Những cái chết "thảm" của vua chúa Việt Nam
Ở ngôi Thiên tử, hưởng cuộc sống vương giả
thì chết cũng phải đế vương. Thế nhưng, một số vua chúa Việt Nam đã chịu những cái chết thảm
khốc.
Bị chém đầu
đóng vào cọc, bêu ngoài chợ
Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ năm của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Nguyên quán Mạc Mậu Hợp là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).
Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 là con trưởng của Hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 1 năm 1562. Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.
Sử sách chép rằng, Mạc Mậu Hợp sét đánh không chết. Thế nhưng, vào ngày 14 tháng 12 năm 1592, khi vua thua trận, phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành (Hải Dương); cạo đầu làm sư, ẩn ở chùa Mô Khuê hạt Phượng Nhãn thì bị lộ. Lúc đó, tự liệu không thể thoát thân, vua xin: "Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã".
Quân sĩ bèn cho bình rượu. Sau khi Mậu Hợp uống thỏa thích, ngậm ngùi than rằng: "Nghiệp chướng quá sâu! Nay cầu làm một người dân thường, cũng không thể được. Tội lỗi chỉ vì tổ tiên đã làm sự giết vua cướp ngôi, đến nổi con cháu ngày nay phải mắc tội nặng như vầy. Mong tướng sĩ dẫn tôi đến trước Hoàng đế, để bầy tỏ thực tình. Đó là lòng tôi rất mong muốn...".
Trịnh Tùng thấy Mạc Mậu Hợp về hàng, không nỡ gia cực hình, bèn sai đem treo sống Mậu Hợp 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, rồi đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.
Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua cộng 29 năm, thọ 30 tuổi. Vì ông bị giết và sau khi ông chết, nhà Mạc cũng mất nên không được đặt miếu hiệu và thuỵ hiệu.
Buộc ép uống thuốc độc mà chết
Vua Hiệp Hòa (1846-1883) là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật và còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Một số tài liệu ghi ông sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1 tháng 11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.
Năm 1883, vua Dục Đức bị phế và chết trong tù. Các quan sai lính đến xóm Kim Long đón Hồng Dật về cung để đưa lên làm vua mới. Hồng Dật thoái thác, nhưng bị ép lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy hiệu Hiệp Hoà. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị hai đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế bỏ và bắt uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883.
Mạc Mậu Hợp (1562 – 1592) là vị vua thứ năm của nhà Mạc thời Nam Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Nguyên quán Mạc Mậu Hợp là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).
Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 là con trưởng của Hoàng đế Mạc Tuyên Tông. Do vua cha bị bệnh đậu mùa mất sớm, Mạc Mậu Hợp mới lên 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển là phụ chính đưa lên ngôi tháng 1 năm 1562. Lúc này, triều chính vẫn do hai ông chú là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Mậu Hợp lên ngôi lấy niên hiệu là Thuần Phúc thứ nhất.
Sử sách chép rằng, Mạc Mậu Hợp sét đánh không chết. Thế nhưng, vào ngày 14 tháng 12 năm 1592, khi vua thua trận, phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành (Hải Dương); cạo đầu làm sư, ẩn ở chùa Mô Khuê hạt Phượng Nhãn thì bị lộ. Lúc đó, tự liệu không thể thoát thân, vua xin: "Mấy ngày nay đói khát quá, cho xin 1 bình rượu uống cho đã".
Quân sĩ bèn cho bình rượu. Sau khi Mậu Hợp uống thỏa thích, ngậm ngùi than rằng: "Nghiệp chướng quá sâu! Nay cầu làm một người dân thường, cũng không thể được. Tội lỗi chỉ vì tổ tiên đã làm sự giết vua cướp ngôi, đến nổi con cháu ngày nay phải mắc tội nặng như vầy. Mong tướng sĩ dẫn tôi đến trước Hoàng đế, để bầy tỏ thực tình. Đó là lòng tôi rất mong muốn...".
Trịnh Tùng thấy Mạc Mậu Hợp về hàng, không nỡ gia cực hình, bèn sai đem treo sống Mậu Hợp 3 ngày, rồi chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, rồi đem đóng đinh vào 2 con mắt, bêu ra ngoài chợ 5 ngày.
Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua cộng 29 năm, thọ 30 tuổi. Vì ông bị giết và sau khi ông chết, nhà Mạc cũng mất nên không được đặt miếu hiệu và thuỵ hiệu.
Buộc ép uống thuốc độc mà chết
Vua Hiệp Hòa (1846-1883) là vị vua thứ 6 của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật và còn có tên là Nguyễn Phúc Thăng. Một số tài liệu ghi ông sinh ngày 24 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 1 tháng 11 năm 1847. Hồng Dật là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận.
Năm 1883, vua Dục Đức bị phế và chết trong tù. Các quan sai lính đến xóm Kim Long đón Hồng Dật về cung để đưa lên làm vua mới. Hồng Dật thoái thác, nhưng bị ép lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883, lấy hiệu Hiệp Hoà. Do có ý thân Pháp, vua Hiệp Hòa lên ngôi chưa được bao lâu thì bị hai đại thần phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế bỏ và bắt uống thuốc độc tự vẫn vào ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883.
