Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Chính sách giáo trị của chính quyền Ngô Đình Diệm


 

      Giáo trị” xét về mặt khách quan, khái niệm này không tồn tại trong đời sống – xã hội. “Chính sách giáo trị” là một công cụ đắc lực mà của giai cấp thống trị độc tôn một tôn giáo nào đó, nhằm  áp đặt, kích động các tôn giáo khác gây ra mâu thuẫn trong xã hội để lôi kéo quần chúng nhân dân theo một tôn giáo nhằm làm chỗ dựa hậu thuẫn cho chính quyền đó. Ở miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm thống trị(1954-1963), để nâng Thiên Chúa giáo lên thành quốc giáo và lôi kéo quần chúng theo tôn giáo này. Chính quyền Diệm đã thực thi chính sách “giáo trị” để lôi kéo quần chúng nhân dân miền Nam Việt Nam với mục đích xuyên suốt là làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền Diệm đang cầm quyền.
  chính sách “giáo trị” một chiều hết sức cao độ, tiến hành một cách toàn diện bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, từ tư tưởng – chính trị, kinh tế - xẫ hội, văn hóa – giáo duc, quân sự…:
      Về tư tưởng –chính trị:
         Theo  Ngô Đình Nhu chỉ có chủ nghĩa nhân vị mới bài trừ được lạc hậu, đẩy lùi được chủ nghĩa Mác-xít. Ngô Đình Diệm khẳng định:”Chủ nghĩa nhân vị là linh hồn của chính thể Cộng hòa. Từ những tư tưởng trên đây, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng các trường đại học, mở trung tâm huấn luyện từ trung ương đến địa phương (quận, huyện) do các linh mục ,tín đồ giảng dạy Thiên Chúa giáo giảng dạy. Nội dung các học viên được giảng dạy gần như hoàn toàn là giáo lý Thiên Chúa giáo và dụ dỗ theo đạo Thiên Chúa giáo với hai cơ sở đào tạo chủ yếu là Đại học Văn khoa Sài Gòn và trung tâm huấn luyện nhân vị Vĩnh Long.
      Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt ép nhân dân, chủ yếu là tín đồ Phật giáo bỏ tôn giáo mình để theo Thiên Chúa giáo. Nếu ai phản đối không chịu theo Thiên Chúa giáo thì mọi thứ tai ương ập đến, nhiều trường hợp tín đồ Phật giáo bị bắt bớ, bị đánh đập tra tấn hoặc bị thủ tiêu bằng cách chôn sống…
  Đặc biệt chính sách “giáo trị” thể hiện rõ trong việc tổ chức nhân sự ở trung ương cũng như các cấp đều ưu tiên cho những người theo Thiên Chúa giáo:
      Ở trung ương: quyền lực tối cao nằm trong tay anh em họ Ngô(Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, Ngô Đình Nhu vừa là bí thư đảng Cần lao, vừa là cố vấn chính trị cho Diệm, Ngô Đình Cẩn là cố vấn chỉ đạo miền Trung, chủ tịch Quốc hội luôn nằm trong tay một dân biểu Cần lao Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, để đánh lừa dư luân thế giới rằng “Đệ nhất cộng hòa” là một “nhà nước nhân dân”, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng cho một số viên chức không cùng tín ngưỡng tham gia nội các nhưng các chức vụ chủ chốt đều thuộc về tay thiểu số Cần lao Thiên Chúa giáo, hầu hết các quận trưởng đều là người thiên chú giáo.
      Ở các tỉnh: nhất là miền Trung, cho đến đầu năm 1963, các tỉnh trưởng, thị trưởng đều nằm trong tay người Cần lao Thiên Chúa giáo( trừ tỉnh trưởng Thừa Thiên, Phú Yên, Đà Lạt).
      Ở địa bàn thôn xã, Ngô Đình Diệm đã phá vỡ truyền thống của làng xã bằng cách bãi bỏ các hội đồng dân cử thay vào đó bằng hình thức chỉ định,.
      Bằng biện Pháp trên đây, chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng “Thiên Chúa giáo hóa” bộ máy chính quyền thôn xã. Do chế độ chỉ định, nên bộ máy chính quyền thôn xã ra sức bạo hành, ức hiếp lương dân, mà nạn nhân chủ yếu là người không cùng tín ngưỡng với họ  Ngô.
        Trong  quá trình tiến hành di cư và định cư , chính quyền ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách kì thị tôn giáo, nhất là đối với phật giáo. Không những thế, khi vào Nam các làng định cư thiên chúa giáo dành được nhiều ưu tiên, các linh mục đóng vai trò trong việc phân phát tiền bạc, các vật liệu xây cất cũng như các thực phẩm khác... ….tính chất kì thị này theo thời gian cứ tăng dần, gây bất mãn sâu rộng trong nhân dân, nhất là với tín đồ Phật giáo.
 
Cố vấn Ngô Đình Nhu-em trai của Ngô Đình Diệm
Về kinh tế - xã hội:
         Ngay từ khi chính quyền vừa thành lập, chính sách kỳ thị Phật giáo độc tôn Thiên Chúa giáo thành đã được thực hiện trước tiên tron vấn đề di cư. Để lôi kéo được Thiên Chúa giáo vào Nam, ngay từ khi hiệp định Giơ ne vơ vừa kí kết, được sự giúp đỡ của trùm gián điệp Hồng y Spellman, đã dựng lên chiêu bài “Đức Mẹ và con trai là Chúa Giê-su đã vào Nam”, “nếu họ ở lại dưới chính quyền cộng sản họ sẽ bị bom nguyên tử hủy diệt và sẽ mất linh hồn.
Chính sách cưỡng ép và dụ dỗ tín đồ Thiên Chúa giáo di cư vào Nam của Mĩ-Diệm nhằm nhiều mục đích khác nhau, cốt là làm cho nhân dân ác cảm với cách mạng, đồng thời để tăng cường lực lượng hậu thuẫn cho Mĩ-Diệm ở miền Nam. Để thực hiện mục đích trên, chính quyền Ngô Đình Diệm dành cho những tín đồ Thiên Chúa giáo di cư nhiều ưu tiên so với Phật giáo di cư: được giúp đỡ về phương tiện vận chuyển, được phát tiền trợ cấp nhanh, hưởng lương thực, thực phẩm tốt, cấp phát cho đất đai màu mỡ để sinh sống, cũng như được cân nhắc vào những chức vụ chủ chốt từ trung ương đến địa phương. Trong khi đó tín đồ Phật giáo di cư rất khổ cực “khi vàn Nam họ càng bị cơ cực, oan tủi hơn…họ bị đuổi ra khỏi những nơi tạm cư và định cư..hoặc bị dời đi mãi…
       Trong vấn đề di dân, chính sách kì thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm thể hiện rất rõ nét thông qua việc thành lập các “khu dinh điền”, “khu trù mật”. Quốc sách “dinh điền” hay “khu trù mật” nhằm khai khẩn đất đai, giúp người nghèo có điều kiện sinh sống. Tuy nhiên, đối tượng bị cưỡng bức chủ yếu là tín đồ Phật giáo. Để cưỡng bức chính quyền Diệm thi hành quyết định: thu thẻ kiểm tra, bị tống giam hay bị gán cho tình nghi chính trị. Trong những trường hợp đó nạn nhân chỉ có một lối thoát duy nhất là theo Thiên Chúa giáo nếu không thì phải nghiến răng chịu đựng, ngậm nước mắt mà đập nhà bán ruộng.
        Ngoài ra chính quyền Ngô Đình Diệm còn bắt nhân dân miền Nam, mà đa số là tín đồ Phật giáo hạn chế một số hoạt động kinh tế thực hiện “Cấm hạ và bán thịt heo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, ba ngày trong tuần lễ: thứ Ba,thứ Sáu, Chúa Nhật,cho đến khi có lệnh mới …  Trong ba ngày cấm trên đây, thịt heo quay, thịt ướp lạnh của những ngày trước còn lại cũng không được phép bán trong các tiệm, các chợ, mặc dầu dưới hình thức nào”.
 
Hình ảnh Ngô Đình Diệm
 Chính sách “giáo trị” của chính quyền Ngô Đình Diệm trong lĩnh vực kinh tế-xã hội nêu trên đã gây ra sự bất mãn cao độ không chỉ đối với tín đồ Phật giáo mà còn đối với nhân dân miền Nam nói chung.
    Về văn hóa- giáo dục:
Chính sách giáo trị của Ngô Đình Diệm khá đậm nét như việc trùng tu, xây dựng nhà thờ, tượng chúa chính quyền Diệm cũng dành cho Thiên Chúa giáo nhiều đặc quyền, nổi bật là Diệm đã cho trùng tu, xây dựng nhà thờ Đức Mẹ Vang Lang ở Quảng Trị với tên gọi “tiền đồ tinh thần của quốc gia”,rồi nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”. Trong các ngày lễ Thiên Chúa giáo,chính quyền Ngô Đình Diệm luôn tạo mọi điều kiện hết sức to luốn để giúp đỡ, nhất là vào các dịp giáng sinh hàng năm,
Còn đối với Phật giáo, từ khi Diệm lên nắm quyền ở miền Nam, đã tìm mọi cách gây trở ngại đối với Phật giáo trong việc tổ chức hành lễ.
       Trong các khu dinh điền, khu trù mật sự áp bức Phật giáo càng nặng nề hơn, nhất là các “ ấp chiến lược” tín đồ Phật giáo là nạn nhân, với hàng rào “ ấp chiến lược ”, nếu cố ý và tìm cách bỏ ra ngoài chùa Phật giáo, nhà Phật tử, tức ngoài hàng rào thì chúng quy vào là theo Cộng Sản. Với những tín đồ Phật giáo hăng say, nhiệt thành với công tác Phật sự thì bị chính quyền Diệm theo dõi, thậm chí bị ám sát.
       Về mặt tinh thần, cốt là thực hiện giáo dục “duy linh”, “nhân vị”, thực chất là học theo lối thần học kinh viện trung cổ. Trong các trường Đại học, Viện đại học ở  Đà Lạt, Sài Gòn, Huế …hầu hết các giáo sư triết học đều là linh mục Thiên Chúa giáo, phần lớn các học bổng đi du học đều là  linh mục, sinh viên Thiên Chúa giáo, kết quả đánh giá học tập cũng dựa trên ý thức hệ Thiên Chúa giáo…
Rõ ràng có thể thấy chính quyền Diệm đã đầu tư vào giáo dục rất lớn vào xây dựng hệ thống các trường học mà chủ yếu là ưu tiên cho các trường Thiên Chúa giáo. Không dừng lại ở đó, để xét chọn các tác Phẩm văn chương hằng năm, những tác phẩm nào nặng lời chỉ trích Phật giáo đề cao Thiên Chúa giáo được đánh giáo rất cao. Ngoài ra các tổ chức Thiên Chúa giáo tha hồ xuất bản các kinh sách, chương trình Thiên Chúa giáo có trên đài phát thanh,… trong khi đó kinh sách Phật giáo thì bị kiểm duyệt gắt gao, o ép đủ điều, thậm chí không dám ra một tờ báo có tính chất quần chúng nào trong thời kì chính phủ Ngô Đình Diệm cầm quyền.
   Về mặt quân đội:
        Chính sách kì thị Phật giáo mang tính rõ nét. Quân đội của chính quyền Diệm xây dựng theo nguyên tắc 3D (Đảng, Đạo, Địa phương). Việc bổ nhiệm và lựa chọn những chức vụ quan trọng với tiêu chuẩn: “ có chân trong đảng Cần Lao, có đạo công giáo”. Từ năm 1957, Diệm thành lập liên đoàn sĩ quan Thiên Chúa giáo khu Sài Gòn, nhằm tập hợp lực lượng Thiên Chúa giáo trong quân đội để làm nồng cốt, dùng số này để khống chế số sĩ quan không cùng tín ngưỡng. …
         Ngược lại tín đồ Phật giáo chiếm đa số trong quân đội Diệm song không có tuyên úy. Để đối phó với phản ứng công khai từ tín đồ Phật giáo chính quyền Diệm dung nhiều biện pháp như nói bằng miệng, trên báo chí, nói bằng công văn…nhưng tất cả đều là ngụy biện, đánh lừa để xoa dịu sự phản ứng của tín đồ Phật giáo và dĩ nhiên tuyên úy Phật giáo không thể thực hiện được. Do đó, cùng với chế độ này mà nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên khắp nơi trong quân đội. Bên cạnh các lực lượng trên, chính quyền Diệm còn thành lập nhiều tổ chức: “ thanh niên thôn quê Thiên Chúa giáo”, “ thanh niên thánh nghiệp”, “sinh viên thánh mẫu”, “ phong trào hùng tâm dũng khí ”,…tất cả các tổ chức này nhằm mục đích khuyến khích thanh niên theo Thiên Chúa giáo.
Kết luận:
       Như vậy, trong suốt 9 năm cầm quyền, chính quyền Ngô Đình Diệm cho thấy chính sách “ giáo trị ”được tiến hành một cách có hệ thống và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực thông qua nhiều biện pháp khác nhau: mua chuộc, đàn áp, khủng bố một cách quyết liệt, kể cả bắt giết thủ tiêu những người không cùng tín ngưỡng với Diệm. Đó là một quá trình thống nhất thành một chỉnh thể; từ chủ nghĩa “nhân vị đến ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” đến hiến Pháp 1956, rồi luật 10/59… Thực tế, Phật giáo Việt Nam đã đồng hành, gắn bó chặt chẽ với  dân tộc, tham gia tích cực vào những cuộc chiến đấu xâm lăng cũng như công cuộc khôi phục đất nước. Rõ ràng chính sách giáo trị của chính quyền Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại với quyền lợi dân tộc.”. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963.” 
Bài viết của Liễu Văn Trọng,có sự chỉnh sửa,bổ sung của Young Be A

3 nhận xét:


  1. Xin hỏi tác giả,việc “Cấm hạ và bán thịt heo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, ba ngày trong tuần lễ: thứ Ba,thứ Sáu, Chúa Nhật,cho đến khi có lệnh mới … Trong ba ngày cấm trên đây, thịt heo quay, thịt ướp lạnh của những ngày trước còn lại cũng không được phép bán trong các tiệm, các chợ, mặc dầu dưới hình thức nào”. Bắt đầu khoảng thời gian nào và chấm dứt lúc nào. Thành thật cãm ơn

    Trả lờiXóa
  2. trong suot 9 nam...cao diem la tu 1960-1963 cho den khi co dao chinh ngay 1/11/963 giet chet anh em Diem-Nhu thi moi ket thuc....vi ong Ngo Dinh Diem la nguoi theo thien chua giao cuong tin nen nhung quyet dinh do co lien quan den quy dinh trong kinh thanh cua dao thien chua

    Trả lờiXóa
  3. tai lieu chu thich tren khong co noi ro do la ngay nao...tui em chi viet do cac bac hoc lich su doi truoc ghi lai nen the he tom tep con chau cu the ma dung thui ban ah.................

    Trả lờiXóa

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook