Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Kon Tum



         Bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số ở Kon Tum trước xu thế phát triển


Đảng và Nhà nước cần sớm phát triển và hoàn thiện những chính sách bảo vệ văn hóa để bản sắc của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum, Tây Nguyên nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam ta nói chung ngày càng được lư­u giữ và phát triển không ngừng.

1. Kon Tum và những vấn đề về dân cư - dân tộc
 a) Dân cư­. Khi tái lập (1991), dân số của tỉnh Kon Tum là khoảng 23 vạn người. Tổng điều tra dân số (01-4-1999) là 308.925 người và tới cuối năm 2001 là 344.043 người (số liệu Niên giám Thống kê - Cục Thống kê tỉnh Kon Tum năm 2001).
Như vậy trong khoảng 10 năm nay, trung bình mỗi năm dân số Ở Kon Tum tăng khoảng gần một vạn người. L­u ý, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu là tăng tự nhiên, đối với ng­ười Kinh, chủ yếu là tăng trư­ởng cơ học (kinh tế mới, di dân v.v.). Tuy có tăng, nhưng mật độ dân số  Kon Tum cũng chỉ dạt hơn 30 người/km2, còn th­ưa thớt so với mật độ dân số chung cả nước hiện nay
Có thể tạm chia cư­ dân Kon Tum thành 3 khu vực:
- Các dân tộc bản địa: khoảng 52%
- Các dân tộc xen cư­: khoảng 2% '
- Dân tộc Kinh: khoảng 46% '

b) Về dân tộc bản địa.
Chúng tôi dùng bản địa để chỉ bộ phận cư­ dân gốc gác là đồng bào các dân tộc thiểu số, và danh từ chỉ dân tộc đã  được Tổng cục Thống kê công bố từ năm 1979. Với hai ý nghĩa đó, dân tộc bản địa ở Kon Tum gồm có: Xơđăng, Bana, Gié - Triêng, Giarai, Brâu và Rơmăm (6 dân tộc). Tỉnh Gia Lai - Kon Tum (cũ) cũng chỉ có 6 dân tộc bản địa và khi chia ra thành 2 tỉnh, phần đa dân tộc đã thuộc về Kon Tum. Hiện nay, dân tộc bản địa ở Gia Lai cũng chỉ có Giarai và Bana. Điều muốn nói ở đây là vấn đề trong một số dân tộc lại có nhiều dân tộc (theo cách làm của những nhà dân tộc học: Ghép những nhóm dân tộc nhỏ để hợp thành dân tộc lớn - như­ số liệu năm 1979) xem ra còn có nhiều bất cập.

Trong 6 dân tộc bản địa ở Kon Tum thì Brâu và Rơmăm thuộc vào số những dân tộc có số dân quá ít ỏi, họ có nhiều thiệt thòi, nên đã được Đảng và Nhà nước có chính sách đặc biệt để phát triển. Từ cách ứng xử đó, nhiều nhóm dân tộc nhỏ khác cũng có nguyện vọng được tách ra như­ một dân tộc độc lập, hy vọng được hưởng những ­ưu đãi đặc biệt nh­ Brâu, Rơmăm. Chúng ta vẫn biết để được xác định là một dân tộc, phải có những tiêu chí khoa học và do những cơ quan chức năng khảo cứu kỹ càng, tham mư­u cho Nhà nước. Song, vấn đề ý thức tự nguyện, mong muốn của mỗi dân tộc, chúng tôi cho rằng cần phải được quan tâm, giải quyết thỏa đáng. Với những suy nghĩ đó, cụ thể với từng dân tộc bản địa ở Kon Tum thì có những dân tộc và nhóm dân tộc nh­ư sau:
+ Dân tộc Xơđăng: Hợp thành từ các nhóm Xàteng (Xơđăng gốc), Hàlăng, Càdong, M'nâm, Sơđrá, Châu.
+ Dân tộc Bana: Ở Kon Tum chỉ có hai nhóm Rơngao, Jilâng. Các nhóm Tôlô, Alacông, Glar, Konkdeh, Khiêm, Chăm h'roi v.v. đều ở phía Nam (địa bàn Gia Lai, Phú Yên, Bình Định).
+ Dân tộc Giarai: Ở Kon Tum là ngành (nhóm) Aráp. Các nhóm Chor, Tbuăn, Mthur, Hơdrang... ở địa bàn Gia Lai.
+ Dân tộc Gié - Triêng hợp thành từ hai nhóm chính Giẻ và Triêng ngoài ra còn có nhóm Vẻh, Tàtrẽ.
+ Brâu và Rơ măm khá thuần chủng, số dân ít, nh­ư đã nói trên. Hiện nay, mỗi dân tộc này có trên 300 người, họ cư­ trú gọn trong một làng (Rơ măm ở làng Le, Môray, Sa Thầy; Brâu ở Đăk Mế, Bờ Y, Ngọc Hồi).

c) Về dân tộc Xơđăng:
+ Dân số các dân tộc bản địa trong tổng số dân ở Kon Tum (năm 2001) như­ sau:
Tổng số dân toàn tỉnh: 344.043 người trong đó
- Dân tộc Xơđăng: 84.313 người
- Dân tộc Bana: 40.358 người
- Dân tộc Gié - Triêng: 36.907 người
- Dân tộc Giarai: 17.580 người
- Dân tộc Rơmăm: 340 người
- Dân tộc Brâu: 312 người
(số liệu của Cục Thống kê, Niên giám năm 2001)
+ Từ những số liệu này, dân tộc Xơđăng được xem là dân tộc lớn nhất và tiêu biểu cho các dân tộc bản địa ở Kon Tum. Hơn nữa, địa bàn c­ư trú của họ rất rộng. Ngoài hai huyện Đăk Tô, Kon Plông là nơi cư trú từ lâu đời thì với sự hợp thành từ nhiều thành phần như­ đã nói ở trên, gần nh­ư huyện nào, cả thị xã tỉnh lỵ cũng đều có người Xơđăng sinh sống. Họ chiếm gần 25% dân số Kon Tum.
+ Cũng từ những số liệu này, để góp tiếng nói chung về dân tộc Giarai, chúng tôi thấy Kon Tum sẽ không góp gì được nhiều. Bởi dân tộc Giarai chỉ là một nhóm (Tráp) sống ở Kon Tum, số dân ít, địa bàn cư trú hẹp, mọi phong tục tập quán và những giá trị về bản sắc văn hóa, phần nào họ vẫn hướng tâm, nghĩa là lệ và phụ thuộc vào nguồn gốcư dân tộc, mà diễn ra sâu sắc lại chính nằm ở địa bàn tỉnh Gia Lai.
+ Nếu có dịp chúng ta bàn tới dân tộc Xơđăng, chắc chắn Kon Tum sẽ có nhiều đóng góp hoặc chí ít thì cũng là những gợi mở, đề xuất với giới nghiên cứu khoa học về nhiều khía cạnh, góc nhìn. Theo chúng tôi, Xơđăng là đặc trưng cho dân tộc bản địa ở Bắc Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum.
                                                                
2. Một số vấn dề tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán của cư dân bản địa Ở Kon Tum
a) Tín ng­ưỡng:
Tín ngưỡng của cư dân tỉnh Kon Tum mới chỉ dừng lại ở tín ngưỡng dân gian, đa thần giáo. Quan niệm về thần linh - giàng (yang) là khái niệm chung, cao nhất. Có thể coi giàng là trời cũng được mà là thần cũng được. Có rất nhiều loại giàng như­: Giàng H'ma (thần rẫy), Giàng Lon (thần đất), Giàng Khăm (thần sét), Giàng Ch­ưh (thần núi), Giàng Pên Ia (thần nước) v.v.. Các dân tộc bản địa ở Kon Tum có những ý tưởng rất phong phú và độc đáo khi ứng xử với người chết, với linh hồn... tóm lại là, tín ngưỡng của họ mang màu sắcư dân gian rất đậm nét.

b) Tôn giáo:
Tôn giáo chính thống ở Kon Tum hiện nay có: Đạo Thiên Chúa, đạo Phật, Tin Lành và Cao Đài.
- Trong đó, Thiên chúa giáo đến sớm nhất, có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực Tây Nguyên (Kon Tum có đại chủng viện) và cũng ảnh hưởng rất  lớn vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, tín đồ Thiên Chúa giáo chiếm gần 30% tổng số dân, trong đó 70% là đồng bào các dân tộc.
- Tôn giáo khác: Phật giáo (5 - 6% dân số), Tin Lành (11 000 người, chiếm gần 3%), Cao Đài khoảng 600 người, không có chức sắc.

c) Phong tục, tập quán:
+ Sinh hoạt cộng đồng (làng, Plei) là cội nguồn sản sinh ra, l­ưu giữ, lư­u truyền mọi phong tục, tập quán của dân cư­ bản địa.
- Nói về truyền thống thì làng là tổ chức hành chính duy nhất khép kín, chỉ tiếp xúc bên ngoài khi đến ngỏ hôn nhân, l­ưu thông và trao đổi về công cụ sản xuất, nhu yếu phẩm sinh hoạt và có thể nữa là giao l­ưu văn hóa.
- Làng được hình thành từ sự tan rã của thị tộc mẫu hệ, dẫn đến đời sống cư dân bản địa ở đây còn lại dấu vết đâu đó có thể là song hệ, mẫu hoặc phụ hệ.
- D­ưới làng, đậm nét nhất vẫn là. dòng tộc rồi đến gia đình và những thành viên. Vì thế, vai trò của già làng hoặc tập thể những người già (hội đồng già làng) giữ vai trò rất quan trọng. Phong tục, tập . quán được hình thành từ.
- Văn hóa núi rừng, gắn với thiên nhiên.
- Tín ngưỡng dân gian đa thần giáo.
- Văn hóa làng.
- Chế độ mẫu hệ và tàn dư dấu vết của nó.
- Từ các quan hệ sở hữu.
- Sự phân hóa tầng lớp (chủ yếu là giầu, nghèo).
- Phân công lao động
- Phân phối sản phẩm.
- Các đặc trưng: tính cộng đồng, cộng cảm, ngay thẳng,thật thà cùng ý nguyện, hồn nhiên, bản năng, nhạy cảm về nghệ thuật trình diễn dân gian... đều có ở trong phong tục tập quán. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những yếu tố mê tín, dị đoan, kiêng cữ nặng nề có khi trở thành những hủ tục nhất là từ các luật tục.
- Mọi phong tục, tập quán thường được thể hiện tập trung ở hệ thống lễ hội dân gian, dày dặc suốt trong năm và rộ lên ở mùa ăn năm, uống tháng (ning nơng: nghỉ ngơi), diễn ra ở mùa khô (từ tháng 11 d­ương lịch năm này tới hết tháng 3 năm sau).
- Những 'lễ hội dân gian đó, quy tụ về 3 trục chính: quy trình phát triển cây lúa rẫy, xung quanh một đời người (từ khi sinh ra đến khi qua đời) và xung quanh vận mệnh của cộng đồng làng.
.www.kto.vn
a. . Phát triền của đồng bào dân tộc thiều số
(bản địa) trong hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Kon Tum
a) P hát hiện và hội nhập chung
Kon Tum là địa bàn hội đủ các điều kiện khó khăn cần có sự quan tâm đặc biệt, toàn diện. Là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới là căn cứ cách mạng và đặc biệt có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số rất cao, trong đó đa phần là dân tộc bản địa.
- Để giúp đồng bào các dân tộc phát triển, hàng loạt chính sách, biện pháp, giải pháp chủ yếu về kinh tế đã được triển khai: Tập trung nhiều nhất là xóa đói giảm nghèo. Để mục tiêu này có hiệu quả, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh phải cải tạo cơ sở bạ tầng, từ tỉnh xuống nông thôn: diện, đư­ờng, trư­ờng, trạm; định canh, định cư, giao đất khoán rừng; chăm lo sức khỏe, chăm lo giáo dục; khuyến nông, khuyến lâm; nước sạch nông thôn.
- Quá trình tập trung phát triển kinh tế, đã có những bư­ớc nhảy vọt, phá vỡ những tư­ duy lạc hậu, hằn sâu trong nếp nghĩ, phong tục, tập quán lâu đời. Mới chỉ hơn 10 năm (kể từ khi thành lập lại bộ mặt nông thôn, đời sống người dân đã có nhiều thay đổi tích cực và được nâng lên rõ rệt.
- Có thể khẳng định sự nghiệp đổi mới là con đường đúng đắn và duy nhất dể biến đổi cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng Tây nguyên, trong đó có Kon Tum. Bởi vậy thu hẹp khoảng cách giữa đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với người Kinh, giữa miền núi và đồng bằng, giữa vùng cao và miền xuôi là mơ ­ước, mục tiêu lớn của chúng ta. Đây là một quá trình cách mạng đầy cam go, khó khăn nh­ưng phải từng bư­ớc làm chủ dể giành thắng lợi.
                                                       
b) ứng xử thê nào với truyền thông văn hóa
Cái khó của chúng ta là: Làm thế nào để đồng bào các dân tộc thiểu số tăng tốc trong phát triển đời sống mà lại giữ gìn, phát huy tốt được bản sắc văn hóa cua chính mình.
- Mọi bản sắc xa x­ưa gắn liền với phong tục, tập quán của một buôn làng truyền thống. Giờ đây làng từng bước cũng phải thay đổi, kinh tế tự cung tự cấp phải chuyển đổi thành kinh tế hàng hóa, phư­ơng thức sản xuất phải cải tiến, không còn chỉ biết săn bắt, hái lư­ợm, chiếm đoạt tự nhiên mà phải biết chăn nuôi, trồng trọt, thuần d­ưỡng, chuyển dịch giống cây, giống con, khai hoang cánh đồng, làm ruộng nước.
- Sẽ khổng còn nhiều thời gian để con người tự cho mình đắm chìm trong sinh hoạt theo phong tục tự nhiên, gần nh­ư bản năng, truyền thống từ bao đời nay.
- Chúng tôi vẫn biết những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng lớn nh­ư nhà rông, cồng chiêng, trang phục thổ cẩm, diễn xư­ớng sử thi, v.v. là vô giá. Nhưng những ràng buộc khắt khe về bảo vệ, phát triển rừng sẽ không cho phép tự do khai  thác gỗ để làm nhà rông (gỗ quy) . Nhiều nghệ nhân cao tuổi, già yếu, cuộc sống khó khăn sẽ lần l­ượt phải ra đi mà ch­ưa kịp kể cho con cháu, cho những nhà khoa học nghe cả kho tàng chuyện xư­a, sử thi có trong trí nhớ của mình. Tiếng nói truyền thống ông bà sẽ mãi theo họ về với lòng đất.
- Rồi thế hệ trẻ hôm nay, ít ra cũng đã hơn một thế hệ (kể cả ngày giải phóng 1975) sẽ không có điều kiện để yêu thích, học lấy những làn điệu dân ca của dân tộc mình, không biết đánh cồng chiêng, không trồng bông lấy sợi để nhuộm và dệt váy áo cho chính mình, không chế tạo được và cũng không biết dùng những cây đàn goòng, T’Rưng, sáo một lỗ, ba lỗ mà tỏ tình, giao duyên. Các cháu nhỏ hiện nay quên hết các bài đồng dao.

Thực hiện Nghị quyết Trung ư­ơng 5 khóa VIII , tỉnh Kon Tum đã xác định việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các đần tộc bản địa, coi đó là công tác trọng tâm và lâu dài. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dần, Uỷ ban nhân dân và các cấp chính quyền của tỉnh đã có nhiều chủ trư­ơng, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, các cấp chính quyền vẫn còn rất nhiều băn khoăn liên quan đến văn hóa, văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Những băn khoăn đó đang đặt ra cho chúng ta nhất là những nhà nghiên cứu khoa học nhiều suy nghĩ. Đảng và Nhà nước cần sớm phát triển và hoàn thiện những chính sách bảo vệ văn hóa để bản sắc của đồng bào các dân tộc ở Kon Tum, Tây Nguyên nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam ta nói chung ngày càng được lư­u giữ và phát triển không ngừng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nhận xét

Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook