Điểm giống và khác nhau giữa
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973
:
Về hoàn
cảnh kí kết :
- Giống
nhau : Đều có thắng lợi về
chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là Điện Biên
Phủ (13/3 → 7/5/1954) buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnenơ chấm dứt chiến tranh
ở Đông Dương và chiến thắng “Điện Biên
Phủ trên không” (18 → 29/12/1972) buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.
-
Khác nhau : Hội nghị Giơnevơ là Hội nghị quốc tế, có sự chi phối của các
nước lớn. Còn Hội nghị Pari là Hội nghị Hai bên (chủ yếu là Việt Nam và
Hoa Kì) được quyết định bởi hai bên.
Về nội
dung :
-
Giống nhau :
+ Đều buộc các nước đế quốc
công nhận các quyền dân tộc cơ bản (là
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ) của Việt Nam.
+ Đều
đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.
+ Đều
đưa đến việc đế quốc xâm lược phải rút quân về nước.
- Khác nhau :
+ Hiệp định Giơnevơ là Hiệp định về Đông Dương
; còn Hiệp định Pari là Hiệp định về Việt Nam.
+ Thời hạn rút quân của đế quốc : Theo Hiệp
định Giơnevơ, Pháp rút quân từng bước sau 2 năm ; còn theo Hiệp định Pari, Mĩ
rút quân một lần sau 2 tháng.
+ Vùng tập kết quân đội hai bên : theo Hiệp
định Giơnevơ, quân đội 2 bên tập kết ở 2 vùng hoàn chỉnh ở 2 miền Bắc – Nam (lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông
Bến Hải – Quảng trị) làm giới tuyến quân
sự tạm thời) ; theo Hiệp định Pari, quân đội 2 bên ở nguyên tại chỗ.
Về ý nghĩa :
- Giống nhau :
+ Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi
giành được trên chiến trường.
+ Đều là Hiệp định hòa hoãn đưa đến chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình; là cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh…
- Khác nhau :
+ Hiệp định Giơnevơ phản ánh không đầy đủ thắng
lợi của ta trên chiến trường; Hiệp định Pari phản ánh đầy đủ, đúng đắn thắng
lợi của ta trên chiến trường.
+ So sánh lực lượng giữa ta và địch sau 2 Hiệp
định khác nhau : Sau Hiệp định Giơnevơ, so sánh lực lượng thay đổi không có lợi cho ta ; sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.
Young be a chỉnh sữa:
lấy kết quả của Bộ GD-ĐT nhưng cũng tạm ak
Trả lờiXóa