Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Vấn đề nông dân trong cách mạng tư sản Pháp



A – MỞ ĐẦU
Cách mạng tư sản Pháp 1789 xảy ra trong thời kỳ mà quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thế giới đã phát triển mạnh hơn rất nhiều; những công trường thủ công lớn tập trung, với sự phân công giai đoạn cao hơn; sự tập trung tư bản khổng lồ vào giai cấp tư sản – một giai cấp có số lượng ít, không có quyền chính trị nhưng lại giàu có nhất về kinh tế. Dưới góc độ này, cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là một thắng lợi mới của chủ nghĩa tư bản, tiếp tục và phát triển những thắng lợi trước đó. Cách mạng đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến cùng với mọi quan hệ và lề thói thối nát của nó đã từng thống trị ở Pháp nhiều thế kỷ, tuyên bố sự ra đời của một thể chế chính trị của một xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới cùng với các quyền tự do dân chủ. Cách mạng đã đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những nghĩa vụ, tạo nên tầng lớp tiểu tư hữu đông đảo, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Pháp và trên lục địa châu Âu. Về cơ bản, cách mạng đã quét sạch rác rưởi của chế độ phong kiến ở Pháp và ảnh hưởng của nó, góp phần làm cho chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu, mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến ở châu Âu và châu Mỹ.
Cách mạng tư sản Pháp 1789 được V.I. Lênin đánh giá là một cuộc “Đại cách mạng”. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng mang tính triệt để nhất vì đã giải quyết được vấn đề nông dân – đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá một cuộc cách mạng tư sản có triệt để hay không. Tuy nhiên, trong hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng, vấn đề nông dân chỉ được giải quyết ở một chứng mực nhất định, không thỏa mãn yêu cầu của nông dân, giai cấp cầm quyền muốn dừng cuộc cách mạng lại. Vấn đề ruộng đất ở hai giai đoạn này không được giải quyết triệt để cho thấy bộ mặt phản động của giới cầm quyền.


B – NỘI DUNG
I. Tình hình Nông dân Pháp trước cách mạng
1. Chính sách bóc lột của chế độ phong kiến đối với nông dân
Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, nhà vua nắm mọi quyền hành, hầu như không chịu sự kiểm soát nào, có quyền quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại, ban hành hay hủy bỏ các đạo luật, bổ nhiệm hoặc cách chức bộ trưởng, nhân viên nhà nước. Vua Lui XVI của triều đại BuốcBông lên ngôi năm 1714, tiếp tục chính sách cai trị độc đoán của Lui XIV – “Vua mặt trời”, nổi tiếng với câu nói “Nhà nước chính là Trẫm”.
Nông dân là giai cấp đông đảo nhất, cực khổ nhất trong đẳng cấp thứ ba cũng như trong xã hội. Họ phải gánh chịu hầu hết gắng nặng của chế độ phong kiến chuyên chế với ba tầng áp bức, bóc lột: lãnh chúa, nhà nước và nhà thờ. Mặc dù, chế độ nông nô đã được tuyên bố bãi bỏ vào năm 1779, nhưng vì gắn chặt vào mảnh đất của địa chủ nên họ không được tự do và phải chịu nhiều nghĩa vụ phong kiến nặng nề. Chính quyền phong kiến về sở hữu đất đai và những quyền “hợp pháp” quyền sở hữu ấy cho phép lãnh chúa bóc lột người nông dân không thương tiếc. Trước cách mạng, ở Pháp có khoảng 1-2 triệu người rất nghèo khổ, hàng trăm nghìn người mất hết tài sản, phải sống lang thang trong bần cùng. Khi bị dồn vào con đường cùng, tuyệt vọng, họ thường nổi dậy khởi nghĩa.
 Nông dân làm trên đất đai của lãnh chúa, phải nộp tô thuế nặng nề. Họ phải tuân theo quyền tư pháp của lãnh chúa được tượng trưng bởi giá treo cổ. Quý tộc có độc quyền về cối xay lúa, máy ép mía, lò bánh mì, máy ép nho,...Khi người nông dân cấn xay lúa, làm mật, nướng bánh, nấu rượu,... họ đều phải đống một thứ thuế riêng cho lãnh chúa và bị cướp một phần sản phẩm. Họ phải nộp tiền khi đi qua cầu, đường, đò, câu cá, giết trâu bò... Họ sẽ bị phạt nếu như để ếch nhái ở ao mình kêu làm cho lãnh chúa không ngủ được. Vô lí hơn nữa, người nông dân vẫn phải đóng thuế hàng năm cho lãnh chúa khi mà cối xong hỏng, cầu gãy không dùng được vì luật lệ phong kiến đã đặt ra.
Ngoài nộp tô thuế cho lãnh chúa, nông dân còn phải nộp nhiều thứ tô thuế và phu dịch khác nhau cho nhà nước: thuế trực thu – thuế thâ đánh theo đầu người; thuế đánh vào tài sản; thuế 1/20 đánh vào thu nhập; thuế gián thu – thường đánh vào các mặt hàng thiết yếu như muối, rượu,.. Nhà nước không trực tiếp thu mà giao cho bọn chủ thầu vói lối thu thuế chẳng khác gì vơ vét, cướp bóc của cải của nông dân.
Nông dân còn phải nộp cho nhà thờ thuế thập phân (1/10 số thu hoạch) và nhiều thứ tiền khác: tiền rửa tội, tiền đi lễ là những nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ.
Bruye khi nói về tình cảnh người nông dân Pháp đã viết: “Người ta thấy một số thú vật dữ tợn, đực và cái, rải khắp các làng xóm, sạm đen, hốc hác và rám nắng, gắn chặt vào mảnh đất mà chúng đào xới một cách cực kì nhẫn nại; hình như chúng cũng có một giọng nói, và khi chúng đứng lên, người ta thấy chúng có bộ mặt người, và quả thực chúng là người. Đêm đến, chúng rúc vào hang, sống bằng bánh mì đen, nước lã và rễ cây. Nhờ chúng, những người khác khỏi phải gieo, cày và gặt để sống, và do đó, chúng xứng đáng được hưởng thứ bánh mà chúng đã gieo trồng”.
 Đại bộ phận nông dân là nghèo khổ, nguyên nhân là do sự tồn tại của ách thống trị phong kiến và các chính sách thuế khóa của chế độ chuyên chế đè nặng lên cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Vì thế, họ dễ dàng gắn bó chặt chẽ với giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến và trở thành động lực chủ yếu của cuộc cách mạng.
2. Phong trào đấu tranh chống phong kiến của nông dân
Từ cuối thế kỷ XVI, làn sóng khởi nghĩa đã nổ ra, đặc biệt năm 1593-1596. Đội quân nông dân lên tới 4 vạn người tấn công các lâu đài của lãnh chúa, giết chết một số quý tộc . Cuộc nổi dậy này mang tính phản phong, làm cho bọn quý tộc hoảng sợ.
Sang thế kỷ XVII, vì lợi ích ngân quỹ quốc gia, thuế tăng. Chính sách tài chính làm tăng bần cùng hóa của người đóng thuế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nông dân. Các cuộc nổi dậy của nông dân liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương.
Năm 1636-1637, nông dân và thị dân nổi dậy khởi nghĩa nổ ra trong một phạm vi rộng lớn.
Năm 1639, nông dân Noócmăngđi nổi dậy khởi nghĩa, những người chân đất này đã bị đàn áp rất dã man.
Năm 1646, Chính phủ bỏ tù 3000 nông dân không nộp thuế đúng thời hạn, trong khi đó cuộc sống của vua quan hết sức xa xỉ.
Trong thời kì thóng trị của vua Lui XIV là thời kỳ của các cuộc khởi nghĩa lớn như: năm 1670, bùng nổ ở Găngơđốc; năm 1674-1675, bùng nổ ở Gien và Bơrơtanhơ; năm 1702-1705, bùng nổ ở Lăngơđốc.
Đặc biệt chỉ tính riêng mùa xuân năm 1789, nước Pháp dưới sự cái trị của vua Lui XVI, đã có 800 của nội dậy của nông dân và bình dân thành thị . Chính quyền đã cử quân đội đến đàn áp, những dập tắt ở nơi này thì nơi khác lại bùng lên. Nước Pháp ở trong tình trạng sối sục lòng căm thù chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín muồi.
II. Việc giải quyết vấn đề nông dân trong hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng Pháp
1. Giai đoạn thống trị của đại tư sản lập hiến (14/7/1789 – 10/8/1792)
a.      Tình hình nước Pháp sau ngày tấn công phá ngục Baxti
Ngày 12/7/1789, tin Đơ Brơtơi được cử làm Bộ trưởng Bộ tài chính thay Nếchkê và việc nhà vua tập trung quân đội gây nên một làn sóng căm phẫn trong các giới ở Pari. Quần chúng lao động và những người tư sản cách mạng tự vũ trang bằng mọi thứ vũ khí thô sơ. Bính lính cũng ngả về phía nhân dân, trừ những đơn vị có lính đánh thuê ngoại quốc. Các cử tri ở Pari thành lập một chính quyền thành phố mới gọi là Ủy ban thường trực và tổ chức lực lượng vũ trang dân binh là Vệ quốc quân. Ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đã chiếm được hầu hết các cơ quan và các vị trí quan trọng. Nhà tù Baxti là nơi cuối cùng sau 4 giờ chiến đấu, những người cách mạng mới tấn công được, pháo đài Baxti thất thủ. Việc chiếm được ngục Baxti đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng. Tòa thành kiên cố, sừng sững hàng trăm năm tượng trưng cho nền quân chủ chuyên chế hà khắc tưởng như bất di bất dịch, trong khoảnh khắc đã rơi vào tay quần chúng nhân dân cách mạng. Ngày phá ngục Baxti được ghi vào lịch sử nướcPháp như một mốc son chói lọi, được ghi nhận là ngày Quốc khánh của nước Pháp, làm rung động toàn bộ cơ cấu chính quyền phong kiến trong cả nước, có tiếng vang mạnh mẽ không chỉ ở châu Âu mà còn lan sang cả châu Mỹ.
 Thắng lợi cách mạng ở Pari được củng cổ là nhờ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đại đa số nông dân trong toàn quốc. Tháng 7 và 8, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra ở các địa phương nhằm không trả tô, đốt nhà địa chủ, thủ tiêu đặc quyền phong kiến, xử tù những tên địa chủ gian ác. Một số cuộc khởi nghĩa nổ ra với quy mô lớn như ở các tỉnh Andat, Phrăngsơ Côngtê, Lyong, Noócmăngđi,... Nông dân nghèo khổ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các cuộc cách mạng ở nông thôn này.
Các thành phố lớn cũng tiến hành phá tan bộ máy chính quyền cũ, gọi là Cách mạng thị chính. Tin tức từ Pari làm nhân dân các địa phương vô cùng phấn khởi, đứng dậy đập tan nhà cửa của các viên tổng trấn, ùa vào tòa thị chính và thủ tiêu các văn khế phong kiến, trao chính quyền cho những người tư sản giàu có ở địa phương. Các đội Vệ quốc quân ở Pari vầ các tỉnh được thành lập. Sự kiên chiếm ngục Baxti, phong trào cách mạng của nông dân, cuộc Cách mạng thị chính là những đòn đả kích mạnh mẽ vào chế độ phong kiến chuyên chế, đem lại thắng lợi căn bản cho cách mạng, tạo điều kiện chính quyền của giai cấp tư sản lên nắm quyền thay thế cho chính quyền quân chủ chuyên chế phong kiến bảo thủ.
b.     Việc giải quyết vấn đề nông dân
Chính quyền lập hiến lên nắm chính quyền sau khi chính quyền quân chủ chuyên chế bị lật đổ. Phái này đại diện cho quyền lợi của tầng lớp đại tư sản và quý tộc tư sản hóa: chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công thương nghiệp lớn; chiếm địa vị quan trọng trong Quốc hội lập hiến, trong các cơ quan chính quyền ở Pari và các tỉnh. Phái lập hiến muốn cải tổ vương quyền theo hướng tư sản.
Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nông dân ở các vùng nông thôn, Quốc họi lập hiến buộc phải chú ý đến việc giải quyết vấn đề ruộng đát cho nông dân. Quốc hội đã đưa vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự đêm 4/8/1789, được gọi là “Đêm kỳ diệu”.
Sau một tuần tranh luận, ngày, Quốc hội lập hiến đã biểu quyết những pháp lệnh về vấn đề nông dân. Quý tộc mới và tư sản hưởng lợi tức hàng năm theo kiểu phong kiến quyết định xóa bỏ không đòi tiền chuộc những nghĩa vụ phong kiến cá nhân như thuế lạm thu, lao dịch, tòa án lãnh chúa, sự bất di bất dịch về tài sản, quyền săn bắn, quyền nuôi chim bồ câu, mà trên thực tế đã không còn tồn tại từ khi phong trào nông dân phát triển mạnh. Thuế thập phân 1/10 nộp cho nhà thờ chỉ được xóa bỏ về hình thức vì nông dân phải nộp chừng nào chưa xác định xong những thu nhập khác của tăng lữ. Còn những nghĩa vụ phong kiến quan trọng nhất, tức là các thứ thuế và lợi tức gắn với sở hữu đất đai như tô hiện vật, thuế “cens”, tô lao dịch, thuế thừa kế ruộng đất chỉ được bãi bỏ sau khi nông dân phái nộp một khoản tiền chuộc nặng nề, quá sức của mình. Như vậy, sắc lệnh ruộng đất chỉ xóa bỏ một vài quyền phong kiến thứ yếu, còn những nghĩa vụ phong kiến chính vẫn được duy trì. Cho nên tuy được giải phóng nhưng vấn đề ruộng đất vẫn chưa được giải quyết theo hướng có lợi cho những người nông dân nghèo. Những sắc lệnh đó đã không làm thỏa mãn nhu cầu của nông dân nên họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh.
Từ năm 1790, một làn sóng đấu tranh mới của nông dân đòi quyền lợi lan tràn trong toàn quốc và hầu như không thể chấm dứt được. Nông dân không chịu nộp thuế và lợi tức phong kiến cho địa chủ, nhiều nơi xáy ra xung đột vũ trang. Trước tình hình đó, Quốc hội lập hiến đã ban hành một số sắc lệnh mới bất lợi cho nông dân như sắc lệnh ngày 2/6/1790: xác nhận nông dân phải có nghĩa vụ nộp thuế hiện vật và cho phép nhà cầm quyền địa phương có quyền tuyên bố lệnh giới nghiêm để chống nông dân tụ tập, sắc lệnh đầu tháng 5/1790: tạo ra thủ tục bất lợi và phức tạp cho nông dân trong việc chuộc lại các quyền phong kiến.
Ngày 15/5/1790, Quốc hội lập hiến thông qau sắc lệnh cho phép bán tài sản của tăng lữ, chia thành lô nhỏ, trả tiền trong 12 năm để nông dân có thể mua lại được, chỉ nộp ngay giá đất. Nhưng đến tháng 6, Quốc hội rút thời hạn trả tiền xuống chỉ còn 5 năm. Mặt khác, biện pháp thực hiện của Quốc hội không phù hợp với điều kiện của nông dân cho phép hình thức bán đấu giá. Phần lớn ruộng đất rơi vào tay tư sản và những nông dân khá giả trước đây.
Ngày 1/10/1791, Quốc hội lập pháp bắt đầu hoạt động. Song, điều đó cũng không tạo nên những thay đổi trong chính sách đối với người nông dân. Những đặc quyền phong kiến vẫn chưa bị xóa bỏ và đại đa số nông dân vẫn chưa có được ruộng đất.
Nguyên nhân của tình trạng này là do đại tư sản sau khi đạt được mục tiêu, muốn dừng cuộc cách mạng lại. Các đạo luật và biện pháp cụ thể được đề ra trên cơ sở đảm bảo cho quyền lợi của đại tư sản và qúy tộc nên không thể thảo mãn yêu cầu của nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
Như vậy, về cơ bản trong giai đoạn này, vấn đề nông dân chưa được giải quyết. Tuy nhiên, những vấn đề được Quốc hội lập hiến biểu quyết kể trên cũng toát lên ý chí đòi quyền bình đẳng trước pháp luật của quần chúng. Sự kiện ngày 4/8/1789 đi vào lịch sử nước Pháp như là một mốc đấu tranh thắng lợi bước đầu của nông dân trong quá trình phát triển của cách mạng.
2. Giai đoạn thống trị của phái Cộng hòa tư sản Girôngđanh (10/8/1792 – 31/5/1793)
a.      Cuộc khởi nghĩa ngày 10/8/1792 và sự sụp đổ của nền quân chủ chuyên chế.
Ngày 20/4/1792, theo lời đề nghị của vua Lui XVI, Quốc hội lập pháp đã tuyên chiến với Áo. Nhưng bọn quý tộc phong kiến đã tỏ rõ bộ mặt phản cách mạng. Trước tình hình đó, nhân dân vô cùng căm phẫn.`
Ngày 20/6, 2 vạn công nhân và thợ thủ công biểu tình ùa vào cung điện Tuylơni tố cáo sự phản bội của vua Lui XVI.
 Ngày 11/7, Quốc hội lập pháp buộc phải tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng vạn quần chúng tự vũ trang, tình nguyện tham gia quân đội. Những người Giacôbanh kiên quyết đấu tranh, lên án Quốc hội lập pháp. Quần chúng Pari nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của phái Giacôbanh. Nông dân lo ngại về sự phục hồi quyền uy của bọn chúa đất đã gia nhập vào các đội quân tình nguyện, ủng hộ phong trào dân chủ ở các đô thị.
Đêm ngày 9 rạng ngày 10/8/1792, các đạo quân vũ trang dưới sự lãnh đạo của Công xã cách mạng đã tấn công vào cung điện Tuylơri và giành được thắng lợi, chiếm được cung điện, bắt giam vua Lui XVI và phế truất khỏi ngôi vua.
 Kết quả quan trọng nhất đó là sự sụp đổ của nền quân chủ. Đi đôi với sự sụp đổ vương quyền, nền thống trị của tầng lớp đại tư sản do phái Phơiăng đại diện cũng kết thúc.
Tình hình sau ngày 10/8 có điểm đặc biệt là song song tồn tại 2 chính quyền: Quốc hội lập pháp và Hội đồng chấp chính. Công xã cách mạng với chỗ dựa là quần chúng nhân dân cách mạng, quyền lãnh đạo công xã nằm trong tay những người Girôngđanh.
Với chế độ phổ thông đầu phiếu, quần chúng nhân dân tích cực bước lên vũ đài chính trị. Chính quyền cách mạng đã chuyển sang tay phái Girôngđanh – đại diện cho quyền lợi của tư sản công thương nghiệp và tư sản ruộng đất.
 Phái Girôngđanh đã thu được nhiều quyền lợi trong cách mạng, chính vì vậy, họ mạnh dạn đứng lên chống các lực lượng quân chủ. Nhưng cũng như phái Phơiăng trước đây, khi đã nắm được chính quyền trong tay, họ không muốn cách mạng phát triển hơn nữa, mà tìm mọi cách để kìm hãm nó.
Sau khi lật đổ chính quyền quân chủ, nhân dân Pháp chờ đợi chính quyền Girôngđanh thực hiện những cải cách chính trị và xã hội rộng rãi, chờ đợi việc thực hiện nhanh chóng cương lĩnh mà nội dung được tóm tắt trong khẩu hiệu cách mạng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Nhưng với chính sách bảo thủ nhằm kìm hãm sự phát triển của cách mạng, phái Girôngđanh đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, mà phần lớn là nông dân – lực lượng chủ yếu của cách mạng về vấn đề ruộng đất như thế nào?
b.     Những đạo luật ruộng đất tháng 8/1792
Sau khi lật đổ được phái Phơiăng và nền quân chủ lập hiến, phái Girôngđanh đã lên nắm chính quyền. Tuy nhiên, trong thực tế với những kết quả đạt được, giai cấp nông dân – được xem là động lực chủ yếu của cách mạng vẫn chưa được đáp ứng được các nhu cầu về ruộng đất và họ vẫn chưa có được số ruộng dất mà họ mong muốn, đồng thời họ còn là nạn nhân của những đợt cống nạp, tạp dịch và nghĩa vụ phong kiến. Cho nên, nông dân ở khắp nơi nổi dậy chiếm đất công để chia nhau, từ chối không nộp thuế và các đảm phụ. Trong lúc đó, âm mưu phản cách mạng của phái bảo hoàng đang trở thành nguy cơ đối với chính quyền mới, còn bên ngoài quân Phổ đang ráo riết chuẩn bị tấn công. Đứng trước tình hình đó buộc những người của phái Girôngđanh phải giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ, sự kiện đó được đánh dấu bởi sự ra đời lần lượt của các đạo luật.
Ngày 14/8/1792, Quốc hội đã thông qua một pháp lệnh quyết định tịch thu tài sản của bọn quý tộc di cư để chia thành lô nhỏ và đem bán, đồng thời cho phép chia ruộng công. Nông dân được quyền chiếm hữu số ruộng đất đã mua này và phải nộp một số địa tô hàng năm. Ngày 15/8, Quốc hội hủy bỏ tất cả mọi việc truy tố nông dân trước pháp luật theo yêu cầu của những người được hưởng các đặc quyền phong kiến. Ngày 18/8, Quốc hội ban hành đạo luật hủy bỏ các loại thuế phải nộp khi mua, bán hay chuyển giao ruộng đất sang tay người khác.
Sau đó, ngày 25/8, Quốc hội ban hành đạo luật bãi bỏ tất cả các quyền lợi thực tế, tức là những đặc quyền phong kiến cơ bản, bao gồm các thứ tô thuế mà người nông dân phải nộp cho lãnh chúa để có quyền sử dụng đất đai mà không phải chuộc lại, chỉ khi lãnh chúa có đủ chứng từ nguyên thủy xác nhận. Với đạo luật này, ruộng đất của nông dân trên thực tế được giải phóng trừ những trường hợp lãnh chúa có chứng từ gốc. Trước đó, vào năm 1669, nhà nước phong kiến ban hành đạo luật chia 1/3 đất công cho quý tộc. Chính vì vậy, cho nên ngày 22/8/1792, Quốc hội lập pháp đã ra đạo luật không thừa nhận các hành động chiếm đoạt 1/3 ruộng đất công từ năm 1669 trở về sau và số đất đã bị chiếm phải trả về cho công xã.
Với việc ban hành hàng loạt các đạo luật nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, phái Girôngđanh hy vọng rằng sẽ xoa dịu được sự bất bình trong nông dân và khôi phục được phần nào sự ổn định trong nước. Và thực tế cũng cho thấy, với sự ra đời của các đạo luật về ruộng đất trong tháng 8/1792 đã đánh dấu một bước tiến của giai cấp tư sản trong việc giải quyết vấn đề nông dân. Nó đã góp phần đem lại cho nông dân một số quyền lợi thực tế, nên lúc đầu được nông dân ủng hộ và hoan nghênh.
Tuy nhiên càng về sau, các đạo luật đã dần bộc lộ rõ những hạn chế và không thực sự có hiệu quả bởi vì Quốc hội đã không đưa ra những biện pháp thực tế để thi hành, biểu hiện cụ thể. Đạo luật ngày 14/8 không được thực hiện vì khi sự sợ hãi đã qua đi và quân thù đã bị đánh bật ra khỏi bờ cõi, ngày 11/11, những người Girôngđanh chiếm đa số trong Quốc ước đã ban hành quyết định ngừng bán đất của những người di cư; còn đạo luật chia ruộng đất công không được thi hành vì Quốc hội không quy định những thể thức để thực hiện.
Tất cả những điều đó cho thấy rằng, đại tư sản Pháp trong những năm cách mạng đã ngăn cản việc thủ tiêu chế độ phong kiến và việc giải quyết vấn đề nông dân hơn là thúc đẩy sự nghiệp cách mạng tiến lên. Để cứu lấy địa tô tư bản chủ nghĩa, đại tư sản đã bảo vệ địa tô phong kiến. Việc thủ tiêu độc quyền về ruộng đất của quý tộc chỉ diễn ra trong chừng mực nào đó, mà số ruộng đất ấy chủ yếu rơi vào tay các nhà tư bản thành thị và phú nông nông thôn.
Với những đạo luật đã ban hành phái Girôngđanh hy vọng xoa dịu được nông dân và khôi phục phần nào sự ổn định trong nước những những bất ổn ở biên giới đã đưa đất nước lao vào cuộc chiến tranh hết sức tốn kém, việc thành lập những đội quân đông đảo đòi hỏi cung cấp quân nhu lương thực và những chi phí ngày càng tăng. Tháng 3/1793, cách mạng Pháp rơi vào cuộc khủng hoảng chung rất nghiêm trọng, bao gồm các mặt: kinh tế, xã hội, chính trị. Nước Pháp cách mạng đã lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Những người nghèo ở thành thị và nông thôn lâm vào cảnh đói kém. Nhiều bản kiến nghị và thỉnh cầu về sự nghèo đói của nhân dân đã được gửi về Quốc ước. Ngày 4/9, Chính phủ bỏ ra 12 triệu bảng để mau lua mì và buộc chủ lúa mì trong nước phải bán ra nhưng chỉ cung cấp cho quân đội. Ngày 15/9, khôi phục một số quy chế buôn bán nhưng sau đó Quốc ước Girôngđanh đã hủy bỏ. Thực tế, họ đã bảo vệ quyền lợi của những người đầu cơ và phú nông, trong khi đó, vấn đề nông dân – vấn đề cơ bản của cách mạng vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Phong trào nông dân tiếp tục lên mạnh mẽ trong những năm 1792 – 1793. Trung nông, bần nông đòi xóa bỏ mọi thứ tô thuế phong kiến, đòi ruộng đất. Có nơi, nông dân tự ý chia công điền. Nhiều cuộc bạo động đã nổ ra từ tháng 9/1792 và đỉnh cao là tháng 3/1793, bạo động phản cách mạng đã nổ ra ở Văng đê (miền Tấy nước Pháp) và sau đó lan ra vùng Tây Bắc, Noóc măngđi, Brơtanhơ. Cuộc khủng hoảng cách mạng đã đưa nước Pháp đến nguy cơ bị bóp chết. Phái Girôngđanh đã tỏ ra bất lực trước việc tổ chức quốc phòng, trở thành vật cản của cách mạng, ngăn cản sự phát triển đi lên của cách mạng. Yêu cầu đặt ra là phải loại bỏ phái Girôngđanh. Sự kiện đó được đánh dấu bởi cuộc khởi nghĩa ngày 31/5 và 2/6/1793 đã lật đổ nền thống trị của phái Girôngđanh và đưa phái Giacôbanh lên nắm chính quyền. Cách mạng Pháp đã chuyển sang một bước ngoặt mới -  giai đoạn chuyên chính dân chủ cách mạng của phái Giacôbanh.
III – Nhận xét.
Việc giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng Pháp 1789 nói chung và hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng nói riêng gắn chặt với tiến trình phát triển của cách mạng theo chiều hướng đi lên:
-  Giai đoạn thống trị của đại tư sản lập hiến: giai cấp đại tư sản đã đưa vấn đề nông dân vào chương trình nghị sự (đêm 4/8/1789), giải quyết một số yêu cầu của nông dân, song trên thực tế nông dân không có tiền để được “giải phóng” theo các điều khoản được quy định, vấn đề ruộng đất không được giải quyết theo yêu cầu của quần chúng và giai cấp đại tư sản muốn dừng cuộc cách mạng lại nên nhân dân tiếp tục đấu tranh.
- Giai đoạn thống trị của phái Girôngđanh: các đạo luật được đưa ra trong tháng 8/1792, không thỏa mãn được yêu cầu hoàn toàn của nông dân nên họ vẫn tiếp tục đấu tranh và đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao dưới thời của phái Giacôbanh.
Trong hai giai đoạn đầu, chính sách của giới cầm quyền đối với vấn đề nông dân trong cách mạng đã góp phần xóa bỏ quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phong nông dân khỏi những nghĩa vụ phong kiến. Đây có thể được xem như thành công trong thời kỳ cầm quyền của đại tư sản lập hiến và phái Girôngđanh.
Việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân trong hai giai đoạn đầu này chủ yếu là hạn chế, kìm hãm sự phát triển của nông dân, họ chỉ được giải phóng trên danh nghĩa:
Vấn đề nông dân không nằm trong ý thức tự giác của tầng lớp thống trị: ở cả hai giai đoạn vấn đề nông dân chỉ được giải quyết khi giới cầm quyền lo sợ sự phát triển của phong trào nông dân và muốn lôi kéo quần chúng nhân dân, trong đó đông đảo là nông dân tham gia vào cuộc chiến tranh với Áo, Phổ.
Sau ngày phá ngục Baxti, chính quyền cách mạng nằm trong tay đại tư sản tài chính, họ muốn dừng cuộc cách mạng lại nên thỏa hiệp với vua, quý tộc phong kiến, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
Giai cấp thống trị ban hành ra các đạo luật để giải quyết vấn đề nông dân nhưng lại không đề ra biện pháp cụ thể để thực thi các đạo luật đó, nên trên thực tế các đạo luật hầu hết không được thực hiên.
Chính sách đối với nông dân của giai cấp đồng quyền đã không làm lôi kéo nông dân về phía mình mà thúc đẩy cho phong trào nông dân ngày càng phát triển, đưa cách mạng đến đỉnh cao dưới sự thống trị của phái Giacôbanh.
C – KẾT LUẬN
Như vậy, trong hai giai đoạn đầu của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, vấn đề ruộng đất vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Chính vì vậy, quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh để đưa cách mạng đi lên.
Trong giai đoạn cầm quyền của đại tư sản lập hiến, vấn dề ruộng đất được giải quyết chỉ với mục đích xoa dịu, kìm hãm sự phát triển của phong trào nông dân ở các vùng nông thôn. Những việc giải quyết này chỉ mang tính nửa vời, thực chất quyền sở hữu ruộng đất vẫn không thuộc về nông dân, ruộng đất trước kia nằm trong tay nhà thờ thì trong giai đoạn này nằm trong tay tầng lớp đại tư sản, quan hệ sở hữu ruộng đất không có gì thay đổi.
Đến giai đoạn cầm quyền của phái Girôngđanh, quan hệ sở hữu ruộng đất chỉ thay đổi về hình thức, chuyển từ tay tầng lớp đại tư sản tài chính sang tầng lớp đại tư sản công thương nghiệp. Nông dân vẫn không thoát khỏi nghĩa vụ đối với giai cấp phong kiến quý tộc.
Phải đến thời kỳ thống trị của phái Giacôbanh thì vấn đề ruộng đất mới được giải quyết. Chính vì thế, giai đoạn này được xem là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp 1789, là minh chứng cho tính chất triệt để của cách mạng này.
 DANH SÁCH NHÓM
Nguyễn Thị An
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
A Bé
Nguyễn Thị Kim Cương
Hồ Trọng Đại
Phan Thị Thu Hà
H’Huệ Brông
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Điểu Thị Hiến
Hồ Thị Hương
Vi Thị Hương
Nguyễn Thị Bé Lợi
Lê Thị Ly Ly
Nguyễn Thị Mùi
Bnướch Nhứt
Bnướch Ty Ty


Young be a:



1 nhận xét:

  1. bai nay sao ko chung minh cmts phap cuoi tk XVIII phat trien theo chieu huong di len

    Trả lờiXóa

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook