Bảo vệ
sự đa dạng văn hoá của các dân tộc thiểu số trong xu thế toàn cầu hoá
Trong
sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm,
xây dựng Đảng là then chốt, Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội. Sự phát triển toàn diện của ba lĩnh vực này là điều kiện đảm bảo sự
phát triển bền vững của đất nước. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền
văn hóa đó phải đảm bảo sự thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Đứng trước sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, vấn đề đảm bảo tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam trong sự đa dạng
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một yêu cầu bức thiết. Sự thống nhất của
nền văn hóa Việt Nam phải được thể hiện tập trung ở các nội dung cơ bản sau
đây.
Thứ nhất, đó là sự thống nhất về tư tưởng
chính trị. Hệ tư tưởng chính trị là hạt nhân cốt lõi của nền văn hóa đa dân tộc.
Nó là điểm hội tụ mục tiêu phấn đấu của nền văn hóa Việt Nam mà các dân tộc anh
em sống trên cùng một lãnh thổ là thành viên. Hệ tư tưởng chính trị đó là chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với đường lối xây dựng và phát
triển đất nước mà Đảng ta đã đề ra. Hệ tư tưởng chính trị này tác động toàn diện
và sâu sắc đến các hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc đa số và thiểu số,
là mẫu số chung để đoàn kết các dân lộc cùng nhau thực hiện thành công sự nghiệp
đổi mới đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Thứ hai, thống nhất ở thể chế văn hóa. Tất cả
54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có trách nhiệm xây dựng và
hoàn thiện hệ thống luật pháp về văn hóa. Đồng thời cùng nhau thực hiện hệ thống
luật pháp này, đảm bảo sự thống nhất về quản lý nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Với tư cách là công dân Việt Nam, mỗi người, dù thuộc về dân tộc thiểu số
hay đa số, đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện luật pháp chung của đất nước
cũng như luật pháp về văn hóa.
Thứ ba, thống nhất về thiết chế văn hóa. Thiết
chế văn hóa là cơ quan, tổ chức, đội ngũ nhân sự, những cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ cho các hoạt động văn hóa từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước chịu
trách nhiệm trước nhân dân về việc tổ chức và xây dựng các thiết chế văn hóa, đảm
bảo công bằng bình đẳng giữa các cộng đồng dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào
các dân tộc khác nhau đều có điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa như
các nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, hệ thống phát sóng phát thanh và truyền
hình, báo chí, xuất bản, các sân vận động và các khu vui chơi giải trí cộng đồng...
Tính thống nhất của nền văn hóa đa dân tộc là
cơ sở cho sự đoàn kết và mở rộng giao lưu giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc
gia Việt Nam, làm cơ sở cho các dân tộc chia sẻ những trách nhiệm, nghĩa vụ và
lợi ích chung, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
Đồng thời với việc đảm bảo sự thống nhất của nền
văn hóa, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương đảm bảo sự đa dạng văn hóa của
mỗi dân tộc. Tính đa dạng văn hóa thể hiện ở những giá trị và sắc thái văn hóa
riêng. “Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa
Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát
huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. Tính đa dạng văn hóa
của các dân tộc đã được khẳng định trong đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta là coi trọng, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc
thiểu số. Đó là bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi
đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ
trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng
nói và chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng
tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.
Điều kiện cơ bản để bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số là công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ
trí thức trong đồng bào các dân tộc và ưu tiên cho đội ngũ này trở về phục vụ
công việc xây dựng và phát triển văn hóa ở cộng đồng dân tộc mình. Đảng ta đã
khẳng định “Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo
các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng
bào dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở
về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân”. Trong những năm đổi mới
vừa qua, nhất là sau khi có nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, hàng loạt
các trường dân tộc nội trú ở các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên và Tây
Nam Bộ đã được đầu tư xây dựng và củng cố. Các cơ sở đào tạo này đã góp phần đạo
tạo hàng vạn con em của các đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây cũng là lực lượng
nòng cất để đào tạo nghề nghiệp và đào tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp
ở những địa phương trên. Nhiều người trong số họ đã trở thành lực lượng nòng cốt
hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, góp phần tích cực vào việc bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã tăng cường đầu
tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến các giá trị văn hóa và
văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Bộ sử thi Tây Nguyên đồ sộ đã được sưu
tập và công bố. Đây là tài sản văn hóa to lớn, phản ánh đời sống tâm hồn, tình
cảm đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là tài sản văn hóa thế giới, đó là niềm tự
hào không chỉ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - mà còn là niềm tự
hào chung của nền văn hóa Việt Nam. Việc khai thác, sưu tầm, bảo tồn các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể ở khu vực xây dựng các công trình thủy điện ở
Tây Bắc, Tây Nguyên cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng.
Việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn
hóa, mở rộng mạng lưới thông tin cơ sở được tiến hành rộng khắp ở vùng các đồng
bào dân tộc thiểu số, tạo nên nếp sống mới lành mạnh, giúp đồng bào xây dựng cuộc
sống mới, văn minh, hiện đại, lọc bỏ các hủ tục, phiền nhiễu, cản trở tới sinh
hoạt của cộng đồng. Hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, đặc biệt là phát thanh
và truyền hình đã phủ sóng từ 80-90% vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần to
lớn vào cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.
Các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở
vùng dân tộc thiểu số đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, ổn định và cải thiện đời
sống, công tác xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục được tiến hành đồng
bộ và toàn diện tạo nên bước tiến bộ rõ rệt trong đời sống vật chất và tinh thần
của đồng bào. Năm 2007, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã xây dựng các dự án bảo tồn,
phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa của 15 dân tộc có dân
số dưới 5.000 người; dự án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số,
xóa bỏ tập tục lạc hậu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, ở vùng Bắc Trung Bộ
và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; dự án sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc
trong hoạt động văn hóa thông tin ở vùng dân tộc thiểu số; đề án tăng cường
công tác thông tin truyền, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước vùng đồng bào các dân tộc thiểu số 2006- 2010. Đây là những đề
án và dự án có ý nghĩa tích cực, thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy và phát
triển văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nên sự đa dạng văn hóa
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Để góp phần vào việc giữ gìn sự đa dạng văn
hóa của các dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta cần phải tiếp
tục xây dựng các đề án và dự án cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc
thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của dân tộc mình, đặc biệt là
xây dựng các giá trị văn hóa mới đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của đồng
bào. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, chúng ta cần phải chú ý đến một số
giải pháp sau:
Thứ nhất:
Tạo sự ổn định đời sống kinh tế- xã hội ở vùng tái định cư cho đồng bào ở khu vực
di dân để phục vụ các công"trên thủy điện ở phía Bắc và Tây Nguyên. Tạo điều
kiện cho đồng bào xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa, chăm lo giải quyết
các vấn đề xã hội bức xúc, xây dựng các thiết chế văn hóa mới để làm nơi sinh
hoạt văn hóa cho cộng đồng, thực hiện từng bước việc xây dựng nếp sống văn hóa
trong gia đình, thôn bản mới, tạo sự ổn định về mặt tư tưởng, tình cảm để đồng
bào yên tâm với cuộc sống ở nơi tái định cư.
Thứ
hai: Tiếp tục đẩy mạnh việc sưu tầm, khai thác, đánh giá thực trạng các tài sản
văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số, nghiên cứu để
xác định những giá trị nào cần được kế thừa và phát huy, những yếu tố nào cần
phải bổ sung hoặc loại bỏ để xác định phương hướng và giải pháp cho việc bảo tổn,
kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa này.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, chú ý thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân
trí, đạo tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng tài năng. Nhà nước cần đầu tư nguồn lực
để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dân tộc nội trú, kết hợp việc học tập
văn hoá với đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho
sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, nhất là nguồn cán bộ chủ chốt ở cấp
cơ sở.
Thứ
ba: Cần tổ chức tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, chú ý nâng cao chất lượng toàn diện của cuộc vận động này. Thực hiện tốt
phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng bản, buôn, sóc văn hóa; thực hiện
xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững. Phát huy vai trò của người dân trong việc
bảo vệ môi trường sinh thai, xây dựng nếp sống văn minh trong việc tổ chức đám
cưới, đám tang, lễ hội. Khắc phục tình trạng mê tín, dị đoan và chống các âm
mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ
năm: mở rộng giao lưu các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao giữa
các vùng, các miền, giữa các dân tộc thiểu số, tạo cơ hội và điều kiện để đồng
bào các dân tộc khẳng định và thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc
mình, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác để phát triển. Các
cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cần đầu tư kinh phí cho hoạt động liên hoan
nghệ thuật giữa các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức tốt các
ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh việc quảng bá các hoạt động này
trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện nghe nhìn, xây dựng
các chương trình phim truyền hình phản ánh cuộc sống của đồng bào các dân tộc.
Nâng cao chất lượng các buổi phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình bằng
tiếng dân tộc. Mở rộng các trung tâm văn hóa và giáo dục cộng đồng ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, phát triển hệ thống mạng Internet, phát huy vai trò của hệ
thống bưu điện văn hóa xã.
Thứ sáu: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của
các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp trong việc chăm lo xây dựng đời sống
văn hóa cho nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của
các tổ chức chính trị-xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Mặt trận Tổ quốc… trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào
tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, ở vùng biên giới và hải đảo. Phát
huy vai trò của các lực lượng biên phòng, công an, trong việc vận động nhân dân
thực hiện nếp sống văn hóa, ngăn chặn và phòng chống các tiêu cực và tệ nạn xã
hội, đặc biệt là tình trạng buôn bán ma túy, buôn bán hàng lậu qua biên giới. Đồng
thời nâng cao cảnh giác với âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực phản động.
Nhìn chung, việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa của đồng bào các dân tộc
trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải được tiến
hành từng bước với những giải pháp cụ thể, thiết thực, giúp đồng bào nâng cao
chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Đồng thời, cần chống
lại xu hướng tiếp nhận ào ạt các giá trị văn hóa xâm nhập từ bên ngoài vào. Đảm
bảo sự phát triển đồng bộ cả về kinh tế, ổn định chính trị xã hội, phát triển
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát
triển bền vững của mỗi dân tộc và bảo đảm sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Đây là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm bảo sự phát triển bền
vững của đất nước và của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
tham khảo tại:
Phạm
Duy Đức
http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=9662#ixzz29lLZTg8q
bạn hãy nêu ra quan điểm của mình vê nền văn hóa việt nam có đa dạng trong thống nhất khong? thể hiện ở nhưng phương diện nào?
Trả lờiXóa