Vua Hiệp Hòa
|
Việt sử Tân Biên, quyển 5 tập thượng có ghi: "Vua Hiệp Hoà thấy ông Tường và ông Thuyết có lập trường chính trị trái ngược mình, liền viết một bức thư giao cho Hồng Sâm, vừa là Bí thư vừa là anh em thúc bá của mình, để mang qua toà Khâm để nhờ tay Pháp hạ hai quan Phụ chính trên. Việc lén lút này, bị Nội giám Đạt biết được, mách với ông Tường. Và ông Tường bắt được lá thư nằm trong chiếc hộp sơn, có đóng dấu của nhà vua.
Ngay trưa hôm ấy (29-11-1883), sau khi truyền đóng hết tất cả các cửa Hoàng thành lại, triều thần nhóm họp bất thường hạch tội vua Hiệp Hoà. Nhà vua bị buộc ba tội: Thâm lạm công nhu; -Không chịu nghe lời khuyến cáo của các quan phụ chính; Tư thông với đại diện của Pháp.
Vua Hiệp Hoà không cãi được, triều đình buộc ông phải thoái vị.
...Sau khi ông vua vừa bị phế do dự một lát rồi chọn chén độc dược. Vào khoảng 4 giờ, người ta khiêng ông về đến tư thất, rồi trút hơi tàn vào khoảng mặt trời lặn".
Dưới thời Thành Thái vào năm 1891, ông được truy phong là Văn Lãng Quận vương.
Chết không toàn thây
Lê Uy Mục (1488-1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt
Theo sử sách, sự tàn bạo quá đáng của vua Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong dân chúng và trong hàng ngũ quan lại, dòng dõi họ Lê. Giản Tu công Lê Oánh đã sai Lương Đắc Bằng viết Hịch dụ đại thần và các quan: "Bạo chúa Lê Uy Mục, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khoé. Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa. Quan tước đã hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác, ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh. Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần. Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng".
Tiếp đến, Lê Oánh lại làm bài hịch rằng: "Đoan Khánh làm vua, họ ngoại chuyên quyền. Tử Mô làm phường ngu hèn nơi phố chợ làm rối loạn kỷ cương. Thắng Chủng là hạng trẻ ranh miệng còn hơi sữa đã tái oai tác phúc. Đến mức đánh thuốc độc giết bà nội, tàn sát các thân vương. Theo ý riêng mà giết hại sinh dân, không biết đâu cho thoả; dùng ngón ngầm để vét vơ tiền của, càng mặc sức tham lam. Bốn biển đã khốn cùng, muôn dân đều sầu oán".
Khi Giản Tu công từ Tây Đô đem các dinh thuỷ, bộ cùng tiến phát, tiến vào sát thành, mọi người đều chạy trốn. Ngày 28/8, vua chạy tới phường Nhật Chiêu, một vệ sĩ cũ đuổi theo bắt được, nộp cho Giản Tu công giam ở cửa Lệ Cảnh. Tháng 12, vua bị ép uống thuốc độc tự tử. Giản Tu công vì việc trước đây vua giết hại cha mẹ, anh chị em mình rất thảm khốc, mới căm giận chưa nguôi, sai người dùng súng lớn, để xác vua vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng ở quê mẹ là làng Phù Chẩn.
Sau này Lê Chiêu Tông lên ngôi mới đặt tên thụy cho ông là Uy Mục đế. Lê Uy Mục ở ngôi được 4 năm, thọ 21 tuổi.
Xác bị đốt thành tro bụi
Lê Tương Dực (1495 – 1516) tên húy là Oánh, có tên nữa là Trừ, là cháu nội Lê Thánh Tông và là vị vua thứ chín của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516.
Không kém cạnh tiền nhân Lê Uy Mục, Tương Dực cũng lao vào con đường ǎn chơi trụy lạc. Chưa hết, tháng 5 năm Giáp Tuất (1514), vua nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công, cho gọi các cung nhân của Mẫn Lệ công (Vua Uy Mục) và triều trước vào để gian dâm. Năm Bính Tý (1516), vua cho đắp thành mấy nghìn trượng, bao vây cả điện Tường Quang, quán Trấn Vũ, chùa Thiên Hoa... Chắn ngang sông Tô Lịch... Lại làm điện hơn trăm nóc, đóng thuyền chiến, sai bọn nữ sử cởi truồng chèo thuyền ở Hồ Tây cùng Vua chơi đùa, lấy làm thích thú.
Trước tình hình đó, các thế lực phong kiến địa phương như Trần Cảo nổi lên. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngăn, vua không nghe, lại còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Duy Sản bàn cùng với một số quần thần khác như Lê Quảng Độ, Trịnh Chí Sâm mưu việc phế lập. Tháng 4 năm Bính Tý (1516), Trịnh Duy Sản sai người đâm chết vua Tương Dực, đem xác đốt thành tro bụi.
Lúc bị giết, Tương Dực bị giáng làm Linh Ẩn vương, sau Lê Chiêu Tông mới đặt thụy hiệu là Tương Dực Đế. Ông ở ngôi được 7 năm, hưởng thọ 21 tuổi, được an táng ở Nguyên Lăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nhận xét