Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa những ngày hấp hối

(Chính quyền VNCH đã chấm dứt sự tồn tại sau hơn 2 thập kỉ nắm quyền ở Miền NamViệt Nam. Với sức mạnh của đồng Đô la, chế độ này chỉ có thể duy trì sự kiểm soát củamình cho đến mùa xuân năm 1975. Ngày 30/4 là một tất yếu lịch sử sẽ xảy đến, chínhquyền VNCH với số dân 18 triệu nhưng thực sự chỉ kiểm soát được phân nửa trong số đó,nhờ hỏa lực mạnh nên có thể giữ được đất, nhưng lòng dân thì không súng đạn nào có thểép buộc được. Bài học rút ra từ sự sụp đổ của chính quyền VNCH là phải thu phục đượclòng dân, cho dù có cả 1 giang sơn rộng lớn nhưng lòng người không thuận thì cũng sớmmuộn mất tất cả. VNCH đã phải chấp nhận 1 sự thực lịch sử cay đắng đến muôn đời: Làđồng minh đầu tiên (và có thể cũng là cuối cùng) bị Hoa Kỳ bỏ rơi).
Index:
Kỳ 1: Buôn Mê Thuột- Tướng Phú “mắc bẫy” ................................................................ 2
Kỳ 2: Cuộc họp Nội các và Chiến lược “Nhẹ đầu nặng đuôi” của Tổng thống Thiệu ....... 4
Kỳ 3: Huế, Đà Nẵng thất thủ không thể cưỡng nổi .......................................................... 6
Kỳ 4: Đại sứ Mỹ Graham Martin và kế hoạch di tản....................................................... 7
Kỳ 5: Vì sao Mỹ không ủng hộ Nguyễn Cao Kỳ đảo chính? ........................................... 8
Kỳ 6:Những toan tính quanh “con bài” Nguyễn Văn Thiệu ........................................... 10
Kỳ 7: Tiểu xảo “rọi đèn pha” và tham vọng của Pháp................................................... 12
Kỳ 8: Tổng thống Thiệu cướp ngân khố quốc gia .......................................................... 14
Kỳ 9: Cuộc từ chức đầy kịch tính của Tổng thống Thiệu ............................................... 16
Kỳ 10: Hy vọng trong tuyệt vọng .................................................................................. 18
Kỳ 11: Tổng thống Trần Văn Hương đón nhầm vận mệnh............................................ 19
Kỳ 12: Cuộc ra đi trong nước mắt của kẻ thất sủng Nguyễn Văn Thiệu ......................... 21
Kỳ 13 : Trần Văn Hương xin làm Tổng thống thêm nửa ngày ....................................... 23
Kỳ 14: Vị Tổng thống 3 ngày và những quyết định khó hiểu ......................................... 25
Kỳ 15: Di tản hoảng loạn và sụp đổ ............................................................................... 27
Một số hình ảnh về Chế độ Việt Nam Cộng Hòa (Bonus) .............................................. 29

--------------------------------------------------------------------------------------------------------



 


Kỳ 1: Buôn Mê Thuột- Tướng Phú “mắc bẫy”
Kể từ khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30/4/1975), nhiều người Mỹ và phương Tây
vẫn không thể hiểu nổi tại sao Chính quyền Sài Gòn nhanh chóng sụp đổ, khiến Mỹ phải
tháo chạy trong cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử?

Kể từ khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng (30/4/1975), nhiều người Mỹ và phương Tây
vẫn không thể hiểu nổi tại sao Chính quyền Sài Gòn nhanh chóng sụp đổ, khiến Mỹ phải
tháo chạy trong cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử?

Trong cuốn “Decent Interval” (tạm dịch là phút giao thời), tác giả Frank Snepp – Chỉ huy trưởng
Trung tâm phân tích tình báo chiến lược của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Việt Nam
cung cấp nhiều thông tin quan trọng theo cách nhìn của người trong cuộc ở phía bên kia, góp
phần tìm lời đáp cho câu hỏi “tại sao?”.

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng và miền Nam hoàn toàn
giải phóng, Tiền Phong lược dịch một số đoạn trong cuốn “Phút giao thời” nhằm cung cấp chobạn đọc thêm một nguồn thông tin tham khảo giúp hiểu hơn về chiến thắng 30/4 vĩ đại của dân
tộc ta.
Kỳ 1: Ban Mê Thuột: Tướng Phú bị lừa như thế nào?
Khi các sư đoàn quân đội Bắc Việt đã bí mật ém quân bao vây Ban Mê Thuột, tại sở chỉ huy tốicao quân đội Sài Gòn người ta vẫn không hay biết gì. Mặc dù vài ngày trước đó tình báo quânsự Việt Nam Cộng hòa tại quân khu 2 đã thu được cuốn nhật ký trong ngực áo của một ngườilính Bắc Việt đã hy sinh.
Cuốn nhật ký để lộ một số nội dung kế hoạch chiến dịch đánh Ban Mê Thuột của Sư đoàn 320Bắc Việt. Cùng lúc, nguồn tin từ tỉnh Quảng Đức giáp Ban Mê Thuột cũng báo cáo về rằng có sự tập trung lớn quân đội Bắc Việt ở vùng biên giới Cămpuchia.
Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh quân khu 2 cực kỳ bối rối sau khi nhận được hai tin nói trên. Nếuquả đúng như vậy, ông ta không có đủ lực lượng để bảo vệ tất cả những mục tiêu tiềm tàng trênkhắp vùng Tây Nguyên.
Sư đoàn 23 tinh nhuệ nhất của tướng Phú đã phải căng ra đối phó nên lực lượng bảo vệ mỗimục tiêu trở nên quá mỏng. Hai lữ đoàn của sư 23 bị điều lên bảo vệ Kontum và Pleiku. Mộtphần của lữ đoàn thứ 3 bị kéo căng ra để giữ mặt trận Ban Mê Thuột - Quảng Đức.
Nếu quả thực sư 320 của Bắc Việt đã dàn quân chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột thì việc tướng Phú phải điều lực lượng chủ lực của mình bảo vệ Ban Mê Thuột là điều bắt buộc. Nhưng nếu tướng Phú điều hết lực lượng tinh nhuệ xuống Ban Mê Thuột rồi mà tin tình báo là sai thì Kontum và Pleiku sẽ bị mất vào tay đối phương là cái chắc.
Nhưng tướng Phú không thể liều trong canh bạc này. Ông ta quyết định giữ nguyên các lực lượng chủ lực của mình bao gồm phần lớn sư đoàn 23 tập trung ở phía bắc Tây Nguyên để bảo vệ Kontum và Pleiku.
Nhằm củng cố thêm cho quyết định của mình, tướng Phú viện dẫn ra những bức điện mà lực lượng thám không của ông ta mới thu được của đài thông tin Cộng sản. Những bức điện này

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------cho thấy sở chỉ huy sư 320 của quân đội Bắc Việt vẫn hoạt động bình thường ở khu vực Đức Cơ phía tây Pleiku. Chứng tỏ sư 320 quân đội Bắc Việt không có ý định tấn công Ban Mê Thuột. Do vậy, tin tình báo mà tướng Phú nhận được trước đây là “sai”.
Tướng Phú không hề biết rằng trên thực tế tin tình báo của ông ta là hoàn toàn đúng còn những bức điện của lực lượng thám không quân đội Sài Gòn thu được mới là giả. Để nhằm đánh lạc mục tiêu săn lùng của đối phương, quân đội Bắc Việt đã lập ra những sở chỉ huy giả ở Đức Cơ.
Từ những chỉ huy sở giả này, họ phát lên không trung đều đặn những bức điện cốt làm cho đối phương tin rằng sư 320 quân đội Bắc Việt vẫn còn ở khu vực Đức Cơ gần Pleiku.
Sự đánh lừa này khéo đến mức tất cả bộ chỉ huy quân đội Sài Gòn và các cố vấn Mỹ, CIA đều không ai nhận ra. Đây chính là nhân tố cuối cùng dẫn đến các hậu quả chết người sau này đối với Chính quyền Sài Gòn.
Trong khi tướng Phú đang cố tìm hiểu ý định thực sự của đối phương, tướng Mỹ Timmes đã đích thân tới Pleiku để gặp Phạm Văn Phú. Viên Tư lệnh quân khu 2 không hề che dấu sự bối rối của mình với tướng Timmes.
Bất chấp các thông tin báo về rằng quân đội Bắc Việt đang tập trung quanh khu vực Ban Mê Thuột, tướng Phú vẫn đinh ninh rằng đối phương sẽ mở mũi tấn công chủ yếu vào Pleiku và Kontum.
Tướng Timmes không có thông tin gì hơn, mặc dù lập luận của tướng Phú không mấy thuyết phục nhưng ông ta cũng chẳng biết phải cố vấn thế nào.Trong khi tướng Phú còn chưa rõ mục tiêu thực của đối phương,quân đội Bắc Việt vẫn tiếp tục chuẩn bị cho các trận đánh. Khoảng cuối tháng 2, Tướng Văn Tiến Dũng đã hoàn thành chuyến đi của ông từ Hà Nội vào Tây Nguyên để thành lập Bộ chỉ huy tiền phương (tức là Bộ Chỉ huy mặt trận Tây Nguyên) đóng tại phía tây Ban Mê Thuột.

Để giữ bí mật sự hiện diện của mình ở Tây Nguyên, tướng Văn Tiến Dũng cho ngừng tất cả mọi cuộc liên lạc bằng vô tuyến điện. Sự liên lạc giữa ông với Hà Nội được thực hiện qua đường điện thoại.

Nhờ các tin tình báo và những bức điện mà lực lượng thám không thu được của đối phương, tướng Văn Tiến Dũng sớm biết rằng tướng Phú đang bối rối trong việc xác định vị trí thật của sư 320 quân đội Bắc Việt. Tư lệnh quân khu 2 Phạm Văn Phú không chỉ mất hút sư 320 mà còn không biết sư đoàn 10 quân đội Bắc Việt đang ở đâu.
Sư 10 chính là sư đoàn thường mở các trận tấn công vào Kontum và Pleiku. Tướng Phú không hề biết rằng trên thực tế sư 10 đã được bí mật điều vào phối hợp cùng với sư 320 ém sẵn tại Ban Mê Thuột.
Nhằm đánh lạc hướng nhiều hơn nữa đối phương, tướng Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho một số đơn vị nhỏ lẻ của quân đội Bắc Việt ở lại Pleiku và Kontum, thỉnh thoảng lại mở những đợt tấn công gây rối ở khu vực mà sư đoàn 10 đóng quân trước đây cốt để cho tướng Phú tin là sư 10 quân Bắc Việt vẫn chưa di chuyển.




---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vào lúc này, sư đoàn 316 của quân đội Bắc Việt cũng được điều từ miền Bắc vào đã tiến sát Ban Mê Thuột. Chưa đầy 3 tuần sư 316 đã di chuyển vào Nam thành công, dọc đường đi không hề liên lạc bằng điện đài nên đối phương hoàn toàn không ngờ sư 316 đã có mặt ở Tây Nguyên.
Nhờ sự điều quân bí mật, tương quan lực lượng của tướng Dũng tại Ban Mê Thuột về mặt con người đang có nhiều lợi thế, lúc này là 5 chọi 1. Đấy là chưa kể đến còn sư đoàn 968 từ Nam Lào được giao nhiệm vụ thực hiện những cuộc hành quân nhỏ lẻ ở khu vực Pleiku và Kontum nhằm đánh lừa tướng Phú.
Tại Đại sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn chúng tôi không hề hay biết gì về việc tướng Văn Tiến Dũng đã có mặt ở miền Nam Việt Nam, nói chi đến chuyện biết gì về việc quân đội Bắc Việt đã lập xong các chỉ huy sở ở phía Tây Ban Mê Thuột và đang chuẩn bị đánh chiếm căn cứ quan trọng này.
Ngày 1/3/1975, quân đội Bắc Việt ở Tây Nguyên chính thức mở chiến dịch đánh vào Ban Mê Thuột bằng việc đánh chiếm căn cứ Đức Lập ở phía Nam hướng đi Cămpuchia.
Lúc này tại Chỉ huy sở của tướng Phú ở Pleiku, các trợ lý phân tích tình báo đưa ra kết luận Ban Mê Thuột sắp bị tấn công. Vậy mà tướng Phú vẫn còn nghi ngờ, mãi sau mới chấp nhận điều thêm một lữ đoàn đến Buôn Hồ để hỗ trợ các đơn vị đang giao chiến ở đó.
Bên trong thành phố Ban Mê Thuột lúc này quân đội Sài Gòn chỉ thực sự có 2 tiểu đoàn gồm 1.200 quân. Ngày 10/3, quân đội Bắc Việt mở chiến dịch đánh thẳng vào Ban Mê Thuột, Chính quyền Sài Gòn vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra.Đến ngày 14/3 chúng tôi mới biết rằng quân đội Bắc Việt đã chiếm được thành phố này. Khi đoàn xe tăng đầu tiên của quân đội Bắc Việt tiến vào Ban Mê Thuột, Tướng Phú tháo chạy về Nha Trang.
Kỳ 2: Cuộc họp Nội các và Chiến lược “Nhẹ đầu nặng đuôi” của Tổng thống Thiệu
Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu là một nhà quân sự đã từng đọc "Chiến tranh nhân dân" và trải qua chỉ huy chiến đấu ngoài mặt trận. Khi tướng Phạm Văn Phú rút khỏi Ban Mê Thuột, với sự nhạy cảm của nhà binh, Tổng thống Thiệu hiểu rằng các trận tấn công của đối phương rải rác khắp nơi cuối cùng rồi cũng chỉ nhằm mục đích cô lập Sài Gòn và buộc quân đội Việt Nam Cộng hòa phải dàn trải, căng ra để đối phó. Lúc này phía Việt Nam Cộng hòa chỉ có 3 sư đoàn được triển khai để bảo vệ Sài Gòn. Trong 3 sư này có 2 sư mới được thành lập. Ngoài ra các lữ đoàn thủy quân lục chiến, không vận và biệt kích được giao nhiệm vụ bảo vệ Sài Gòn và dự bị thì lại chưa được thử thách qua chiến đấu. Trong khi đó, quân đội Bắc Việt đã triển khai được một lực lượng tương đương 6 sư đoàn tại các khu vực quanh Sài Gòn. Như vậy, lực lượng của quân đội Sài Gòn là quá thua kém so với đối phương. Để tăng cường phòng vệ Sài Gòn, ngày 12/3/1975 Tổng thống Thiệu đã gửi một bức điện khẩn cho tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh quân khu 1 ở Đà Nẵng. Bức điện yêu cầu tướng Trưởng phải chỉnh sửa lại kế hoạch quân sự của mình để điều sư đoàn không vận về bảo vệ Sài Gòn ngay lập tức.
Sáng hôm sau, Tổng thống Thiệu triệu tập cuộp họp của Hội đồng an ninh quốc gia để công bố một quyết định đầy kịch tính. Sau nhiều tháng tranh cãi trong nội bộ, cuối cùng Tổng thống Thiệu đã phải chấp nhận và thực hiện cái điều mà thuộc cấp của ông ta đã thúc giục từ lâu. Đó là từ bỏ một số vùng đất kém hiệu quả thuộc Quân khu 1 và Quân khu 2 rộng lớn để tập trung lực lượng về bảo vệ Sài Gòn. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi đây là một khái niệm chiến lược mới "Nhẹ đầu nặng đuôi" (Light at the Tọp, Heavy at Bottom").


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vài ngày trước khi Ban Mê Thuộc bị thất thủ, Bộ trưởng Kinh tế của Chính quyền Thiệu đã đến gặp tham tán phụ trách kinh tế Đại sứ quán Mỹ Dan Ellerman "đánh tiếng" về một vài ý tưởng trong kế hoạch dự phòng vốn đang được cân nhắc nói trên. Liệu chiến lược "Nhẹ đầu nặng đuôi" có bị Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin bác bỏ hay không? Chiến lược mới này có được đưa ra thảo luận ở Washington hay không? Ngày 11/3, chỉ vài giờ trước khi Ban Mê Thuộc hoàn toàn lọt vào tay quân giải phóng, Ellerman mới gửi công văn trả lời Tổng thống Thiệu. Công văn của Đại sứ quán Mỹ nói rằng việc có nên từ bỏ hay không vùng đất nào là thuộc về quyết định của phía Chính quyền Sài Gòn. Vì "Bất cứ điều gì các bạn làm nếu thực hiện thành công thì thế giới đều tôn trọng". Đối với Tổng thống Thiệu, công văn này chẳng khác gì việc đẩy "quả bóng" sang phía sân của Chính quyền Sài Gòn. Công văn không hề cam kết điều gì và cách phúc đáp như thế là một sự khiếm nhã. Tổng thống Thiệu cho rằng, nếu người Mỹ tiếp cận vấn đề quan trọng như thế với một thái độ hời hợt như vậy thì sau này bất cứ vấn đề gì mà Chính quyền Sài Gòn làm họ không có quyền gây ảnh hưởng. Nguyễn Văn Thiệu quyết định sửa đổi toàn bộ chiến lược, cho áp dụng ngay chiến lược "Nhẹ đầu nặng đuôi" mà không ai có thể ngăn cản được Tổng thống. Do quyết định nhanh chóng, Tổng thống Thiệu không có thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng tính thực tiễn của chiến lược.
Từng được quân đội Pháp đào tạo, Tổng thống Thiệu hiểu rất rõ tầm quan trọng của Ban Mê Thuột đối với Tây Nguyên. Thời Pháp thuộc, quân đội Pháp thường coi Ban Mê Thuột là căn cứ chính để từ đó tổ chức các cuộc hành quân ra toàn vùng Tây Nguyên. Nguyễn Văn Thiệu đánh giá cao cách nhìn của người Pháp, cho rằng ai kiểm soát được Ban Mê Thuột, người đó kiểm soát được toàn bộ cửa ngõ phía Tây Sài Gòn. Tại một cuộc họp Nội các khẩn cấp, ngồi chống tay lên cằm, Tổng thống Thiệu đưa mắt nhìn khắp lượt các khuôn mặt quanh bàn để tìm người muốn phát biểu. Chẳng ai nói gì. Tất cả họ đều sẵn sàng làm theo ý kiến của Tổng thống.Nguyễn Văn Thiệu bỗng hắng giọng rồi nói rằng ông đã quyết định một bước ngoặt trong lịch sử chiến tranh. Đó là từ bỏ Kontum và Pleiku. Sự rút lui chiến lược “nhẹ đầu nặng đuôi" sẽ bắt đầutừ đây.
Cả phòng họp Nội các im lặng. Tổng thống nói tiếp: "Một sự rút lui như vậy là cần thiết và hợp logic. Điều này sẽ cho phép điều quân từ Kontum và Pleiku về Ban Mê Thuột vì đây là căn cứ then chốt mà cách đây 20 năm người Pháp đã chứng minh điều đó". Dường như các thành viên Nội các quá bất ngờ về quyết định của Tổng thống hoặc cũng có thể do họ quá sợ Tổng thống mà không ai dám phản đối. Chẳng ai góp thêm được ý kiến nào. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bèn tuyên bố kết thúc cuộc họp sau khi đã ra lệnh cho mọi người tham dự phải giữ kín. Ông nói kế hoạch này không được nói lộ ra ngoài kể cả với người Mỹ vì người Mỹ từng có cơ hội để giúp đỡ Chính quyền Sài Gòn nhưng họ đã không làm.
Sau cuộc họp Nội các, Tổng thống Thiệu gặp riêng Trung tướng Ngô Quang Trưởng vừa từ Đà Nẵng bay vào Sài Gòn. Nguyễn Văn Thiệu chào tướng Trưởng một cách lạnh lùng. Ông ta biết chắc viên tư lệnh quân khu 1 này thế nào cũng đề nghị đổi lại quyết định về việc điều sư đoàn không vận về Sài Gòn. Lúc này không còn cơ hội nào để làm điều đó nữa. Chiến lược mới là "Nhẹ đầu nặng đuôi” không cho phép thay đổi. Sư đoàn không vận dứt khoát phải được điều về bảo vệ Sài Gòn ngay lập tức.
Tư lệnh quân khu 1 Ngô Quang Trưởng giẫy nảy người khi nghe Tổng thống ra lệnh. Ông ta tha thiết đề nghị Tổng thống rút lại quyết định vì nếu điều sư đoàn không vận về Sài Gòn trong lúc chưa kịp điều chỉnh kế hoạch quân sự sẽ tạo ra những lỗ hổng phòng thủ. Như vậy căn cứ Quảng Trị nơi từng giao tranh đẫm máu hồi năm 1968 rơi vào tay đối phương sau đó giành lại được năm 1972 sắp tới cũng sẽ phải chịu để mất vì sư đoàn lính thủy đánh bộ bị điều vào Huế và Đà Nẵng lấp chỗ trống của sư đoàn không vận. Tổng thống Thiệu nhìn tướng Ngô Quang Trưởng rồi khẽ gật đầu bày tỏ sự thông cảm. Sau đó Nguyễn Văn Thiệu đồng ý một sự nhượng bộ nhỏ với viên tư lệnh quân khu 1 ông ta chấp nhận cho sư đoàn không vận được rút dần. Lữ đoàn đầu tiên của sư đoàn này sẽ được rút khỏi Đà Nẵng ngày 17/3, các đơn vị còn lại phải rút hết trong 8 ngày tiếp theo, giữ lại một lữ đoàn cho đến cuối tháng 3 sẽ rút nốt. Mục đích là để cho tướng Trưởng có thời gian điều chỉnh lại kế hoạch bảo vệ quân khu 1. Ngoài ra, một số đơn vị
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
lính thủy đánh bộ chưa được thử thách từ ngoại ô Sài Gòn sẽ được điều ra Quân khu 1 để lấp vào chỗ trống phòng thủ.

Kỳ 3: Huế, Đà Nẵng thất thủ không thể cưỡng nổi
Sư đoàn 320 quân đội Bắc Việt chặn đánh đoàn xe của tướng Phạm Văn Phú rút lui từ Pleiku về Tuy Hòa, bắt sống được chuẩn tướng Phạm Duy Tất và chiếm được Cheo Reo. Nhận tin này trung tướng Ngô Quang Trưởng tại quân khu 1 vô cùng bối rối vì chính ông ta cũng đang lún sâu vào khủng hoảng. Theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ngày 17/3 tướng Trưởng buộc phải điều đơn vị đầu tiên của sư đoàn không vận từ căn cứ Phú Bài vào Sài Gòn. Trong vòng 2 tuần, tướng Trưởng phải điều chỉnh kế hoạch quân sự hai lần. Ưu tiên bảo vệ của ông ta giờ đây đã chuyển từ Huế vào Đà Nẵng vì không còn đủ lực lượng để bảo vệ cả Huế. Theo đó lữ đoàn thủy quân lục chiến trước đây bảo vệ phía Bắc thành phố Huế nay phải di chuyển về giữ đèo Hải Vân và án ngữ quốc lộ 1 cửa ngõ Đà Nẵng.
Trong khi quân đội Sài Gòn từ bỏ Kontum và Pleiku đồng thời bố trí lại kế hoạch quân sự ở các quân khu 1 và 2 theo hướng bất lợi, Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn vẫn không được Chính quyền Thiệu thông báo. Đến chiều 17/3, nhờ một điệp viên CIA trong Nội các Nguyễn Vãn Thiệu mới cung cấp cho phía Mỹ các thông tin mật đầu tiên về chiến lược "Nhẹ đầu nặng đuôi" của Thiệu. Điệp viên này cho biết, chủ trương của Tổng thống Thiệu là tăng cường bảo vệ Sài Gòn bằng mọi giá.Do vậy, trong trường hợp đối phương tấn công mạnh, tướng Trưởng được phép rút khỏi Huế để giữ Đà Nẵng.
Được tin này, tướng Homer Smith, tùy viên quân sự ĐSQ Mỹ tại Sài Gòn lập tức đến gặp tướng Cao Văn Viên để nói rằng việc rút quân khỏi Pleiku và Kon Tum là một sai lầm lớn có thể dẫn đến thảm họa. Tướng Smith trách tướng Viên vì sao không thông báo điều này cho phía Mỹ trong cuộc gặp giữa hai ông trước đó một ngày để ít nhất phía Mỹ có thể giúp được về hậu cần.Nghe nói vậy, Tướng Viên cúi gằm mặt xuống nhẫn nhục chịu đựng Cuối cùng ông ta nói đó là do ý muốn của Tổng thống Thiệu.
Trong khi đó, quân đội Bắc Việt tấn công chiếm hết mục tiêu khác. Sáng 19/3, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng vài thành viên Nội các Chính quyền Sài Gòn bay ra các quân khu 1 và 2 thị sát tình hình. Tướng Ngô Quang Trưởng báo cáo các dấu hiệu cho thấy trong thời gian rất gần, Huế và Đà Nẵng có thể bị quân đội Bắc Việt đồng loạt tấn công. Tướng Trưởng cho biết 3 sư đoàn quân đội Bắc Việt đã án ngữ các khu vực gần Huế và Đà Nẵng, có thể một sư đoàn nữa sẽ vượt Quảng Trị để tăng thêm sức ép. Nửa đêm hôm đó, Thủ tướng Khiêm trở về Sài Gòn gặp Tổng thống Thiệu để báo cáo. Thủ tướng Khiêm đề nghị Thiệu cho rút lui khỏi Huế để tập trung lực lượng về bảo vệ Đà Nẵng. Đồng thời ông Khiêm đề nghị tìm người thay tướng Phạm Văn Phú.
Thiệu không chấp nhận đề nghị của Thủ tướng Khiêm về việc thay tướng Phú vì không tìm được người tương xứng, cũng không đồng ý rút quân khỏi Huế vì ông ta đã chỉ thị phải bảo vệ Huế bằng mọi giá. Thủ tướng Khiêm bị sốc trước thái độ này của Thiệu. Vì trước đó vài ngày, chính Tổng thống đã nói với tướng Ngô Quang Trưởng rằng về mặt chiến lược Huế không quan trọng bằng Đà Nẵng và tư lệnh quân khu 1 đã làm theo lời ông ta điều chỉnh lại kế hoạch. Nay bất ngờ tổng thống Thiệu thay đổi ngược lại khác nào quay ngược kim đồng hồ.
Khi đoàn xe tăng của quân đội Bắc Việt ào ạt vượt qua cầu Thạch Hãn ở Quảng Trị tiến về phía Huế, tướng Trưởng vội bay vào Sài Gòn gặp Tổng thống Thiệu báo cáo tình hình đang diễn biến ngày càng xấu. Thiệu lắng nghe một cách kiên nhẫn, cuối cùng thừa nhận đã đòi hỏi quá nhiều.Việc bảo vệ Huế giờ đây không quan trọng bằng sự bảo toàn lực lượng sư đoàn 1. Thiệu cho phép tướng Trưởng giữ Huế được lâu chừng nào tốt chừng đó cốt để cho sư đoàn 1 đủ thời gian rút vào bảo vệ Đà Nẵng. Việc rút quân có thể bằng đường bộ hoặc đường biển. Tuỳ tướng Trưởng quyết định thời điểm nào thì chịu mất Huế.Ngay đêm hôm gặp tướng Trưởng, Nguyễn Văn Thiệu lên truyền hình quốc gia đọc một bài diễn văn dài 4 phút, thừa nhận đã "mất" Ban Mê Thuột nhưng không đả động gì đến tình hình ở Huế

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
và Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu cho biết, quân đội Bắc Việt mới điều thêm vào miền Nam 5 sư đoàn để bổ sung cho 13 sư đoàn của họ có sẵn.
Sáng hôm sau, Ngô Quang Trưởng từ Đà Nẵng điện thoại cho Thiệu đề nghị không cho truyền hình quốc gia phát vội băng video đã ghi sẵn lời tuyên bố của Trưởng thề thà chết để bảo vệ thành phố Huế. Tướng Trưởng đề nghị băng video đó chỉ được phát... vào thời điểm mà ông ta điện về xác nhận là thích hợp. Mặc dù đã đồng ý đề nghị này của Ngô Quang Trưởng 8 giờ tối hôm sau, Tổng thống Thiệu vẫn cho phát băng video đó trên truyền hình quốc gia. Khán giả màn ảnh nhỏ thấy Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh quân khu 1 thể rằng bản thân và đơn vị của ông ta sẽ bảo vệ Huế đến người cuối cùng. Trong khi đó, các đơn vị quân đội Bắc Việt tấn công tổng lực dồn dập vào thành phố Huế. Sáng 24/3, toàn bộ sư đoàn 1 quân đội Sài Gòn vứt bỏ vũ khí, cùng gia đình ra bãi biển để lên tàu thuyền chạy vào Đà Nẵng. 
Sáng 25/3, Chính quyền Sài Gòn công bố Huế thất thủ. Vài giờ sau, Tổng thống Thiệu thay một loạt bộ trưởng, tướng lĩnh chỉ giữ lại những người tin cậy nhất của ông ta như thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Tướng Cao Văn Viên...
Làn sóng người di tản từ Huế chạy vào Đà Nẵng làm tình hình thêm rối trong lúc quân đội Bắc Việt ngày một tăng cường hỏa lực vào thành phố lớn nhất miền Trung này khiến cho Đà Nẵng không thểcưỡng nổi sự sụp đổ. Ngày Chủ nhật 30/3, Phó thủ tướng Chính quyền Sài Gòn Phan Quang Dân chính thức thừa nhận tại cuộc họp báo buổi sáng rằng Đà Nẵng đã thất thủ.
Kỳ 4: Đại sứ Mỹ Graham Martin và kế hoạch di tản
Ngày 24/6/1973, gần 5 tháng sau khi Hiệp định Paris ký kết, ông Graham Martin tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Với chức vụ này, Graham Martin chính thức thay cho ông Bunker quyền Trưởng phái bộ Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã về nước trước đó vài tuần.
Martin sinh ra trong một gia đình cha làm nghề thầy tu rửa tội tại các nhà thờ Cơ đốc giáo ở bang North Carolina, được nuôi dạy theo truyền thống nghiêm khắc của gia đình. Năm 1932, G.Martin tốt nghiệp trường cao đẳng Wake Forest, trở thành phóng viên viết cho một số tờ báo nhỏ địa phương. Năm1933, G.Martin bỏ nghề báo để làm trợ lý cho ông Averell Harriman,Phó Chủ tịch tổ chức bình phục quốc gia. Năm 1947, nhờ ông Harriman giới thiệu, G.Martin được tuyển vào ngành ngoại giao, được bổ nhiệm ngay chức tham tán hành chính trong Đại sứ Quán Mỹ ở Paris cho đến năm 1955. Thời kỳ làm việc tại Paris, G.Martin có điều kiện hiểu về tình hình nước Pháp và Việt Nam, đặc biệt là sau Hiệp định Geneva 1954. Sau nhiệm kỳ ở Pháp, G.Martin trở về Washington D.C, được cử đi học trường Cao đẳng Chiến tranh không quân (Air war College), sau đó làm cố vấn cho phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Năm 1963, ông ta được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Thái Lan. Đây chính là thời kỳ Mỹ bắt đầu lún sâu vào cuộc khủng hoảng chiến tranh Việt Nam. Nhiệm kỳ đại sứ ở Bangkok, G.Martin gặp rất nhiều khó khăn vì phải đấu tranh gay gắt với một phái quân sự trong Đại sứ quán, những người muốn biến Thái Lan thành Việt Nam thứ 2. Nhóm quân sự này muốn Mỹ đưa nhiều quân nhân sang Thái Lan như đã từng làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo G.Martin đây là thời gian may mắn nhất trong cuộc đời của ông. Khi đó, ứng cử viên tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến công cán châu á ghé thăm Bangkok. Đại sứ G.Martin đã trải thảm đỏ đón Richard Nixon, đối xử với ông ta như một công dân đặc biệt khiến Nixon vô cùng ấn tượng và cảm kích. Nhờ chuyện này mà sau khi trở thành Tổng thống Mỹ, Richard Nixon đã “chơi đẹp” trả ơn G.Martin rất hậu hĩnh.
Năm 1966- năm thứ 3 trong nhiệm kỳ Đại sứ Mỹ ở Bangkok, G.Martin mất một người con trai nuôi tên Glen tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Glen là phi công trực thăng bị chết trong một cuộc hành quân ở phía Tây Tây Nguyên khi máy bay trực thăng của anh ta bị bắn hạ. G.Martin nhận tin dữ này khi đang cùng vợ dự bữa tiệc do nhà Vua Thái Lan tổ chức. Ông ta đã cố giữ kín tin buồn với vẻ mặt bình thường đến mức bà Dorothy Martin vợ ông không hay biết gì, vẫn vui vẻ

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
dự tiệc chiêu đãi. Trước đó, người con trai ruột của G.Martin cũng bị chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Mỹ.
Năm 1967, sau một cuộc cãi nhau với Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dean Rust, G.Martin bị cách chức Đại sứ tại Bangkok. Nhưng chỉ một năm sau, người bạn cũ Richard Nixon trúng cử Tổng thống Mỹ đã phục hồi chức vụ cho G.Martin, đồng thời bổ nhiệm ông làm Đại sứ Mỹ tại RomeVới quan điểm chống cộng sản, Đại sứ G.Martin đã tổ chức thành công cuộc đảo chính nghị trường lật đổ chính quyền cánh tả Italy năm 1972. Khi đó, trong cuộc bầu cử quốc hội Italy, đại sứ quán Mỹ đã bí mật “bơm” tiền đến hàng ngàn USD cho đảng Dân chủ Thiên chúa giáo để giành chính quyền từ tay những người cộng sản Italy.
Sau nhiệm kỳ ở Rome, G.Martin dự định về nghỉ hưu đã mua một trang trại ở Tuscany. Nhưng giữa năm 1972, Henry Kissinger mời G.Martin làm Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Được tin này, vợ G.Martin không muốn chồng mình sang Việt Nam vì sợ đến nơi mà chính người con nuôi của họ đã thiệt mạng tại đó. Nhưng cuối cùng G.Martin đã đồng ý chức đại sứ Mỹ tại Sài Gòn vì chính H.Kissinger tiến cử và Tổng thống R.Nixon bổ nhiệm.
G.Martin coi cuộc chiến tranh Việt Nam không đơn thuần là cuộc chiến tranh về sự khác biệt ý thức hệ mà đặt cuộc chiến này trong cách nhìn thực dụng toàn cầu về sự cân bằng chiến lược giữa các siêu cường. G.Martin không đánh giá cao Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chỉ gặp người đứng đầu Chính quyền Sài Gòn mỗi tháng tối đa là hai lần.
Đại sứ G.Martin giao nhiệm vụ cho Al Francis – một trong những người tin cậy nhất của ông –chuẩn bị một kế hoạch di tản cho tình huống xấu khẩn cấp. Al Francis, khi đó là Tổng lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng, đã chuẩn bị một tài liệu 30 trang về các khả năng lựa chọn di tản. Trong đó quan trọng nhất là di tản bằng đường không thực hiện tại sân bay dưới sự bảo vệ của các đơn vị lính thủy quân lục chiến Mỹ. Bản kế hoạch di tản đã bị sửa đi sửa lại nhiều lần. Vào tháng 1/1975, bay về Washington D.C để nghỉ phép Francis không ngờ rằng chỉ vài tháng sau bản kế hoạch di tản của ông ta phát huy tác dụng. Sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, Al Francis cho biết, khi vạch kế hoạch ông ta không thể đoán trước hết được mọi điều. Ông ta hoàn toàn không ngờ rằng bản kế hoạch di tản chỉ để dự phòng của mình chẳng bao lâu sau lại được đưa ra áp dụng. Nhưng có điều khác cơ bản với nội dung bản kế hoạch di tản dự thảo là trực thăng Mỹ không chỉ chở người từ sân bay mà là từ nóc tòa nhà làm việc của Đại sứ G.Martin.
Kỳ 5: Vì sao Mỹ không ủng hộ Nguyễn Cao Kỳ đảo chính?
Sau khi Đà Nẵng thất thủ, một tuần tiếp theo các lực lượng quân đội và chính quyền Sài Gòn tháo chạy khỏi Nha Trang. Đến thời điểm này, tương quan lực lượng đã thay đổi nhanh chóng có lợi cho quân đội Bắc Việt.
Những người cộng sản đã bước lên con đường dẫn đến “thắng lợi hoàn toàn trong thời gian ngắn nhất có thể”. Thắng lợi cuối cùng của họ đã nằm trong tầm với một cách dễ dàng.Như vậy, chỉ trong thời gian chưa đầy một tháng, 150.000 binh lính, dân binh của chính quyềnSài Gòn đã bị giải tán, bỏ rơi, hoặc bị tiêu diệt. Trong đó, 16.000 lính chính qui quân đội Sài Gòn tháo chạy khỏi quân khu 1.
Ngoài ra, trong số 2 sư đoàn ở quân khu 2, chỉ còn lại hai trung đoàn và một lữ đoàn không vận đóng quân ở phía Tây Nha Trang là còn đủ sức chiến đấu. Chỉ trong một thời gian ngắn 15 tỉnh của chính quyền Sài Gòn đã lọt vào tay quân giải phóng cùng với vũ khí, thiết bị quân sự trị giá 1 tỷ USD bị phá hủy hoặc từ bỏ.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong số vũ khí, thiết bị chiến tranh này có gần 200 chiếc máy bay các loại bao gồm cả 12 chiếc máy bay chiến đấu F–5 còn nguyên trong hộp xốp. Bộ máy tình báo của chính quyền Sài Gòn tại các Quân khu 1 và 2 hoàn toàn bị xóa sổ.
Phía bên kia chiến tuyến, Bắc Việt có hơn 300.000 quân đã hoặc sắp di chuyển vào miền Nam để chuẩn bị cho trận tấn công cuối cùng. Đến đầu tháng 4/1975 ít nhất 18 sư đoàn của quân đội Bắc Việt đã tham chiến, 5 sư đoàn khác đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh vào Nam tăng cường.
Chỉ riêng trong tháng 4/1975, quân đội Bắc Việt đã tung vào chiến dịch này tổng cộng khoảng 30.000 quân chính qui các loại. Báo cáo đánh giá tình hình của CIA tại Sài Gòn gửi về Washington cho rằng tương quan lực lượng bộ binh giữa quân đội Sài Gòn và lực lượng cộng sản lúc này là 1 chọi 4, lợi thế nghiêng về phía quân đội Bắc Việt.
Khi xây dựng chiến lược “Nhẹ đầu nặng đuôi”, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu hy vọng lập được phòng tuyến phòng vệ vòng ngoài mở rộng từ Tây Ninh ở phía tây đến Nha Trang vùng duyên hải. Nhưng giờ đây khi quân đội Bắc Việt đã phá vỡ phòng tuyến này, thâm nhập sâu được vào Quân khu 2 thì rõ ràng chiến lược nói trên của Thiệu cần phải điều chỉnh.
Tướng Mỹ Weyand được giao nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề này giúp Thiệu. Weyand gợi ý rằng cần phải xây dựng một phòng tuyến mới mở rộng từ Xuân Lộc đến Phan Rang để bảo vệ Sài Gòn. Tổng thống Thiệu đang bí, không có sự lựa chọn nào tốt hơn bèn đồng ý ngay với đề nghị của tướng Weyand.
Ngày 3/4/1975, tại một cuộc họp với Đại sứ G.Martin và một số tướng Mỹ trong đó có Weyand, Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Mỹ cho máy bay B – 52 ném bom để chặn đường tiến quân của đối phương vào Sài Gòn. Cố vấn hậu cần Von Marbod trả lời ngay rằng điều này không thể được.
Sự phản ứng này của phía Mỹ khiến Thiệu rất ngạc nhiên như bị dội một gáo nước lạnh. Von Marbod cảm nhận được điều thất vọng này trên mặt Thiệu bèn nói thêm: Tuy nhiên, phía Mỹ có thể cung cấp cho quân đội Sài Gòn các loại vũ khí tối tân khác như bom phát quang “Daisy Cutter” và bom chùm CBU nhằm tăng cường sức mạnh cho không lực Việt Nam cộng hòa.
Triển khai kế hoạch này, Nguyễn Văn Thiệu giao cho tướng Nguyễn Văn Toàn - Tư lệnh Quân khu 3 chịu trách nhiệm bảo vệ Phan Rang. Tướng Toàn liền chỉ thị cho tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (bạn thân của Toàn, và là cựu Tư lệnh Quân khu 4 mới bị cách chức vì tham nhũng) xây dựng các căn cứ có sự tham gia của sư đoàn không vận.
Tướng Toàn cũng triển khai một lữ đoàn xe bọc thép cùng vài đơn vị biệt kích ở khu vực tây Quân khu 3 để tăng cường cho Sư đoàn 18 tại cửa ngõ then chốt Xuân Lộc...
Vào thời điểm này để cứu vãn tình hình Mỹ muốn thấy một cuộc cải tổ trong Nội các Nguyễn Văn Thiệu. Không phải nhằm loại bỏ Thiệu mà là mở rộng Nội các để đưa vào Chính phủ một số nhân vật ôn hòa, thậm chí có thể bao gồm một số nhân vật đối lập không cộng sản nhưng vô hại.
Mục đích là để trong trường hợp phải thương lượng với cộng sản thì đã có một lực lượng chính trị đứng sau chính phủ. Hai sĩ quan CIA Shackey và Caver được giao nhiệm vụ thăm dò quan điểm của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, người luôn tỏ ra ủng hộ Mỹ trong mọi trường hợp.
Lần này Khiêm cũng đồng ý hoàn toàn với các cố vấn Mỹ về việc cải tổ mở rộng nội các. Khiêm tới gặp Tổng thống Thiệu nói rằng trong khi lực lượng quân sự của chính quyền Sài Gòn còn tương đối mạnh đủ để mặc cả với đối phương thì nên chủ động đề nghị với phía Hà Nội một giải
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
pháp hòa bình. Thiệu chưa hiểu đầu đuôi ra sao nên lưỡng lự thì Thủ tướng Khiêm dọa sẽ từ chức nếu Tổng thống không tán thành. Cuối cùng Thiệu cũng chấp nhận cải tổ mở rộng nội các.
Trong khi đó, phe đối lập tiếp tục gây sức ép lên chính quyền Thiệu. Một ngày sau khi Nha Trang thất thủ, Thượng viện thông qua với 100% phiếu thuận một nghị quyết kêu gọi thành lập một chính phủ mới. Nguyễn Cao Kỳ cho rằng nếu chỉ kêu gọi như vậy thôi thì vô dụng, ông ta bắt đầu vận động một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Thiệu.
Do phe cánh trong không lực của ông ta không đủ mạnh, Kỳ đi tìm sự ủng hộ thêm của các bạn bè cũ trong quân đội như tướng Lê Minh Đảo - Tư lệnh Sư đoàn 18 bảo vệ Xuân Lộc. Tướng Đảo từ chối tham gia nếu không có sự ủng hộ của Bộ Tổng tham mưu liên quân.
Đến nước này, Nguyễn Cao Kỳ đành phải vận động Tổng tham mưu trưởng liên quân, tướng Cao Văn Viên tham gia. Tướng Kỳ gặp tướng Viên vào giữa trưa, trình bày quan điểm và đề nghị Viên ủng hộ. Tướng Viên tỏ ra thận trọng hứa sẽ trả lời Kỳ trong một vài ngày tới.
Từ giã Kỳ, ngay chiều hôm đó Cao Văn Viên đến gặp Thủ tướng Khiêm thông báo với ông ta nội dung mà Kỳ đã trao đổi. Tổng tham mưu trưởng liên quân đề nghị Thủ tướng cho kiểm tra xem người Mỹ có đứng sau âm mưu đảo chính của Nguyễn Cao Kỳ hay không? Trần Thiện Khiêm liền hỏi Thomas Polgar - Chỉ huy trưởng CIA thì được trả lời một cách rõ ràng là Mỹ không ủng hộ một cuộc đảo chính do Nguyễn Cao Kỳ và cộng sự của ông ta tổ chức. Lý do là cả Nguyễn
Cao Kỳ và những người cùng âm mưu làm đảo chính với ông ta chẳng ai có lập trường ôn hòa hoặc trung dung để có thể thương lượng với Hà Nội.
Trong khi đó, từ một nguồn tin ở Học viện quân sự Thủ Đức, em họ của Nguyễn Văn Thiệu là Hoàng Đức Nhã biết việc Kỳ đến vận động tướng Đảo làm đảo chính. Nhã báo điều này cho Tổng thống Thiệu. Ngay hôm sau, Nguyễn Văn Thiệu lên truyền hình quốc gia công bố một cuộc “làm sạch ngôi nhà chính phủ” mà không cần tham khảo Thủ tướng Trần Thiện Khiêm.
Việc làm của Thiệu khiến Khiêm khó chịu liền xin từ chức. Không ngờ Thiệu chấp nhận ngay tức khắc sự từ chức của Khiêm. Trong cuộc cải tổ Nội các của Thiệu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Bá Cẩn được bổ nhiệm làm Thủ tướng của một chính phủ mới “chiến tranh và liên minh dân tộc”;Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn kiêm thêm chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Kỳ 6:Những toan tính quanh “con bài” Nguyễn Văn Thiệu
Rạng sáng ngày 8/4, không khí chiến sự khu vực quanh Sài Gòn trở nên nóng bỏng. Quânđội Bắc Việt đã nã pháo vào thị trấn phía Nam Biên Hòa.
Lực lượng đặc công tấn công Học viện quân sự Thủ Đức chỉ cách Sài Gòn hơn 10 km. Trong 3 ngày liên tiếp, các đơn vị thuộc 3 sư đoàn quân đội Bắc Việt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long liên tục mở các đợt tấn công vào quốc lộ số 4.
Đầu giờ làm việc buổi sáng ngày 8/4 bỗng có tiếng máy bay phản lực gầm trên trời Sài Gòn một cách bất thường. Tiếp theo là những tiếng nổ đinh tai từ phía Dinh Tổng thống. Sau một hồi bối rối, các thông tin được báo về ĐSQ Mỹ nói rằng một chiếc máy bay A–37 lạ đã ném bom vào Dinh Tổng thống Thiệu rồi biến mất.
Một nguồn tin tình báo sau đó cho biết, chiều hôm trước một chỉ huy của phi đoàn 23 không quân chiến thuật tại Tân Sơn Nhất đã lôi kéo hai sĩ quan tham gia ném bom Dinh Tổng thống.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Người chỉ huy này tỏ cho thấy ông ta là người của tư lệnh không quân Nguyễn Cao Kỳ. ĐSQ Mỹ liền phái tướng Timmes đến nhà tướng Kỳ ở Tân Sơn Nhất để kiểm tra nguồn tin. Kỳ khẳng định ông ta không liên quan gì đến vụ ném bom vừa qua.
Mãi sau này khi “Đài phát thanh giải phóng” loan tin rằng sĩ quan không lực Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Thành Trung đã thực hiện cuộc ném bom nói trên mọi người mới vỡ lẽ.
Trong khi đó, các nguồn tin khác của CIA thì cho rằng Nguyễn Thành Trung chỉ là một phi công cố lấy lòng Kỳ mà hành động như vậy. Nhưng cho dù bất kỳ ai đứng đằng sau vụ ném bom với động cơ gì đi chăng nữa thì việc để xảy ra sự kiện đó cũng chứng tỏ việc phòng thủ của Sài Gòn yếu kém đến mức nào.
Sau sự kiện Nguyễn Thành Trung, trong ĐSQ Mỹ có cuộc tranh luận về tương lai của Sài Gòn.Hầu hết các nhân vật chủ chốt đều nhất trí với nhận định của Chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar rằng chính quyền Sài Gòn đã thất bại.
Đại sứ Graham Martin và Thomas Polgar có cùng quan điểm cho rằng chỉ có giải pháp thương lượng chứ không phải là quân sự mới là chìa khóa cho tương lai của Sài Gòn. Martin và Polgar đều căn cứ vào tuyên bố hôm 2/4 của Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời(CMLT) Cộng hòa miền Nam Việt Nam nói rằng chính phủ của bà có thể chấp nhận đàm phánvới Sài Gòn nếu Thiệu từ chức.Sau đó, các phát ngôn viên của Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt NamStockholm và các thủ đô châu Âu khác đều nhắc lại lập trường này. Khoảng trung tuần tháng 4/1975, các dấuhiệu thất bại của chính quyền Sài Gòn đã rõ dần.
Điều này tác động mạnh lên ban lãnh đạo chính quyền Sài Gòn tạo nên sức ép đòi Tổng thống Thiệu phải từ chức. Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm là một trong những người đi đầu trong việc vận động loại bỏ Thiệu.
Ông Khiêm tìm gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn để thuyết phục rằng Thiệu phải từ bỏ chức Tổng thống vì tương lai của đất nước. Đôn là kẻ cơ hội nên việc gì cũng cần phải thuyết phục, đặc biệt là những điều chống lại Thiệu.
Thực ra Trần Thiện Khiêm không phải là người đầu tiên đến thuyết phục Đôn lật đổ Tổng thống Thiệu. Trước đó, ngày 1/ 4 trong một chuyến đi nghỉ ở nước ngoài rồi dừng chân tại Paris, đại diện Chính phủ Pháp đã chủ động gặp và mời Trần Văn Đôn vào Điện Elysee để gặp Thủ tướng Pháp lúc đó là Jacques Chirac.
Sau này, Trần Văn Đôn kể lại rằng ông Jacques Chirac khi ấy nói nói với Đôn chính quyền Sài Gòn đã thất bại. Ba cường quốc lớn đã đi đến một thỏa thuận rằng Sài Gòn phải được trao cho Hà Nội.
Trước khi rời Paris, Đôn đã chủ động tiếp xúc riêng với phái đoàn của Chính phủ CMLT Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở đó. Ông ta còn gặp với cựu hoàng Bảo Đại sống lưu vong tại Pháp.Thời điểm đó một số người “mơ mộng” vẫn tin rằng Bảo Đại có thể đóng vai trò cầu nối giữa chính quyền Sài Gòn và những người cách mạng.
Vài ngày sau, khi đã trở về Sài Gòn, Trần Văn Đôn nhờ một người bạn cũ thiết lập kênh liên lạc bí mật giữa ông ta và những người cộng sản nằm vùng. Tiếp đó, Đôn đến gặp Thiệu để báo cáo lại những gì Thủ tướng Pháp J.Chirac đã nói với ông ta ở Paris. Tất nhiên Nguyễn Văn Thiệu không tin, thậm chí còn cả quyết rằng người Pháp nói dối.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhưng chiều ngày 5/4, Trần Văn Đôn nhận được cú điện thoại đường dài từ văn phòng Thủ tướng J.Chirac ở Paris nhắc rằng chỉ còn 3 ngày nữa là hết thời hạn mà Hà Nội đặt ra cho cuộc thương lượng. Biết không thể làm lay chuyển Thiệu, Trần Văn Đôn cho rằng một giải pháp hòa bình là rất khó.
Tuy nhiên, sau khi gặp cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đôn cũng nhất trí rằng Tổng thống Thiệu cần phải ra đi.Nhân vật mà Khiêm và Đôn có chung quan điểm rằng có thể thay thế Tổng thống Thiệu không ai khác là tướng Dương Văn Minh. Năm 1963, cả Khiêm và Đôn đã từng ủng hộ Minh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Giờ đây, những kẻ trong cái liên minh cũ này lại âm mưu lật đổ một kẻ độc tài khác mà họ cho là không còn tác dụng nữa.
Nhiều năm qua, với bản tính thiếu quyết đoán, Dương Văn Minh bị coi là nhân vật cổ hủ trong giới chính trị ở Sài Gòn. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc đảo chính Diệm năm 1963, Minh bị cánh tướng lĩnh trẻ tuổi hơn lật đổ. Chính người Mỹ cũng quay lưng lại với Dương Văn Minh để đi tìm kiếm người khác có thể giúp Washington thực hiện được chiến lược của họ ở Việt Nam.
Riêng tướng Charles Timmes của CIA thi thoảng có gặp Minh trong các trận đấu tennis ở trung tâm thể thao. Giờ đây, trước việc các quân khu 1 và 2 thất thủ, Dương Văn Minh lại nổi lên như là một nhân vật thích hợp cho giải pháp thương lượng với Hà Nội. Bản thân Dương Văn Minh cũng tự cho mình là người phù hợp với vai trò mà nhiều người muốn ông ta đảm nhiệm.
Sau khi biết Trần Văn Đôn đã có các cuộc trao đổi với Thủ tướng Pháp Jacques Chirac, Minh tìm cách thu hút sự chú ý của Paris về phía mình. Ông ta liền đưa ra tuyên bố công khai rằng Pháp có một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm một giải pháp cho tình hình miền Nam Việt Nam.Người Pháp lập tức bị hút theo “mồi” câu nhử của Minh.
Đúng vào ngày cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn gặp nhau để thống nhất quan điểm lật đổ Tổng thống Thiệu thì Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon đã có cuộc gặp bí mật với Dương Văn Minh.
Kỳ 7: Tiểu xảo “rọi đèn pha” và tham vọng của Pháp
Vài ngày sau khi bí mật gặp Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon, tướng Dương Văn Minh mời cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tới biệt thự riêng của mình. Tại đây, Dương Văn Minh nói với Khiêm rằng Pháp đã coi Minh là người thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và là người có thể hòa giải được với Hà Nội.
Minh đề nghị Khiêm ủng hộ. Cuối cuộc nói chuyện, Trần Thiện Khiêm đã bày tỏ sự ủng hộ và hứa giúp đỡ Minh đến cùng. Cả Dương Văn Minh và Khiêm không hề biết rằng cuộc nói chuyện của họ bị CIA bí mật theo dõi.
Các điệp viên CIA đã báo cáo đầy đủ về Đại sứ quán Mỹ mọi diễn biến liên quan đến âm mưu phế truất Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Các thông tin mật liên quan đến các toan tính xung quanh Thiệu được báo về ĐSQ Mỹ ngày càng nhiều, củng cố thêm quan điểm của Đại sứ Graham Martin và chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar rằng thương lượng với Hà Nội là giải pháp tốt nhất.
Việc phế truất Thiệu không phải do Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm nghĩ ra mà đúng hơn là người Pháp đã khởi xướng và thúc đẩy cho điều đó trở thành hiện thực.
Kể từ khi Thủ tướng Jacques Chirac gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn tại Paris, người Pháp luôn là động lực đằng sau việc tìm kiếm một giải pháp chính trị vào phút chót. Paris hy vọng với tình hình Sài Gòn cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1975, nếu các nhà
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
ngoại giao Pháp nhanh chân rất có thể chiến tranh Việt Nam được kết thúc theo hướng có lợi cho Pháp.
Mục tiêu mà người Pháp tự đặt ra là thúc đẩy tình hình để Việt Nam trở lại thời kỳ bị phân chia thành 3 miền Bắc, Trung và Nam Kỳ trước đây. Kể từ khi Đà Nẵng thất thủ, tại Hà Nội, Paris và Sài Gòn người Pháp ráo riết mở các cuộc gặp gỡ bí mật với các bên liên quan với tham vọng đạt được các mục tiêu “chiến lược 4 gọng kìm”.
Theo chiến lược này, “4 gọng kìm” là:
1- Phải thuyết phục để Hà Nội chấp nhận kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. 
2- Đối với Nguyễn Văn Thiệu, phải khiến ông ta chấp nhận từ chức. 
3-Với Mỹ, làm sao để họ hiểu rằng tình hình đã đến mức chỉ còn một giải pháp duy nhất là đồng ý để cho Pháp đứng ra làm trung gian. 
4- Còn với Dương Văn Minh, cần thuyết phục để ông ta chấp nhận là người thay thế vào vị trí của Tổng thống Thiệu.
Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon chỉ có 2 điều đam mê, đó là vận động ngoại giao và săn bắn. Nhậm chức Đại sứ tại Sài Gòn mới được hơn một năm nhưng ông Merillon đã khiến mọi người phải khâm phục tiểu xảo “chiếu rọi đèn pha” sở trường của ông trong hai lĩnh vực nói trên.
Khi đi săn đêm, đầu tiên Merillon tìm cách làm lóa mắt con thú bằng cách chiếu rọi đèn pha thẳng vào mắt hoang thú. Bị chiếu đèn pha bất ngờ, con thú nào cũng chỉ còn biết đứng im nhìn chằm chằm vào nguồn sáng. Đó là lúc tốt nhất cho người đi săn nổ súng.
Trong hoạt động ngoại giao ở Sài Gòn những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, Đại sứ Merillon cũng áp dụng “tiểu xảo chiếu rọi đèn pha” một cách diệu nghệ.
Trong tuần đầu tiên của tháng 4/1975, Đại sứ Merillon tìm cách áp dụng chiến thuật tiểu xảo này đối với Hoàng Đức Nhã - em họ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi phân tích về tình hình cho phép thúc đẩy giải pháp chia cắt Việt Nam thành 3 vùng như đã từng một thời tồn tại trong lịch sử, Merillon thúc giục Nhã ủng hộ.
Bằng vẻ mặt không hề có biểu hiện nào của sự mỉa mai, Merillon dẫn ra ví dụ năm 1940 nhờ việc quân đội Pháp thương lượng với Đức phát xít mà nước Pháp tránh được sự tàn phá của Đức. Nghe điều này, Hoàng Đức Nhã vô cùng tức giận, buông ra những lời khiếm nhã đối với Đại sứ Merillon: “Ông điên rồi sao? Đó là một kế hoạch lố bịch”.
Nhưng Đại sứ Merillon không hề thất vọng. Vài ngày sau, ông ta lại dùng “tiểu xảo rọi đèn pha”vào “con mồi” xa hơn. “Con mồi” lần này chính là Đại sứ Mỹ Graham Martin.Nhà riêng của Đại sứ Merillon tại Sài Gòn ở liền kề tòa nhà ĐSQ Mỹ. Điều này cho phép Merillon ghé thăm Đại sứ Martin bất cứ lúc nào trong ngày để cùng nhau chia sẻ các ý tưởng bên tách cà phê.
Mỗi lần như vậy, Merillon đều cố gắng làm cho Martin hiểu rằng chưa có sự đảm bảo chắc chắn nào rằng Bắc Việt Nam chấp nhận giải pháp kết thúc chiến tranh bằng thương lượng. Nhưng cứ thử cố làm xem, điều đó có hại gì đâu.
Phản ứng lúc đầu của Đại sứ Martin là không nhất trí với các phân tích và quan điểm của Merillon. Vì trước đó, Martin và Ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã từng thống nhất quan điểm với nhau rằng bất cứ một sự thay đổi nào đối với ban lãnh đạo ở Sài Gòn thì cũng phải được thực hiện một cách hợp pháp.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Làm như thế cốt để giữ được sự ổn định và tối đa hóa cơ hội thương lượng giữa người kế nhiệm Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và những người Cộng sản. Mặc dù vậy, Đại sứ Martin cũng không bác bỏ hoàn toàn ý tưởng của Pháp. Đại sứ Mỹ vẫn giữ cầu bằng cách để ngỏ mọi khả năng thảo luận tiếp với Merillon.
Nhằm tránh các cặp mắt tò mò soi mói, Đại sứ Martin bảo cấp dưới đục tường ĐSQ Mỹ để mở một lối thông sang nhà riêng Đại sứ Pháp Merillon. Ngoài ra, Martin còn cho nối một đường dây điện thoại bí mật với người đồng nghiệp Pháp để có thể trao đổi kín bất cứ lúc nào. Bên phía nhà riêng của mình ông Merillon lắp một điện thoại trong nhà tắm dành riêng cho ông ở cách xa nơi làm việc cốt để tránh tai mắt của các nhân viên và thư ký người Việt phục vụ trong khuôn viên.
Mỗi khi cần trao đổi riêng với người đồng nghiệp Mỹ, Đại sứ Merillon đều phải ra nhà tắm để traođổi qua điện thoại.Các cuộc trao đổi như vậy diễn ra nhiều lần trong một ngày khiến ông Merillon cứ phải liên tục ra nhà tắm. Mỗi lần ra nhà tắm ông Merillon đều nói dối là đi vệ sinh. Các nhân viên giúp việc và thư ký cho Đại sứ Merillon nghe vậy đều tin là ông bị đau bụng nên tỏ ra rất lo ngại cho sức khỏe của ngài Đại sứ của họ.
Kỳ 8: Tổng thống Thiệu cướp ngân khố quốc gia
Trước sự tiến quân mạnh mẽ của quân đội Bắc Việt, Tổng thống Pháp lúc đó là Valery Giscard
d’Estaing tỏ ra quá sốt ruột đã trực tiếp điện thoại cho Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Nguyễn
Văn Thiệu để thúc giục “hòa hợp dân tộc”.

Tổng thống Valery Giscard d’Estaing không ngờ sự phản ứng của Thiệu lại hoàn toàn trái với sự
chờ đợi và mong muốn của Pháp. Thiệu chẳng những không khuất phục trước sức ép từ phía
Paris mà còn phản đối quyết liệt, ra lệnh ngừng mọi tiếp xúc của Chính quyền Sài Gòn với Pháp
cho đến khi nào ông Valery Giscard d’Estaing rút lại lời nói của mình. Tình thế này hoàn toàn bất
lợi cho Đại sứ Jean Marie Merillon vì không vào được Dinh Tổng thống thì làm sao mà thuyết
phục được Thiệu từ chức để thành lập một chính quyền phi cộng sản ở Nam Việt Nam?

Để giành lại thế chủ động, Đại sứ Merillon áp dụng một chiến thuật mới nhưng ít hy vọng. Thông
qua những người bạn Việt Nam và các mối quan hệ khác, Đại sứ Pháp loan truyền một tin thất
thiệt rằng do sự chậm trễ của Thiệu, Hà Nội đã hết kiên nhẫn và quyết định tấn công thẳng vào
Sài Gòn. Tin thất thiệt này nào ngờ lại gây nên sự hoảng loạn thực sự đối với Đại sứ quán Mỹ và
Bộ chỉ huy tối cao quân đội Sài Gòn. Sau đó, Đại sứ Merillon thừa nhận với các sĩ quan CIA rằng
chính ông đã bịa ra rồi gieo rắc cái tin thất thiệt nói trên. Mặc dù vậy, trò dại dột này vẫn để lại
một hậu quả vô cùng tai hại. Mỗi khi có tin báo cho ĐSQ Mỹ về kế hoạch tấn công vào Sài Gòn
của quân đội Bắc Việt, các chuyên gia xử lý tin lại lắc đầu nói rằng: “Chẳng qua lại chỉ là việc
Pháp tung tin để dọa Thiệu ép ông ta từ chức thôi mà”.

Tình hình ở Campuchia xấu đi nhanh chóng. Đại sứ quán Mỹ nhận được điện từ Washington
yêu cầu thực hiện một chương trình sơ tán đặc biệt dành cho một số người Mỹ và Việt Nam ra
khỏi Sài Gòn cùng với các tài liệu quan trọng. Đại sứ Martin chỉ thị việc này phải giữ tuyệt đối bí
mật để tránh gây ra tâm lý hoảng loạn. Những đối tượng được lựa chọn chở bằng máy bay ra
nước ngoài trước hết gồm những người có quan hệ thân thiết với Mỹ, đặc biệt là những người
trong số đó nhưng lại không có giấy xuất cảnh do Chính quyền Sài Gòn cấp hoặc nếu xuất cảnh
công khai có thể gây tác động xấu đến tinh thần dân chúng.

Chuyến máy bay đầu tiên rời Sài Gòn đi Thái Lan theo chương trình này bí mật nói trên chở 143
hành khách đặc biệt hầu hết là phụ nữ và trẻ em cùng với các nhân viên kỹ thuật do CIA đào tạo
làm việc trong Bộ Quốc phòng của Thiệu. Ngoài ra một chiếc máy bay vận tải quân sự C–141
chở đầy tài liệu đã bí mật bay ra nước ngoài. Tưởng chương trình sơ tán sớm của Mỹ được giữ
kín tuyệt đối, nào ngờ trong một bữa tiệc do vợ chồng cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tổ chức
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
ở nhà riêng tối 17/4, sau khi đã dùng đến món thứ 5 bà chủ nhà cổ đeo đầy đồ trang sức bỗng
ôm mặt khóc nức nở. Tướng CIA Charles Timmes chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao thì bà Khiêm đã
nói toáng lên rằng Mỹ đang bí mật di tản người của mình ra khỏi Sài Gòn. Bà xin phía Mỹ cho
phép bản thân và gia đình bà cũng được di tản ngay. Trần Thiện Khiêm lúc đến bên Timmes nói
rằng ít có khả năng Thiệu tự nguyện từ chức. Trong khi đó lại không có bằng chứng rõ ràng nào
về việc Hà Nội thuận lòng thương lượng với tướng Dương Văn Minh. Còn tướng Kỳ thì lại đang
dọa sẽ tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ Thiệu. Vì thế, Khiêm hy vọng rằng khi tình huống xấu
cần phải di tản xảy ra thì tướng Charles Timmes đừng quên “những người bạn” Việt Nam của
mình.

Các tin thất bại từ chiến trường dồn dập báo về khiến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã bắt
đầu cảm nhận thấy sự sụp đổ của Chính quyền Sài Gòn là khó tránh khỏi. Rạng sáng 18/4, lực
lượng đặc công quân đội Bắc Việt đã tấn công trạm radar Phú Lâm ở ngoại ô Sài Gòn. Điều này
chứng tỏ chiến tranh đã lan đến tận cửa ngõ thành phố. Chừng một giờ sau, tướng Nguyễn Văn
Toàn chỉ huy quân khu 3 bay từ Biên Hòa vào để nói với Thiệu rằng trên thực tế quân đội Sài
Gòn đã thua trận. Biên Hòa không thể giữ được quá 3 ngày nữa. Toàn cũng khẳng định rằng
Phan Rang đã thất thủ và tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã bị quân giải phóng bắt. Một số binh lính
quân đội Sài Gòn bại trận trong cơn tức giận và tuyệt vọng đã dùng xe ủi phá cả phần mộ tổ tiên
Tổng thống Thiệu ở ngoại ô Phan Rang.

Cũng trong buổi sáng hôm đó, một nhóm người tự xưng là phe ôn hòa và đối lập liên hệ được
với Tổng thống, cảnh báo rằng thời gian dành cho Thiệu đã hết. Những người này yêu cầu Thiệu
từ chức trong vòng 6 ngày, nếu không sẽ phải trả giá đắt. Ngay sau đó, Thiệu ra lệnh bắt giam
một số tướng lĩnh quân sự những người mà theo ông ta là phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại
của quân đội Sài Gòn vài tuần qua. Tướng Phạm Văn Phú đang bị ốm trong tình trạng gần hôn
mê tại trung tâm chữa lao ở ngoại ô Sài Gòn cũng bị bắt tống giam. Tướng Ngô Quang Trưởng
tuy chưa bị bắt nhưng bị coi là kẻ đồng phạm với Phú dẫn đến thất bại thảm hại. Sau này khi
tướng CIA Timmes tới gặp Trưởng tại một quân y viện, vị tư lệnh quân khu 1 ôm mặt khóc nức
nở đổ lỗi cho Thiệu đã thay đổi kế hoạch hành quân luôn xoành xoạch dẫn đến việc mất quân
khu 1.

Ngay từ đầu tháng 4, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã linh cảm thấy điều chẳng lành sắp đến
với mình. Sức ép từ nguy cơ bị đảo chính và sự tiến quân mạnh mẽ của quân đội Bắc Việt ngày
càng tăng,Thiệu bắt đầu nghĩ tới việc tẩu tán tài sản của gia đình và biển thủ ngân khố quốc gia.
Ngày 2 và 3/4, Thiệu chuyển phần lớn tiền, vàng, đồ dùng quí hiếm của gia đình sang Đài Loan
Canada. Nhưng còn 16 tấn vàng tương đương 220 triệu USD là phần lớn ngân khố quốc gia
Chính quyền Sài Gòn thì vẫn chưa được “xuất cảnh”. Lúc đầu Thiệu định chuyển toàn bộ số
vàng nói trên vào Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank of International Settlements) có trụ sở tại
Basel (Thụy Sĩ) để sử dụng riêng. Tại ngân hàng này, Chính quyền Sài Gòn đã gửi số vàng lớn
tương đương 5 triệu USD. Thiệu nói với cấp dưới của mình rằng đó là số vàng ký quĩ đối với các
khoản vay để mua sắm thiết bị cho quân đội. Tuy nhiên, vài ngày trước khi việc giao (Tiếp theo
trang 13)

dịch ngân hàng của vụ cướp ngân khố quốc gia này được hoàn tất, CIA trong ĐSQ Mỹ biết được
ý đồ của Thiệu. Một nhân viên của Đại sứ Martin đã cố tình cung cấp thông tin về sự vụ ra cho
báo chí. Khi dư luận rộ lên, Thiệu đành phải hủy kế hoạch ban đầu của mình đối với 16 tấn vàng.
Các máy bay mà Thiệu đã đàm phán thuê chở số vàng nói trên ra nước ngoài đành phải hủy vì
sợ dư luận. Đúng lúc đó, Đại sứ Mỹ Graham Martin quyết định vào cuộc. Ông Martin tìm đến
Thiệu và gợi ý rằng thay vì chuyển số vàng nói trên sang Thụy Sĩ thì Tổng thống Thiệu hãy
chuyển sang New York để gửi vào nhà băng Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve Bank of New
York). Trong lúc bối rối, Thiệu đồng ý ngay gợi ý của Martin. Ngày 16/4, ĐSQ Mỹ tại Sài Gòn điện
cho Washington đề nghị cho một chuyến bay quân sự đặc biệt sang Sài Gòn để chở 16 tấn vàng
nói trên về New York.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tổng thống Thiệu không phải là người duy nhất trong Chính quyền Sài Gòn tẩu tán sớm tài sản
ra nước ngoài. Cùng trong ngày 16/4, cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cũng đã chở gần như
toàn bộ tài sản quí hiếm của gia đình ra nước ngoài. Còn Đại sứ của Chính quyền Sài Gòn tại
Washington thì sau khi nghe tin Đà Nẵng thất thủ đã bảo vợ mình đi tìm mua nhà để cư trú lâu
dài tại bang Maryland.

Kỳ 9: Cuộc từ chức đầy kịch tính của Tổng thống Thiệu

Sáng 20/4/1975, Đại sứ Mỹ Graham Martin lái xe hơi tới Dinh Tổng thống để gặp Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu. Martin vừa đến nơi thì cũng là lúc Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon ở trong
đó đi ra.

Té ra Merillon cũng tới gặp Thiệu với cùng nội dung, cùng mục đích như Đại sứ Mỹ. Martin nói
với Tổng thống Thiệu rằng theo những thông tin mới nhất về cả tình hình quân sự trên chiến
trường lẫn đánh giá của các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự thì việc Hà Nội sắp tiến vào Sài
Gòn là điều không tránh khỏi. Trong tình hình đó, dù Sài Gòn có quyết tâm phòng thủ cao đến
đâu và tài nghệ đến mức nào cũng khó mà trụ được quá ba tuần.

Theo quan điểm của Martin thì Hà Nội muốn tiếp quản một thành phố Sài Gòn còn nguyên vẹn
chứ không phải là một đống đổ nát. Tất nhiên nếu không có động thái nào đi tới thương lượng thì
không tránh khỏi cảnh đổ nát. Nghe nói vậy, Tổng thống Thiệu hỏi về khả năng Mỹ bổ sung viện
trợ quân sự cho Sài Gòn? Martin trả lời với tư cách cá nhân một người đã từng nhiều năm
nghiên cứu tình hình Việt Nam và Đông Nam á rằng điều đó là không thể được.

Sau khi gặp Tổng thống Thiệu trở về ĐSQ, Đại sứ Martin thảo ngay một bức điện gửi cho Ngoại
trưởng Mỹ Kissinger, nói rằng Thiệu có thể từ chức trong vài ba ngày tới.

Rạng sáng 21/4, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Bắc Việt, phòng tuyến cuối cùng tại
Xuân Lộc bị sụp đổ. Tiểu đoàn cuối cùng trong số 4 tiểu đoàn còn sót lại của sư đoàn 18 quân
đội Sài Gòn được máy bay trực thăng chở ra ngoài. Trong số các tướng lĩnh thoát chết có cả
tướng Lê Minh Đảo được bới ra từ đống đổ nát.

Sau đó chừng một tiếng đồng hồ, Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn triệu tập một cuộc họp
khẩn cấp với các lực lượng trung gian ở Sài Gòn nhằm tạo ra một liên minh không chính thức
chống lại Tổng thống Thiệu. Nhân vật quan trọng nhất mà tướng Đôn mời được để tham gia liên
minh này là tướng Cao Văn Viên.

Ông này tin rằng quân đội Sài Gòn không còn hy vọng giành thắng lợi nên đã buông súng. Đúng
lúc tướng Viên đang bối rối thì Trần Văn Đôn tới đề nghị tìm một giải pháp cho hòa bình. Đôn
nói cách duy nhất còn lại là phải loại bỏ Thiệu và thay vào vị trí đó là một người khác, nếu được
Dương Văn Minh nhận lời là tốt nhất. Tướng Minh là người có thể thương lượng được với phía
bên kia.

Nghe Đôn nói vậy, tướng Cao Văn Viên nhận lời ngay. Được Viên ủng hộ, Trần Văn Đôn dễ bề
thu hút thêm các nhân vật quan trọng khác trong Nội các của Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn tham
gia liên minh chống Tổng thống Thiệu. Trong số này có cả các nhân vật cộm cán như Thủ tướng
Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hào. Liên minh này đã đủ sức mạnh để ngày hôm sau
chính thức kêu gọi Thiệu từ chức. Nếu Thiệu từ chối, những kẻ trong liên minh sẽ lật đổ Tổng
thống bằng vũ lực.

Bộ trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn và phe cánh của ông ta không thể ngờ rằng Thiệu đã đi
vài nước cờ trước khi nhóm này hành động. Thiệu đã quyết định không để cho đối thủ chính trị
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
có được niềm vui “thu nhặt thi thể” mình. Thiệu đã quyết định tự nguyện từ chức ngay cốt để cho
bọn Đôn cắn xé nhau.

Gần trưa ngày 21/4/1975, Thiệu triệu tập cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Phó Tổng thống
Trần Văn Hương tới Dinh Tổng thống để thông báo ý định từ chức của mình. Tổng thống nói với
hai người này rằng ông dự định sẽ công bố việc từ chức chính thức vào tối 21/4.

Sau khi kể lại chuyện cả Đại sứ Mỹ Martin và Đại sứ Pháp Merillon đến Dinh Tổng thống ngày
hôm trước đó, Tổng thống Thiệu nhấn mạnh rằng cả hai nhà ngoại giao Pháp, Mỹ đều không
khuyên ông từ chức. Thiệu cho biết sở dĩ ông quyết định từ chức là vì tình hình quân sự trở nên
vô vọng. Nếu cứ tiếp tục giữ chiếc ghế tổng thống thì chẳng đạt được mục đích gì, thậm chí lại
có thể cản trở một giải pháp thương lượng.

Cả Khiêm và Hương đều đồng ý với quyết định của Tổng thống. Thiệu liền đề đạt một nguyện
vọng duy nhất của mình là việc chuyển giao quyền lực phải được thực hiện theo đúng pháp luật
nhằm tránh gây ra một sự hỗn loạn. Ngoài Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Thiệu không cho
biết ai là người có nhiều khả năng sẽ kế nhiệm mình. Không ai biết trong nước cờ của mình,
Thiệu có chơi tay trên bổ nhiệm kẻ thù cũ của ông ta là Dương Văn Minh làm Tổng thống mới
hay không?

Khi nói những điều tâm sự thầm kín với Khiêm và Hương, Thiệu hoàn toàn không ngờ rằng toàn
bộ cuộc trao đổi này đã bị CIA đặt máy nghe trộm, ghi được rõ từng lời của Thiệu. Tại ĐSQ Mỹ,
chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar thông báo ngày “tin sốt dẻo” nói trên cho các nhân viên liên
quan. Polgar nói: Không cần phải lo cho tình huống quân sự nữa. Phải chuyển ngay sang tình
huống chính trị liên hợp.

Sau đó, Polgar thông báo ngay cho các nhà ngoại giao Pháp và Hungary biết việc Thiệu đang
chờ để từ chức. Khoảng giữa buổi chiều hôm đó, Polgar cử tướng tình báo Timmes đi gặp tướng
Dương Văn Minh. Timmes nói với Minh rằng nếu ông nhận lời kế nhiệm Thiệu để đối thoại với
Hà Nội thì Mỹ sẽ gạt Trần Văn Hương ra ngoài luôn.

Dương Văn Minh gật đầu nhận lời đề nghị của Timmes đồng thời bày tỏ tin tưởng ông ta có thể
thương lượng được với phía Hà Nội. Minh nói ông ta muốn cử một đại diện đi Paris để mở các
cuộc thảo luận ngay tức khắc. Nghe nói vậy, tướng Timmes liền mở cặp khoá số lấy ra một tập
đô la Mỹ, đưa cho Minh 1.000 USD để chi phí đi lại. Sau này Minh không dùng đến số tiền nói
trên nhưng cũng không trả lại cho Polgar.

Ngày 21/4, đúng 7 giờ 30 tối (giờ Sài Gòn), Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài phát biểu dài
khoảng hai giờ đồng hồ với quốc dân và trước khoảng 200 quan chức chính quyền Sài Gòn tại
Dinh Tổng thống. Trong diễn văn này, Thiệu tự kể công trạng của mình và những khó khăn của
chính quyền Sài Gòn trước việc Mỹ từ chối cấp bổ sung viện trợ quân sự.

Cuối bài diễn văn, Thiệu bỗng nghẹn ngào, rơi lệ công bố quyết định từ chức của mình đồng thời
trao chính quyền Sài Gòn cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương điều hành. Thiệu nói: Giờ đây
một nửa miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay Bắc Việt, “vì lợi ích của nhân dân” ông ta thuận lòng
hy sinh thân mình.

Tổng thống Thiệu vừa kết thúc bài diễn văn, tướng Cao Văn Viên liền lên đài phát thanh tuyên bố
ngắn gọn rằng quân đội của ông ta sẽ tiếp tục chiến đấu “để bảo vệ Tổ quốc chống lại giặc ngoại
xâm”. Còn tại lễ nhậm chức Tổng thống mới, Trần Văn Hương - 71 tuổi, bị bệnh viêm gan và
mắt gần như mù hoàn toàn – thề sẽ đứng vững cho tới khi người lính cuối cùng của ông ta ngã
xuống hoặc “đất nước” bị mất.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kỳ 10: Hy vọng trong tuyệt vọng
Sau khi nhận được tin Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức, Ngoại
trưởng Mỹ Henry Kissinger gửi ngay cho Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin một bức điện
khẩn chỉ thị tiếp tục “tôn trọng” Thiệu.

Kissinger hứa sẽ giúp đỡ Thiệu rời khỏi Việt Nam, nhấn mạnh rằng Mỹ không tham gia bất cứ kế
hoạch nào của Pháp trong việc lật đổ Thiệu.

Giới chính trị Sài Gòn phản ứng trước việc Thiệu từ chức rất khác nhau, mức độ tùy thuộc vào
động cơ của mỗi người. Một số nhân vật chủ chốt trong Chính quyền Sài Gòn bày tỏ vui mừng vì
Thiệu từ chức là một cú đánh vào Mỹ.

Một số người khác, phần lớn là những sĩ quan trẻ tuổi tỏ ra bối rối vì theo họ Thiệu nên phải chịu
trách nhiệm về những sai lầm của mình. Trong khi đó, hầu như chẳng có ai tỏ ra hài lòng trước
việc Trần Văn Hương lên thay Thiệu làm tổng thống.

Dư luận chung về Hương là “già quá, hết đát”. Tuy nhiên, giới chính trị Sài Gòn lúc đó không
thống nhất được quan điểm về những bước đi tiếp theo sau khi Thiệu từ chức là gì. Một số
người vẫn còn một chút hy vọng ở một giải pháp thương lượng với Hà Nội.

Trong cuộc trò chuyện với các cộng sự hôm 22/4, Dương Văn Minh bày tỏ hy vọng có thể
thương lượng được với phía bên kia. Tại Paris, người phát ngôn của Minh đã công khai kêu gọi
ngừng bắn, nối lại cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, và cả việc thành lập một chính phủ “đại
diện chân chính”.

Trong sự tuyệt vọng, cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cũng nói với một người bạn CIA rằng ông
ta muốn lập ra một nội các mới trong đó bản thân Khiêm và tướng Cao Văn Viên sẽ là những
người vận động chính, Minh sẽ là Tổng thống. Mục đích là nhằm ngăn chặn cuộc tiến công của
Bắc Việt, câu thêm giờ cốt để củng cố lại tinh thần cho quân đội Sài Gòn.

Vấn đề ở đây là có ai trong số những nhân vật chính trị nói trên thực sự tin tưởng ở tính thực tiễn
của các lựa chọn nói trên hay không? Có trời biết. Thủ đoạn đã trở thành một yếu tố chính trong
giới chính trị Sài Gòn.

Trong khi một số người vẫn muốn theo đuổi giải pháp thương lượng, nhiều người chưa yên tâm
về Tư lệnh không quân Nguyễn Cao Kỳ có chịu “ngồi yên” hay không? Chỉ huy trưởng CIA tại Sài
Gòn Polgar liền cử tướng Timmes tới gặp Kỳ để thăm dò.

Cuộc gặp này của Timmes khác nào đổ dầu vào lửa. Lúc đầu thấy Timmes tới thăm mình, Kỳ đã
mừng thầm vì nghĩ rằng CIA đến để bàn về khả năng Kỳ sẽ lên làm Tổng thống thay Trần Văn
Hương. Nhưng khi nghe Timmes hỏi liệu có khả năng nào về một cuộc đảo chính chống lại
Dương Văn Minh hay không thì viên tư lệnh không quân hiểu ngay rằng người Mỹ đã chọn Minh
thay Hương chứ không phải là Kỳ.

Ông ta liền phàn nàn một cách cay độc về những sự không phù hợp của Dương Văn Minh vào
chức vụ đó, đồng thời đề nghị dành vị trí mới đó cho mình.

Trong khi đó người Pháp đang tranh thủ từng giây từng phút để can thiệp, vận động. Tham tán
chính trị của ĐSQ Pháp tại Sài Gòn Pierre Brochand liên tục gặp gỡ Dương Văn Minh để chỉ
đạo, khích lệ Minh đồng thời gạt bỏ mọi đối thủ của Minh. Sáng 22/4, được tin Trần Văn Đôn đã
có một vài thiết kế lờ mờ về người sẽ làm tổng thống thay Hương, Pierre Brochand liền tìm Đôn

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
để cảnh báo ông ta rằng chỉ có Dương Văn Minh mới là người mà Hà Nội có thể chấp nhận
được.

Cuối buổi chiều hôm đó, Đôn tới ĐSQ Mỹ để báo cho Đại sứ Martin về ý định nói trên của người
Pháp. Martin lúc đó vẫn còn đang bối rối tìm cách duy trì mọi thay đổi nhân sự của chính quyền
Sài Gòn được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.

Do vậy Marin muốn giữ Trần Văn Hương ở vị trí Tổng thống trong một thời gian nhất định. Nếu
trong trường hợp không thể giữ được như vậy thì người thay Hương phải là Chủ tịch Thượng
viện Trần Văn Lắm chứ không phải là ai khác. Vì theo luật thì Chủ tịch thượng viện là người chỉ
đứng sau Tổng thống. Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon kiên quyết phản đối quan điểm này của
Đại sứ Mỹ Martin, cho rằng việc cố giữ cho phù hợp luật pháp lúc này là sự tự sát.

Trong khi lập trường của Mỹ và Pháp còn đang lấp lửng thì phản ứng đầu tiên của Chính phủ
Chính phủ Cách mạng Lâm thời (CMLT) Cộng hòa Miền Nam Việt Nam về việc Thiệu từ chức là
rất rõ ràng. Phát ngôn viên của Chính phủ CMLT tại sân bay Tân Sơn Nhất đã khẳng định với
các nhà báo rằng việc Thiệu ra đi chẳng cải thiện được tình hình.

Người phát ngôn này cũng bác bỏ lời kêu gọi của Trần Văn Hương về một cuộc ngừng bắn. Đài
phát thanh Tiếng nói Việt Nam từ Hà Nội thì tố cáo Hương là “tên phản bội, phản cách mạng”
đồng thời đòi Mỹ phải từ bỏ cả tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu chứ không phải chỉ mỗi cá nhân
Thiệu cùng với việc chấm dứt mọi sự can thiệp vào Việt Nam, kể cả viện trợ quân sự.

Trước sự phản ứng rõ ràng và mạnh mẽ từ phía Hà Nội, Đại sứ Martin, chỉ huy trưởng CIA
Polgar ở Sài Gòn và Ngoại trưởng Kissinger ở Washington vẫn tiếp tục tin là còn chỗ cho một
giải pháp thương lượng. Trong khi đó, trên chiến trường phía quân đội Bắc Việt đã giành thêm
được những thắng lợi ngoạn mục. Phan Thiết là thành phố cuối cùng của quân khu 2 bị thất thủ,
nhóm tàn quân từ Phan Thiết chạy về Hàm Tân đang bị đối phương truy kích sát gót.

Lúc này, quân đội Sài Gòn đã hoàn toàn rút khỏi Xuân Lộc trong khi bộ đội Bắc Việt đang tiến
quân như vũ bão về phía Biên Hòa và Vũng Tàu. Chính thành phố Biên Hòa cũng đang bị pháo
kích dữ dội khiến chỉ vài giờ sau khi Thiệu từ chức, tướng Nguyễn Văn Toàn phải dời chỉ huy sở
của mình từ Biên Hòa vào Sài Gòn.

Ngày 23/4, Ngoại trưởng Kissinger gửi cho Đại sứ Martin một bức điện khẩn nói rằng có hai sự
lựa chọn. Một là cố giữ Chính phủ Trần Văn Hương như hiện tại hoặc là tìm cách gộp cả kế
hoạch của Pháp vào để lập ra một chế độ mới sao cho Hà Nội có thể chấp nhận được. Martin
chấp hành nghiêm chỉ thị của Kissinger và đề nghị các nhân viên dưới quyền ông ta phải tuân
thủ điều đó.

Giữa lúc đó, chỉ huy trưởng CIA Polgar tới gặp Đại sứ Martin đề nghị cho phép dùng tiền để mua
chuộc hoặc hối lộ các nghị sĩ trong Quốc hội Sài Gòn nhằm sớm đưa Dương Văn Minh lên thay
Trần Văn Hương.

Kỳ 11: Tổng thống Trần Văn Hương đón nhầm vận mệnh
Trước thất bại liên tiếp ngoài chiến trường và chiến sự đã diễn ra ngay tại cửa ngõ Sài Gòn,
Chính quyền Trần Văn Hương đáng lẽ phải đoàn kết nhau lại để đương đầu với nguy cơ sụp đổ
thì lại lún vào những sự ghen ghét đố kỵ và tranh giành quyền lực.

Nguyễn Cao Kỳ là kẻ cực hữu. Tại một bữa tiệc tổ chức hôm 23/4, Kỳ đã thúc giục quân đội
chính quyền Sài Gòn tiếp tục chiến đấu để giúp cho một “nội các mới” có thể thương lượng được
với Hà Nội. Trong khi đó, những nhân vật thực dụng hơn như các tướng Cao Văn Viên, Trần
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Văn Đôn thì vì sợ Kỳ và phe cánh của ông ta làm đảo chính nên tạm thời đồng ý với Kỳ theo
cách riêng của mình.

Tướng Dương Văn Minh thì cổ xúy cho một sự thay đổi lãnh đạo không cần theo pháp luật. Minh
không bao giờ chấp nhận việc Hương bổ nhiệm nhân sự nội các. Dương Văn Minh nói với tướng
Cao Văn Viên rằng chỉ khi nào có một chính phủ liên hiệp không chính thức của những người
trung lập mời ra làm Tổng thống thì Minh mới nhận lời.

Trong khi đó, viên tướng già cổ lỗ sĩ Trần Văn Hương vẫn tỏ ra muốn bám giữ chức Tổng thống
Chính quyền Sài Gòn. Có lần Hương nói với Đại sứ Pháp Jean Marie Marillon rằng “Thiệu đã
chạy trốn vận mệnh… Còn vận mệnh lại đến với tôi”.

Để chứng tỏ mình là người có thực quyền, Hương ra lệnh dỡ bỏ tất cả những khẩu hiệu, tranh
áp phích có nội dung chống cộng sản trên toàn thành phố Sài Gòn. Đồng thời, Hương cử một trợ
lý của mình ra phi trường Tân Sơn Nhất để mở “các cuộc thương lượng” với đoàn Bắc Việt Nam
trong phái đoàn đại diện quân sự hỗn hợp.

Sáng 24/4, Hương thể hiện đạo đức giả, chỉ thị cho tướng Cao Văn Viên yêu cầu quân đội thực
hiện rầm rộ việc “rút vào phòng ngự” cốt làm cho Hà Nội tin là chính quyền Sài Gòn thực sự chân
thành mong muốn hòa bình. Khi nhận được chỉ thị này, một số tướng lĩnh dưới trướng Cao Văn
Viên đã công khai phản đối Hương.

Các tướng lĩnh này không ảo tưởng về sức mạnh của quân đội chính quyền Sài Gòn nên chủ
trương đánh mạnh trên chiến trường để có cái mặc cả trên bàn thương lượng theo cách có đi có
lại. Tướng Nguyễn Văn Toàn gợi ý đề nghị Mỹ cho máy bay B52 ném bom lần cuối cùng.

Cao Văn Viên bác bỏ ngay đề xuất của Toàn vì trên thực tế làm gì còn B52. Tuy nhiên, Mỹ cũng
hỗ trợ quân đội Sài Gòn bằng cách cho máy bay vận tải C-130 ném bom thảm sát CBU – 55 và
bom Daisy Cutter xuống Xuân Lộc.

Phía quân đội Bắc Việt lập tức đáp trả bằng những đợt pháo kích dữ dội chưa từng có xuống sân
bay Biên Hòa khiến không một đường băng nào còn nguyên vẹn. Dưới làn đạn pháo dữ dội của
đối phương, các phi đội máy bay chiến đấu F – 5A phải chuyển về Sài Gòn trong khi các máy
bay A – 37 phải lánh nạn dưới Cần Thơ.

Lúc này tại Sài Gòn, các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu di tản nhân viên của họ ra nước
ngoài bằng các chuyến bay hợp đồng riêng….

Trong khi các đơn vị quân đội Bắc Việt đang chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng vào Sài Gòn thì
Tổng thống “già” Trần Văn Hương cũng đang đưa ra những nỗ lực cuối cùng. Trong các cuộc
trao đổi bí mật với đoàn Hà Nội tại phái đoàn đại diện quân sự hỗn hợp ở Tân Sơn Nhất, Hương
đề xuất cho phép cử ra Hà Nội một người trung gian để thảo luận ngừng bắn.

Đề xuất này bị phía Hà Nội bác bỏ thẳng thừng. Trần Văn Hương lại đưa ra đề xuất khác rằng
ông ta sẽ cho mở cửa các nhà tù để trả lại tự do cho tất cả những “tù nhân chính trị” trong đó có
cả 18 nhà báo bị bắt giam hồi tháng 2/1975. Hương coi đây là cử chỉ thiện chí của mình.

Phía Bắc Việt không thèm để ý đề xuất thứ hai của Hương. Họ cũng chẳng thèm bận tâm đưa ra
lời bình luận nào. Trong cơn tuyệt vọng, Hương bí mật tới gặp tướng Dương Văn Minh để thuyết
phục Minh chấp nhận chức Thủ tướng trong Nội các của Hương. Nhưng Minh cũng lạnh nhạt
với mọi đề xuất của Hương.


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong khi đó, các nhân vật chính trị có máu mặt ở Sài Gòn đang tập hợp lực lượng để chống lại
Trần Văn Hương. Một trong những người hăng hái nhất trong việc đòi lật đổ Hương là Trần
Quốc Bửu - lãnh tụ công đoàn từng cộng tác bí mật nhiều năm với CIA.

Một nhà sư công khai đề nghị Hương từ chức để nhường ghế Tổng thống cho Dương Văn Minh.
Còn tư lệnh không quân Nguyễn Cao Kỳ thì tổ chức một cuộc biểu tình ở ngoại ô Sài Gòn với sự
tham gia của 5.000 tín đồ Thiên Chúa giáo, hô những khẩu hiệu chống Hương.

Kỳ cho rằng, sở dĩ quân đội Bắc Việt giành được thắng lợi là vì các tướng lĩnh và sĩ quan quân
đội Sài Gòn chưa đánh đã bỏ chạy.

Đến nước này, Tổng thống Hương bắt đầu nhìn lại những thành bại của mình trong mấy ngày
qua. Hương cho rằng mình không có lỗi. Sở dĩ có các cuộc biểu tình chống chính quyền là do
hậu quả của Nguyễn Văn Thiệu để lại.

Hương cho rằng vì Thiệu mà Hà Nội cũng không thèm đối thoại với Hương. Nghĩ vậy nên Trần
Văn Hương đi đến quyết định tìm cách tống cổ Thiệu ra khỏi Sài Gòn.

Kể từ khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa muốn rời sân khấu chính trị. Ông ta vẫn nung
nấu những ý đồ trả thù một số đối thủ chính trị và phục hồi danh dự.

Trong khi đó, vì quá sợ hãi, vợ Thiệu đã đáp chuyến máy bay thương mại ngày 25/4 đi Bangkok.
Em ruột Thiệu khi đó đang làm Đại sứ ở Đài Loan thì bay về Sài Gòn để thuyết phục Thiệu đi di
tản.

Thiệu bỏ ngoài tai mọi lời khuyên của vợ và em trai. Thiệu tin rằng mình vẫn có một vai trò ở Sài
Gòn. Ông ta nói với người em họ Trần Đức Nhã: “Trường hợp bắt buộc phải chạy ra nước ngoài,
tôi sẽ đi trong danh dự có một nhân viên của mình đi kèm”.

Trần Đức Nhã liền bảo Thiệu rằng chẳng còn thời gian để cho Thiệu thực hiện ý định trả thù và
phục hồi danh dự nữa. Nhã thúc giục Thiệu phải rời Việt Nam ngay. Nghe nói vậy, Thiệu mới
bừng tỉnh.

Hương muốn đẩy Thiệu ra nước ngoài nhưng không muốn tự mình làm việc đó vì sợ những kẻ
thuộc hạ trung thành với Thiệu trả thù. Hương đến nhờ Đại sứ Mỹ Martin dàn xếp để Thiệu di
tản. Martin không muốn mọi người hiểu là ĐSQ Mỹ đã tham gia phế truất Thiệu nên còn lưỡng
lự.

Trong khi đó, đối thủ của Thiệu là Dương Văn Minh cho rằng tuy đã từ chức nhưng Thiệu luôn
cản trở việc Minh lên làm tổng thống chính quyền Sài Gòn. Minh cũng tới gặp tướng CIA Timmes
để nhờ dàn xếp cho Thiệu đi cư trú ở nước ngoài.

Kỳ 12: Cuộc ra đi trong nước mắt của kẻ thất sủng
Nguyễn Văn Thiệu
Khoảng 5 giờ chiều ngày 25/4/1975, chỉ huy trưởng CIA tại Sài Gòn Thomas Polgar cho gọi các
sĩ quan cao cấp CIA gồm Joe Kingsley, tướng Charles Timmes, Frank Snepp,… tới văn phòng
của ông có việc đột xuất.

Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, Polgar hỏi một câu rất lạ: “Trong số các bạn ở đây có ai
thuộc đường phố Sài Gòn để có thể lái xe ban đêm không?”.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tất cả mọi người đều đáp lại bằng một cái gật đầu. Frank Snepp tuy cũng gật đầu nhưng thực ra
là không mấy tự tin vì thành phố này có nhiều lối rẽ, đường cắt, đặc biệt là dễ nhầm tại các giao
lộ xoay vòng tròn kiểu Pháp. Polgar nhìn khắp lượt rồi buông một câu cụt lủn: “Tốt”. Sau đó,
Polgar giải thích là muốn nhờ một vài người giúp lái xe chở cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tối hôm đó ra phi trường để đi Đài Loan.

Chính Polgar cũng mới chỉ biết công việc đặc biệt này trước đó vài giờ. Kế hoạch đưa Thiệu di
tản ra nước ngoài đã được vạch sẵn. Lúc đầu Đại sứ Graham Martin định gói việc này hoàn toàn
bí mật trong lĩnh vực quân sự nên đã yêu cầu đặc biệt Phòng Tuỳ viên Quân sự Mỹ (DAO) thực
hiện mọi dàn xếp cần thiết. Trong kế hoạch của DAO có cả việc thực hiện một chuyến bay của
hãng hàng không Air American cất cánh bí mật từ phi trường Tân Sơn Nhất để chở Nguyễn Văn
Thiệu đi.

Nhưng sau đó vì cảm tình với Polgar ở một việc khác nên tiện thể Martin giao việc này cho CIA
thực hiện. Polgar đã chọn 4 người để lái xe đưa Thiệu và Khiêm ra phi trường gồm tướng
Charles Timmes, Frank Snepp và hai người nữa. Khoảng 8:30 tối 25/4, bốn sĩ quan cao cấp CIA
vào ga-ra chọn 3 chiếc xe hơi. Những người “lái xe cao cấp” này cho xe thẳng tiến tới tổng hành
dinh quân đội Sài Gòn ở gần phi trường Tân Sơn Nhất.

Trong khu vực này có nhà riêng của cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Các “lái xe cao cấp” đều
mang theo súng ngắn giấu dưới ghế. Họ nhắc nhau phải đề phòng cẩn thận khả năng có thể
diễn lại kịch bản vụ ám sát từng xảy ra với Tổng thống Ngô Đình Diệm trước đó.

Khi ngồi trên xe, Frank Snepp và Joe tưởng tượng ra diễn biến của một vụ ám sát có thể đến với
họ: các sĩ quan trẻ tuổi quân đội Sài Gòn bỗng chặn đoàn xe của CIA lại tại trạm kiểm soát, ra
lệnh cho mọi người rời khỏi xe rồi xả súng bắn chết hết. Frank Snepp nghĩ nếu tình huống đó xảy
ra, những người “lái xe cao cấp” thế nào cũng khiến vài đối thủ chết theo. Các sĩ quan CIA trên
đường đi làm nhiệm vụ mà trong đầu cứ miên man tưởng tượng ra những tình huống đầy kịch
tính…

Khoảng hơn 9 giờ tối, Polgar cũng tới nhà riêng Trần Thiện Khiêm bằng xe riêng có người lái.
Trong khi Polgar và Timmes giải khát trong nhà, những “lái xe” đứng ngoài chờ. Đúng lúc đó,
một chiếc xe Mercedes màu xám nhẹ nhàng lướt vào lối đi rồi dừng lại. Một người đàn ông tầm
thước, mặc complet màu xám, mặt bóng nhẫy, tóc hoa râm chải vắt về phía sau từ trong xe
bước ra.

Các “lái xe” nhận ra người đàn ông đó chính là Nguyễn Văn Thiệu. Trong ánh sáng lờ mờ, nhìn
Thiệu giống như một người mẫu trang bìa trong phiên bản Viễn Đông của tạp chí “Gentleman’s
Quarterly” (tạp chí ra hàng quí dành cho quí ông) hơn là một cựu tổng thống. Bước ra khỏi xe,
Thiệu không hề quay cổ nhìn đám “lái xe”,bước vội tới cửa trước.

Một lúc sau, có mấy người lạ tới mang theo lỉnh kỉnh những đồ đạc và cả những chiếc va-li to
tướng. Những người này bảo các “lái xe” mở cốp để họ tự xếp đồ vào. Ngay sau đó, Thiệu,
Khiêm, Polgar, Timmes cùng vài người Việt Nam từ trong phòng bước ra rồi nhanh chóng tản về
hướng các xe đang chờ sẵn rồi biến mất vào trong xe. Nguyễn Văn Thiệu ngồi xe do sĩ quan cao
cấp CIA Frank Snepp lái.

Trong hàng ghế sau, Thiệu ngồi kẹp giữa tướng Timmes và một người nữa. Timmes bảo Thiệu
ngồi thấp đầu xuống để bên ngoài không nhận ra. Không khí căng thẳng. Chặng đường đi chỉ
mất khoảng 10 phút mà sao ai cũng cảm thấy dài như hàng giờ đồng hồ. Timmes chủ động nói
chuyện để phá vỡ sự im lặng, chủ yếu đề cập đến quá khứ thành công của Thiệu.



---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Timmes giới thiệu Frank Snepp là một nhà phân tích tình báo xuất sắc của Đại sứ Quán Mỹ với
Thiệu, nói rằng vì thế mà người đang cầm vô lăng là một “tay lái xe cao cấp”. Thiệu cười gượng
gạo rồi nói tiếng Anh bằng một giọng lai âm tiếng Pháp rằng ở Sài Gòn người lái xe nào cũng
cao cấp. Timmes chuyển đề tài, hỏi tình hình vợ con Thiệu, cựu Tổng thống chính quyền Sài
Gòn trả lời không thành thật: “Vợ con tôi đi London để mua đồ cổ”.

Qua gương chiếu hậu thấy mắt Thiệu đẫm lệ mỗi khi xe vượt qua đoạn đường có cột đèn chiếu
sáng. Khi tới gần lối vào phi trường Tân Sơn Nhất, đèn pha chiếu nhanh vào bức tường ven
đường có khẩu hiệu mang nội dung chính quyền Sài Gòn tri ơn lính Mỹ, Thiệu quay mặt đi rồi
thở dài khiến ai trong xe cũng nghe thấy.

Tới trạm gác, Timmes bảo Thiệu ngồi thụt đầu xuống để tránh bị phát hiện. Thông thường cảnh
sát bảo vệ của chính quyền Sài Gòn thấy xe Mỹ mang biển số ngoại giao thì chỉ kiểm tra qua loa.
Tuy nhiên, Timmes vẫn thận trọng vì lúc đó đã là 9 giờ rưỡi đêm, tức là sau giờ giới nghiêm một
tiếng đồng hồ. Thật may mắn, xe chỉ bị kiểm tra mang tính chất chiếu lệ.

Chiếc xe chở Thiệu tiến vào phi trường, đến tận nơi đỗ máy bay. Thiệu và vài người đi cùng
không làm thủ tục lên máy bay như những hành khách bình thường. Khi chiếc xe chở Thiệu vừa
phanh gấp tránh một chiếc xe hơi khác trên đường băng, Polgar chạy lại mở cửa xe cho Thiệu.
Trước khi bước xuống, Thiệu vươn người lên phía trước đập tay vào vai Frank Snepp nói bằng
tiếng Anh: “Cám ơn”.

Giọng Thiệu nhòa đi rồi chìa một tay ra cho Frank Snepp bắt. Tay kia Thiệu đưa lên gạt hai hàng
nước mắt cứ lã chã tuôn xuống hai gò má. Sau đó, Thiệu bước vội về phía chiếc máy bay bốn
động cơ C – 118 của không quân Mỹ. Cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và mấy người Việt Nam
đang lỉnh kỉnh đồ đeo trên vai cũng đang bước tới. Đại sứ Martin đang đứng chờ ở chân cầu
thang máy bay.

Thiệu nói chuyện với Martin một lúc, cuộc nói chuyện cuối cùng giữa hai người diễn ra ngắn gọn
nhưng tưởng như dài bất tận. Khi các động cơ rồ lên để máy bay chuẩn bị tiến vào vị trí cất
cánh, Martin vẫn đứng đó mắt nhìn chằm chằm vào hư vô. Đại sứ Martin mang cặp kính gọng
màu da, mắt hình ôvan trông ông giống như một giáo sư đại học mặc diện hơn là một người vừa
tống tiễn vết tích cuối cùng của một chính sách tồi trong suốt 3 thập kỷ qua.

Nguyễn Văn Thiệu đã rời đất nước của mình trên một chiếc máy bay Mỹ mà không làm bất cứ
thủ tục xuất cảnh nào theo qui định của cả phía Mỹ lẫn phía Việt Nam. Sau này nhớ lại, ông
Graham Martin tỏ ra hối tiếc là đã bố trí cho Thiệu ra đi cửa sau trong hoàn cảnh bí mật, vội vàng
như vậy. Thậm chí giấy tờ bảo lãnh danh dự cho Thiệu cũng không có. Martin cho biết khi đó
chính ông đã chỉ thị cho chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar chuẩn bị giấy đảm bảo danh dự cho
Thiệu nhưng Polgar không kịp làm chỉ vì không tìm đâu ra một chiếc máy đánh chữ.

Kỳ 13 : Trần Văn Hương xin làm Tổng thống thêm nửa
ngày

Ngày 26/4/1975, dòng người di tản từ Biên Hòa chạy về hướng Sài Gòn đã đông kín xa lộ 4 làn
đường. Xa lộ này từng là niềm tự hào của các kỹ sư Mỹ nay trở thành một dòng chảy xe cộ nối
đuôi nhau san sát.

Các lực lượng an ninh Chính quyền Sài Gòn cố gắng lập nhiều trạm kiểm soát cách nhau
khoảng 3 km nhằm ngăn chặn các lực lượng đối phương trà trộn để thâm nhập vào Sài Gòn.
Nhưng chẳng bao lâu toàn bộ những trạm kiểm soát đó bị dẹp hết sang lề đường. Cùng ngày,

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
các tướng lĩnh trong đó có Cao Văn Viên và Trần Văn Đôn đã đến Dinh Tổng thống và dành trọn
buổi sáng để thuyết phục Trần Văn Hương từ chức.

Cuối cùng khoảng đến gần trưa, Hương mới đồng ý sẽ từ chức một cách miễn cưỡng. Hương
đặt điều kiện là sự từ chức phải theo qui định của Hiến pháp. Trần Văn Hương nói chẳng có cơ
sở và điều kiện nào để ông ta chuyển giao quyền lực thẳng cho Dương Văn Minh. Theo Hương,
Quốc hội Chính quyền Sài Gòn phải hợp pháp hóa điều đó bằng cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu
chính thức để bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống. Sau đó, Trần Văn Hương viết một lá thư
gửi Quốc hội giải thích quan điểm của mình. Trong lá thư này, Hương viết: “Nếu các vị không thể
quyết định thay tôi bằng tướng Minh, và nếu chúng ta không thể thương lượng thành công thì
Sài Gòn sẽ biến thành một biển máu và chúng ta sẽ vẫn còn phải đấu tranh vì danh dự quốc gia”.

Đại sứ Mỹ Graham Martin cũng tin rằng Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp hòa bình dễ
dàng. Trong khi đó, thật trớ trêu, lời bình luận tiêu cực về tuyên bố mới nhất của Hà Nội tại Sài
Gòn lại xuất phát từ Đại sứ Quán Pháp. Tham tán ĐSQ Pháp Pierre Brochand trong một cuộc nói
chuyện với chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar chiều 26/4 nói rằng ông ta đã nhanh chóng mất
niềm tin ở các triển vọng hòa bình và còn sợ rằng thậm chí cả cơ hội thương lượng đầu hàng
cũng đã mất do sự chần chừ của các nhà chính trị Sài Gòn.

Trong khi các quan sát viên ở Sài Gòn và Washington tranh cãi nhau về ý định thực sự của Hà
Nội thì quân đội Bắc Việt đã rầm rộ tiến quân trên con đường đầy bụi ở phía bắc quân khu 3.
Rạng sáng ngày 26/4, quân đội Bắc Việt đã từ Lộc Ninh tiến về phía Nam chiếm trại biệt kích
quân đội Sài Gòn ở Bến Cát, cách Sài Gòn khoảng 40 km về phía Bắc. Chính từ một căn lều mái
lá ở đây, tướng Văn Tiến Dũng đã cùng với các cộng sự của ông chỉ huy phối hợp giai đoạn cuối
cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trận tổng tiến công vào Sài Gòn của quân đội Bắc Việt đã bắt đầu rồi mà các nhà chính trị Sài
Gòn vẫn còn bế tắc trong các cuộc tranh cãi. Đến cuối ngày 26/4 các phe phái trong Quốc hội
Chính quyền Sài Gòn vẫn còn tranh cãi chưa ngã ngũ về vấn đề liệu có thể và bằng cách nào để
cải tổ chính phủ cho phù hợp và có thể thương lượng được với Hà Nội. Các nghị sĩ thuộc phe
Nguyễn Văn Thiệu thì cương quyết chống lại việc Dương Văn Minh ứng cử tổng thống vì sợ
tướng Minh khi đã có quyền trong tay thì họ sẽ bị trả thù.

Các nghị sĩ thuộc cánh hữu thì muốn bầu Nguyễn Cao Kỳ làm Tổng thống thay cho Trần Văn
Hương. Cuối cùng, sự bế tắc tuyệt vọng trong Quốc hội đã khiến cả Hạ và Thượng viện Sài Gòn
nhất trí trả vấn đề này lại cho Tổng thống Trần Văn Hương. Quốc hội đã thông qua với 100%
phiếu thuận một nghị quyết chung cho phép Hương tiến hành bất cứ hành động nào mà ông ta
thấy cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng. Nghị quyết này không nêu rõ việc thay đổi Tổng
thống mà Trần Văn Hương đề nghị trước đây.

Trong lúc mọi việc đang rối bời, Trần Văn Hương lại gây chuyện. Hương thông báo cho Chủ tịch
Thượng viện Trần Văn Lắm rằng trong khi Hương sẵn sàng bổ nhiệm Dương Văn Minh là người
kế nhiệm, nhưng quyết định trình điều này ra phiên toàn thể của Quốc hội để thông qua. Như vậy
nếu có sai sót gì thì không phải là một mình Hương chịu trách nhiệm. Ngay sau đó, Trần Văn
Lắm triệu tập 134 nghị sĩ tới một phiên họp bất thường. Để đảm bảo chắc chắn rằng Quốc hội sẽ
thông qua nghị quyết cho phép hành động nhanh, Lắm mời các tướng Cao Văn Viên, Trần Văn
Đôn, và Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo tới thông báo tình hình.

Tuy nhiên, lại một lần nữa, sự ghen ghét, đố kỵ chính trị trong các nghị sĩ đã không cho phép
Thượng viện thông qua nghị quyết nào. Các cuộc tranh cãi không phân thắng bại kéo dài đến hết
buổi chiều. Mỗi lần Thượng viện giải lao, Trần Văn Lắm lại sai người của mình đi gặp Dương
Văn Minh để hỏi ý kiến. Minh và những người ủng hộ ông ta thống nhất quan điểm rằng nếu


---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quốc hội không nhanh chóng đạt được sự đồng thuận, Tổng thống Trần Văn Hương sẽ phải bị
lật đổ bằng vũ lực.

Sau nhiều giờ tranh cãi, cuối cùng Quốc hội Chính quyền Sài Gòn cũng đi tới một quyết định. Với
1/ 3 số nghị sĩ vắng mặt, cả Thượng và Hạ viện đã bỏ phiếu hoàn toàn nhất trí thông qua nghị
quyết trao toàn quyền cho Dương Văn Minh làm Tổng thống theo khuyến nghị của Trần Văn
Hương. Lễ tuyên thệ nhậm chức của Dương Văn Minh sẽ được tổ chức ngay ngày hôm sau.
Trần Văn Hương lên diễn đàn tha thiết xin Quốc hội cho phép không tổ chức lễ nhậm chức của
Tổng thống mới Dương Văn Minh vào buổi sáng hôm sau mà rời sang buổi chiều. Hương giải
thích rằng ông ta muốn kéo dài thêm nửa ngày làm Tổng thống để ông có thể nói với gia đình và
bè bạn rằng Trần Văn Hương đã từng làm Tổng thống Chính quyền Sài Gòn được đúng một
tuần.

Sau kỳ họp bất thường của Quốc hội Chính quyền Sài Gòn, Dương Văn Minh liền bắt tay vào
việc phỏng vấn các ứng cử viên vào các ghế trong nội các mới. Đây là công việc đầy khó khăn vì
hầu hết các nhà chính trị ở Sài Gòn lúc đó đều ít nhiều dính líu đến phe cánh Nguyễn Văn Thiệu.
Chỉ có mỗi trường hợp ứng cử viên Vũ Văn Mẫu là Dương Văn Minh quyết định chọn ngay vào
chức Thủ tướng. Biết mình không còn cơ hội nào để lên chức Tổng thống nữa, tư lệnh không
quân Nguyễn Cao Kỳ liền chuyển sang ủng hộ hoàn toàn Dương Văn Minh. Ngoài ra, Kỳ còn ra
lệnh cho những người dưới quyền ông ta làm theo như vậy.

Kỳ 14: Vị Tổng thống 3 ngày và những quyết định khó
hiểu

Vài chục phút trước khi hai viện Quốc hội Chính quyền Sài Gòn bỏ phiếu bầu Dương Văn Minh
làm Tổng thống thay Trần Văn Hương, Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon tự mình thực hiện nỗ
lực cuối cùng mặc dù tuyệt vọng về một giải pháp thương lượng hòa bình.

Merillon đã bí mật tới Trại Davis ở trong phi trườngTân Sơn Nhất để trực tiếp tham khảo ý kiến
các đại diện Cộng sản trong phái đoàn quân sự hỗn hợp.

Thật ngạc nhiên, các quan chức đại diện quân sự Bắc Việt và Chính phủ Cách mạng Lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam chỉ nhắc lại lập trường cứng rắn mà Đài Tiếng nói Việt Nam đã
phát trước đó. Trong khi nói hòa bình chỉ trở lại khi có sự rút hoàn toàn quân đội Mỹ, các quan
chức này không hề cam kết sẽ thương lượng với Dương Văn Minh. Thế là hy vọng cuối cùng
của Đại sứ Merillon tan thành mây khói.

Trong khi đó, một nguồn tin Hungaria tại phái đoàn Uỷ ban Quốc tế về Kiểm soát và Giám sát
(ICCS) nói với chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar rằng đã hết thời hạn cho mọi khả năng thương
lượng. Polgar thực sự bị sốc và không thể tin ở tai mình nữa.

Tại sao thời hạn lại hết đúng vào thời điểm Dương Văn Minh được bầu làm Tổng thống thay
Trần Văn Hương? Phải chăng phía Chính quyền Sài Gòn chưa làm hết sức mình để phía cộng
sản tin rằng mọi đòi hỏi của họ sẽ được đáp ứng? Liệu đây có phải là quan điểm thực sự của Hà
Nội hay không?

Tại Washington, mặc dù các cơ quan tình báo Mỹ chưa nắm bắt được đầy đủ tình hình trên
chiến trường Việt Nam nhưng Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vẫn gửi cho Đại sứ Mỹ Martin
một bức điện yêu cầu chuẩn bị cho việc di tản lớn.

Tối ngày 27/4/1975, Dương Văn Minh chủ động đề nghị và được ĐSQ Mỹ chấp thuận có cuộc
gặp khẩn cấp với Đại sứ Graham Martin. Tham tán Chính trị ĐSQ Mỹ Joe Bennett dàn xếp cuộc
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
gặp này tại nhà riêng của Dương Văn Minh. Khi Đại sứ Martin vừa tới nơi, Dương Văn Minh đã
nói thẳng với Martin rằng vì mục đích lấy lòng cộng sản, Minh muốn toàn bộ nhân viên Mỹ làm
việc trong Phòng Tuỳ viên Quân sự ĐSQ Mỹ (DAO) phải rời khỏi Sài Gòn vào thời điểm Dương
Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975.

Quyết định khó hiểu này của Minh khiến Martin kịch liệt phản đối. Khi đó Martin đã nói với Minh
rằng chính bản thân Martin đã thông qua Đại tá Summers và phái bộ Mỹ tại ủy ban Quốc tế về
Kiểm soát và Giám sát thông báo với Hà Nội rằng DAO sẽ chính thức đóng cửa vào ngày
30/4/1975.

Theo cảm nhận của Martin thì phía Hà Nội cũng đồng ý điều này, Do vậy không cần thiết phải
đóng cửa DAO sớm hơn. Nghe Đại sứ Martin nói vậy, Dương Văn Minh cuối cùng cũng đồng ý
lùi thời hạn thêm 24 tiếng đồng hồ nữa để DAO bắt đầu rút các nhân viên Mỹ. Điều này phải
được hoàn tất vào ngày 30/4.

Sau này, Dương Văn Minh thừa nhận là sự nhượng bộ để cho DAO lùi thời gian rút các nhân
viên quân sự Mỹ là một sai lầm chính trị nghiêm trọng nhất trong cuộc đời ông. Vì nếu ngay sau
đó, cộng sản quyết định kết thúc sớm chiến dịch và đòi toàn bộ cố vấn quân sự Mỹ phải lập tức
rút khỏi Sài Gòn thì sự chậm trễ ra đi của DAO chỉ tổ chuốc lấy tai họa.

Trong khi Ngoại trưởng Kissinger và Dương Văn Minh còn chưa thống nhất được quan điểm với
Đại sứ Martin về việc di tản, CIA đã quyết định thực hiện vận chuyển ra nước ngoài những nhân
vật chủ chốt. Tại Washington, CIA còn liên hệ với Bộ Quốc phòng Mỹ để xin dành riêng một
chiếc máy bay cho CIA Sài Gòn sử dụng.

Tối ngày 27/4/1975, chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar và các cộng sự của ông đã tổ chức một
chuyến bay hoàn toàn bí mật sang Philippines. Trong số những người rời Sài Gòn trong chuyến
bay này có cả một số nhân vật cộm cán trong Chính quyền Sài Gòn như cựu Thủ tướng Nguyễn
Bá Cẩn, tướng Nguyễn Khắc Bình, em họ cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là Hoàng Đức
Nhã…

Vào lúc đêm khuya cùng ngày, sĩ quan cao cấp CIA Frank Snepp nhận được điện thoại của sĩ
quan trực ban yêu cầu đến ĐSQ Mỹ gấp để xử lý tin mới nhất về lập trường của Hà Nội công bố
trên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nội dung bản tin này có thể đoán được là rất gay gắt, nói rằng sự cải tổ Chính quyền Sài Gòn
bằng việc Tổng thống Trần Văn Hương bị phế truất, Dương Văn Minh lên thay thế là một âm
mưu rất thâm độc. Việc thay thế đó chẳng qua là chỉ nhằm mục đích thay Thiệu và Hương bằng
tay sai của chúng nhằm cứu vãn Chính quyền Sài Gòn.

Thế là đã rõ. Nếu chỉ huy trưởng CIA Thomas Polgar còn cần bằng chứng để chứng minh mọi cơ
hội thương lượng đã hết và Dương Văn Minh cũng không được Hà Nội chấp nhận thì bản tin này
chính là điều mà Polgar cần. Frank Snepp liền nhấc máy điện thoại cho Polgar về bản tin của Đài
phát thanh Tiếng nói Việt Nam, từ đầu dây bên kia Polgar gầm lên rồi cúp máy.

Trong khi đó, tại tư dinh của mình ở số 100 đường Hồng Thập Tự, Dương Văn Minh vẫn đang
“đánh vật” với việc lựa chọn các ứng cử viên vào nội các mới. Tình hình Sài Gòn khi đó căng
như mặt trống. Các lực lượng cộng sản đang tiến vào thành phố từ nhiều hướng.

Phát ngôn viên báo chí của Dương Văn Minh thúc giục ông ta hãy dừng việc thành lập nội các rồi
tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Nhưng tướng Minh không đồng ý đầu hàng trong hoàn cảnh đó.
Bản thân Minh vẫn còn cảm thấy quân đội chính quyền Sài Gòn còn có thể là thứ để mặc cả cho
một giải pháp chính trị.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Minh ra lệnh cho Phó Tổng thống mới được bổ nhiệm Nguyễn Văn Huyền công bố kết quả cuộc
gặp bí mật tối qua với Đại sứ Mỹ. Khoảng giữa trưa Huyền công bố rằng chính phủ mới của
Dương Văn Minh sẽ “không phản đối” nếu các cố vấn quân sự Mỹ rút khỏi Việt Nam trong 24 giờ
tới.

Suốt buổi sáng 28/4/1975, Dương Văn Minh vùi đầu vào việc nâng lên, đặt xuống các nhân vật
thất sủng trên sân khấu chính trị Sài Gòn để tìm người vào nội các mới. Các ứng cử viên lũ lượt
đến nhà riêng của Dương Văn Minh để xin một chân trong chính phủ. Minh chỉ bắt tay họ lạnh
lùng, gật đầu mà không cam kết gì rồi mời họ vào vườn phong lan sau nhà chờ.

Đối với Minh, tất cả những ứng viên này đều không đạt yêu cầu. Người thì quá diều hâu, kẻ lại
quá hèn nhát. Cuối cùng Dương Văn Minh lại đưa ra quyết định khó hiểu rằng ông sẽ tuyên thệ
nhậm chức chỉ với một chính phủ 3 người gồm Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Phó Tổng thống
Nguyễn Văn Huyền. Liền đó, Minh tạm hoãn việc bổ nhiệm các bộ trưởng.

Kỳ 15: Di tản hoảng loạn và sụp đổ
Ngày 28/4/1975, tướng Pháp Francois Vanuxem ghé thăm Dương Văn Minh tại nhà riêng để hối
thúc Minh tạo dựng chính quyền mới.

Tướng CIA Charles Timmes buổi chiều cùng ngày cũng đã tới nhà Dương Văn Minh 3 lần.
Timmes hỏi Minh về thành viên nội các mới, đề nghị thiết lập đường dây nóng nối văn phòng của
Minh với ĐSQ Mỹ. Timmes hỏi quan điểm của Minh về tương lai thế nào? Dương Văn Minh mỉm
cười, sau đó hạ giọng nói rằng vẫn còn một cơ hội cho đàm phán với Hà Nội vì Sài Gòn, Tây
Ninh, và đồng bằng sông Cửu Long chưa hoàn toàn rơi vào tay đối phương.

Timmes hỏi tiếp đại ý: Nếu những vùng này rơi nốt vào tay Bắc Việt thì điều gì sẽ xảy ra? Tổng
thống Minh sẽ làm gì? ĐSQ Mỹ sẵn sàng chấp nhận Minh cư trú chính trị? Nghe hỏi câu này,
Dương Văn Minh lại mỉm cười và lắc đầu nói: “Người Việt Nam là nhân dân tôi mà. Tôi không đi
đâu cả”. Sau đó, Minh đề nghị Charles Timmes giúp dàn xếp cho con gái của mình (kết hôn với
một đại tá quân đội Sài Gòn) cùng các cháu ngoại của Minh đi di tản.

Chiều 28/4, trời Sài Gòn bỗng nổi cơn giông sấm chớp ầm ầm. Khoảng 16 giờ hơn 200 nghị sĩ,
tướng lĩnh về hưu, và các quan chức cao cấp khác tập trung tại phòng khánh tiết Dinh Tổng
thống để chúc mừng tân Tổng thống. Trong bài phát biểu của mình, Dương Văn Minh là Tổng
thống Chính quyền Sài Gòn đầu tiên chính thức thừa nhận sự tồn tại của Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CMLT).

Minh kêu gọi ngừng bắn ngay tức khắc để thương lượng trong khuôn khổ “Hiệp định Paris” đồng
thời cam kết thành lập một chính phủ rộng rãi bao gồm mọi cá nhân theo tinh thần hòa giải. Minh
cam kết sẽ trả lại tự do cho những tù nhân chính trị nhằm đáp ứng đòi hỏi trước đây của Chính
phủ CMLT về việc xóa bỏ hoàn toàn bộ máy đàn áp của Chính quyền Sài Gòn.

Đại sứ Graham Martin theo dõi tường thuật trực tiếp bài diễn văn của Dương Văn Minh qua
phiên dịch. Khi Minh kết thúc bài phát biểu, khoảng 18 giờ thì một phi đội gồm 5 chiếc máy bay
A–37 được trang bị pháo MK 81 bắn phá phi trường Tân Sơn Nhất.

Khu vực đỗ máy bay của không lực Chính quyền Sài Gòn đã bị trúng 6 quả bom làm ít nhất 3
chiếc AC – 119 và một số chiếc C–47 bị phá hủy hoàn toàn. Hai quả bom khác rơi đúng điểm
giữa tòa nhà Phòng tác chiến và tháp chỉ huy. Sau này được biết viên phi công chỉ huy tốp máy
bay ném bom này là Nguyễn Thành Trung – một cựu sĩ quan không lực của Chính quyền Sài
Gòn. Trước đó 3 tuần, cũng chính phi công này đã cùng đồng đội lái 3 máy bay A–37 ném bom
xuống Dinh Tổng thống.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trong khi đó, sau loạt bom đầu tiên, ĐSQ Mỹ tin rằng kẻ đứng đầu vụ ném bom Tân Sơn Nhất
không ai khác là viên tướng hay nhiễu sự Nguyễn Cao Kỳ. Nhưng sau đó, thông qua người bạn
thân của Kỳ là nhà báo Robert Shaplen viết cho tờ The New Yorker (Người New York) CIA mới
biết Kỳ không liên quan.

Các máy bay A – 37 nói trên đã cất cánh từ sân bay Phan Rang mà quân đội Bắc Việt mới chiếm
được. Đến thời điểm này, nội đô Sài Gòn đâu đâu cũng thấy các quan chức chính quyền và binh
lính bỏ nhiệm sở đi di tản. Cảnh sát Chính quyền Sài Gòn phải áp dụng giới nghiêm 24 giờ/ngày
để ngăn cản mọi sự tụ tập ra đi.

Sau vụ phi công Nguyễn Thành Trung ném bom phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ huy phụ trách hậu
cần Erich Von Marbod tới gặp Nguyễn Cao Kỳ nhờ cho lính lái toàn bộ số máy bay dự trữ đi cất
giấu tại sân bay Takli (Thái Lan). Kỳ nhận lời nhưng không thực hiện. Kết quả là không một chiếc
máy bay nào được đưa sang sân bay Takli cất giấu trước khi quân giải phóng dội tên lửa xuống
phi trường Tân Sơn Nhất sáng 29/4/1975.

Tối 28/4 những người di tản đã làm náo động cả thành phố với những đoàn xe hơi, xe thùng bất
chấp lệnh giới nghiêm cứ ùn ùn kéo về tòa ĐSQ Mỹ, phi trường Tân Sơn Nhất và các trung tâm
di tản khác. Vào lúc này, phía quân đội Bắc Việt đã xác định xong các mục tiêu cuối cùng của họ.
Sáng 29/4, các đơn vị quân đội Bắc Việt từ các hướng được lệnh tiến thẳng vào Sài Gòn. Lữ
đoàn xe tăng thiết giáp 203 quân đội Bắc Việt đã vượt qua Biên Hòa đang ào ạt tiến về Sài Gòn
từ phía Đông theo đường quốc lộ số 1.

Suốt đêm 28 và cả ngày 29/4, Sài Gòn rơi vào tình trạng di tản hoảng loạn. Các máy bay vận tải
quân sự C–130 và các máy bay trực thăng bay kín bầu trời hối hả chở người Mỹ và các quan
chức, binh lính Chính quyền Sài Gòn cùng gia đình họ ra tàu sân bay Mỹ ngoài khơi.

Đường phố Lê Quí Đôn, nơi có trụ sở Phòng Thông tin Hoa Kỳ chật cứng những người chạy di
tản. Trưa 29/4 (giờ Sài Gòn) tại Washington lúc đó là nửa đêm, Tổng thống Mỹ Gerald Ford căng
thẳng và mệt mỏi. Dưới tầng lầu, Ngoại trưởng Henry Kissinger đọc lướt các bức điện từ Sài
Gòn dồn dập truyền về. Bức điện mới nhất từ tướng Homer Smith, Trưởng Phòng Tùy viên quân
sự Mỹ (DAO) tại Sài Gòn, khẳng định quân đội Chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ và Bộ chỉ huy
của nó không còn tồn tại nữa.

Vào lúc này, tại tổng hành dinh Bộ tổng tham mưu liên quân quân đội Chính quyền Sài Gòn, tư
lệnh không quân Nguyễn Cao Kỳ đi bộ lững thững một mình trong những căn phòng trống rỗng.
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, Kỳ đã bố trí xong xuôi cho vợ con đi di tản. Kỳ điện thoại lên
sở chỉ huy không quân, ai đó nhắc ống nghe nói rằng mọi người đã bỏ nhiệm sở chạy hết lên
Phòng Tùy viên quân sự Mỹ chờ đi di tản.

Kỳ vừa đặt ống nghe xuống thì tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên tư lệnh quân khu 1 bước vào
dáng vẻ tiều tụy và cay đắng. Kỳ bước tới vỗ vai Trưởng nói: “Đi theo tôi”. Sau đó Kỳ và Trưởng
lên chiếc trực thăng riêng của Kỳ bay thẳng ra tàu sân bay Mỹ USS Midway đỗ ngoài khơi.

Tại khuôn viên Phòng Tuỳ viên quân sự Mỹ, tướng Phú cựu tư lệnh quân khu 2 trong bộ quân
phục là phẳng phiu tới gặp Tuỳ viên quân sự Homer Smith xin cho vợ con ông ta đi di tản. Phú
không xin bất cứ điều gì cho mình. Sau khi vợ con Phú đã lên máy bay, Phú quay ra, rút súng tự
dí vào đầu mình bóp cò tự sát. Tại Dinh Tổng thống, tư lệnh hải quân Diệp Quang Thủy tới mời
Tổng thống Dương Văn Minh lên tàu thủy đi di tản. Minh buồn bã lắc đầu từ chối, nói rằng ông sẽ
phải ở lại cho đến cùng.

Cuộc di tản trong hoảng loạn diễn ra hối hả đến tận sáng 30/4/1975. Sĩ quan cao cấp CIA Frank
Snepp dìu Đại sứ Martin lên chiếc trực thăng đậu trên nóc tòa nhà ĐSQ Mỹ. Martin run lẩy bẩy
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Allrights reserved by Rosea
HD080906076                http://danghoanghai.999.org





^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
bước lên máy bay, dường như lúc này ông ta đã trở nên quá yếu đuối. Chiếc trực thăng chở Đại
sứ Mỹ Martin rời Sài Gòn lúc 5 giờ sáng ngày 30/4. Khoảng 5 giờ 30, lữ đoàn xe tăng 203 quân
đội Bắc Việt vượt cầu Tân Cảng tiến vào thành phố.

Chiếc trực thăng cuối cùng chở người di tản từ nóc nhà ĐSQ Mỹ cất cánh lúc 7 giờ 53 phút, trễ
hơn nhiều so với hạn chót mà Washington đặt ra là 3 giờ 45 phút. Đến trưa cùng ngày, Chính
quyền Sài Gòn sụp đổ, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Từ tàu sân
bay USS Denver, Frank Snepp nghe đài BBC đưa tin: “Quân đội Bắc Việt đã tiến vào Sài Gòn.
Họ đã đổi tên nơi đây là thành phố Hồ Chí Minh”.

(Hết)

Nguồn tài liệu:
Allrights reserved by Rosea

HD080906076               
 http://danghoanghai.999.org




 
Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook