binh là Vệ quốc quân. Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã chiếm được hầu hết các cơ quan và các vị trí quan trọng. Nhà tù Baxti là nơi cuối cùng sau 4 giờ chiến đấu, những người cách mạng mới tấn công được, pháo đài Baxti thất thủ. Việc chiếm được ngục Baxti đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng. Tòa thành kiên cố, sừng sững hàng trăm năm tượng trưng cho nền quân chủ chuyên chế hà khắc tưởng như bất di bất dịch, trong khoảnh khắc đã rơi vào tay quần chúng nhân dân cách mạng. Ngày phá ngục Baxti được ghi vào lịch sử nướcPháp như một mốc son chói lọi, được ghi nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp, làm rung động toàn bộ cơ cấu chính quyền phong kiến trong cả nước, có tiếng vang mạnh mẽ không chỉ ở châu Âu mà còn lan sang cả châu Mỹ.
 Thắng lợi cách mạng ở Pari được củng cổ là nhờ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đại đa số nông dân trong toàn quốc. Tháng 7 và 8, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra ở các địa phương nhằm không trả tô, đốt nhà địa chủ, thủ tiêu đặc quyền phong kiến, xử tù những tên địa chủ gian ác. Một số cuộc khởi nghĩa nổ ra với quy mô lớn như ở các tỉnh Andat, Phrăngsơ Côngtê, Lyong, Noócmăngđi,... Nông dân nghèo khổ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các cuộc cách mạng ở nông thôn này.
Các thành phố lớn cũng tiến hành phá tan bộ máy chính quyền cũ, gọi là Cách mạng thị chính. Tin tức từ Pari làm nhân dân các địa phương vô cùng phấn khởi, đứng dậy đập tan nhà cửa của các viên tổng trấn, ùa vào tòa thị chính và thủ tiêu các văn khế phong kiến, trao chính quyền cho những người tư sản giàu có ở địa phương. Các đội Vệ quốc quân ở Pari vầ các tỉnh được thành lập. Sự kiên chiếm ngục Baxti, phong trào cách mạng của nông dân, cuộc Cách mạng thị chính là những đòn đả kích mạnh mẽ vào chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại thắng lợi căn bản cho cách mạng, tạo điều kiện chính quyền của giai cấp tư sản lên nắm quyền thay thế cho chính quyền quân chủ chuyên chế phong kiến bảo thủ.
b.     Việc giải quyết vấn đề nông dân
Chính quyền lập hiến lên nắm chính quyền sau khi chính quyền quân chủ chuyên chế bị lật đổ. Phái này đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hóa: chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công thương nghiệp lớn; chiếm địa vị quan trọng trong Quốc hội lập hiến, trong các cơ quan chính quyền ở Pari và các tỉnh. Phái lập hiến muốn cải tổ vương quyền theo hướng tư sản.
Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông dân ở các vùng nông thôn, Quốc họi lập hiến buộc phải chú ý đến việc giải quyết vấn đề ruộng đát cho nông dân. Quốc hội đã đưa vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự đêm 4/8/1789, được gọi là “Đêm kỳ diệu”.
Sau một tuần tranh luận, ngày, Quốc hội lập hiến đã biểu quyết những pháp lệnh về vấn đề nông dân. Quý tộc mới và tư sản hưởng lợi tức hàng năm theo kiểu phong kiến quyết định xóa bỏ không đòi tiền chuộc những nghĩa vụ phong kiến cá nhân như thuế lạm thu, lao dịch, tòa án lãnh chúa, sự bất di bất dịch về tài sản, quyền săn bắn, quyền nuôi chim bồ câu, mà trên thực tế đã không còn tồn tại từ khi phong trào nông dân phát triển mạnh. Thuế thập phân 1/10 nộp cho nhà thờ chỉ được xóa bỏ về hình thức vì nông dân phải nộp chừng nào chưa xác định xong những thu nhập khác của tăng lữ. Còn những nghĩa vụ phong kiến quan trọng nhất, tức là các thứ thuế và lợi tức gắn với sở hữu đất đai như tô hiện vật, thuế “cens”, tô lao dịch, thuế thừa kế ruộng đất chỉ được bãi bỏ sau khi nông dân phái nộp một khoản tiền chuộc nặng nề, quá sức của mình. Như vậy, sắc lệnh ruộng đất chỉ xóa bỏ một vài quyền phong kiến thứ yếu, còn những nghĩa vụ phong kiến chính vẫn được duy trì. Cho nên tuy được giải phóng nhưng vấn đề ruộng đất vẫn chưa được giải quyết theo hướng có lợi cho những người nông dân nghèo. Những sắc lệnh đó đã không làm thỏa mãn nhu cầu của nông dân nên họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh.
Từ năm 1790, một làn sóng đấu tranh mới của nông dân đòi quyền lợi lan tràn trong toàn quốc và hầu như không thể chấm dứt được. Nông dân không chịu nộp thuế và lợi tức phong kiến cho địa chủ, nhiều nơi xáy ra xung đột vũ trang. Trước tình hình đó, Quốc hội lập hiến đã ban hành một số sắc lệnh mới bất lợi cho nông dân như sắc lệnh ngày 2/6/1790: xác nhận nông dân phải có nghĩa vụ nộp thuế hiện vật và cho phép nhà cầm quyền địa phương có quyền tuyên bố lệnh giới nghiêm để chống nông dân tụ tập, sắc lệnh đầu tháng 5/1790: tạo ra thủ tục bất lợi và phức tạp cho nông dân trong việc chuộc lại các quyền phong kiến.
Ngày 15/5/1790, Quốc hội lập hiến thông qau sắc lệnh cho phép bán tài sản của tăng lữ, chia thành lô nhỏ, trả tiền trong 12 năm để nông dân có thể mua lại được, chỉ nộp ngay giá đất. Nhưng đến tháng 6, Quốc hội rút thời hạn trả tiền xuống chỉ còn 5 năm. Mặt khác, biện pháp thực hiện của Quốc hội không phù hợp với điều kiện của nông dân cho phép hình thức bán đấu giá. Phần lớn ruộng đất rơi vào tay tư sản và những nông dân khá giả trước đây.
Ngày 1/10/1791, Quốc hội lập pháp bắt đầu hoạt động. Song, điều đó cũng không tạo nên những thay đổi trong chính sách đối với người nông dân. Những đặc quyền phong kiến vẫn chưa bị xóa bỏ và đại đa số nông dân vẫn chưa có được ruộng đất.
Nguyên nhân của tình trạng này là do đại tư sản sau khi đạt được mục tiêu, muốn dừng cuộc cách mạng lại. Các đạo luật và biện pháp cụ thể được đề ra trên cơ sở đảm bảo cho quyền lợi của đại tư sản và qúy tộc nên không thể thảo mãn yêu cầu của nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
Như vậy, về cơ bản trong giai đoạn này, vấn đề nông dân chưa được giải quyết. Tuy nhiên, những vấn đề được Quốc hội lập hiến biểu quyết kể trên cũng toát lên ý chí đòi quyền bình đẳng trước pháp luật của quần chúng. Sự kiện ngày 4/8/1789 đi vào lịch sử nước Pháp như là một mốc đấu tranh thắng lợi bước đầu của nông dân trong quá trình phát triển của cách mạng.
2. Giai đoạn thống trị của phái Cộng hòa tư sản Girôngđanh (10/8/1792 – 31/5/1793)
a.      Cuộc khởi nghĩa ngày 10/8/1792 và sự sụp đổ của nền quân chủ chuyên chế.
Ngày 20/4/1792, theo lời đề nghị của vua Lui XVI, Quốc hội lập pháp đã tuyên chiến với Áo. Nhưng bọn quý tộc phong kiến đã tỏ rõ bộ mặt phản cách mạng. Trước tình hình đó, nhân dân vô cùng căm phẫn.`
Ngày 20/6, 2 vạn công nhân và thợ thủ công biểu tình ùa vào cung điện Tuylơni tố cáo sự phản bội của vua Lui XVI.
 Ngày 11/7, Quốc hội lập pháp buộc phải tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng vạn quần chúng tự vũ trang, tình nguyện tham gia quân đội. Những người Giacôbanh kiên quyết đấu tranh, lên án Quốc hội lập pháp. Quần chúng Pari nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của phái Giacôbanh. Nông dân lo ngại về sự phục hồi quyền uy của bọn chúa đất đã gia nhập vào các đội quân tình nguyện, ủng hộ phong trào dân chủ ở các đô thị.
Đêm ngày 9 rạng ngày 10/8/1792, các đạo quân vũ trang dưới sự lãnh đạo của Công xã cách mạng đã tấn công vào cung điện Tuylơri và giành được thắng lợi, chiếm được cung điện, bắt giam vua Lui XVI và phế truất khỏi ngôi vua.
 Kết quả quan trọng nhất đó là sự sụp đổ của nền quân chủ. Đi đôi với sự sụp đổ vương quyền, nền thống trị của tầng lớp đại tư sản do phái Phơiăng đại diện cũng kết thúc.
Tình hình sau ngày 10/8 có điểm đặc biệt là song song tồn tại 2 chính quyền: Quốc hội lập pháp và Hội đồng chấp chính. Công xã cách mạng với chỗ dựa là quần chúng nhân dân cách mạng, quyền lãnh đạo công xã nằm trong tay những người Girôngđanh.
Với chế độ phổ thông đầu phiếu, quần chúng nhân dân tích cực bước lên vũ đài chính trị. Chính quyền cách mạng đã chuyển sang tay phái Girôngđanh – đại diện cho quyền lợi của tư sản công thương nghiệp và tư sản ruộng đất.
 Phái Girôngđanh đã thu được nhiều quyền lợi trong cách mạng, chính vì vậy, họ mạnh dạn đứng lên chống các lực lượng quân chủ. Nhưng cũng như phái Phơiăng trước đây, khi đã nắm được chính quyền trong tay, họ không muốn cách mạng phát triển hơn nữa, mà tìm mọi cách để kìm hãm nó.
Sau khi lật đổ chính quyền quân chủ, nhân dân Pháp chờ đợi chính quyền Girôngđanh thực hiện những cải cách chính trị và xã hội rộng rãi, chờ đợi việc thực hiện nhanh chóng cương lĩnh mà nội dung được tóm tắt trong khẩu hiệu cách mạng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Nhưng với chính sách bảo thủ nhằm kìm hãm sự phát triển của cách mạng, phái Girôngđanh đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, mà phần lớn là nông dân – lực lượng chủ yếu của cách mạng về vấn đề ruộng đất như thế nào?
b.     Những đạo luật ruộng đất tháng 8/1792
Sau khi lật đổ được phái Phơiăng và nền quân chủ lập hiến, phái Girôngđanh đã lên nắm chính quyền. Tuy nhiên, trong thực tế với những kết quả đạt được, giai cấp nông dân – được xem là động lực chủ yếu của cách mạng vẫn chưa được đáp ứng được các nhu cầu về ruộng đất và họ vẫn chưa có được số ruộng dất mà họ mong muốn, đồng thời họ còn là nạn nhân của những đợt cống nạp, tạp dịch và nghĩa vụ phong kiến. Cho nên, nông dân ở khắp nơi nổi dậy chiếm đất công để chia nhau, từ chối không nộp thuế và các đảm phụ. Trong lúc đó, âm mưu phản cách mạng của phái bảo hoàng đang trở thành nguy cơ đối với chính quyền mới, còn bên ngoài quân Phổ đang ráo riết chuẩn bị tấn công. Đứng trước tình hình đó buộc những người của phái Girôngđanh phải giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ, sự kiện đó được đánh dấu bởi sự ra đời lần lượt của các đạo luật.
Ngày 14/8/1792, Quốc hội đã thông qua một pháp lệnh quyết định tịch thu tài sản của bọn quý tộc di cư để chia thành lô nhỏ và đem bán, đồng thời cho phép chia ruộng công. Nông dân được quyền chiếm hữu số ruộng đất đã mua này và phải nộp một số địa tô hàng năm. Ngày 15/8, Quốc hội hủy bỏ tất cả mọi việc truy tố nông dân trước pháp luật theo yêu cầu của những người được hưởng các đặc quyền phong kiến. Ngày 18/8, Quốc hội ban hành đạo luật hủy bỏ các loại thuế phải nộp khi mua, bán hay chuyển giao ruộng đất sang tay người khác.
Sau đó, ngày 25/8, Quốc hội ban hành đạo luật bãi bỏ tất cả các quyền lợi thực tế, tức là những đặc quyền phong kiến cơ bản, bao gồm các thứ tô thuế mà người nông dân phải nộp cho lãnh chúa để có quyền sử dụng đất đai mà không phải chuộc lại, chỉ khi lãnh chúa có đủ chứng từ nguyên thủy xác nhận. Với đạo luật này, ruộng đất của nông dân trên thực tế được giải phóng trừ những trường hợp lãnh chúa có chứng từ gốc. Trước đó, vào năm 1669, nhà nước phong kiến ban hành đạo luật chia 1/3 đất công cho quý tộc. Chính vì vậy, cho nên ngày 22/8/1792, Quốc hội lập pháp đã ra đạo luật không thừa nhận các hành động chiếm đoạt 1/3 ruộng đất công từ năm 1669 trở về sau và số đất đã bị chiếm phải trả về cho công xã.
Với việc ban hành hàng loạt các đạo luật nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, phái Girôngđanh hy vọng rằng sẽ xoa dịu được sự bất bình trong nông dân và khôi phục được phần nào sự ổn định trong nước. Và thực tế cũng cho thấy, với sự ra đời của các đạo luật về ruộng đất trong tháng 8/1792 đã đánh dấu một bước tiến của giai cấp tư sản trong việc giải quyết vấn đề nông dân. Nó đã góp phần đem lại cho nông dân một số quyền lợi thực tế, nên lúc đầu được nông dân ủng hộ và hoan nghênh.
Tuy nhiên càng về sau, các đạo luật đã dần bộc lộ rõ những hạn chế và không thực sự có hiệu quả bởi vì Quốc hội đã không đưa ra những biện pháp thực tế để thi hành, biểu hiện cụ thể. Đạo luật ngày 14/8 không được thực hiện vì khi sự sợ hãi đã qua đi và quân thù đã bị đánh bật ra khỏi bờ cõi, ngày 11/11, những người Girôngđanh chiếm đa số trong Quốc ước đã ban hành quyết định ngừng bán đất của những người di cư; còn đạo luật chia ruộng đất công không được thi hành vì Quốc hội không quy định những thể thức để thực hiện.
Tất cả những điều đó cho thấy rằng, đại tư sản Pháp trong những năm cách mạng đã ngăn cản việc thủ tiêu chế độ phong kiến và việc giải quyết vấn đề nông dân hơn là thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Để cứu lấy địa tô tư bản chủ nghĩa, đại tư sản đã bảo vệ địa tô phong kiến. Việc thủ tiêu độc quyền về ruộng đất của quý tộc chỉ diễn ra trong chừng mực nào đó, mà số ruộng đất ấy chủ yếu rơi vào tay các nhà tư bản thành thị và phú nông nông thôn.
Với những đạo luật đã ban hành phái Girôngđanh hy vọng xoa dịu được nông dân và khôi phục phần nào sự ổn định trong nước những những bất ổn ở biên giới đã đưa đất nước lao vào cuộc chiến tranh hết sức tốn kém, việc thành lập những đội quân đông đảo đòi hỏi cung cấp quân nhu lương thực và những chi phí ngày càng tăng. Tháng 3/1793, cách mạng Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng chung rất nghiêm trọng, bao gồm các mặt: kinh tế, xã hội, chính trị. Nước Pháp cách mạng đã lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Những người nghèo ở thành thị và nông thôn lâm vào cảnh đói kém. Nhiều bản kiến nghị và thỉnh cầu về sự nghèo đói của nhân dân đã được gửi về Quốc ước. Ngày 4/9, Chính phủ bỏ ra 12 triệu bảng để mau lua mì và buộc chủ lúa mì trong nước phải bán ra nhưng chỉ cung cấp cho quân đội. Ngày 15/9, khôi phục một số quy chế buôn bán nhưng sau đó Quốc ước Girôngđanh đã hủy bỏ. Thực tế, họ đã bảo vệ quyền lợi của những người đầu cơ và phú nông, trong khi đó, vấn đề nông dân – vấn đề cơ bản của cách mạng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Phong trào nông dân tiếp tục lên mạnh mẽ trong những năm 1792 – 1793. Trung nông, bần nông đòi xóa bỏ mọi thứ tô thuế phong kiến, đòi ruộng đất. Có nơi, nông dân tự ý chia công điền. Nhiều cuộc bạo động đã nổ ra từ tháng 9/1792 và đỉnh cao là tháng 3/1793, bạo động phản cách mạng đã nổ ra ở Văng đê (miền Tấy nước Pháp) và sau đó lan ra vùng Tây Bắc, Noóc măngđi, Brơtanhơ. Cuộc khủng hoảng cách mạng đã đưa nước Pháp đến nguy cơ bị bóp chết. Phái Girôngđanh đã tỏ ra bất lực trước việc tổ chức quốc phòng, trở thành vật cản của cách mạng, ngăn cản sự phát triển đi lên của cách mạng. Yêu cầu đặt ra là phải loại bỏ phái Girôngđanh. Sự kiện đó được đánh dấu bởi cuộc khởi nghĩa ngày 31/5 và 2/6/1793 đã lật đổ nền thống trị của phái Girôngđanh và đưa phái Giacôbanh lên nắm chính quyền. Cách mạng Pháp đã chuyển sang một bước ngoặt mới -  giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng của phái Giacôbanh.
III – Nhận xét.
Việc giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng Pháp 1789 nói chung và hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng nói riêng gắn chặt với tiến trình phát triển của cách mạng theo chiều hướng đi lên:
-  Giai đoạn thống trị của đại tư sản lập hiến: giai cấp đại tư sản đã đưa vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự (đêm 4/8/1789), giải quyết một số yêu cầu của nông dân, song trên thực tế nông dân không có tiền để được “giải phóng” theo các điều khoản được quy định, vấn đề ruộng đất không được giải quyết theo yêu cầu của quần chúng và giai cấp đại tư sản muốn dừng cuộc cách mạng lại nên nhân dân tiếp tục đấu tranh.
- Giai đoạn thống trị của phái Girôngđanh: các đạo luật được đưa ra trong tháng 8/1792, không thỏa mãn được yêu cầu hoàn toàn của nông dân nên họ vẫn tiếp tục đấu tranh và đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao dưới thời của phái Giacôbanh.
Trong hai giai đoạn đầu, chính sách của giới cầm quyền đối với vấn đề nông dân trong cách mạng đã góp phần xóa bỏ quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phong nông dân khỏi những nghĩa vụ phong kiến. Đây có thể được xem như thành công trong thời kỳ cầm quyền của đại tư sản lập hiến và phái Girôngđanh.
Việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân trong hai giai đoạn đầu này chủ yếu là hạn chế, kìm hãm sự phát triển của nông dân, họ chỉ được giải phóng trên danh nghĩa:
Vấn đề nông dân không nằm trong ý thức tự giác của tầng lớp thống trị: ở cả hai giai đoạn vấn đề nông dân chỉ được giải quyết khi giới cầm quyền lo sợ sự phát triển của phong trào nông dân và muốn lôi kéo quần chúng nhân dân, trong đó đông đảo là nông dân tham gia vào cuộc chiến tranh với Áo, Phổ.
Sau ngày phá ngục Baxti, chính quyền cách mạng nằm trong tay đại tư sản tài chính, họ muốn dừng cuộc cách mạng lại nên thỏa hiệp với vua, quý tộc phong kiến, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
Giai cấp thống trị ban hành ra các đạo luật để giải quyết vấn đề nông dân nhưng lại không đề ra biện pháp cụ thể để thực thi các đạo luật đó, nên trên thực tế các đạo luật hầu hết không được thực hiên.
Chính sách đối với nông dân của giai cấp đồng quyền đã không làm lôi kéo nông dân về phía mình mà thúc đẩy cho phong trào nông dân ngày càng phát triển, đưa cách mạng đến đỉnh cao dưới sự thống trị của phái Giacôbanh.
C – KẾT LUẬN
Như vậy, trong hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, vấn đề ruộng đất vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Chính vì vậy, quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh để đưa cách mạng đi lên.
Trong giai đoạn cầm quyền của đại tư sản lập hiến, vấn dề ruộng đất được giải quyết chỉ với mục đích xoa dịu, kìm hãm sự phát triển của phong trào nông dân ở các vùng nông thôn. Những việc giải quyết này chỉ mang tính nửa vời, thực chất quyền sở hữu ruộng đất vẫn không thuộc về nông dân, ruộng đất trước kia nằm trong tay nhà thờ thì trong giai đoạn này nằm trong tay tầng lớp đại tư sản, quan hệ sở hữu ruộng đất không có gì thay đổi.
Đến giai đoạn cầm quyền của phái Girôngđanh, quan hệ sở hữu ruộng đất chỉ thay đổi về hình thức, chuyển từ tay tầng lớp đại tư sản tài chính sang tầng lớp đại tư sản công thương nghiệp. Nông dân vẫn không thoát khỏi nghĩa vụ đối với giai cấp phong kiến quý tộc.
Phải đến thời kỳ thống trị của phái Giacôbanh thì vấn đề ruộng đất mới được giải quyết. Chính vì thế, giai đoạn này được xem là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp 1789, là minh chứng cho tính chất triệt để của cách mạng này.
 DANH SÁCH NHÓM
Nguyễn Thị An
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
A Bé
Nguyễn Thị Kim Cương
Hồ Trọng Đại
Phan Thị Thu Hà
H’Huệ Brông
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Điểu Thị Hiến
Hồ Thị Hương
Vi Thị Hương
Nguyễn Thị Bé Lợi
Lê Thị Ly Ly
Nguyễn Thị Mùi
Bnướch Nhứt
Bnướch Ty Ty


Young be a:



Những cái chết "thảm" của vua chúa Việt Nam


Những cái chết "thảm" của vua chúa Việt Nam

Những cái chết "thảm" của vua chúa Việt NamỞ ngôi Thiên tử, hưởng cuộc sống vương giả thì chết cũng phải đế vương. Thế nhưng, một số vua chúa Việt Nam đã chịu những cái chết thảm khốc.
Bị chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ

Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ năm của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Nguyên quán Mạc Mậu Hợp là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 là con trưởng của Hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 1 năm 1562. Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.

Sử sách chép rằng, Mạc Mậu Hợp sét đánh không chết. Thế nhưng, vào ngày 14 tháng 12 năm 1592, khi vua thua trận, phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành (Hải Dương); cạo đầu làm sư, ẩn ở chùa Mô Khuê hạt Phượng Nhãn thì bị lộ. Lúc đó, tự liệu không thể thoát thân, vua xin: "Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã".

Quân sĩ bèn cho bình rượu. Sau khi Mậu Hợp uống thỏa thích, ngậm ngùi than rằng: "Nghiệp chướng quá sâu! Nay cầu làm một người dân thường, cũng không thể được. Tội lỗi chỉ vì tổ tiên đã làm sự giết vua cướp ngôi, đến nổi con cháu ngày nay phải mắc tội nặng như vầy. Mong tướng sĩ dẫn tôi đến trước Hoàng đế, để bầy tỏ thực tình. Đó là lòng tôi rất mong muốn...".

Trịnh Tùng thấy Mạc Mậu Hợp về hàng, không nỡ gia cực hình, bèn sai đem treo sống Mậu Hợp 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, rồi đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.

Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua cộng 29 năm, thọ 30 tuổi. Vì ông bị giết và sau khi ông chết, nhà Mạc cũng mất nên không được đặt miếu hiệu và thuỵ hiệu.

Buộc ép uống thuốc độc mà chết

Vua Hiệp Hòa (1846-1883) là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật và còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Một số tài liệu ghi ông sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1 tháng 11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.

Năm 1883, vua Dục Đức bị phế và chết trong tù. Các quan sai lính đến xóm Kim Long đón Hồng Dật về cung để đưa lên làm vua mới. Hồng Dật thoái thác, nhưng bị ép lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy hiệu Hiệp Hoà. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị hai đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế bỏ và bắt uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883.
Vua Hiệp Hòa
Vua Hiệp Hòa

Việt sử Tân Biên, quyển 5 tập thượng có ghi: "Vua Hiệp Hoà thấy ông Tường và ông Thuyết có lập trường chính trị trái ngược mình, liền viết một bức thư giao cho Hồng Sâm, vừa là Bí thư vừa là anh em thúc bá của mình, để mang qua toà Khâm để nhờ tay Pháp hạ hai quan Phụ chính trên. Việc lén lút này, bị Nội giám Đạt biết được, mách với ông Tường. Và ông Tường bắt được lá thư nằm trong chiếc hộp sơn, có đóng dấu của nhà vua.

Ngay trưa hôm ấy (29-11-1883), sau khi truyền đóng hết tất cả các cửa Hoàng thành lại, triều thần nhóm họp bất thường hạch tội vua Hiệp Hoà. Nhà vua bị buộc ba tội: Thâm lạm công nhu; -Không chịu nghe lời khuyến cáo của các quan phụ chính; Tư thông với đại diện của Pháp.

Vua Hiệp Hoà không cãi được, triều đình buộc ông phải thoái vị.

...Sau khi ông vua vừa bị phế do dự một lát rồi chọn chén độc dược. Vào khoảng 4 giờ, người ta khiêng ông về đến tư thất, rồi trút hơi tàn vào khoảng mặt trời lặn".

Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.

Chết không toàn thây

Lê Uy Mục (1488-1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, so với lịch sử vẻ vang kéo dài suốt 100 năm của nhà Lê, từ năm 1428 (Lê Lợi lên ngôi) đến năm 1527 (khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê), với nhiều vị vua hiền tài như Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông... thì thói lạm sát vô tội vạ, sự nhẫn tâm bức hại ngay chính tổ mẫu (hoàng thái hậu Trường Lạc)... của vua Uy Mục không xứng với bậc đế vương. Và cái chết không toàn thây của ông là một kết quả tất yếu.

Theo sử sách, sự tàn bạo quá đáng của vua Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Giản Tu công Lê Oánh đã sai Lương Đắc Bằng viết Hịch dụ đại thần và các quan: "Bạo chúa Lê Uy Mục, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé. Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa. Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác, ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh. Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần. Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng".

Tiếp đến, Lê Oánh lại làm bài hịch rằng: "Đoan Khánh làm vua, họ ngoại chuyên quyền. Tử Mô làm phường ngu hèn nơi phố chợ làm rối loạn kỷ cương. Thắng Chủng là hạng trẻ ranh miệng còn hơi sữa đã tái oai tác phúc. Đến mức đánh thuốc độc giết bà nội, tàn sát các thân vương. Theo ý riêng mà giết hại sinh dân, không biết đâu cho thoả; dùng ngón ngầm để vét vơ tiền của, càng mặc sức tham lam. Bốn biển đã khốn cùng, muôn dân đều sầu oán".

Khi Giản Tu công từ Tây Đô đem các dinh thuỷ, bộ cùng tiến phát, tiến vào sát thành, mọi người đều chạy trốn. Ngày 28/8, vua chạy tới phường Nhật Chiêu, một vệ sĩ cũ đuổi theo bắt được, nộp cho Giản Tu công giam ở cửa Lệ Cảnh. Tháng 12, vua bị ép uống thuốc độc tự tử. Giản Tu công vì việc trước đây vua giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, mới căm giận chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác vua vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng ở quê mẹ là làng Phù Chẩn.

Sau này Lê Chiêu Tông lên ngôi mới đặt tên thụy cho ông là Uy Mục đế. Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi.

Xác bị đốt thành tro bụi

Lê Tương Dực (1495 – 1516) tên húy là Oánh, có tên nữa là Trừ, là cháu nội Lê Thánh Tông và là vị vua thứ chín của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516.

Không kém cạnh tiền nhân Lê Uy Mục, Tương Dực cũng lao vào con đường ǎn chơi trụy lạc. Chưa hết, tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (Vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa... Chắn ngang sông Tô Lịch... Lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng Vua chơi đùa, lấy làm thích thú.

Trước tình hình đó, các thế lực phong kiến địa phương như Trần Cảo nổi lên. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngăn, vua không nghe, lại còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Duy Sản bàn cùng với một số quần thần khác như Lê Quảng Độ, Trịnh Chí Sâm mưu việc phế lập. Tháng 4 năm Bính Tý (1516), Trịnh Duy Sản sai người đâm chết vua Tương Dực, đem xác đốt thành tro bụi.

Lúc bị giết, Tương Dực bị giáng làm Linh Ẩn vương, sau Lê Chiêu Tông mới đặt thụy hiệu là Tương Dực Đế. Ông ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi, được an táng ở Nguyên Lăng.

Đánh giá hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918)


I.Mở đầu:
       Quan hệ quốc tế là quan hệ chính trị giữa nhà nước này với nhà nước khác, là sự tổng hợp những mối quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các chủ thể hành động trong cộng đồng quốc tế, là họa động chính trị quốc tế mà các nước và các tập đoàn chính trị tham gia, là tổng hợp các chế định và hình thức hoạt động quốc tế.
   Nhìn lại lịch sử của nhân loại, chúng ta thấy rằng ngay từ khi giai cấp và nhà nước hình hành trên thế giới thì giữa các quốc gia đã có những mối quan hệ với nhau, và mối quan hệ giữa các nước luôn biến động trong các thời kì khác nhau. Trong đó thời kỳ cận đại để lại một dấu ấn rất lớn đối với lịch sử quan hệ quốc tế khi trong thời kỳ này đã diễn ra nhiều sự kiện có tác động lớn đến sự phát riển của thế giới, cũng như các mối quan hệ quốc tế lúc bấy giờ như các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản khoa học, Quốc tế I…, đặc biệt cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với những hậu quả  lớn vào cuối thời kỳ cận đại và sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vào đầu hời hiện đại đã có những tác động rất lớn đến tình hình các nước trên thế giới và mối quan hệ giữa các nước trong thời kỳ này, một mối quan hệ đa dạng và phức tạp.
II. Nội dung
II.1 Đánh giá hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất đến quan hệ quốc tế
1.1 Bối cảnh quốc tế trước chiến tranh
Vào thời cận đại, quan hệ giữa các nước ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp hơn. Đó là quan hệ giữa các nước tư bản thực dân với các nước thuộc địa và phụ thuộc, quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Quan hệ sau là chủ yếu và bắt nguồn xoay quanh vấn đề thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ”. Sang thời kì  đế quốc chủ nghĩa, mối quan hệ này càng trở nên phức tạp, gay gắt hơn dẫn tới các cuộc chiến tranh cục bộ đầu tiên, rồi tới chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới. Thời gian này việc phân chia thế giới đã xong, không còn chỗ trống như trong các thế kỉ trước đó nữa. Đây chính là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày một sâu sắc, đã đẩy các nước vào những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên.
Bên cạnh đó, các nước đế quốc tăng cường các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm thuộc địa làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt trong đó nổi bật nhất là mâu thuẫn Anh – Đức.
Đức lúc bấy giờ đã chuyển hướng chính sách đối ngoại, đẩy mạnh tăng cường sức mạnh quân sự nhằm thực hiện kế hoạch chinh phục Châu Âu và thế giới của Thủ tướng Đức. Mũi nhọn trong chiến lược này là giải quyết mâu thuẫn với  nước Anh đang ngày một gay gắt. Vì vậy lúc bấy giờ Anh buộc phải liên minh với Áo chứ không thể thực hiện chính sách cô lập như trước đây nữa.
Đức đã thực hiện dần các cuộc chiến tranh cục bộ để thử nghiệm, tăng cường sức mạnh và uy tín của mình nhằm mở rộng cuộc chiến với quy mô lớn hơn. Đức đã gây 2 cuộc chiến với Marốc. Tuy có giành được những hiệu quả nhất định nhưng cũng chính trong tình thế này đã đẩy Anh đứng về phía Nga, Pháp bằng cách ký hiệp ước với Anh – Nga (1907).
Trước khi phát động một cuộc chiến tranh với quy mô thế giới, các nước đế quốc (trực tiếp hay gián tiếp) đã gây ra những cuộc khủng hoảng và những cuộc chiến tranh cục bộ ở Bancăng và Bắc Phi, khiến cho quan hệ quốc tế luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
à Mục đích của chiến tranh thế giới thứ nhất ngoài mục đích xâm chiếm thuộc địa, để phân chia thị trường thế giới còn nhằm mục đích là củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa, với âm mưu thâm độc là lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc ngày càng đang cao vào đầu thế kỉ XX.
1.2 Diễn biến của chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc đụng đầu lịch sử lớn nhất trong thời kỳ cận đại. Đây là cuộc chiến tranh khốc liệt tàn bạo, kéo dài trong suốt 4 năm chia làm 2 giai đoạn lớn:
Giai đoạn I (1914 – 1916):
Đức muốn dùng chính sách tấn công chớp nhoáng đánh bại Pháp, tiến tới tiêu diệt Nga. Tuy nhiên, do Nga đã điều động quân rất sớm, vì vậy khi Đức say sưa chiến thắng, bận đánh chiếm Bỉ và tấn công Pháp thì Nga bất ngờ tấn công Đức ở Đông Phổ. Điều này buộc quân đội Đức phải cho quân đến mặt trận phía Đông để đánh nhau với quân Nga. Quân Đức buộc phải dàn quân cả 2 mặt trận Pháp và Đông Phổ nên không thể tập trung quân thực hiện chiến lược chớp nhoáng kết thúc chiến tranh như là dự kiến ban đầu.
Chiến trường chính của chiến tranh chủ yếu ở Châu Âu lôi kéo 38 nước tham gia. Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari đứng về phía Đức, Áo, Hung, Italia và Rumani đứng về phe hiệp ước (Nga, Anh, Pháp). Nhật Bản lợi dụng các đế quốc tham chiến ở Châu Âu cũng tuyên chiến với Đức với ý đồ nhằm chiếm thuộc địa Đức ở Thái Bình Dương và Trung Quốc mở rộng thế lực ở Viễn Đông và Trung Quốc. Giai đoạn này mặc dù 2 bên đã tung ra những lực lượng quân hùng hậu, phương tiện chiến tranh hiện đại nhưng vẫn chưa phân chia thắng bại, và đều chưa thiệt hại lớn về người và của, nền kinh tế kiệt quệ. Điều này đã tạo nên tình thế cách mạng ở Nga. Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Lênin và Đảng Bônsêvích lãnh đạo giai cấp vô sản, tập hợp lực lượng quần chúng nhằm biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.
Giai đoạn II (1917 – 1918)
Sau 1917, nhằm cắt đứt con đường tiếp tế của phe Hiệp ước, Đức đã sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm. Tàu ngầm của Đức tấn công phe Hiệp ước và cũng tấn công luôn tàu buôn của Mỹ. Nắm lấy cơ hội này, tháng 4 – 1917, Mỹ chính thức tuyên chiến với Đức lấy lý do là Đức đã vi phạm quyền tự do thương mại trên biển. Cán cân lực lượng đã nghiêng hẳn về phe Hiệp ước khi có Mỹ tham chiến.
Lúc này ở Nga có cách mạng tháng 2 – 1917 bùng nổ dưới khẩu hiệu “đả đảo Nga hoàng”, “đả đảo chiến tranh”, vua Nicôlai II đã bị phế truất, chính phủ lâm thời được thành lập nhưng vẫn theo đuổi chiến tranh.
Sau cách mạng tháng 10 – 1917 giành thắng lợi, nước Nga tuyên bố rút ra khỏi chiến tranh và ký Hiệp ước Brétlitốp với Đức ngày 3 – 3 – 1918. Đức rảnh tay ở mặt trận phía Đông dồn quân về mặt trận phía Tây và dành được một số thắng lợi. Tháng 7 – 1918, quân Mỹ trực tiếp đổ bộ sang Châu Âu (65 vạn) trực tiếp tham chiến, quân Anh, Pháp nhân cơ hội đó phản công lại Đức. Đức liên tiếp thất bại buộc rút khỏi lãnh thổ Pháp, Bỉ. Trong khi đó các Đồng minh khác của Đức cũng thất bại nặng nề và buộc phải đầu hàng phe hiệp ước. Bungari kí kết đầu hang 29 – 9; Thổ Nhĩ Kỳ 30 – 10; Áo – Hung 3 – 11.
Trong khi đó, cách mạng Đức bùng nổ và giành được thắng lợi ở Béclin (9 – 11), cách mạng Đức bùng nổ. Vua Đức Vinhem II chạy sang Hà Lan. Nước Đức buộc phải chấp nhận đầu hang. Ngày 11 – 11 – 1918, Hiệp ước đình chiến giữa Đức và phe Hiệp ước được kí kết ở rừng Compienhơ gần Paris.
1.3 Hậu quả của chiến tranh thế giới I đến quan hệ quốc tế
1.3.1 Hậu quả của chiến tranh thế giới I
Cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở tất cả các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người bị chết (trong đó: Pháp – 1.386.000, Anh – 900.000, Nga – 2.300.000, Xecbia – 700.000, Italia – 500.000, Rumani – 340.000, Đức – 1.600.000, Áo – Hung – 900.000, Thổ Nhĩ Kỳ - 440.000), 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh gây ra là rất lớn (số tiền các nước chi cho cuộc chiến tính theo triệu đôla là: Nga – 7.658, Pháp – 11.208, Anh – 24.143, Mĩ – 17.337, Đức – 19.884 và Áo – Hung – 5.438). Có rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống bị phá hủy. Toàn bộ nền kinh tế của các nước Châu Âu bị tê liệt, số tiền mắc nợ nước ngoài tăng vọt. Trong những năm 1913 – 1920 sản lượng công nghiệp chế tạo ở Châu Âu giảm 23%, việc đầu tư tư bản của Anh ra nước ngoài từ 1914 – 1918 giảm 50%, thu nhập đầu người trong thời kì chiến tranh ở các nước Châu Âu năm 1920 thấp hơn năm 1913.
Trong số các nước tham chiến, chỉ có Mĩ là thu được món lời khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến (24 tỉ đô la), vươn lên đừng đầu thế giới về kinh tế tài chính. Mĩ là chủ nợ của nhiều nước trên thế giới, riêng ở Châu Âu, Mĩ cho Anh vay 4 tỉ đôla, Pháp – 3 tỉ đôla và 17 nước khác – 3 tỉ đôla.
Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như thuộc địa là những người phải gánh chịu tất cả gánh nặng của mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây nên. Về một mặt nào đó do chiến tranh, tư sản dân tộc ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc lại có điều kiện phát triển vì không chịu sự chi phối nặng nề, chặt chẽ của tư bản chính quốc.
Sau khi cuộc đại chiến lần thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã họp hội nghị hòa bình tại Vécxai (cách thủ đô Pari của Pháp 18 km) nhằm phân chia lại thế giới và thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh mới sau chiến tranh.
1.3.2 Đánh giá tác động của hậu quả chiến tranh thế giới I đến quan hệ quốc tế
Tác động thứ nhất: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế. Kết cục chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới, cuộc chiến tranh này đã làm các cường quốc Châu Âu, kể cả nước thắng trận hay bại trận đều suy yếu, trong khi đó ngay sau cuộc chiến tranh này Mĩ và Nhật Bản đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vị thế của các cường quốc Châu Âu bị suy yếu cả các nước thắng trận lẫn bại trận. Hai nước đế quốc già là Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng kinh tế bị kiệt quệ và trở thành con nợ của Mĩ. Nước  Ý một đồng minh yếu trong chiến tranh bị xâu xé bởi cuộc chiến tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba nước đế quốc Nga, Đức, Áo Hung lần lượt sụp đổ. Thắng lợi của hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 đã đẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga. Đế quốc Đức và Áo Hung thì bị bại trận, bị bại trận, tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi các cường quốc ngoài châu Âu không bị chiến tranh tàn phá đã nhanh chóng vươn lên vượt các nước tư bản tây Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ trở thành chủ nợ của các cường quốc Châu Âu(Châu Âu nợ Mĩ 10 tỷ đô la), năm 1919 hàng hóa của Mĩ xuất sang Châu Âu lên tới gần 8 tỷ đô la, vốn đầu tư dài hạn ra nước ngoài đạt 6,4 tỷ đô la. Mĩ trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thê giới(chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới).Trong khi đó, Nhật Bản cũng có sự phát triển nhanh chóng, trong thời gian từ năm 1914 đếnnăm 1919, sản lượng công nghiệp của Nhật tăng gấp 5 lần, riêng sản lượng công nghiệp chế tạo máy móc và hóa chất tăng 7 lần, thanh toán mậu dịch từ năm 1915 đến năm 1920 dư 2,2 tỷ yên, hàng hóa Nhật Bản tràn ngập các thị trường Châu Á, Nhật Bản thành chủ sự của các đồng minh Châu Âu. So với trước chiến tranh thế giới thứ nhất sự tương quan lực lượng giữ các cường quốc đã trở nên rõ rệt, theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đây.
Tác động thứ 2: Tương quan về lực lượng có sự thay đỗi đã đặt cơ sở nền tảng cho sự thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh, trật tự Vecxai – Oasinhton:
Để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hòa bình đã được triệu tập. Hệ thống hòa ước Vecxai và sau là hệ thống hiệp ước Oasintơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, để phù hợp với tương quan lực lược mới.
Theo sự thỏa thuận giữ các nước thắng trận, ngày 18-1-1919, tại Vécxai (ngoại ô Pari của Pháp)đã  diễn ra hội nghị hòa bình để phân chia lại thế giới và thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh mới sau chiến tranh. Hội nghị được tiến hành trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến to lớn do kết quả của cuộc chiến tranh thế giới mang lại:
+ Thứ nhất: Đó là sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng XHCN tháng Mười Nga, sự thiết lập của nhà nước XHCN nghĩa đầu tiên trên thế giới. Vấn đề đặt ra đối với các nước tư bản: là làm sao tiêu diệt được nước Nga Xô Viết để tiếp tục duy trì sự yên ổn của chủ nghĩa tư bản.
+ Thứ hai: do hậu quả của chiến tranh thế giới và tác động của cách mạng tháng Mười, một cao trào cách mạng đã bùng nổ và dâng lên mạnh mẽ suốt nawm1918- 1923 ở châu Âu lẫn các nước thuộc địa và phụ thuộc. Tuy khống chế và tranh giành nhau sau chiến tranh, các nước đế quốc vẫn có một đặc điểm chung là tìm cách đàn áp và chống lại phong trào cách mạng.
+ Thứ ba: tương quan lực lược giữ các nước tư bản sau chiến tranh đã thay đổi căn bản.
Nội dung: 3  nội dung chính:
+ Công ước thành lập hội quốc liên là văn kiện đầu tiên được kí kết cùng với hiến chương của hội, lúc đầu có 44 nước tham gia, trong đó Anh, Pháp, Italia và Nhật bản có tiếng nói quyết định, và là thành viên thường trực của hội đồng.
+ Đối với “ vấn đề Nga”, các cường quốc đưa ra nhiều biện pháp chống chính quyền Xô Viết và ngăn chăn ảnh hưởng của cách mạng Nga.
+ Hòa ước Vécxai kí với Đức ngày 26-6-1919 là văn kiệt quan trọng nhất của hội nghị, hòa ước khẳng định nước phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh, nước Đức buộc phải chấp nhận.
à Kết luận: Các văn kiện ký kết tại hội nghị Vecxai hợp thành hoàn ước Vecsxai phân chia lại thế giới sau chiến tranh. Hệ hống này tạo nên một nền hòa bình không công bằng, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế. Hệ thống hòa ước càng khơi sâu thêm mâu thuẫn vốn có giữ các nước thắng trận và bại trận. Nó chỉ phản ánh sự hòa hoãn tạm thời giữ các nước đế quốc thắng trận. Mặc dù hội nghị này được mệnh danh là hội nghị hòa bình nhưng thực chất là các nước đế quốc thắng trận muốn thông qua hội nghị này tìm cách bóc lột các nước bại trận, chính điều này đã tạo ra những mâu thuẩn mới và là mầm mống của cuộc đại chiến thế giới sau này. Mặc dù hội nghị Vec xai được tổ chức vì quyền lợi của các nước thắng trận nhưng tất cả các nước thắng trận đều không thỏa mãn với kết quả hội nghị. Trước hết là Mĩ, sau là Nhật và Pháp.
Do không thỏa mãn những mục tiêu đặt ra, nên thượng viện Mĩ đã không phê chuẩn hiệp ước này và Mĩ đã rút ra khỏi Hội quốc liên nên Mĩ đã không bị lệ thuộc vào hệ thống này mà theo đuổi một ý đồ khác nhằm thiết lập địa vị ưu thế của Mĩ do đó đã dẫn đến hội nghị Oasintơn(từ 11-1921 đến 12-1922)với 9 nước tham dự Anh, Pháp, Mĩ, Italia, NB, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Trung Quốc, Hội nghị bàn về quan hệ quốc tế ở Thái Bình Dương, Trung Quốc, và vấn đề hạn chế vũ trang. Hội nghị đã kí 3 hiệp ước quan trọng:
+ Hiệp ước ngày 3-12-1921 giữu Mĩ, Anh, Nhật và Pháp đã thay thế hiệp ước đông minh Anh-Nhật(kí năm 1902 và gia hạn 1911)xác định việc duy trì nguyên trạng ở Thái Bình Dương, ngăn chặt sự bành trướng của Nhật ra các thuộc địa khác.
+  Hiệp ước 5 nước kí ngày 3-12-1921, giữ Anh, Mĩ, nhật, Pháp, Italia nhằm tạo thế quân sự bằng quân sự ở Thái Bình Dươn.
+  Hiệp ước 9 nước về Trung quốc do các nước tham dự hội nghị kí 6-12-1922, cam kết  “tôn trọng, độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và hành chính của trung Hoa, xác định chính sách mở cử đối với Trung Quốc tức phủ nhận đặc quyền của bất cứ quốc gia nào vào Trung Hoa).
à Hội nghị Oa sin tơn hoàn toàn có lợi cho Mĩ, Mĩ được nâng địa vị hải quân ngang hàng với Anh, hạn chế sự bành trướng của Nhật ở Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương. Mĩ đã làm được những gì mà hội nghị Vecxai chưa làm được bằng cách lập một khuôn khổ mới: một măt, làm xói mòn kết quả của hội nghị Vecxai, làm cho tác dụng thực tiễn của nó yếu đi. Mặt khác, tổ chức lại thế giới TBCN sau chiến tranh hoàn chỉnh hơn. Đó là hệ thống  hòa ước Vécxai – Oasintơn. Trật tự này hoàn toàn phục vụ cho lợi ích của các nước đế quốc thắng trận, chà đạp lên quyền lợi của các dân tộc, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc giữ các nước đế quốc với gần 20 năm giữ hai cuộc chiến tranh thế giới(1919-1939).
Tác động thứ ba: Sau chiến tranh thế giới, thắng lợi của cách mạng thắng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự ra đời và phát triển lớn mạnh của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trở thành một thách thức to lớn đối với các nước tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, đây cũng là thắng lợi trong thực tiễn của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa Mác, đánh dấu sự thắng lợi to lớn của chủ nghĩa Mác- Lê Nin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
 Nhận xét:
Như vậy, hậu quả của chiến tranh thế giới I đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Một mặt, trong quan hệ quốc tế thời kì này nổi cộm lên những mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc với tham vọng của các nước lớn luôn hoạt động khống chế và tranh giành nhau sau chiến tranh. Mặt khác, các nước đế quốc trong đó Anh, Pháp, Mĩ âm mưu bóp nghẹt thành quả Cách mạng tháng Mười, ngăn chặn làn sóng cộng sản. Đó là nguy cơ bên trong đẩy những căng thẳng trong quan hệ quốc tế dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới lớn thứ hai vào giữa thế kỉ XX.
       II.2 Đóng góp của cách mạng tháng Mười Nga đến quan hệ quốc tế:
2.1 Bối cảnh lịch sử trước cách mạng tháng Mười Nga – 19172.
1.1 Bối cảnh quốc tế:
Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, các dân tộc dựa trên cơ sở sự thống trị ,sự bất bình đẳng.Những năm cuối của thế kỉ XIX đầu XX đã diễn ra nhiều cuộc chíên tranh như chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha ( 1898 ). Nhằm để giành giật thị trường của nhau và phân chia lại thế giới. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ. Năm 1914 , chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
2.1.2 Bối cảnh nước Nga:
Thực tiễn nước Nga năm 1917 cũng cho thấy, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là một cuộc cách mạng XHCNvĩ đại, đã bùng nổ do sự chín muồi của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Là kết quả của sự phát triển CNTB Nga và CNTB thế giới trong thời kì ĐQCN
- Về kinh tế: cuối thế kỉ XIX đầu XX ở Nga CNTB đã phát triển nhanh chóng. Đầu XX Nga đã phát triển sang giai đoạn tư bản độc quyền. Tuy nhiên, những nhiệm vụ của Cách mạng dân chủ tư sản vẫn chưa được giải quyết.
Bên cạnh quan hệ sản xuất TBCN  thì quan hệ sản xuất phong kiến, nông nô vẫn tồn tại nặng nề.Sự phát triển của CNTB Nga đã làm cho các mâu thuẫn giai cấp trở nên chồng chéo và sâu sắc.
- Về chính trị: Nga là một nước quân chủ chuyên chế, quyền lực nằm trong tay Nga Hoàng. Tất cả các quyền tự do dân chủ bị thủ tiêu, nhân dân Nga không được hưởng một quyền lợi chính trị nào.
- Về xã hội: nước Nga là một nhà tù của các dân tộc. Nga Hoàng lại thực thi chính sách kì thị dân tộc đã làm cho mâu thuẫn dân tộc trỡ nên sâu sắc. Đầu thế kỉ XX, Nga là một thực thể kinh tế - chính trị - xã hội phức tạp, Nga hội tụ đầy đủ mâu thuẫn cơ bản của thời đại, nó đều lên đến đỉnh điểm và yêu cầu phải giải quyết : tư sản và vô sản, địa chủ phong kiến và nông dân…. Nhưng mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa nhân dân Nga với Đế quốc Nga Hoàng. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền ĐQCN.Việc nước Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất là điều kiện khách quan, chất xúc tác làm cho những yếu tố mâu thuẫn nước Nga ngày càng phát triển. Lúc này ở Nga, Đảng Cộng Sản Bônsêvích được thành lập là đội tiên phong của giai cấp vô sản Nga.
Như vậy cuối thế kỉ XIX đầu XX Nga đã hội tụ đầy đủ điều kiện cho cuộc cách mạng diễn ra. Nó vừa mang tính đặc thù vừa mang tính phổ biến.
2.2 Diễn biến
Sau khi nước Nga trải qua cuộc Cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai năm 1917 và giành được thắng lợi đã lật đổ được chế độ Nga Hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay, Nga trở thành nước dân chủ.Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Tháng Hai đã tạo nên một tình thế cách mạng đặc biệt ở Nga đó là sự tồn tại song song hai chính quyền: chính phủ lâm thời tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại, giải quyết vấn đề này chính là nhiệm vụ tiếp theo của cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga.
Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập, đã không thực hiện lời hứa của mình mà lại tiếp tục xô đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Đế quốc.
       Đảng Bônsevich hoạt động công khai nhưng trong nội bộ Đảng lại có những quan điểm và nhận thức khác nhau. Cách mạng Nga đang đứng trước ngã ba đường.
       Ngày 3/4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước. Lênin đã đề ra sách lược cho cuộc cách mạng, đường lối để chuyến biến từ CMDCTS lên CMXHCN.
       Do tình hình thực tiễn của cách mạng từ tháng 4 đến tháng 7 nên Cách mạng diễn ra theo phương pháp hòa bình. Ngày 18/4, Bộ trưởng ngoại giao Miliucôp đã gửi công hàm cho các nước đồng minh cam kết tiếp tục đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi. Hàng vạn quần chúng nhân dân đã xuống đường biểu tình, cuộc biểu tình chứng tỏ nhân dân đã thấy rõ bộ mặt thật của chính phủ lâm thời.Đây là cuộc đụng độ đầu tiên của giai cấp tư sản và vô sản, vai trò của giai cấp vô sản ngày càng được khẳng định.
       Tháng 6/1917, Đại hội Xô Viết Nga lần thứ nhất đã diễn ra làm cho uy tín, vai trò của những người đã đi vào cuộc sống của nhân dân, ngày càng được đề cao trong xã hội.
       Sang tháng 7, đây là thời kì mà cách mạng phát triển hòa bình đã chấm dứt. Tháng 8 đến tháng 10 là thời kì giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang, đăc biệt là sự kiện tháng 10. Đêm 24/10, quân khởi nghĩa tấn công cung điện Mùa đông và cuộc khởi nghĩa ở Pêtôgrat giành thắng lợi hoàn toàn.
       Như vậy Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn và thiết lập nên chính quyền mới ở Nga
       2.3 Đóng góp của cách mạng tháng Mười nga đối với quan hệ quốc tế:
2.3.1 Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản Bonsevich đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động đấu tranh giành được  chính quyền, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế, thời kì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, với thắng lợi của cuộc cách mạng này lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa xã hội đã thành hiện thực, chặt đứt khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của của chủ nghĩa đế quốc, làm chủ nghĩa đế quốc không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên thế giới, chặt đứt một khâu quan trọng trong toàn bộ sợi dây xiềng của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một mảng lớn của hệ thống đế quốc thực dân làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới. Ngoài những mâu thuẫn vốn có ngày càng sâu sắc và quyết liệt trong chủ nghĩa tư bản( mâu thuẫn giữ tư sản và vô sản; mâu thuẫn giữ đế quốc và các dân tộc bị áp bức; mâu thuẫn giữ đế quốc và đế quốc), sự ra đời của nhà nước Xô Viết đã làm nảy sinh mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Đúng như Lênin đã chỉ ra tại Đại hội lần thứ hai các Xô Viết toàn Nga(từ 23 đến 28/12 năm 1921): “ Hiện nay trên thế giới có hai thế giới: thế giới cũ, tức là chủ nghĩa tư bản, đang bị lung túng sa lầy, nhưng nó sẽ không bao giờ lùi bước, và thế giới mới đang lớn lên, hiện nay còn rất non yếu, nhưng nó sẽ lớn mạnh,vì nó là vô địch” (Lênin:toàn tập,Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tập 44. Tr.366). Những mâu thuẫn đó đã tạo ra thách thức đối với chủ nghĩa tư bản.
Có thể thấy rõ điều này, sau khi cách mạng tháng Mười thắng lợi và nhà nước Xô Viết ra đời của cùng với những chính sách tiến bộ như: Ngày 2-11-1917 chính quyền Xô viết đã thông qua “Tuyên ngôn về quyền các dân tộc Nga”, thừa nhận quyền phát triển tự do và quyền bình đẳng các dân tộc sống trên lãnh thổ Nga. Cuối năm 1917, chính quyền Xô Viết đã bắt đầu các biện pháp quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn, giao thông vận tải, ngân hàng và ngoại thương. Trong nông thôn Đảng và nhà nước tiến hành tịch thu ruộng đất của địa chủ và chia cho nông dân…, với những chính sách này uy tín của Đảng Bonsevich ngày càng được khẳng định, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc. Chính vì vậy các nước đế quốc hết sức lo sợ, với âm mưu phá hoại tiến tới bóp chết chính quyền cách mạng còn non trẻ, 14 nước đế quốc đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, phối hợp hành động cùng với bọn phản động trong nước gây nên cuộc nội chiến và can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô Viết.
       Các cường quốc đã đưa ra nhiều biện pháp chống chính quyền Xô Viết và ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Đó là việc các đạo quân can thiệp Anh, Pháp, Mĩ, Nhạt Bản vẫn tiếp tục hoạt động ở Nhật Bản vẫn tiếp tục hoạt động ở miền Bắc và viễn Đông nước Nga, bọn phản động các nước láng giềng Ba Lan, Rumani tấn công nhằm lật đỏ chính quyền XôViết. Nhưng những âm mưu can thiệp vào nước Nga Xô Viết, các nước tư bản phải xem lại chính sách của mình. Giữ  vòng vây của chủ nghĩa tư bản, nước Nga bắt đầu quan hệ với nước Đức. Hai nước đã kí kết hiệp ước Roopalô(4-1922) thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp ác bình đẳng. Từ năm 1924, tất cả các nước tư bản chủ yếu lần lượt quan hệ với nước Nga Xô Viết.
àQua đó, chúng ta thấy thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập nước  Nga xô viết báo hiệu một hệ thống chính trị - kinh tế mới ra đời đối lập với chủ nghĩa tư bản nhưng nó cũng làm cho mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế trở nên phức tạp, chằng cheó chi phối quá trình hình thành và tan rã của trật tự thế giới Vecsxai –Oasintơn trong 20 năm (1919 -1939).
       2.3.2 Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng thế giới, làm dấy lên một phong trào cách mạng rầm rộ ở khắp châu Á, châu Âu và châu Phi và châu Mĩ La Tinh.
Sau CM tháng Mười, một cao trào cách mạng của giai cấp vô sản cách nước Châu Âu đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ làm chấn động đến tận gốc nền thống trị của giai cấp tư bản độc quyền trong nhiều nước. Đặc biệt là cao trào cách mạng vô sản đã diễn ra sôi nổi, dồn dập ở hầu hết các nước châu Âu trong những năm 1918 -1923. Đáng chú ý là trên các ngọn cờ của mình, giai cấp vô sản các nước phương Tây viết những khẩu hiệu mà cuộc cách mạng Nga đã chiến thắng dưới những khẩu hiệu ấy.
phong trào cách mạng thế giới đã nổ ra với số lượng và chất lượng rộng khắp và điều này tất yếu dẫn đến sự ra đời các Đảng Cộng sản sẽ ra đời để bảo vệ và lãnh đạo cách mạng. Năm 1918, đã xuất hiện một loạt các Đảng cộng sản: Đảng cộng sản Áchenti na, Phần Lan, Áo, Hunggri, Ba Lan, Đức…Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đánh dấu sự chiến thắng của giai cấp công nhân trực tiếp tạo điều kiện thúc đẩy việc thành lập quốc tế Cộng Sản vào 1919. Bên cạnh đó, Quốc tế cộng sản cũng đã mở ra một thời kỳ mới  trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh đi theo con đường Cách mạng vô sản dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
       Phong trào giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của phong trào Cách mạng vô sản Thế giới. Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc nhiều nước phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thành lập của các đảng cộng sản: Đảng Cộng sản In đô nê xia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921 ), Đảng Cộng sản Ai Cập (1921 ), Đảng Cộng sản Bra xin(1922), Đảng Cộng sản Cu Ba (1925), Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 ), Đảng Cộng Thái Lan (1930).
Như vậy Quốc tế cộng sản đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin với chủ nghĩa cơ hội xét lại, là cầu nối, trung tâm lãnh đạo phong trào cộng sản công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mà hạt nhân là Đảng Bônxêvích Nga, củng cố và đoàn kết hang ngũ Đảng cộng sản, vũ trang cho các Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh qua 7 kì đại hội:
Tại đại hội III của Quốc tế cộng sản năm 1921 ở Matxcova có 605 đại biểu của 103 tổ chức ở 52 nước tham dự, đến đại hội IV năm 1922 có đại biểu 58 nước đại diện cho gần 2 triệu đảng viên…
       Kế luận:
Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng cách mạng tháng Mười Nga mà trực tiếp thông qua QTCS đã đưa những tư tưởng của giai cấp công nhân truyền bá rộng rãi thúc đẩy các Đảng cộng sản ra đời góp phần rất quan trọng vào sự phát triển và thắng lợi của phong trào công nhân ở các nước tư bản để chống lại sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa Đế quốc ở Châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Á – Phi – Mĩ la tinh.
2.3.3 Cách mạng tháng Mười nga để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc, đó là các bài học về chính đảng vô sản, liên minh công nông, bạo lực cách mạng, thời cơ cách mạng, về giành và giữ chính quyền cách mạng.
Chúng ta có thể thấy được những bài học quý giá này đã được Bác Hồ áp dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả như thế nào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Là một người cộng sản chân chính và luôn trung thành với chủ nghĩa Mac-Lenin, Người đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin và những bài học kinh nghiệp của cách mạng tháng Mười Nga vào cách mạng Việt Nam. Trong hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu long- Hương Cảng (Trung Quốc) vào đầu tháng giêng năm 1930, bản chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do người khởi thảo được hội nghị thông qua đã vạch ra phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đó là kết quả của sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản với thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chính nhờ có một đường lối đúng đắn đã được thực tiễn chứng minh trong cách mạng tháng Mười nên cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và cuối cùng đã giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc. Những bài học trong cách mạng tháng Mười cũng đã được nhiều dân tộc thuộc địa khác áp dụng trong công cuốc đấu tranh giải phóng dân tộc mình và đã đạt được những thắng lợi to lớn.
2.3.4 Thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nó đã chứng tỏ sự kế thừa, phát triển và bảo vệ những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cho chủ nghĩa Mác Lênin trở thành một lí luận cách mạng khoa học, là chân lí có tính chất phổ biến, là ánh sáng soi đường, là kim chỉ nam cho mọi cuộc cách mạng đi tới thắng lợi.
       Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận đã trở thành hiện thực, trở thành lẽ sống, niềm tin hy vọng của lãnh nhân dân lao động. CNXH đã trở thành hiện thực sinh động từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ- La tinh. Chính vì lẽ đó, từ sự phát triển sâu rộng và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác -Lê nin đã dẫn đến một hệ quả rất quan trọng đối với cách mạng thế giới .Đó là sự ra đời của các Đảng Cộng sản đã chứng minh giá trị vĩ đại và sức sống mãnh liệt, tính vĩnh hằng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, vũ khí sắc bén và không có gì có thể thay thế của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Mặc dù bị bọn cơ hội xét lại và các lực lượng thù địch của chủ nghĩa tư bản luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận, nhưng từ sau Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá nhanh chóng trên khắp hành tinh, trở thành kim chỉ nam, ngọn đuốc luôn toả sáng soi đường, dẫn dắt, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia – dân tộc trên hành tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực dân, nhất là qua những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười những niềm hi vọng to lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập dân tộc”. Về Cách mạng tháng Mười – Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá và nhận xét như sau: “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu rọi khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh).
Đồng thời, khi nói đến cách mạng tháng Mười, chúng ta không thể không khẳng định vai trò của Lê nin đối với dân tộc Nga cũng như các dân tộc trên thế giới:
Đầu thế kỉ XX, trung tâm cách mạng thế giới chuyển từ Đức sang Nga, Quốc tế II trong giai đoạn đầu do Angghen đứng đầu đã tích cực hoạt động tuyên truyền chủ nghĩa Mac vào phong trào công nhân, chống chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội. Quan điểm của chủ nghĩa xét lại cho rằng đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đôi, do đó những nguyên lí của chủ nghĩa Mác về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản không còn đúng nữa, dưới sự lãnh đạo của Angghen, Quốc tế II bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở các nước.
Tuy nhiên, sau khi Angghen qua đời, Quốc tế II sa vào chủ nghĩa cơ hội và bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại. Chủ nghĩa cơ hội cho rằng: Đấu tranh nghị trường là phương pháp tối ưu có thể đem lại thắng lại cho giai cấp công nhân, hay chống laị những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác như: vai trò của giai cấp vô sản, giai cấp lãnh đạo cách mạng, phương pháp đấu tranh ám sát, bạo động, chống chủ nghĩa xã hội, chuyên chính vô sản, chống liên minh công nông…
Nhưng đến cuối chiến tranh thế giới thứ I, Lê Nin- người kế tục trung thành của chủ nghĩa Mác đã có những đóng góp to lớn làm hồi sinh phong trào cách mạng thế giới. Lê Nin đã tham gia phong trào cách mạng, viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như : “Làm gì”, “Chủ nghĩa tư bản Nga”, “Một bước tiến hai bước lùi”…,Đồng thời, Lê Nin ra sức bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và phát triển chủ nghĩa Mác trong thời kì chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Mác nêu nguyên tắc xây dựng Đảng là tập trung- dân chủ thì Lê Nin đã phát triển thành tập trung thì phải dân chủ và ngược lại, phê bình và tự phê bình sẽ làm trong sáng Đảng, phát triển cách mạng không ngừng trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, Lê Nin cho rằng trong thời kì củ nghĩa đế quốc( đêm trước của cách mạng vô sản), giai cấp tư sản chưa đủ mạnh nên giai cấp vô sản phải đứng lên nắm lấy lá cờ phong trào dân chủ cách mạng và giành lấy chính quyền. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng Lê Nin đóng một vai trò rất quan trọng đối với phong trào cách mạng thế giới.
III.KẾT LUẬN:
Như vậy, sau khi tìm hiểu tác động của hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất và đóng góp của cách mạng tháng Mười Nga đối với quan hệ quốc tế thì chúng ta thấy rằng, trong thời kỳ này các mối quan hệ giữa các nước trên thế giới rất phức tạp và chồng chéo nhau, đó không chỉ là những mâu thuẩn giữa các nước đế quốc sau khi hệ thống Vecxai – Oasinhton được thiết lập, đó còn là mâu thuẩn giữa các nước đế quốc với nước Nga xô viết, chính những mâu thuẩn này đã từng bước đẩy thế giới đi đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuy nhiên, với sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, sau cách mạng tháng Mười chủ nghĩa Mác- Lênin được xâm nhập và phổ biến ở nhiều nước, đây là một yếu tố quan trọng cho sự ra đời của các Đảng cộng sản đặt dưới sự lãnh đạo chung của Quốc tế cộng sản, vì vậy phong trào đấu tranh của các nước dần dần có sự đoàn kết chung, tạo nên một sức mạnh để chống lại chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói đây là một điểm nhấn quan trọng trong mối quan hệ quốc tế sau cách mạng tháng Mười Nga và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.














TÀI LIỆU THAM KHẢO:

* Sách:
1.Hồ Châu (cb), Tập bài giảng quan hệ quốc tế, NXB Lý luận chính trị, H.2004.
2. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế từ năm 1917-1945, NXB Giáo dục, H.2004.
3. Nguyễn Quốc Hùng, Cách mạng tháng Mười Nga 1917- Lịch sử và hiện tại, NXB Chính trị quốc gia, H.2007.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn, Cách mạng tháng Mười và ý nghĩa thời đại của nó, NXB Chính trị quốc gia, H.1997
5. Phan Ngọc Liên, Chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918), NXB Giáo dục, H.2001.
6. Nguyễn Anh Thái (cb), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945, NXB Đại học quốc gia, H.1999.
7. Lê Văn Anh – Hoàng Thị Minh Hoa – Đinh Thị Loan – Bùi Thị Thảo, Bài giảng lịch sử thế giới hiện đại(1917 – 1945), Đại học sư phạm – Đại học Huế, 2006.
8. N.Ni-ki-phô-rốp, trích theo lịch sử thế giới, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961.
*  Website:
1.Vi.wikidia.org/wiki/chiến_tranh_thế_giới_thứ_nhất
2.www.shopkienthuc.net/lich su cach mang thang Muoi Nga
3.quankhoasu.blogspot.com/lich su the gioi-Pham Thi Vinh
* Tạp chí:
1. Nghiên cứu lịch sử, số 6 .1997
Nội dung tóm tắt: “Việt Nam tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại ”, tr.1-tr.6.
2. Sinh hoạt lí luận, số 2(87)/2008.
Nội dung tóm tắt: “Góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện hiện nay ”.
Young be a:
 


Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook