Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ đầu của giải
phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt triệu triệu người Việt Nam cùng hàng ngàn triệu
người nô lệ hơn 100 nước trên thế giới vùng lên giành độc lập tự do, chống chủ
nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã làm nên cuộc đảo lộn thế giới chưa từng có
từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa. Người đã vẽ lại bản đồ
thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là Danh nhân văn hóa thế kỷ 20.
Tại Pa-ri (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 24 từ ngày 20-10 đến ngày
20-11-1987, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã
ra Nghị quyết 24C/18.65 công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng
dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam, đồng thời quyết định kỷ niệm 100
năm ngày sinh của Người vào năm 1990.
Trong Từ điển “Danh nhân văn hóa thế giới” xuất bản tại Anh và Mỹ, lời
nói đầu có nêu: “Thế kỷ 20 có nhiều đảo lộn lớn trong lịch sử nhân loại. Ai làm
đảo lộn người đó xứng đáng làm Danh nhân văn hóa”. Trong lĩnh vực Chính trị-xã
hội, Từ điển đã dành hai trang 332-333 ghi rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngọn cờ
đầu của giải phóng dân tộc. Người đã dẫn dắt triệu triệu người Việt Nam cùng
hàng ngàn triệu người nô lệ hơn 100 nước trên thế giới vùng lên giành độc lập
tự do, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã làm nên cuộc đảo lộn thế
giới chưa từng có từ sau khi chủ nghĩa tư bản lật đổ đế chế La Mã cổ xưa. Người
đã vẽ lại bản đồ thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là Danh nhân văn hóa
thế kỷ 20”.
+Cống hiến
vĩ đại của Người là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Người xác định: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng
vô sản”(1). Đó là sự gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế chân
chính; kết hợp chặt chẽ cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng xã hội chủ
nghĩa; kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời đại.
Đây là sự phá vỡ bế tắc về đường lối cứu nước trong một thời gian khá dài trong
lịch sử nước ta. .
+ Để cách
mạng GPDT giàng thắng lợi Người xác định: “Trước hết phải có đảng cách
mệnh”(4). Tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội là hạt mầm cho sự
ra đời Đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Người dày công tập hợp lực lượng
cách mạng, xây dựng các tổ chức quần chúng. Đó là những nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
+ HCM không chỉ đưa ra phương hướng mà còn cụ
thể hóa đường lối cứu nước ấy. Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái
Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính
quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng
thời cắt bỏ cả hai cái vòi của nó đi. Tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở
chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Người cũng nhấn mạnh
các nước thuộc địa cần tăng cường đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu
tranh chung; đồng thời phải dựa vào sức mình là chính để đấu tranh tự giải
phóng mình.
+ Đó là
một luận điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn rất quan trọng. Cách mạng nước ta từ
những năm 20 của thế kỷ trước đã phát triển dưới ánh sáng của tư tưởng ấy.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thực tế sinh động chứng minh sự
đúng đắn của tư tưởng đó.
Tìm được
đường lối cách mạng đúng đắn, Người đã trực tiếp lãnh đạo tuyên truyền, tổ
chức, đào tạo và rèn luyện cán bộ. Người viết: “Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở
trong tình trạng tiêu cực, thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức, thiếu
người lãnh đạo. Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung
cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải
phóng”(2). Từ năm 1921, bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Người đã viết nhiều bài
đăng trên một số tờ báo của nước Pháp để tố cáo tội ác của thực dân và thức
tỉnh nhân dân các nước thuộc địa. Người rất quan tâm đào tạo và xây dựng đội
ngũ cán bộ nòng cốt, vì “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”(3). Ngay từ lớp
cán bộ đầu tiên, Người đã chú ý bồi dưỡng “Tư cách người cách mệnh” và tri thức
người cách mệnh, tức là chăm lo cả hai mặt: phẩm chất và năng lựcBác Hồ đòi hỏi
lãnh đạo cách mạng là phải nắm được thời cơ. Người ví: “Lạc nước hai xe đành bỏ
phí. Gặp thời một tốt cũng thành công”(5). Từ năm 1940, nhất là vào tháng
10-1944, trong thư gửi đồng bào toàn quốc, Người dự báo: “Cơ hội cho dân tộc ta
giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp, ta phải
làm nhanh!”(6). Tháng Tám 1945, khi thời cơ đến, Bác đã cùng với Trung ương
Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa và đã giành được thắng lợi nhanhchóng. Sau Cách
mạng tháng Tám thành công người đã chỉ ra con đường đi của dân tộc VN là xây
dựng môt chế độ dân chủ mọi quyền hành đều thuộc về nhân dân và đi lên chủ
nghĩa xã hội thể hiện rõ trong hiến
pháp năm 1946 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông
qua ngày 09 – 11 – 1946.
Người lại cùng toàn Đảng, toàn dân đưa hai
cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đi đến thắng lợi
hoàn toàn…
Đồng thời
với việc công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Người anh hùng giải phóng dân tộc”,
UNESCO còn công nhận Người là nhà văn hóa kiệt xuất.
Sở dĩ như vậy là bởi Người có hiểu biết rất sâu rộng. Người đã nghiên
cứu, học tập, đọc rất nhiều tác phẩm Đông-Tây, kim-cổ; tiếp thu những tinh hoa
của văn minh nhân loại. Người tinh thông lịch sử dân tộc, am hiểu sâu sắc văn
hoá dân tộc. Người viết văn, viết báo, làm thơ bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài.
Bác đã có nhiều sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực: văn, thơ, kịch, họa… Ở Bác, nhà
văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo, nhà chính trị, người chiến sĩ… kết hợp
bền chặt trong nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Có ý kiến cho rằng: “Sáng tạo
văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt ở nhiều thể loại… Và ở lĩnh vực nào sự
sáng tạo đó cũng đạt tới trình độ bậc thầy với tầm nhìn thời đại, vì thế luôn
mang tính thời sự và giá trị thực tiễn sâu sắc. Sáng tạo văn hoá của Người thực
chất là sự sáng tạo vì cuộc đời và con người, vì hạnh phúc của nhân dân; là làm
sao cho mỗi người biết hướng thiện và hoàn lương; biết kết đoàn, chung lưng đẩy
lùi cái xấu xa, tàn bạo, phi nhân tính, để cùng nhau xây dựng một đất nước giàu
mạnh, một xã hội công bằng, văn minh – một xã hội mà trong đó: “Mọi người vì
mỗi người, mỗi người vì mọi người” và “sống để cho nhau”. Sáng tạo văn hoá của
Hồ Chí Minh luôn có mặt chủ thể con người với khát vọng tự do, công lý, hoà
bình, ấm no, hạnh phúc… điều đó đã làm nên giá trị nhân văn của một nhân cách
lớn”(7). Vâng, Người đã từng cho rằng, văn hóa là mục đích cuộc sống, giúp con
người tồn tại và phát triển: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng chúng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”(8).
Đi vào
từng lĩnh vực cụ thể, ta thấy Người rất quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng.
Bác hết lòng chăm lo phát triển ngành giáo dục, chăm lo sự nghiệp mở mang dân
trí, xây dựng “Đời sống mới” hình thành trong nhân dân những phong tục, tập
quán mới, những sinh hoạt văn hóa mới.
+ Chính
Bác là tấm gương sáng về mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa người với người. Ở điểm
này, chúng ta nhớ đến lời của nhà thơ Osip Mandelstam viết từ năm 1923, đầu thế
kỷ trước: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải là văn hóa châu
Âu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai”(9). Đó là đức hi sinh cao cả, là nghị
lực cách mạng phi thường; là tính sáng suốt, nhạy cảm đặc biệt về chính trị, là
tình yêu thương sâu sắc con người; là quan hệ bình đẳng, dân chủ, là đạo đức cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là lối sống vì mọi người, là tác phong giản
dị, khiêm tốn, là con người vĩ đại mà sống gần gũi với mọi người, sống trong
sáng trọn vẹn suốt cuộc đời…
Chính vì
lẽ đó mà Người đã để lại không chỉ cho nhân dân Việt Nam, mà còn cho nhân loại
một di sản tư tưởng văn hoá vô giá, có giá trị bền vững, như Nghị quyết khoá
họp lần thứ 24 của tổ chức UNESCO đã viết “… Sự đóng góp quan trọng về nhiều
mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật
là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và
những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong
việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau…”.
Với tinh thần đó Hồ Chí Minh không chỉ thuộc về dân tộc Việt Nam, mà còn là của
nhân loại…
Young be a:
Young be a:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhận xét