Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

BẢN ĐĂNG KÍ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN ĐĂNG KÍ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014
Với chủ đề “Nói đi đôi với làm; gần dân, sát việc; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; chống chủ nghĩa cá nhân ”
 


          Họ và tên:                   A Bé
          Ngày tháng năm sinh: 26/03/1989                            
Chức vụ Đoàn; Đảng: Đoàn viên đoàn TNCS HCM                                            
Chức vụ chính quyền:  
Nhiệm vụ được giao: GV THPT dạy môn Lịch sử
Qua việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tôi xin đăng kí phấn đấu làm tốt công việc sau đây:
I. NÊU NHỮNG CHẾ, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Ở NĂM 2013 VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC TRONG NĂM 2014
1. Thái độ đối với phụ huynh, học sinh và đồng nghiệp
          a. Những hạn chế khó khăn
             -Đối với phu huynh học sinh:Là một giáo viên bộ môn Lịch sử mới được phân công công tác nên việc tìm hiểu phụ huynh và làm cầu nối giữa giáo viên bộ môn với phụ huynh học sinh và nhà trường có phần hạn chế do chưa có kinh nghiệm công tác và chưa kinh qua nhiệm vụ chủ nhiệm.
           - Đối với học sinh:Là một giáo viên bộ môn Lịch sử mới về trường nên công việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng,sở thích của học sinh còn hạn chế.Chưa thật sự nắm bắt được ước muốn hay năng lực học tập của từng học sinh trong trường.
           -Đối với đồng nghiệp: Do mới nhận công tác,nên việc tiếp xúc,tìm hiểu và phối hợp phân công nhiệm vụ do mình đảm trách với đồng nghiệp còn gặp phải nhiều khó khăn.Công tác chuyên môn cũng như công tác khác có phần hạn chế vì chưa biết cách phối hợp linh hoạt với đồng nghiệp.
          b. Hướng khắc phục:
           -Đối với phụ huynh học sinh:Trong thời gian tới,là một giáo viên bộ môn,tôi cần phải tìm hiểu sâu sắc hơn nữa về phía phụ huynh mà có liên  quan đến công tác chuyên môn của mình.Cố gắng làm tốt với vai trò là một người trung gian cầu nối giữa học sinh và phụ huynh học sinh với nhà trường để cho công tác chuyên môn cũng như công tác hở trợ với GVCN quản lí học sinh tốt hơn.
           -Đối với học sinh: Theo dõi bảng điểm,quá trình học tập của học sinh thông qua hồ sơ chủ nhiểm của GVCN để nắm bắt rõ hay phần nào tâm tư nguyện vọng và năng lực của từng học sinh nhằm đề ra phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh theo bộ môn của mình.
             -Đối với đồng nghiệp: Trong thời gian tới, cố gắng phối hợp và học hỏi kinh nghiệm tốt với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn cũng như công tác lao động để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao
          a. Chuyên môn
          * Những hạn chế khó khăn
-Do mới nhận phân công tác dạy môn Lịch sử tại trung tâm và là sinh viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy còn yếu kém.Năng lực chuyên môn thì có,nhưng khả năng truyền đạt(năng lực sư phạm) còn hạn chế,chưa nắm bắt được năng lực của từng học sinh để truyền đạt cho phù hợp
-Ngoài ra,do mới nhận công tác nên quá trình lên lớp còn bở ngở,chưa thật sự quen trong việc làm một nhà giáo truyền kiến thức cho HS.
          * Hướng khắc phục:
-Trong thời gian tới,là một giáo viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy,tôi cần phải tăng cường học hỏi các giáo viên thâm niên đã có nhiều kinh nghiện trong ngành nghề: Đi dự giờ mẫu,trao đổi,học hỏi,….
          b. Công tác khác (GVCN, phụ trách nề nếp, lao động…..)
          * Những hạn chế khó khăn
-Công tác lao động:Kinh nghiệm công tác còn hạn chế: khả năng chỉ đạo còn yếu,khả năng tập hợp học sinh tham gia lao động còn nhiều khó khăn,chưa thật sự tự làm được kế hoạch lao động hoàn chỉnh theo từng tuần.
          * Hướng khắc phục
-Cần phải học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp tiền nhiệm đã có nhiều năm làm công tác lao động…Đồng thời,phải tự rèn luyện cho bản thân khả năng chỉ đạo,khả năng tập hợp đám đông tốt hơn nữa
          c. Công đoàn; Đoàn TN:
-Tham gia đầy đủ các phong trào do Đoàn phát động,thực hiện nghiêm túc các điều lệ đoàn và đóng đoàn phí đầy đủ.
-Tham gia xây dựng Công đoàn của Trung tâm thêm vững mạnh như: Lao động góp quỉ công đoàn,tham gia các phong trào từ thiện do công đoàn phát động,….

II. VỀ THỰC HIỆN VIỆC “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”:
1. Về tư tưởng chính trị
- Mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải tự giác học tập, rèn luyện, phải có chương trình hành động cụ thể, thiết thực, tạo được bước chuyển biến sâu sắc về nhận thức, quyết tâm sửa mình theo tấm gương của Người.
 -Tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải nhằm nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giác ngộ cách mạng của cán bộ, đảng viên về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, hết lòng phấn đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải hướng tới sự tự giác ngộ trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách, cán bộ, đảng viên thông qua hành động thực tế; luôn cảnh giác trước những cám dỗ về danh lợi, vật chất, tránh rơi vào chủ nghĩa cá nhân, thống nhất giữa lời nói và việc làm, mẫu mực trong chấp hành chỉ thị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước; luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng; làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.   
 -Mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong công tác, trong tranh đấu, trong huấn luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình. Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên và Đảng ta nhất định thắng lợi”(1). Tự phê bình và phê bình là việc làm thường xuyên trong sinh hoạt Đảng, mục đích là để tự tu dưỡng, giúp nhau cùng tiến bộ và củng cố đoàn kết nội bộ. Hiện nay, chất lượng, hiệu quả sinh hoạt tự phê bình và phê bình giảm sút. Tự phê bình và phê bình phải gắn với nêu cao tính tiền phong gương mẫu của người đứng đầu và cấp uỷ. 
-Vì vậy:+ Rèn luyện tư tưởng đạo đức chính trị để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.Cần phải chấp hành tôt chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước,chấp hành tốt nội quy của cơ quan và quy định hương ước ở trong làng,để trở thành một công dân tốt.
          +Tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao
          +Tích cực chống biểu hiện quan liêu,tự tư tự lợi,không a dua xu nịnh,không kéo bè kéo cánh,thẳng thánh trung thực trong công tác cũng như cuộc sống hằng ngày

 2. Nói đi đôi với làm
- Nói đi đôi với làm là một trong ba nguyên tắc, đạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Min
+ Nói đi đôi với làm;
+ Xây đi cùng với chống;
+ Tu dưỡng đạo đức suốt đời.
 - Nói đi đôi với làm là thể hiện sự thống nhất giữ lý luận và thực tiễn, giữa lời nói với việc làm
- Nói đi đôi với làm là biểu hiện hiệu quả công việc, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, giữa tư tưởng đạo đức vả hành vi đạo đức của mỗi người.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm được thể hiện như sau:
a. Nói phải đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, không được xuyên tạc, nói sai.
b. Không được nói một đàng, làm một nẻo
- Nói phải cụ thể, thiết thực;
- Không được nói nhiều, làm ít hoặc nói mà không làm;
c. Không được hứa mà không làm
"Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước"
-Vì vậy mà,Hồ Chí Minh đã nói rằng: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu vì quyền lợi của Tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non hoặc ra vào chốn tù, tôi xông pha sự hiểm nghèo...là vì mục đích đó. Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích Quốc, lợi dân".
-Vậy:+Đối với một cán bộ viên chức trong trung tâm,tôi sẽ thực hiện nghiêm chỉnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM về nói đi đôi với làm,đó là :nhận ra những khuyết điểm,yếu kém(công tác chuyên môn,rèn đạo đức,…) của mình và sẽ cố gắng sữa chữa,khắc phục trong thời gian tới.
         +Là một giáo viên luôn luôn
           

3. Gần dân, sát việc
 - Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân Người là tấm gương sáng về phong cách gần dân. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từ phút đầu tiên Người ra mắt quốc dân. Khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập, Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là một câu hỏi thôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàng chục triệu đồng bào toàn quốc ! “Cả muôn triệu một lời đáp” Có! Như Trường Sơn say gió Biển Đông”. Đó là một điển hình mẫu mực về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếm có giữa lãnh tụ với quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất
-Bên cạnh việc gần dân như vậy,Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở mỗi cán bộ, Đảng viên phải làm những công việc được giao và đúng trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó.Những công việc đó phải sát thực tê,sát với công việc đã được giao phó. Không được đang đảm trách công việc khi chưa xong mà chuyễn sang công việc khác,làm mỗi việc một ít dẫn đến không chặt chẽ,cụ thể mà kết quả không đi tới đâu.
-Vì vậy:+Là một cán bộ viên chức của nhà nước,ngoài công tác chuyên môn tôi cần phải tiếp xúc với người dân,phụ huynh học sinh để hiểu tâm tư nguyện vọng của họ đối với phương pháp dạy học,chất lượng giáo dục của nhà trường.Nếu được,cần phải tiếp nhận ý kiến của người dân về đổi mới phương pháp dạy học để góp phần sự pháp triển nền giáo dục nước nhà.
             +Mặt khác,trong quá trình công tác,mỗi khi nhận một nhiệm vụ mới,tôi cần phải làm đến nơi đến chốn một công việc đó rồi mới đến công việc khác và phải làm có hiệu quả,chất lượng.Trong quá trình giải quyết công việc,cần phải làm sát việc không được lơ là,thiếu sót.
4. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
-Dám nghĩ,dám làm:Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với người cán bộ, đảng viên, thể hiện vai trò tiền phong gương mẫu của mình đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, người đảng viên không sợ khó, không sợ khổ mà phải đi tiên phong trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm, trong đó chủ yếu trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình, phải không tự cao, tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm, tự phê bình để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc để việc công lên trên, lên trước việc tư, đã phụ trách việc gì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.
-Dám chịu trach nhiệm
+Trách nhiệm: Là điều phải làm, phải gánh vác bởi mỗi người ai cũng có trách nhiệm vì mỗi người đều có vị trí trong mối quan hệ với xã hội, gia đình.
+Tinh thần trách nhiệm: Là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người. Ví dụ: bác sĩ cần có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo dạy dỗ học sinh.
+Dù nhỏ hay lớn, khó hay dễ khi được giao cũng phải làm cẩn thận, chớ làm cho xong chuyện, dễ làm khó bỏ là sai.
+Vì thế:*Bản thân là một giáo viên dạy môn Lịch sử, tôi cần phải nghĩ ra phương pháp dạy mới phù hợp với từng đối tượng học sinh,phương pháp dạy làm sao để cho học sinh hiểu bài,nắm bắt bài.Bên cạnh nghĩ ra phương pháp mới đó,tôi cần phải áp dụng nó và chịu trách nhiệm chất lượng,kết quả học tập của học sinh của môn đó do mình đảm nhiệm.
           *Phải hiểu chính sách và phải giải thích, tuyên truyền cho mọi người hiểu, hướng dẫn cho mọi người chấp hành chính sách, vận dụng chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của quần chúng, hợp với nguyện vọng của quần chúng.
5. Chống chủ nghĩa cá nhân
+Theo Bác Hồ "Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể". Hoặc "Chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc". Người có nói "Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy"
+Sự cần thiết phải chúng chủ nghĩa cá nhân
- Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của cách mạng;
- Chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm;
- Chủ nghĩa cá nhân là thứ rất gian dảo, xảo quyệt, là rất dễ kéo con người xuống dốc, là kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội.
+Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt tươi được, còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng công sản phải rèn luyện gian khổ mới có được, còn tư tưởng cá nhân như cỏ dại sinh sôi nảy nở
+ Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân
* Bệnh nể nang:
- Cấp trên sai không dám đấu tranh, người đồng chí sai phải kỷ luật nhưng chỉ làm qua loa đại khái, che đậy người thân;
- Bệnh kéo bè phái, kéo cánh, cục bộ, bản vị;
- Tập hợp bà con họ hàng để thực hiện những điều không chân chính;
- Ai hợp với mình thì người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống.
* Bệnh cá nhân:
- Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, được lòng tất cả mọi người, bên nào mạnh thì theo;
- Luồn cúi đi cửa sau, thưa bẩm, xuề xòa, nịnh bợ. Khi đạt được mục đích leo lên cao thì nịnh trên, nạt dưới, kéo bè kéo cánh.
* Bệnh hữu danh vô thực:
"Làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên, làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít xuýt ra nhiều để lấy một bản báo cáo cho hay. Nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch".
* Bệnh tham lam: Đây là loại người tự tư, tự lợi. Dựa vào thế lực của Đảng, nhà nước để theo đuổi mục đích riêng của mình, người không sợ mất thanh danh của tập thể, không sợ mất danh giá của mình.
* Bệnh lười biếng: Việc dễ thì tranh lấy cho mình, việc khó thì đùn cho người khác. Công việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh.
* Bệnh tham ô: Ăn cắp, ăn bớt của công, chi ít, khai nhiều
+ Tác hại của chủ nghĩa cá nhân:
"Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người hôm qua là vĩ đại có sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi. Nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Sa vào chủ nghĩa cá nhân là tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem thường quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, xa rời quần chúng, xa rời thực tế. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm chỉ làm hư hỏng con người".
+Vì vậy,Là một cán bộ viên chức trong ngành giáo dục,tôi cần phải cố gắng chống lại chủ nghĩa cá nhân, tránh các căn bệnh của chủ nghĩa cá nhân như:bệnh nể nang,bệnh cá nhân,bệnh lười biếng,bệnh tham lam,bệnh tham ô,…bằng cách nhận thức được tác hại của căn bệnh chủ nghĩa cá nhân đối với Đảng,với nhân dân và đất nước.

III. QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
          III. QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1. Đối với Đảng, Tổ quốc và quê hương
-Đối với Đảng: Trung thành tuyệt đối với Đảng, ra sức phấn đấu xây dựng Đảng,cố gắng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức tốt để có cơ hội và đủ điều kiện có thể vào hàng ngữ của Đảng.
-Đối với tổ quốc:Phát huy truyền thống yêu quê hương, đất nước,với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Góp phần làm cho Tổ quốc giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh.
-Đối với quê hương: Ra sức cùng xậy dụng quê hương ngày càng đẹp,càng giàu ,tuyên truyền cho con em trong làng cố gắng đến trường học tập.Là thành viên của làng,tôi cần phải chấp hành tốt nôi quy hương ước mà làng đã quy định.Góp phần ổn đinh an ninh-quốc phòng nơi cư trú.
2. Đối với nhân dân
Phải gần dân, hiểu dân, học dân, tôn trọng nhân dân, có trách nhiệm với dân, vì nhân dân phục vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, nhũng nhiễu với nhân dân.
3. Đối với tổ chức đảng, cơ quan
Bản thân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật chủa Nhà nước và những quy định của cơ quan đơn vị đã đề ra
4. Đối với công việc
Phải tận tụy, trách nhiệm, làm việc có chất lượng chất lượng, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
5. Đối với đồng chí, đồng nghiệp.
Phải thân ái, đoàn kết, tương trợ, hợp tác giúp nhau cùng tiến bộ; chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, hẹp hòi, vị kỷ.
6. Đối với địa phương
Tham gia mọi hoạt động của địa phương do địa phương phát động; thực hiện nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
7. Đối với gia đình.
Là một người con cả trong gia đình,và là người chồng trong tương lai phải luôn chăm lo cho gia đình,hiếu thảo,báo đáp ơn bố mẹ..chăm sóc cho người vợ, biết kính trên nhường dưới; lễ phép với ông bà, cha mẹ.
8. Đối với bản thân.
Phải gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập, ra sức thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm, không xa hoa lãng phí, phô trương, xây dựng gia đình văn hóa mới.
                                                          Đăk Hà, ngày 21 tháng 4 năm 2014
                                                                                      NGƯỜI ĐĂNG KÝ
           




                                                                                              A  Bé


Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook