Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Nhận định về Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh soạn thảo năm 1945



Bài làm

       Tháng Tám mùa thu lịch sử năm 1945, toàn thể dân tộc Việt Nam đã quật khởi làm nên cuộc tổng khởi nghĩa thần kì và đã giành được thắng lợi. Ngày mùng 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, truyên bố trước toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
       Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh nổi bật tư tưởng cốt lõi là quyền dân tộc và quyền con người của dân tộc, nhân dân ta. Điều đáng chú ý là Hồ Chí Minh kế thừa một cách tinh tế những tư tưởng về quyền dân tộc, quyền con người đã được khẳng định trong lịch sử và phát triển sáng tạo nó trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
       Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai văn kiệt nổi tiếng quyền con người, quyền dân tộc kết tinh trong bản Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ năm 1776: “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
       Kế thừa trí tuệ văn minh nhân loại, mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định chân lí vững chắc của thời đại thông qua lời bất hủ Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ và phát triển nó: “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sung sướng và quyền tự do”. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789: “ người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
        Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”         
       Đây là đoạn mở đầu Hồ Chí Minh đa đưa ra cơ sở đạo lí và pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập. Có thể thấy Người đã nắm chắc mối quan hệ  mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người(nhân quyền) và quyền dân tộc (dân quyền), không có độc lập thì quyền con người cũng không được bảo đảm, vì độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền con người.
       Tiếp theo, Bản Tuyên ngôn đã tố cáo và lên án những tội ác man rợ của thực dân Pháp đối với đồng bào ta về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa…, trong đó có tội trong năm năm chúng đã hai lần bán nước ta cho Nhật, từ đó nói rõ cho thế giới và phe đồng minh biết:
       Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”.
       Trên cơ sở chân lí, chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam, bản Tuyên ngôn khẳng định với thế giới  cơ sở pháp lí về quyền của dân tộc Việt Nam với ba ý cơ bản:
       Thứ nhất: Việt Nam tách ra khỏi sự ràng buộc của kẻ thù: “Lâm thời của chính phủ nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.
       Thứ hai: Khẳng định lại một lần nữa quyền được hưởng tự do, độc lập của Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do  độc lập”.
       Nếu như các nước Đồng Minh đã công nhận các nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêran và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.
       Bằng những lí lẽ sắc bén,lập luận đanh thép và lời văn hùng hồn, bản Tuyên ngôn đã khẳng định lại một lần nữa quyền của dân tộc Việt Nam phải được sống trong độc lập, tự do như bất cứ dân tộc nào khác: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
       Thứ ba: Khẳng định quyết tâm của toàn thể dân tộc Việt Nam để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
       Bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập mà còn là bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước ta phù hợp với yêu cầu lịch sử nhân loại:
       Hồ Chí Minh đã không trực tiếp trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, mà đã có một số sửa đổi để khẳng định cách nhìn của Người. Bản Tuyên ngôn của Mỹ Viết: “...Chúng tôi coi đây là những chân lí hiển nhiên, rằng mọi con người sinh ra đều bình đẳng…”. Nhưng Hồ Chí Minh lại trịnh trọng và đanh thép bắt đầu bản Tuyên ngôn của dân tộc mình bằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”. Đây là một khái niệm mở rộng không chỉ vận dụng cho những con người riêng rẽ với tư cách cá nhân mà mở rộng ra mọi người, “mọi người” ở đây là đồng nghĩa là “đồng bào”, “ nhân dân”, “dân tộc”, tất nhiên bao gồm trong đó cả phụ nữ (ở Mỹ phụ nữ không có quyền bầu cử trước năm 1920). Laly Borton, nhà hoạt động xã hội, cũng là một nhà văn Mỹ, đã rất tinh tế và sâu sắc khi nhận xét rằng: “ Đây chính là điều các các nhà sử học Mỹ sai lầm ở chỗ nghĩ rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ. Ông không hề trích dẫn, Trái lại, Hồ Chí Minh đã sửa đổi tài liệu đó để khẳng định cách nhìn của ông”…và khẳng định: “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh từ một nước thuộc địa của Pháp và dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản, đã công bố một cách tế nhị nhưng rất dứt khoát về cuộc cách mạng thứ hai. Đó là việc ông sửa đổi chỉ một từ khi ông dịch đoạn trích dẫn mở đầu của Tuyên ngôn “Đó là Hồ Chí Minh đã tuyên bố độc lập cho phụ nữ Việt Nam”.
        Xét trên thực tế lịch sử nước Mỹ sau khi bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 ra đời, và hiến pháp 1787, tất cả mọi người da đen không có quyền gì dù là tối thiểu. Mãi cho đến 1 - 1 – 1863, tổng thống Mỹ Lincon mới tuyên bố xóa bỏ vĩnh viễn chế độ nô lệ. Trong những năm kế tiếp tiểu bang Mitsuri và một số tiểu bang khác đã lần lượt đưa ra đạo luật giải phóng nô lệ. Từ đây, những người da đen mới bắt đầu được tham gia vào cơ quan lập pháp, hành pháp. Trước những đòi hỏi của quần chúng, năm 1868, Quốc hội Mỹ thông qua việc sửa đổi điều 14 của hiếp pháp, quy định quyền bầu cử của người da đen nhưng vẫn trừ người da đỏ. Mãi đến 1870, hiếp pháp Mỹ mới thừa nhận quyền bầu cử của tất cả nam giới không kể màu da; phụ nữ Mỹ lúc bây giờ vẫn không có quyền bầu cử. Sự kì thị chủng tộc vẫn chế ngự trong đời sống xã hội ở nhiều nơi trên nước Mỹ “tiến bộ” và “văn minh”. Phải mất 51 năm sau vào năm, vào năm 1921 thì tất cả phụ nữ Mỹ mới có quyền bầu cử.
       Việc sửa lại đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ để vận dụng trong Tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa càng tạo ra sự tương phản, sức tố cáo đối vói giai cấp thống trị. Hơn nữa nó còn thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về quyền con nguời với bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của nhân loại. Thông qua đó Hồ Chí Minh đã thông báo được cho nhân dân Việt Nam và thế giới một cuộc cách mạng thứ hai. Cuộc cách mạng đó dành cho tất cả mọi người, không phân biệt nam nữ, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo và chủng tộc…
       Quyền tự do, bình đẳng, quyền tự quyết thể hiện một đòi hỏi, một nhu cầu cấp bách và tất yếu của mọi thời đại. Thực tế lịch sử nhân loại lúc bấy giờ do sự lớn mạnh và thống trị của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chỉ có một số dân tộc, một số người hoặc trong một cái gọi là “ dân tộc thượng đẳng” mới có quyền tự do và bình đẳng. Còn lại hành tỷ người ở hàng chục, hàng trăm dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ – La tinh đang phải chịu sự bất bình đẳng về nhân quyền và quyền dân tộc độc lập. Trong Tuyên ngôn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh khẳng định quyền dân tộc cơ bản không chỉ riêng đối với dân tộc Việt Nam mà kế thừa và phát triển những luận điểm chính nghĩa là tiến bộ trên mỗi chặng đường phát triển của lịch sử loài người, Tuyên ngôn độc lập thời đại Hồ Chí Minh còn mở rộng ra cho nhân dân toàn thế giới (đặc biệt là các dân tộc thuộc địa, cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên giành quyền dân tộc cơ bản cho dân tộc mình): “Suy rộng ra…Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sung sướng và quyền tự do”, để rồi khẳng định: “Đó là những lí lẽ không ai chối cãi được”.
       Có thể nói, với cách phát triển độc đáo, Hồ Chí Minh đã đặt một dấu gạch dấu nối tự nhiên, hết sức logic giữa quyền của mỗi con người với quyền của mỗi dân tộc. Quyền của mỗi con người là lẽ tự nhiên thì quyền của mỗi dân tộc, các dân tộc trên thế giới cũng là lẽ tự nhiên mà tạo hóa mang lại.
       Các cuộc cách mạng tư sản ở Mỹ và châu Âu thế kỉ XVIII đã phá bỏ xiềng xích phong kiến trung cổ, khẳng định trên văn bản quyền dân tộc và quyền sống của con người. Điều ấy nói lên một bước tiến vượt bậc của văn minh nhân loại. Bởi vậy về phương diện nào đó thì việc mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp còn góp phần khẳng định ý nghĩa thời đại trong cuộc đấu tranh vì quyền con người, quyền dân tộc trong thực tiễn. Do đó, giá trị và ý nghĩa của một bản Tuyên ngôn độc lập là sức sống mạnh liệt cho nó tồn tại trong mọi thời đại. Hồ Chí Minh không những đã kế thừa tư tưởng quyền con người và quyền dân tộc mà nhân loại đã sản sinh ra, và quan trọng hơn, trong bản Tuyên ngôn độc lập, Người đã có những luận điểm phát triển, những cống hiến lớn lao về tư tưởng quyền con người và quyên dân tộc cho văn minh nhân loại.
       …Dân tộc không độc lập thì cũng chẳng có quyền con người. Trong các nước thuộc địa tình trạng này quá rõ. Và những nguyên tắc mà Hồ Chí minh nêu lên thì đã được xác nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong Tuyên ngôn về các quyền con người được Liên Hợp quốc thông qua năm 1948. Sự đóng góp bản Tuyên ngôn độc lâp 2-9-1945 của Việt Nam vào lí luận quyền con người gắn với quyền dân tộc là rất quan trọng.   Bản tuyên ngôn Tuyên ngôn về các quyền con người được Liên Hợp quốc thông qua năm 1948là thỏa thuận pháp lí đầu tiên về quyền con người, được các quốc gia cùng nhau xây dựng, dựa trên phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và bất di bất dịch của mọi thành viên trong gia đình nhân loại, là nền tảng tự do, công lí và hòa bình thế giới. Bản Tuyên ngôn thừa nhận chính: “sự coi thường và xâm phạm các quyền con người dẫn đến hành vi man rợ xúc phạm tới nhân tâm nhân loại, và việc xuất hiện một thế giới trong đó con người được hưởng quyền tự do ngôn luậ, tự do tín ngưỡng và tự do thoát khởi nỗi sỡ hãi vì đói nghèo đã được tuyên bố như là khát vọng cao nhất của loài người”(các văn kiệt quốc tế về quyền con người, NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.62). Với 30 điều khoảng, Tuyên ngôn thừa nhận tính toàn diện của các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của cá nhân; quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ, và khẳng định quyền con người thuộc về tất cả mọi người; công nhận việc thực hiện nhân quyền là mục tiêu chung của cả nhân loại. Sự ra đời của tuyên ngôn chính thức xác lập chuẩn mực tối thiểu và chung nhất về nguyên tắc mang giá trị phổ biến của quyền con người.
       Tiếp đó là hai công ước (công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa) được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 22 - 6 -  1966 và chính thức có hiệu lực từ 1976. Việc thông nqua tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và hai công ước quốc tế năm 1966 có ý nghĩa quan trọng vì tạo được hệ thống các nguyên tắc, quy phạm, chuẩn mực quốc tế về quyền con người, và là cơ sở để hình thành các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong từng lĩnh vực cụ thể. Hiện nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, 2 công ước quốc tế 1966 và 2 nghị định thư bổ sung Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị được công đồng quốc tế thừa nhận là Bộ luật quốc tế về quyền con người.
       Trên cơ sở Bản Tuyên ngôn độc lập về nhân quyền và dân quyền. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1977) và đã tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người, tích cực đóng góp vào các hoạt động bảo vệ nhân quyền quốc tế. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế chính về nhân quyền do Liên hợp quốc ban hành. Tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam ý thức sâu sắc  đó là sự cam kết chính tri – pháp lí của nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ nhân quyền trước cộng đồng thế giới.
       Điều đó có thể thể giá trị thực tiễn của Tuyên nôn độc lập không chỉ có ý nghĩa thực ở thời điểm nó ra đời mà còn ở hiện tại và tương lai, phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc về quyền cong người và các công ước, nghị định thư bổ sung đã ban hành để tbảo vệ những quyền cơ bản này…
       Vào giai đoạn cuối của chiến tranh tế giới thứ hai, một hội nghị quốc tế lớn đã được tiến hành tại San Francisco (Mỹ) ( 25 – 4 – 1945) với sự tham gia của đại diện 50 quốc gia của khối đồng minh chống phát xít là để soạn thảo, thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hiệp quốc. Liên hợp quốc ra đời là nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Một tư tưởng căn bản trong Hiến chương, một trong năm nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và quyền tự quyết của các không phân biệt lớn nhỏ.
       Như thế, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã khẳng định trong nó những tư tưởng cao cả, những giá trị văn minh của loài người Qua bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp; khẳng định quyền độc lập dân tộc và tự do của dân tộc ta là phù hợp với sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế qua các văn liệt của hai hội nghị Teheran (triệu tập họp từ 28 - 11 đến 1- 12 – 1943 nhằm đẩy mạnh việc phối hợp tác chiến giữ ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh và bắt đầu thảo luận việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh). Hội nghị đã ra tuyên bố ba cường quốc: “Chúng tôi chờ đợi một cách tin tưởng vào ngày mà tất cả các dân tộc thế giới sẽ được sống tự do, không phải chịu đựng những hành động bạo tàn, phù hợp với những ước vọng và lương tri của mình”) và San Fracisco. Tuyên ngôn vừa mạng tính lịch sử sâu sắc lại vừa theo sát, cập nhật với những dữ kiện mới nhất của nền chính trị thế giới đương thời.
       Mang tính cách mạng, tính khoa học và tính lịch sử sâu sắc, Tuyên ngôn độc lập đã góp phần tích cực đặt nền tảng cho một trật tự pháp lí mới. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển luật pháp quốc tế đã lên án và đặt chế độ thuộc địa ra ngoài vòng pháp luật, ngay tại diễn đàn Liên hiệp quốc. Một phần tư thế kỉ sau khi bản Tuên ngôn Độc lập của Việt Nam ra đời, nghị quyết ngày 12 - 12 – 1970 của đại hộ đông Liên hợp quốc về chương trình hành động nhằm thi hành toàn diện bản Tuyên ngôn trao trả Độc lập cho các dân tộc thuộc địa ngày 14 - 12 – 1960, theo đó Đại hội đồng Liên hợp quốc, với không một phiếu chống đối nào, đã trịnh trọng tuyên bố: “Khẩn thiết chấm dứt một cách mau chóng và vô điều kiện, chế độ thuộc địa dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện”. Đó là sự chiến thắng của ngọn cờ Hồ Chí Minh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược và áp bức, bóc lột trên đất nước Việt Nam, đã trở thành ngọn cờ chiến đấu chung của nhân loại tiến bộ, cho chính nghĩa văn minh, vì hòa bình độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội.
       Cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh là người đã gắn với hai khái niệm quyền dân tộc thiêng liêng và quyền cơ bản con người lại với nhau. Cùng với thắng lợi thực tiễn của nhân dân Việt Nam, hai khái niệm pháp lí trên đã được phát triển lên thành khái niệm mới gọi là quyền dân tộc cơ bản. Quyền dân tộc cơ bản này gồm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vện lãnh thổ đã trở thành phạm trù của luật pháp quốc tế hiện đại.
       Liên hệ thực tiễn:
       Rõ ràng là với thực tiễn đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc chống đế quốc vô cùng phong phú cảu nhân dân  Việt Nam, phâp lí quốc tế hiện đại đã tiến lên những bước phát triển mới. Chẳng hạn, Nghị quyết ngày 14 - 12 – 1974 của Đại hhoi đồng Liên hợp quốc về định nghĩa xâm lược kết tội các cuộc xâm lược là tội ác nghiêm trọng chống chống loài người. Không phải ngâu nhiên mà Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam 1973 đã long trọng đặt lên vị trí hàng đầu trong chương I về các quyền cơ bản của nhân dân Việt Nam, với điều I duy nhất ghi nhận: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Giơnévơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận”. Cũng với tinh thần ấy, nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiên liêng bất khả xâm phạm (Điều 1 và Điều 13 Hiếp pháp 1992).
       Trong thời đại ngày nay, bảo vệ quyền con người gắn với các mục tiêu lớn của loài người: hòa bình an ninh quốc tế, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Quyền con người không tự nó đến mà phải trải qua đấu tranh kiên cường, bền bỉ mới có được. Đối với dân tộc không có chủ quyền thì không thể có con người tự do. Làm chủ vận mệnh của mìn, nhân dân phải tự xây dựng lấy hạnh phúc của mình. Các quyền của cá nhân con người gắn liền với sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, những điều kiện đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện. Nhân dân phải tự ý thức tự mình tạo ra những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội để các quyền đó ngày càng được củng cố và phát triển, kết hợp một cách hài hòa những yêu cầu của cuộc sống xã hội với tự do chân chính của bản thân, trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
       Kết luận:
       Thông qua nội dung vừa phân tích trên có thể thấy, Bản tuyên ngôn độc lập đã trực tiếp khẳng định với thế giới về các quyền cơ bản mà nhân dân Việt Nam vừa giành được (9 - 1945). Xét về nội dung, tính chất và thời điểm ra đời, bản Tuyên ngôn không phải là một sự kiện riêng lẻ, cá biệt mà là một xu thế tất yếu của thời đại. Nó không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập mà còn là bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Việt Nam phù hợp với Hiến chương liên hợp quốc về nhân quyền và dân quyền. Đồng thời, Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam còn đi trước cả hiến chương Liên hợp quốc và góp phần tích cực đặt nền tảng cho một trật tự pháp lí mới. Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển luật pháp quốc tế đã lên án và đặt chế độ thuộc địa ra ngoài vòng pháp luật, ngay tại diễn đàn Liên hiệp quốc.
       Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh đã tạo nên sưc sống mãnh liệt cho Tuyên Ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, làm cho bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam mà có ý nghĩa phổ quát toàn nhân loại, phù hợp với yêu cầu lịch sử của nhân loại.
       Điều này còn thể hiện tầm nhìn sâu xa về xu thế phát triển của thời đại, của con người có tầm nhìn Lê-nin nít, đó là Hồ Chí Minh.

Young Be A :



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook