Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Năm vụ minh oan tử tù nổi tiếng nhất trong lịch sử

Năm vụ minh oan tử tù nổi tiếng nhất trong lịch sử

Chỉ vì sự phân biệt đối xử, tắc trách trong việc điều tra... mà nhiều người vô tội đã phải chịu hàm oan...
---------------
Pháp luật luôn hướng tới công bằng cho tất cả mọi người, duy trì trật tự, công lý cho xã hội. Tuy nhiên trên thế giới, có rất nhiều trường hợp những người vô tội bị kết án tử hình, chỉ vì những sai lầm không đáng có trong hệ thống hành pháp.
1. Clarence Brandley
Người Mỹ gốc Phi tên Clarence Brandley bị kết tội hãm hiếp và giết chết Dee Cheryl Ferguson vào năm 1981. Mặc dù ông vô tội nhưng vì những sai lầm của hệ thống pháp luật, Bradley đã mất đi 9 năm ở tù chờ đợi ngày tử hình.
Mặc dù vụ án thiếu rất nhiều bằng chứng, tinh dịch thu hồi từ cơ thể và cả máu trên quần áo của nạn nhân không trùng với Brandly nhưng cũng không thay đổi được kết quả. Ông bị cảnh sát buộc là nghi phạm vì nước da trên cơ thể.

Tư tưởng phân biệt chủng tộc ở Mỹ thời bấy giờ lớn tới nỗi, cảnh sát và tòa án không cần điều tra, kết án bằng chứng cứ mà bằng những suy diễn thiếu căn cứ.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội, tổ chức nhân quyền đã quyên được 80.000 USD (khoảng 1,6 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện tại) giúp ông thuê một luật sư giỏi để theo đuổi vụ kiện.  

Sau 9 năm, ông được tòa án Texar tuyên bố vô tội. Nhưng điều đáng tiếc là Brandly không nhận được bất kỳ khoản tiền bồi thường nào, vợ của ông đã li dị khi ông đang ở trong tù, căn nhà bị ngân hàng tịch thu... Từ một người hạnh phúc, ông đã biến thành kẻ tay trắng hoàn toàn.
2. Ronald Williamson
Tháng 12/1982, cảnh sát phát hiện cô Carter (21 tuổi) làm nghề hầu bàn đã chết trong nhà để xe. Kẻ thủ ác đã đột nhập nhà, cưỡng hiếp và giết chết nạn nhân. Sau đó, chúng đã dùng sốt cà chua tưới vào thân xác không có một tấm vải che thân. 
Cảnh sát đã tìm thấy 17 sợi tóc trên xác nạn nhân được cho là tóc của 2 bị cáo là Ronald Williamson - cầu thủ bóng chày và Dennis Fritz - giáo viên trung học. 

Thêm vào đó, chuyên gia khám nghiệm tử thi xác nhận tinh dịch tìm được trên nạn nhân là của 2 người đàn ông này. Năm 1988, tòa án đã ra phán quyết, Williamson bị kết án tử hình, còn Dennis Fritz chung thân.
6 năm trong tù chờ xét xử, Williamson và Fritz đã kháng án rất nhiều lần nhưng đều bị bác bỏ. Trước khi bị hành hình 5 ngày, luật sư đã làm đơn kháng cáo yêu cầu tòa bỏ lệnh giam giữ bởi luật sư trước đã để Williamson ra tòa trong tình trạng tinh thần không bình thường. Tòa án tối cao chấp nhận và chuyển Williamson sang trại tù đặc biệt trong khi đợi một phiên tòa mới.

Tại phiên tòa này, luật sư đã đưa ra kết quả cho thấy tinh dịch phát hiện trong người nạn nhân không phải của hai bị cáo này. Trớ trêu hơn, 17 sợi tóc - bằng chứng quan trọng nhất được cảnh sát cất giữ, không phải của Williamson hoặc Fritz mà là của Glen Gore - nhân chứng chính của vụ án mạng này. Williamson và Fritz được phóng thích ngày 15/4/1999 sau 11 năm ngồi tù oan.
3. Juan Roberto Melendez-Colon
Juan Roberto Melendez-Colon bị kết án tử hình cho tội giết người vào năm 1983 vì bị tình nghi liên quan tới cái chết của nạn nhân Auburndale - nhân viên thẩm mỹ viện Florida. 
Mặc dù Melendez-Colon có chứng cứ ngoại phạm tại thời điểm xảy ra án mạng, chứng thực bởi 4 nhân chứng nhưng ông vẫn bị tòa án Mỹ kết án tử hình.

Việc kết án dựa vào lời khai của David Luna Falcon, ông nói rằng, Melendez-Colon đã thú nhận với ông tất cả. Nhưng thực ra, đây chỉ là điều bịa đặt của Falcon vì giữa hai người đã có nhiều xích mích, mâu thuẫn.
Melendez-Colon kháng cáo nhiều lần trong khoảng thời gian 16 năm nhưng đều vô vọng. Cuối cùng, Melendez-Colon cũng thành công. Phiên tòa mở lại và vụ án được tái điều tra. Luật sư của ông tìm được nhân chứng Terry Barber - người đã thấy 1 nhân vật lạ xuất hiện tại hiện trường

Sau khi điều tra, vào năm 2002, tòa án kết luận Melendez-Colon vô tội. Ông được bồi thường 1 khoản tiền, tuy nhiên, tòa án, cảnh sát và chính quyền chưa bao giờ gửi lời xin lỗi tới người đàn ông này.
4. Bloodsworth
Năm 1985, Bloodsworth đã nhận án tử hình sau khi bị tình nghi giết một cô bé 9 tuổi tại Rosedale, Maryland. Không có bằng chứng rõ ràng chứng minh ông gây án, nhưng tòa lại dựa vào sự việc có 5 nhân chứng thấy Bloodsworth đến gần hiện trường nơi nạn nhân bị hại mà kết tội.

Năm 1992, khi đang ngồi trong tù chờ ngày tử hình, Bloodsworth bỗng nhiên đọc về một kỹ thuật mới, phân tích ADN. Ông liền làm đơn kháng cáo và được chấp thuận. Các thử nghiệm đã chứng minh tinh dịch của Bloodsworth không khớp với tinh dịch thu được từ người nạn nhân.

Năm 1993, ông chính thức đi vào lịch sử thế giới khi là người đầu tiên trên thế giới được minh oan nhờ phương pháp phân tích ADN. 
Càng thú vị hơn, thủ phạm của vụ án không đâu xa, hắn là Kimberly Shay Ruffner - một tù nhân mới bị kết tội hãm hiếp trẻ vị thành niên và ở ngay dưới phòng giam của Bloodsworth. 
5. Peter Pringle
Một công dân Ireland tên Peter Pringle đã bị kết án tử hình vì tội giết hai cảnh sát. Peter là một kẻ nát rượu, ông dành cả ngày để đắm chìm trong hơi men và trong lúc ông đang say, một số kẻ đã lấy xe ông đi cướp và giết chết hai cảnh sát

 Peter ngay sau đó bị bắt về tội giết người, cướp của, mọi thanh minh của Peter đều vô dụng vì bề ngoài của ông trông rất thảm hại, ăn mặc lôi thôi, nồng nặc mùi rượu…

Sau khi bị giam giữ chờ ngày tử hình kéo dài 15 năm, phép màu đã xuất hiện. Hai kẻ đã từng lấy xe của ông Colm O'Shea và Patrick McCann bị cảnh sát bắt, hai tên này thừa nhận nhiều vụ án do chúng gây ra và cả việc giết hai cảnh sát 15 năm trước.

Vụ án ngày xưa được điều tra lại, Peter Pringle được trả tự do sau quãng thời gian dài bị hàm oan. Tuy nhiên, đi tù cũng đã đem đến cho Peter Pringle một cuộc sống mới, ông gặp được một người phụ nữ bị kết tội nhầm và sau khi bà được minh oan, vào năm 2011, cặp đôi hoàn cảnh này đã kết hôn và hiện sống rất hạnh phúc.

 Theo:
VietBao.vn (Theo Người đưa tin )


Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook