I.Mở đầu:
Quan hệ quốc tế là quan
hệ chính trị giữa nhà nước này với nhà nước khác, là sự tổng hợp những mối quan
hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các chủ thể hành
động trong cộng đồng quốc tế, là họa động chính trị quốc tế mà các nước và các tập
đoàn chính trị tham gia, là tổng hợp các chế định và hình thức hoạt động quốc
tế.
Một vài hình ảnh chiến tranh thế giới 1 |
Nhìn lại lịch sử của nhân loại, chúng ta thấy rằng
ngay từ khi giai cấp và nhà nước hình hành trên thế giới thì giữa các quốc gia
đã có những mối quan hệ với nhau, và mối quan hệ giữa các nước luôn biến động
trong các thời kì khác nhau. Trong đó thời kỳ cận đại để lại một dấu ấn rất lớn
đối với lịch sử quan hệ quốc tế khi trong thời kỳ này đã diễn ra nhiều sự kiện
có tác động lớn đến sự phát riển của thế giới, cũng như các mối quan hệ quốc tế
lúc bấy giờ như các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, sự ra đời của
chủ nghĩa cộng sản khoa học, Quốc tế I…, đặc biệt cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất kết thúc với những hậu quả lớn vào
cuối thời kỳ cận đại và sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga vào đầu hời
hiện đại đã có những tác động rất lớn đến tình hình các nước trên thế giới và
mối quan hệ giữa các nước trong thời kỳ này, một mối quan hệ đa dạng và phức
tạp.
II. Nội dung
II.1 Đánh giá hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất đến
quan hệ quốc tế
1.1 Bối cảnh quốc tế trước chiến tranh
Vào thời cận đại, quan hệ
giữa các nước ngày càng mở rộng và trở nên phức tạp hơn. Đó là quan hệ giữa các
nước tư bản thực dân với các nước thuộc địa và phụ thuộc, quan hệ giữa các nước
đế quốc với nhau. Quan hệ sau là chủ yếu và bắt nguồn xoay quanh vấn đề thuộc
địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ”. Sang thời kì đế quốc chủ nghĩa, mối quan hệ này càng trở
nên phức tạp, gay gắt hơn dẫn tới các cuộc chiến tranh cục bộ đầu tiên, rồi tới
chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi
tương quan so sánh lực lượng của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới. Thời gian này
việc phân chia thế giới đã xong, không còn chỗ trống như trong các thế kỉ trước
đó nữa. Đây chính là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày
một sâu sắc, đã đẩy các nước vào những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên.
Bên cạnh đó, các nước đế
quốc tăng cường các cuộc chiến tranh xâm lược chiếm thuộc địa làm cho mâu thuẫn
của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt trong đó nổi bật nhất là mâu thuẫn Anh
– Đức. Đức lúc bấy giờ đã chuyển hướng chính sách đối ngoại, đẩy mạnh tăng
cường sức mạnh quân sự nhằm thực hiện kế hoạch chinh phục Châu Âu và thế giới
của Thủ tướng Đức. Mũi nhọn trong chiến lược này là giải quyết mâu thuẫn
với nước Anh đang ngày một gay gắt. Vì
vậy lúc bấy giờ Anh buộc phải liên minh với Áo chứ không thể thực hiện chính
sách cô lập như trước đây nữa.
Đức đã thực hiện dần các
cuộc chiến tranh cục bộ để thử nghiệm, tăng cường sức mạnh và uy tín của mình
nhằm mở rộng cuộc chiến với quy mô lớn hơn. Đức đã gây 2 cuộc chiến với Marốc.
Tuy có giành được những hiệu quả nhất định nhưng cũng chính trong tình thế này
đã đẩy Anh đứng về phía Nga, Pháp bằng cách ký hiệp ước với Anh – Nga (1907).
Trước khi phát động một
cuộc chiến tranh với quy mô thế giới, các nước đế quốc (trực tiếp hay gián
tiếp) đã gây ra những cuộc khủng hoảng và những cuộc chiến tranh cục bộ ở
Bancăng và Bắc Phi, khiến cho quan hệ quốc tế luôn luôn ở trong tình trạng căng
thẳng.
à Mục đích của chiến tranh
thế giới thứ nhất ngoài mục đích xâm chiếm thuộc địa, để phân chia thị trường
thế giới còn nhằm mục đích là củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa, với âm mưu thâm
độc là lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng
dân tộc ngày càng đang cao vào đầu thế kỉ XX.
1.2 Diễn biến của chiến tranh
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc
đụng đầu lịch sử lớn nhất trong thời kỳ cận đại. Đây là cuộc chiến tranh khốc
liệt tàn bạo, kéo dài trong suốt 4 năm chia làm 2 giai đoạn lớn:
Giai đoạn I (1914 – 1916):
Đức muốn dùng chính sách
tấn công chớp nhoáng đánh bại Pháp, tiến tới tiêu diệt Nga. Tuy nhiên, do Nga
đã điều động quân rất sớm, vì vậy khi Đức say sưa chiến thắng, bận đánh chiếm
Bỉ và tấn công Pháp thì Nga bất ngờ tấn công Đức ở Đông Phổ. Điều này buộc quân
đội Đức phải cho quân đến mặt trận phía Đông để đánh nhau với quân Nga. Quân
Đức buộc phải dàn quân cả 2 mặt trận Pháp và Đông Phổ nên không thể tập trung
quân thực hiện chiến lược chớp nhoáng kết thúc chiến tranh như là dự kiến ban
đầu.
Chiến trường chính của
chiến tranh chủ yếu ở Châu Âu lôi kéo 38 nước tham gia. Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari
đứng về phía Đức, Áo, Hung, Italia và Rumani đứng về phe hiệp ước (Nga, Anh,
Pháp). Nhật Bản lợi dụng các đế quốc tham chiến ở Châu Âu cũng tuyên chiến với
Đức với ý đồ nhằm chiếm thuộc địa Đức ở Thái Bình Dương và Trung Quốc mở rộng
thế lực ở Viễn Đông và Trung Quốc. Giai đoạn này mặc dù 2 bên đã tung ra những
lực lượng quân hùng hậu, phương tiện chiến tranh hiện đại nhưng vẫn chưa phân chia
thắng bại, và đều chưa thiệt hại lớn về người và của, nền kinh tế kiệt quệ.
Điều này đã tạo nên tình thế cách mạng ở Nga. Nga trở thành khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Lênin và Đảng Bônsêvích lãnh đạo giai cấp
vô sản, tập hợp lực lượng quần chúng nhằm biến chiến tranh đế quốc thành nội
chiến cách mạng.
Giai đoạn II (1917 – 1918)
Sau 1917, nhằm cắt đứt con đường tiếp
tế của phe Hiệp ước, Đức đã sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm.
Tàu ngầm của Đức tấn công phe Hiệp ước và cũng tấn công luôn tàu buôn của Mỹ.
Nắm lấy cơ hội này, tháng 4 – 1917, Mỹ chính thức tuyên chiến với Đức lấy lý do
là Đức đã vi phạm quyền tự do thương mại trên biển. Cán cân lực lượng đã
nghiêng hẳn về phe Hiệp ước khi có Mỹ tham chiến.
Lúc này ở Nga có cách mạng tháng 2 –
1917 bùng nổ dưới khẩu hiệu “đả đảo Nga hoàng”, “đả đảo chiến tranh”, vua
Nicôlai II đã bị phế truất, chính phủ lâm thời được thành lập nhưng vẫn theo
đuổi chiến tranh.
Sau cách mạng tháng 10 –
1917 giành thắng lợi, nước Nga tuyên bố rút ra khỏi chiến tranh và ký Hiệp ước
Brétlitốp với Đức ngày 3 – 3 – 1918. Đức rảnh tay ở mặt trận phía Đông dồn quân
về mặt trận phía Tây và dành được một số thắng
lợi. Tháng 7 – 1918, quân Mỹ trực tiếp đổ bộ sang Châu Âu (65 vạn) trực tiếp
tham chiến, quân Anh, Pháp nhân cơ hội đó phản công lại Đức. Đức liên tiếp thất
bại buộc rút khỏi lãnh thổ Pháp, Bỉ. Trong khi đó các Đồng minh khác của Đức
cũng thất bại nặng nề và buộc phải đầu hàng phe hiệp ước. Bungari kí kết đầu
hang 29 – 9; Thổ Nhĩ Kỳ 30 – 10; Áo – Hung 3 – 11.
Trong khi đó, cách mạng
Đức bùng nổ và giành được thắng lợi ở Béclin (9 – 11), cách mạng Đức bùng nổ.
Vua Đức Vinhem II chạy sang Hà Lan. Nước Đức buộc phải chấp nhận đầu hang. Ngày
11 – 11 – 1918, Hiệp ước đình chiến giữa Đức và phe Hiệp ước được kí kết ở rừng
Compienhơ gần Paris.
1.3 Hậu quả của chiến tranh thế giới I đến quan hệ quốc tế
1.3.1 Hậu quả của chiến tranh thế giới I
Cuộc đại chiến thế giới
lần thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu người ở tất cả các nước tham chiến, làm cho
10 triệu người bị chết (trong đó: Pháp – 1.386.000, Anh – 900.000, Nga –
2.300.000, Xecbia – 700.000, Italia – 500.000, Rumani – 340.000, Đức –
1.600.000, Áo – Hung – 900.000, Thổ Nhĩ Kỳ - 440.000), 19 triệu người bị thương
và 3,5 triệu người bị tàn phế. Những thiệt hại về vật chất do cuộc chiến tranh
gây ra là rất lớn (số tiền các nước chi cho cuộc chiến tính theo triệu đôla là:
Nga – 7.658, Pháp – 11.208, Anh – 24.143, Mĩ – 17.337, Đức – 19.884 và Áo –
Hung – 5.438). Có rất nhiều làng mạc, thành phố, nhà máy, hệ thống đường sắt,
cầu cống bị phá hủy. Toàn bộ nền kinh tế của các nước Châu Âu bị tê liệt, số
tiền mắc nợ nước ngoài tăng vọt. Trong những năm 1913 – 1920 sản lượng công
nghiệp chế tạo ở Châu Âu giảm 23%, việc đầu tư tư bản của Anh ra nước ngoài từ
1914 – 1918 giảm 50%, thu nhập đầu người trong thời kì chiến tranh ở các nước
Châu Âu năm 1920 thấp hơn năm 1913.
Trong số các nước tham
chiến, chỉ có Mĩ là thu được món lời khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí cho cả hai
bên tham chiến (24 tỉ đô la), vươn lên đừng đầu thế giới về kinh tế tài chính.
Mĩ là chủ nợ của nhiều nước trên thế giới, riêng ở Châu Âu, Mĩ cho Anh vay 4 tỉ
đôla, Pháp – 3 tỉ đôla và 17 nước khác – 3 tỉ đôla.
Quần chúng lao động ở
chính quốc cũng như thuộc địa là những người phải gánh chịu tất cả gánh nặng
của mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây nên. Về một mặt nào đó do chiến tranh,
tư sản dân tộc ở một số nước thuộc địa và phụ thuộc lại có điều kiện phát triển
vì không chịu sự chi phối nặng nề, chặt chẽ của tư bản chính quốc.
Sau khi cuộc đại chiến lần thứ nhất
kết thúc, các nước thắng trận đã họp hội nghị hòa bình tại Vécxai (cách thủ đô
Pari của Pháp 18 km)
nhằm phân chia lại thế giới và thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh mới sau
chiến tranh.
1.3.2 Đánh giá tác động của hậu quả chiến tranh thế giới I
đến quan hệ quốc tế
Tác động thứ nhất: Chiến tranh thế giới thứ
nhất kết thúc, đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế. Kết cục chiến
tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới, cuộc chiến tranh này đã làm
các cường quốc Châu Âu, kể cả nước thắng trận hay bại trận đều suy yếu, trong
khi đó ngay sau cuộc chiến tranh này Mĩ và Nhật Bản đã trỗi dậy mạnh mẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vị
thế của các cường quốc Châu Âu bị suy yếu cả các nước thắng trận lẫn bại trận.
Hai nước đế quốc già là Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng kinh tế bị kiệt quệ
và trở thành con nợ của Mĩ. Nước Ý một
đồng minh yếu trong chiến tranh bị xâu xé bởi cuộc chiến tranh gay gắt trong
nước và khủng hoảng kinh tế. Ba nước đế quốc Nga, Đức, Áo Hung lần lượt sụp đổ.
Thắng lợi của hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 đã đẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn
của đế quốc Nga. Đế quốc Đức và Áo Hung thì bị bại trận, bị bại trận, tàn phá
nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy nước này vào tình trạng khủng
hoảng nghiêm trọng. Trong khi các cường quốc ngoài châu Âu không bị chiến tranh
tàn phá đã nhanh chóng vươn lên vượt các nước tư bản tây Âu. Sau chiến tranh
thế giới thứ nhất, Mĩ trở thành chủ nợ của các cường quốc Châu Âu(Châu Âu nợ Mĩ
10 tỷ đô la), năm 1919 hàng hóa của Mĩ xuất sang Châu Âu lên tới gần 8 tỷ đô
la, vốn đầu tư dài hạn ra nước ngoài đạt 6,4 tỷ đô la. Mĩ trở thành nước có dự
trữ vàng lớn nhất thê giới(chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới).Trong khi đó,
Nhật Bản cũng có sự phát triển nhanh chóng, trong thời gian từ năm 1914 đếnnăm
1919, sản lượng công nghiệp của Nhật tăng gấp 5 lần, riêng sản lượng công
nghiệp chế tạo máy móc và hóa chất tăng 7 lần, thanh toán mậu dịch từ năm 1915
đến năm 1920 dư 2,2 tỷ yên, hàng hóa Nhật Bản tràn ngập các thị trường Châu Á,
Nhật Bản thành chủ sự của các đồng minh Châu Âu. So với trước chiến tranh thế
giới thứ nhất sự tương quan lực lượng giữ các cường quốc đã trở nên rõ rệt,
theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí
trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đây.
Tác động thứ 2: Tương quan về lực lượng
có sự thay đỗi đã đặt cơ sở nền tảng cho sự thiết lập một trật tự thế giới mới
sau chiến tranh, trật tự Vecxai – Oasinhton:
Để giải quyết những vấn đề do chiến
tranh đặt ra, các hội nghị hòa bình đã được triệu tập. Hệ thống hòa ước Vecxai
và sau là hệ thống hiệp ước Oasintơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới
sau chiến tranh, để phù hợp với tương quan lực lược mới.
Theo sự thỏa thuận giữ các nước thắng
trận, ngày 18-1-1919, tại Vécxai (ngoại ô Pari của Pháp)đã diễn ra hội nghị hòa bình để phân chia lại
thế giới và thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh mới sau chiến tranh. Hội
nghị được tiến hành trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến to lớn do kết
quả của cuộc chiến tranh thế giới mang lại.
Nội dung: gồm 3 nội dung chính:
+ Công ước thành lập hội quốc liên là
văn kiện đầu tiên được kí kết cùng với hiến chương của hội, lúc đầu có 44 nước
tham gia, trong đó Anh, Pháp, Italia và Nhật bản có tiếng nói quyết định, và là
thành viên thường trực của hội đồng.
+ Đối với “ vấn đề Nga”, các cường
quốc đưa ra nhiều biện pháp chống chính quyền Xô Viết và ngăn chăn ảnh hưởng
của cách mạng Nga.
+ Hòa ước Vécxai kí với Đức ngày
26-6-1919 là văn kiệt quan trọng nhất của hội nghị, hòa ước khẳng định nước
phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh, nước Đức buộc phải chấp nhận.
à Kết luận: Các văn kiện ký kết tại hội nghị Vecxai hợp thành
hoàn ước Vecsxai phân chia lại thế giới sau chiến tranh. Hệ hống này tạo nên
một nền hòa bình không công bằng, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong quan hệ quốc
tế. Hệ thống hòa ước càng khơi sâu thêm mâu thuẫn vốn có giữ các nước thắng
trận và bại trận. Nó chỉ phản ánh sự hòa hoãn tạm thời giữ các nước đế quốc
thắng trận. Mặc dù hội nghị này được mệnh danh là hội nghị hòa bình nhưng thực
chất là các nước đế quốc thắng trận muốn thông qua hội nghị này tìm cách bóc
lột các nước bại trận, chính điều này đã tạo ra những mâu thuẩn mới và là mầm
mống của cuộc đại chiến thế giới sau này. Mặc dù hội nghị Vec xai được tổ chức
vì quyền lợi của các nước thắng trận nhưng tất cả các nước thắng trận đều không
thỏa mãn với kết quả hội nghị. Trước hết là Mĩ, sau là Nhật và Pháp.
Do không thỏa mãn những mục tiêu đặt
ra, nên thượng viện Mĩ đã không phê chuẩn hiệp ước này và Mĩ đã rút ra khỏi Hội
quốc liên nên Mĩ đã không bị lệ thuộc vào hệ thống này mà theo đuổi một ý đồ
khác nhằm thiết lập địa vị ưu thế của Mĩ do đó đã dẫn đến hội nghị Oasintơn(từ
11-1921 đến 12-1922)với 9 nước tham dự Anh, Pháp, Mĩ, Italia, NB, Bỉ, Hà Lan,
Bồ Đào Nha, và Trung Quốc, Hội nghị bàn về quan hệ quốc tế ở Thái Bình Dương,
Trung Quốc, và vấn đề hạn chế vũ trang. Hội nghị đã kí 3 hiệp ước quan trọng:
+ Hiệp ước ngày 3-12-1921
giữu Mĩ, Anh, Nhật và Pháp đã thay thế hiệp ước đông minh Anh-Nhật(kí năm 1902
và gia hạn 1911)xác định việc duy trì nguyên trạng ở Thái Bình Dương, ngăn chặt
sự bành trướng của Nhật ra các thuộc địa khác.
+ Hiệp ước 5 nước kí ngày 3-12-1921, giữ Anh,
Mĩ, nhật, Pháp, Italia nhằm tạo thế quân sự bằng quân sự ở Thái Bình Dương.
+ Hiệp ước 9 nước về Trung quốc do các nước tham
dự hội nghị kí 6-12-1922, cam kết “tôn
trọng, độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và hành chính của trung Hoa, xác định
chính sách mở cử đối với Trung Quốc tức phủ nhận đặc quyền của bất cứ quốc gia
nào vào Trung Hoa).
à Hội nghị Oa sin tơn hoàn
toàn có lợi cho Mĩ, Mĩ được nâng địa vị hải quân ngang hàng với Anh, hạn chế sự
bành trướng của Nhật ở Trung Quốc và Châu Á Thái Bình Dương. Mĩ đã làm được
những gì mà hội nghị Vecxai chưa làm được bằng cách lập một khuôn khổ mới: một măt,
làm xói mòn kết quả của hội nghị Vecxai, làm cho tác dụng thực tiễn của nó yếu
đi. Mặt khác, tổ chức lại thế giới TBCN sau chiến tranh hoàn chỉnh hơn. Đó là
hệ thống hòa ước Vécxai – Oasintơn. Trật
tự này hoàn toàn phục vụ cho lợi ích của các nước đế quốc thắng trận, chà đạp
lên quyền lợi của các dân tộc, gây nên những mâu thuẫn sâu sắc giữ các nước đế
quốc với gần 20 năm giữ hai cuộc chiến tranh thế giới(1919-1939).
Tác động thứ ba: Sau chiến tranh thế
giới, thắng lợi của cách mạng thắng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển
biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như
một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự ra đời và phát triển lớn mạnh
của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trở thành một thách thức to lớn đối với
các nước tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, đây cũng là thắng lợi trong thực tiễn của
giai cấp công nhân, của chủ nghĩa Mác, đánh dấu sự thắng lợi to lớn của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Nhận xét:
Như vậy, hậu quả của chiến tranh thế
giới I đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới quan hệ quốc tế lúc bấy
giờ. Một mặt, trong quan hệ quốc tế thời kì này nổi cộm lên những mâu thuẫn
trong nội bộ các nước đế quốc với tham vọng của các nước lớn luôn hoạt động
khống chế và tranh giành nhau sau chiến tranh. Mặt khác, các nước đế quốc trong
đó Anh, Pháp, Mĩ âm mưu bóp nghẹt thành quả Cách mạng tháng Mười, ngăn chặn làn
sóng cộng sản. Đó là nguy cơ bên trong đẩy những căng thẳng trong quan hệ quốc
tế dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới lớn thứ hai vào giữa thế kỉ XX.
II.2 Đóng góp của cách
mạng tháng Mười Nga đến quan hệ quốc tế:
2.1 Bối cảnh lịch sử trước
cách mạng tháng Mười Nga – 1917
2.1.1 Bối cảnh quốc tế:
Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, quan hệ quốc tế giữa các quốc gia,
các dân tộc dựa trên cơ sở sự thống trị ,sự bất bình đẳng.Những năm cuối của
thế kỉ XIX đầu XX đã diễn ra nhiều cuộc chíên tranh như chiến tranh Mỹ - Tây
Ban Nha ( 1898 ). Nhằm để giành giật thị trường của nhau và phân chia lại thế
giới. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ. Năm 1914
, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
2.1.2 Bối cảnh nước Nga:
Thực tiễn nước Nga năm 1917 cũng cho thấy, Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917 là một cuộc cách mạng XHCNvĩ đại, đã bùng nổ do sự chín muồi của các nhân
tố kinh tế, chính trị, xã hội. Là kết quả của sự phát triển CNTB Nga và CNTB
thế giới trong thời kì ĐQCN
- Về kinh tế: cuối thế kỉ XIX
đầu XX ở Nga CNTB đã phát triển nhanh chóng. Đầu XX Nga đã phát triển sang giai
đoạn tư bản độc quyền. Tuy nhiên, những nhiệm vụ của Cách mạng dân chủ tư sản
vẫn chưa được giải quyết.
Bên cạnh quan hệ sản xuất TBCN thì quan hệ sản xuất phong kiến, nông nô vẫn
tồn tại nặng nề.Sự phát triển của CNTB Nga đã làm cho các mâu thuẫn giai cấp trở
nên chồng chéo và sâu sắc.
- Về chính trị: Nga là một nước
quân chủ chuyên chế, quyền lực nằm trong tay Nga Hoàng. Tất cả các quyền tự do
dân chủ bị thủ tiêu, nhân dân Nga không được hưởng một quyền lợi chính trị nào.
- Về xã hội: nước Nga là một
nhà tù của các dân tộc. Nga Hoàng lại thực thi chính sách kì thị dân tộc đã làm
cho mâu thuẫn dân tộc trỡ nên sâu sắc.
Đầu thế kỉ XX, Nga là một thực thể
kinh tế - chính trị - xã hội phức tạp, Nga hội tụ đầy đủ mâu thuẫn cơ bản của
thời đại, nó đều lên đến đỉnh điểm và yêu cầu phải giải quyết : tư sản và vô
sản, địa chủ phong kiến và nông dân…. Nhưng mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn
giữa nhân dân Nga với Đế quốc Nga Hoàng. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền ĐQCN.Việc nước Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất là
điều kiện khách quan, chất xúc tác làm cho những yếu tố mâu thuẫn nước Nga ngày
càng phát triển. Lúc này ở Nga, Đảng Cộng Sản Bônsêvích được thành
lập là đội tiên phong của giai cấp vô sản Nga.
Như vậy cuối thế kỉ XIX đầu XX Nga đã hội tụ
đầy đủ điều kiện cho cuộc cách mạng diễn ra. Nó vừa mang tính đặc thù vừa mang
tính phổ biến.
2.2 Diễn biến
Sau khi nước Nga trải qua cuộc Cách
mạng dân chủ tư sản Tháng Hai năm 1917 và giành được thắng lợi đã lật đổ được
chế độ Nga Hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay, Nga trở thành
nước dân chủ.Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Tháng Hai đã tạo nên một tình thế cách
mạng đặc biệt ở Nga đó là sự tồn tại song song hai chính quyền: chính phủ lâm thời
tư sản và các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.Hai chính quyền này đại
diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại, giải
quyết vấn đề này chính là nhiệm vụ tiếp theo của cuộc cách mạng vô sản ở nước
Nga.
Chính phủ tư sản
lâm thời sau khi thành lập, đã không thực hiện lời hứa của mình mà lại tiếp tục
xô đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Đế quốc.
Đảng Bônsevich hoạt động công khai
nhưng trong nội bộ Đảng lại có những quan điểm và nhận thức khác nhau. Cách
mạng Nga đang đứng trước ngã ba đường.
3/4/1917, Lênin từ
Thụy Sĩ về nước.
Lênin đã đề ra
sách lược cho cuộc cách mạng, đường lối để chuyến biến từ CMDCTS lên CMXHCN.
Do tình hình thực tiễn của cách mạng
từ tháng 4 đến tháng 7 nên Cách mạng diễn ra theo phương pháp hòa bình. Ngày 18/4,
Bộ trưởng ngoại giao Miliucôp đã gửi công hàm cho các nước đồng minh cam kết
tiếp tục đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi. Hàng vạn quần chúng nhân dân đã
xuống đường biểu tình, cuộc biểu tình chứng tỏ nhân dân đã thấy rõ bộ mặt thật
của chính phủ lâm thời.Đây là cuộc đụng độ đầu tiên của giai cấp tư sản và vô
sản, vai trò của giai cấp vô sản ngày càng được khẳng định.
Tháng 6/1917, Đại hội Xô Viết Nga lần
thứ nhất đã diễn ra làm cho uy tín, vai trò của những người đã đi vào cuộc sống
của nhân dân, ngày càng được đề cao trong xã hội.
Sang tháng 7, đây là thời kì mà cách
mạng phát triển hòa bình đã chấm dứt. Tháng 8 đến tháng 10 là thời kì giành
chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang, đăc biệt là sự kiện tháng 10. Đêm 24/10,
quân khởi nghĩa tấn công cung điện Mùa đông và cuộc khởi nghĩa ở Pêtôgrat giành
thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga
giành thắng lợi hoàn toàn và thiết lập nên chính quyền mới ở Nga
2.3 Đóng góp
của cách mạng tháng Mười nga đối với quan hệ quốc tế:
2.3.1 Với thắng
lợi của Cách mạng tháng Mười Nga lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại dưới sự
lãnh đạo của chính đảng vô sản Bonsevich đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân
dân lao động đấu tranh giành được chính
quyền, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế, thời kì thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội. Đồng thời, với thắng lợi của cuộc cách mạng này lần đầu tiên
trong lịch sử, chủ nghĩa xã hội đã thành hiện thực, chặt đứt khâu yếu nhất
trong sợi dây chuyền của của chủ nghĩa đế quốc, làm chủ nghĩa đế quốc không còn
là hệ thống duy nhất trên thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã
hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên thế giới, chặt đứt một khâu quan trọng
trong toàn bộ sợi dây xiềng của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ một mảng lớn của hệ
thống đế quốc thực dân làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn
chỉnh bao trùm Thế giới. Ngoài những mâu thuẫn vốn có ngày càng sâu sắc và
quyết liệt trong chủ nghĩa tư bản( mâu thuẫn giữ tư sản và vô sản; mâu thuẫn
giữ đế quốc và các dân tộc bị áp bức; mâu thuẫn giữ đế quốc và đế quốc), sự ra
đời của nhà nước Xô Viết đã làm nảy sinh mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữu chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Đúng như Lênin đã chỉ ra tại Đại hội lần thứ
hai các Xô Viết toàn Nga(từ 23 đến 28/12 năm 1921): “ Hiện nay trên thế giới có hai
thế giới: thế giới cũ, tức là chủ nghĩa tư bản, đang bị lung túng sa lầy, nhưng
nó sẽ không bao giờ lùi bước, và thế giới mới đang lớn lên, hiện nay còn rất
non yếu, nhưng nó sẽ lớn mạnh,vì nó là vô địch” (Lênin:toàn tập,Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tập 44. Tr.366).
Những mâu thuẫn đó đã tạo ra thách thức đối với chủ nghĩa tư bản.
Có thể thấy rõ điều này, sau khi cách mạng tháng Mười thắng lợi và nhà
nước Xô Viết ra đời của cùng với những chính sách tiến bộ như: Ngày 2-11-1917
chính quyền Xô viết đã thông qua “Tuyên ngôn về quyền các dân tộc Nga”, thừa
nhận quyền phát triển tự do và quyền bình đẳng các dân tộc sống trên lãnh thổ
Nga. Cuối năm 1917, chính quyền Xô Viết đã bắt đầu các biện pháp quốc hữu hóa
các xí nghiệp lớn, giao thông vận tải, ngân hàng và ngoại thương. Trong nông
thôn Đảng và nhà nước tiến hành tịch thu ruộng đất của địa chủ và chia cho nông
dân…, với những chính sách này uy tín của Đảng Bonsevich ngày càng được khẳng
định, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc. Chính vì vậy
các nước đế quốc hết sức lo sợ, với âm mưu phá hoại tiến tới bóp chết chính
quyền cách mạng còn non trẻ, 14 nước đế quốc đã nhanh chóng tập hợp lực lượng,
phối hợp hành động cùng với bọn phản động trong nước gây nên cuộc nội chiến và
can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô Viết
Các cường quốc đã đưa ra nhiều biện
pháp chống chính quyền Xô Viết và ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười
Nga. Đó là việc các đạo quân can thiệp Anh, Pháp, Mĩ, Nhạt Bản vẫn tiếp tục
hoạt động ở Nhật Bản vẫn tiếp tục hoạt động ở miền Bắc và viễn Đông nước Nga,
bọn phản động các nước láng giềng Ba Lan, Rumani tấn công nhằm lật đỏ chính
quyền XôViết. Nhưng những âm mưu can thiệp vào nước Nga Xô Viết, các nước tư
bản phải xem lại chính sách của mình. Giữ
vòng vây của chủ nghĩa tư bản, nước Nga bắt đầu quan hệ với nước Đức.
Hai nước đã kí kết hiệp ước Roopalô(4-1922) thiết lập quan hệ ngoại giao và hợp
ác bình đẳng. Từ năm 1924, tất cả các nước tư bản chủ yếu lần lượt quan hệ với
nước Nga Xô Viết.
àQua đó, chúng ta thấy thắng lợi của cách
mạng tháng Mười Nga và sự thành lập nước
Nga xô viết báo hiệu một hệ thống chính trị - kinh tế mới ra đời đối lập
với chủ nghĩa tư bản nhưng nó cũng làm cho mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế trở
nên phức tạp, chằng cheó chi phối quá trình hình thành và tan rã của trật tự
thế giới Vecsxai –Oasintơn trong 20 năm (1919 -1939).
2.3.2 Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh mẽ đến
phong trào cách mạng thế giới, làm dấy lên một phong trào cách mạng rầm rộ ở
khắp châu Á, châu Âu và châu Phi và châu Mĩ La Tinh.
Sau CM tháng Mười, một cao trào cách mạng của giai cấp vô sản cách nước
Châu Âu đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ làm chấn động đến tận gốc nền thống trị của
giai cấp tư bản độc quyền trong nhiều nước. Đặc biệt là cao trào cách mạng vô
sản đã diễn ra sôi nổi, dồn dập ở hầu hết các nước châu Âu trong những năm 1918
-1923 cũng như trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các
nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh đi theo
con đường Cách mạng vô sản dưới ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
Đáng chú ý là trên các ngọn cờ của mình, giai cấp vô sản các nước phương
Tây viết những khẩu hiệu mà cuộc cách mạng Nga đã chiến thắng dưới những khẩu
hiệu ấy.
Phong trào cách mạng thế giới đã nổ ra với số lượng và chất lượng rộng
khắp và điều này tất yếu dẫn đến sự ra đời các Đảng Cộng sản sẽ ra đời để bảo
vệ và lãnh đạo cách mạng. Năm 1918, đã xuất hiện một loạt các Đảng cộng sản:
Đảng cộng sản Áchenti na, Phần Lan, Áo, Hunggri, Ba Lan, Đức, Đảng Cộng sản In
đô nê xia (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921 ), Đảng Cộng sản Ai Cập (1921
), Đảng Cộng sản Bra xin(1922), Đảng Cộng sản Cu Ba (1925), Đảng Cộng sản Việt
Nam (1930 ), Đảng Cộng Thái Lan (1930). Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đánh
dấu sự chiến thắng của giai cấp công nhân trực tiếp tạo điều kiện thúc đẩy việc
thành lập quốc tế Cộng Sản vào 1919.
Với vai tròlà kim chỉ nam dẫn đường đấu tranh trong phong trào cách
mạng thế giới, Quốc tế cộng sản đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin
với chủ nghĩa cơ hội xét lại, là cầu nối, trung tâm lãnh đạo phong trào cộng
sản công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và
phụ thuộc mà hạt nhân là Đảng Bônxêvích Nga, củng cố và đoàn kết hang ngũ Đảng
cộng sản, vũ trang cho các Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh
qua 7 kì đại hội.
Kế luận:
Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng cách mạng tháng Mười Nga mà trực
tiếp thông qua QTCS đã đưa những tư tưởng của giai cấp công nhân truyền bá rộng
rãi thúc đẩy các Đảng cộng sản ra đời góp phần rất quan trọng vào sự phát triển
và thắng lợi của phong trào công nhân ở các nước tư bản để chống lại sự áp bức
bóc lột của chủ nghĩa Đế quốc ở Châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc ở Á – Phi – Mĩ la tinh.
2.3.3 Cách mạng tháng Mười nga để lại nhiều bài học
kinh nghiệm quý giá cho phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải
phóng dân tộc, đó là các bài học về chính đảng vô sản, liên minh công nông, bạo
lực cách mạng, thời cơ cách mạng, về giành và giữ chính quyền cách mạng.
Chúng ta có thể thấy được những bài học quý giá này đã được Bác Hồ áp
dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả như thế nào trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc Việt Nam, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Là một
người cộng sản chân chính và luôn trung thành với chủ nghĩa Mac-Lenin, Người đã
vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin và những bài học kinh nghiệp của
cách mạng tháng Mười Nga vào cách mạng Việt Nam. Trong hội nghị thống nhất các
tổ chức cộng sản ở Cửu long- Hương Cảng (Trung Quốc) vào đầu tháng giêng năm
1930, bản chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do người khởi thảo được hội
nghị thông qua đã vạch ra phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam, từ
cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đó
là kết quả của sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa
quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản với thực tiễn của cách
mạng Việt Nam, chính nhờ có một đường lối đúng đắn đã được thực tiễn chứng minh
trong cách mạng tháng Mười nên cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác và cuối cùng đã giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc.
Những bài học trong cách mạng tháng Mười cũng đã được nhiều dân tộc thuộc địa
khác áp dụng trong công cuốc đấu tranh giải phóng dân tộc mình và đã đạt được
những thắng lợi to lớn.
2.3.4 Thắng lợi của cách mạng tháng Mười, nó đã chứng
tỏ sự kế thừa, phát triển và bảo vệ những tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin
làm cho chủ nghĩa Mác Lênin trở thành một lí luận cách mạng khoa học, là chân
lí có tính chất phổ biến, là ánh sáng soi đường, là kim chỉ nam cho mọi cuộc
cách mạng đi tới thắng lợi.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý
luận đã trở thành hiện thực, trở thành lẽ sống, niềm
tin hy vọng của lãnh nhân dân lao động. CNXH đã trở thành hiện thực sinh động
từ châu Âu sang châu Á đến châu Mỹ- La tinh. Sự ra đời của các Đảng Cộng
sản như trên đã chứng minh giá trị vĩ đại và sức sống
mãnh liệt, tính vĩnh hằng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đỉnh cao trí tuệ của nhân
loại, vũ khí sắc bén và không có gì có thể thay thế của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917 ở
Nga thắng lợi, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc đã mở ra
một thời kỳ phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc
địa và nửa thuộc địa. Tiếng vang của Cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên
giới của nó, tác động mạnh mẽ đến hầu khắp các quốc gia – dân tộc trên hành
tinh. Trong đêm dài đen tối đầy bất công của chế độ: phong kiến, tư bản thực
dân, nhất là qua những năm tháng khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918), nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, những người phải
chịu đựng nhiều tai họa nhất của chiến tranh đã tìm thấy ở Cách mạng tháng Mười
những niềm hi vọng to lớn, đối với mình, thúc đẩy họ vùng dậy đấu tranh giành
quyền sống, giành độc lập dân tộc”. Về Cách mạng tháng Mười –
Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá và nhận xét như sau: “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng
Mười chiếu rọi khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức,
bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có
ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh).
Đồng thời, khi nói đến cách mạng tháng Mười, chúng ta không thể
không khẳng định vai trò của Lê nin đối với dân tộc Nga cũng như các dân
tộc trên thế giới:
Đầu thế kỉ XX, trung tâm cách mạng thế giới chuyển từ Đức sang Nga,
Quốc tế II trong giai đoạn đầu do Angghen đứng đầu đã tích cực hoạt động tuyên
truyền chủ nghĩa Mac vào phong trào công nhân, chống chủ nghĩa xét lại, chủ
nghĩa cơ hội. Quan điểm của chủ nghĩa xét lại cho rằng đến giai đoạn chủ nghĩa
đế quốc bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đôi, do đó những nguyên lí của
chủ nghĩa Mác về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản không còn đúng nữa, dưới
sự lãnh đạo của Angghen, Quốc tế II bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác,
thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở các nước.
Tuy nhiên, sau khi Angghen qua đời, Quốc tế II sa vào chủ nghĩa cơ hội
và bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại. Chủ nghĩa cơ hội cho rằng: Đấu tranh nghị
trường là phương pháp tối ưu có thể đem lại thắng lại cho giai cấp công nhân,
hay chống laị những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác như: vai trò của giai cấp
vô sản, giai cấp lãnh đạo cách mạng, phương pháp đấu tranh ám sát, bạo động,
chống chủ nghĩa xã hội, chuyên chính vô sản, chống liên minh công nông…
Nhưng đến cuối chiến tranh thế giới thứ I, Lê Nin- người kế tục trung
thành của chủ nghĩa Mác đã có những đóng góp to lớn làm hồi sinh phong trào
cách mạng thế giới. Lê Nin đã tham gia phong trào cách mạng, viết nhiều tác
phẩm nổi tiếng như : “Làm gì”, “Chủ nghĩa tư bản Nga”, “Một bước tiến hai bước
lùi”…,Đồng thời, Lê Nin ra sức bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác và phát
triển chủ nghĩa Mác trong thời kì chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa Mác nêu nguyên
tắc xây dựng Đảng là tập trung- dân chủ thì Lê Nin đã phát triển thành tập
trung thì phải dân chủ và ngược lại, phê bình và tự phê bình sẽ làm trong sáng
Đảng, phát triển cách mạng không ngừng trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, Lê Nin
cho rằng trong thời kì củ nghĩa đế quốc( đêm trước của cách mạng vô sản), giai
cấp tư sản chưa đủ mạnh nên giai cấp vô sản phải đứng lên nắm lấy lá cờ phong
trào dân chủ cách mạng và giành lấy chính quyền. Qua đó, chúng ta có thể thấy
rằng Lê Nin đóng một vai trò rất quan trọng đối với phong trào cách mạng thế
giới.
III.KẾT
LUẬN:
Như vậy, sau khi tìm hiểu tác động của hậu quả chiến tranh thế giới thứ
nhất và đóng góp của cách mạng tháng Mười Nga đối với quan hệ quốc tế thì chúng
ta thấy rằng, trong thời kỳ này các mối quan hệ giữa các nước trên thế giới rất
phức tạp và chồng chéo nhau, đó không chỉ là những mâu thuẩn giữa các nước đế
quốc sau khi hệ thống Vecxai – Oasinhton được thiết lập, đó còn là mâu thuẩn
giữa các nước đế quốc với nước Nga xô viết, chính những mâu thuẩn này đã từng
bước đẩy thế giới đi đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuy nhiên, với sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh
mẽ phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa, sau cách mạng tháng Mười chủ nghĩa Mác- Lênin được xâm nhập
và phổ biến ở nhiều nước, đây là một yếu tố quan trọng cho sự ra đời của các
Đảng cộng sản đặt dưới sự lãnh đạo chung của Quốc tế cộng sản, vì vậy phong
trào đấu tranh của các nước dần dần có sự đoàn kết chung, tạo nên một sức mạnh
để chống lại chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói đây là
một điểm nhấn quan trọng trong mối quan hệ quốc tế sau cách mạng tháng Mười Nga
và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
* Sách:
1.Hồ Châu (cb), Tập bài giảng quan hệ quốc tế, NXB Lý luận chính trị,
H.2004
2. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế từ năm 1917-1945, NXB Giáo
dục, H.2004
3. Nguyễn Quốc Hùng, Cách mạng tháng Mười Nga 1917- Lịch sử và hiện
tại, NXB Chính trị quốc gia, H.2007
4. Nguyễn Trọng Chuẩn, Cách mạng tháng Mười và ý nghĩa thời đại của nó,
NXB Chính trị quốc gia, H.1997
5. Phan Ngọc Liên, Chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918), NXB Giáo
dục, H.2001
6. Nguyễn Anh Thái (cb), Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945, NXB
Đại học quốc gia, H.1999.
7. Lê Văn Anh – Hoàng Thị Minh Hoa – Đinh Thị Loan – Bùi Thị Thảo, Bài
giảng lịch sử thế giới hiện đại(1917 – 1945), Đại học sư phạm – Đại học Huế,
2006.
8. N.Ni-ki-phô-rốp, trích theo lịch sử thế giới, Nxb Sử học, Hà Nội,
1961.
* Website:
1.Vi.wikidia.org/wiki/chiến_tranh_thế_giới_thứ_nhất
2.www.shopkienthuc.net/lich su cach mang thang Muoi Nga
3.quankhoasu.blogspot.com/lich su the gioi-Pham Thi Vinh
* Tạp chí:
1. Nghiên cứu lịch sử, số 6 .1997
Nội dung tóm tắt: “Việt Nam
tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo con đường
của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại ”, tr.1-tr.6.
2. Sinh hoạt lí luận, số 2(87)/2008.
Nội dung tóm tắt: “Góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng nhằm bảo vệ chủ
nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện hiện nay ”,tr.11-tr.16.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhận xét