Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Bắc Việt Nam đã chặn đứng “pháo đài bay” B52 như thế nào?



‘Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”, đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đặt câu hỏi.
Nỗi ám ảnh SAM 2 ở Hà Nội
 
Máy bay B52 đang ném bom Bắc Việt Nam
Ngày 8/1/1973, báo Tuần tin tức (News Week) chua chát với chính quyền Nixon bằng câu bình luận về chiến dịch Linebacker 2: "Nếu B52 ra Bắc Việt Nam và chịu đựng thiệt hại như mức độ vừa qua thì chẳng cần phải là một thiên tài toán học cũng thấy được rằng cuối cùng Mỹ sẽ hết nhẵn B52".

Trong khi đó, từ ngày 28/12/1972, Thượng nghị sỹ Mỹ McGovern đã tuyên bố thẳng thừng: "Việc ném bom Bắc Việt Nam cần phải ngừng vì lý do thuần túy quân sự là số thiệt hại về máy bay quá lớn.

... Sẽ không thể có hòa bình và tù binh Mỹ không được về nước chừng nào việc ném bom chưa chấm dứt. Ném bom không mang lại hòa bình, nó chỉ làm cho chiến tranh lan rộng hơn và đẫm máu hơn.

Không quân Mỹ chỉ có 400 máy bay B52, thế mà trong 2 tuần qua đã mất 11 chiếc ở Bắc Việt Nam (11 chiếc là con số mà Mỹ thừa nhận đến ngày 26/12-NV). Chỉ riêng điều đó, chính sách ném bom là vô nghĩa".

Người Mỹ, đặc biệt là các cựu quân nhân Mỹ, những chỉ huy của quân đội Mỹ, những nhà nghiên cứu quân sự... đã đi tìm kiếm rất lâu câu trả lời tại sao Hà Nội lại có thể "xơi" B52 một cách "ngọt" như thế trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không"?
(ảnh tư liệu)
Sai lầm về chiến thuật?
 
Trận không kích 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nôi của B52 Mỹ
Charles Barrows, đại úy hoa tiêu B52 bị bắt làm tù binh đặt vấn đề ngay khi còn ngồi ở Hỏa Lò: "Hệ thống điện tử trên máy bay B52 rất tinh vi và đắt tiền nhưng vẫn không gây nhiễu nổi ra-đa Bắc Việt.

Siêu pháo đài bay B52 đã cải tiến nhiều lần, máy móc rất tốt... Các phi công B52 được huấn luyện công phu, thành thạo các chiến thuật hiện đại và B52 được bảo vệ dày đặc, nhưng vẫn bị bắn rơi vì đạn phòng không... Không quân chiến lược của Mỹ không thể chịu đựng nổi tỷ lệ tổn thất về B52 trên bầu trời Hà Nội".

Câu hỏi này của Charles Barrows đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt ra theo hướng ngược lại với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng Phòng không VNDCCH từ tháng 5/1972: "Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?".

Cho đến lúc đó các phương án đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu về tỷ lệ bắn rơi B52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó.

Sau mấy tuần vật lộn với những con số, câu trả lời đã được đưa ra:

- N1 - tỷ lệ Mỹ chịu đựng được là 1 -2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ);

- N2 - tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển là 6 - 7%;

- N3 - tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc là trên 10%.

Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh với Quân chủng Phòng không Không quân là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.

Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.

Quân chủng Phòng không Không quân đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông năm 1972, tỷ lệ B52 bị bắn hạ là 17,6% (34/197 chiếc). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc.

Đại úy phi công lái B52 Robert E. Wolff, cũng bị bắt tại Hà Nội, lại có phân tích khác (trên tờ Air Force Magazine năm 1979): "Khi bay hướng Bắc về phía Trung Quốc, chúng tôi lắng nghe máy bay chiến đấu bắn phá và máy bay gây nhiễu ngăn cản hệ thống phòng thủ của Hà Nội hoạt động. Các máy bay F111 hoàn thành được nhiệm vụ của chúng, một vài máy bay MIG vẫn cất cánh được.

Máy bay chiến đấu càn quét của chúng tôi gặp khó khăn trong việc liên lạc với tàu hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, làm nhiệm vụ phối hợp chặn máy bay đối phương. Các phi công của máy bay hộ tống chúng tôi không thể khai hỏa nếu không nhận được sự cho phép vì chúng tôi không muốn có một sai lầm nào trong việc nhận định địch - bạn.

Viên phi công Mỹ còn nhớ, "ở đây chúng tôi đã có một suy nghĩ. Nhiều phi công trong toán bay tưởng rằng đoạn bay trong lúc bắn phá của phi vụ sẽ là đoạn nguy hiểm nhất. Nhưng trên thực tế, giai đoạn rời khỏi mục tiêu cũng khó khăn không kém. Chúng tôi phát hiện ra là các ác tên lửa SAM đạt hiệu suất cao nhất khi các máy bay B52 đổi hướng lần cuối cùng để rời mục tiêu, vì lúc này ra-đa của đối phương thu nhận được hình ảnh tối đa của máy bay".

Người ta đã bàn luận nhiều về khía cạnh đó của chiến dịch. Mâu thuẫn gay gắt nhất giữa các tay súng và Bộ tham mưu chiến dịch là về "thế đi của đàn voi con". Đội hình kéo dài nhiều dặm, các máy bay cùng theo một đường, một độ cao, một hướng. Cả 36 máy bay đến một điểm nhất định rồi lần lượt đổi hướng thì chẳng cần tài giỏi gì phe phòng thủ cũng biết nhằm vào đâu để bắn chiếc 37".

Đại úy phi công Drenkowski tán thành quan điểm này, nhưng đặt thêm những vấn đề cũng trên tạp chí Air Force: "Tên lửa, pháo phòng không bắn lên dày đặc. B52 thực hiện các thao tác né tránh, tuy biết rằng né tránh cũng chẳng mang lại kết quả gì. Kẻ thù của B52 là tên lửa SAM.

Trong khi bay từng tốp 3 chiếc, kẻ thù của B52 còn là những vụ đụng vào nhau ở trên trời. Lúc này, vũ khí đáng sợ nhất với B52 lại là một chiếc B52 khác đang bay gần cạnh nó. Các nhân viên phi hành bối rối khi thấy ở phía trước lại có B52 bị bắn rơi, trong khi đạn pháo phòng không vẫn nổ tới tấp bốn phía xung quanh.

Trong đêm 19/12, người ta biết chắc chắn là đã có một số B52 bị bắn rơi. Cả 2 chiếc B52G này đều bị trúng tên lửa đúng lúc ngoặt để bay ra khỏi mục tiêu, và rơi gần Hà Nôi. Các toán B52 tiếp sau cũng bị SAM bay lên đón đánh dữ dội. Một B52 khác bị thương bay về đến Lào thì rơi. Đến ngày 20/12, 6 chiếc B52 bị bắn rơi trong 9 giờ.

Vậy là 3 ngày, 300 lần B52 xuất kích, bị bắn rơi 9 chiếc, tỷ lệ tổn thất tới 3%, một tỷ lệ không thể nào chấp nhận. Những máy bay B52 bị bắn rơi lại là những B52G đã được trang bị khí tài gây nhiễu rất mạnh...

Các kíp lái cho rằng tổn thất B52 quá lớn là do việc vạch kế hoạch tồi, chiến thuật kém. Họ thấy cần thu hẹp vòng ngoặt để nhanh chóng thoát khỏi mục tiêu, bay ra vịnh Bắc Bộ. Họ muốn được phép làm các động tác cơ động né tránh, bay theo các đường đan chéo nhau, thu ngắn đội hình, từ nhiều hướng tiếp cận các mục tiêu, độ cao khác nhau thay đổi liên tục không theo quy luật để đối phương khó đối phó. Nhưng như vậy lại vẫn tăng thêm nguy cơ là chính B52 đâm phải nhau trên không".
 
Máy bay B52 Mỹ bị bắn rơi
Sự ám ảnh SAM2

Tên lửa SAM 2, vẫn được xem là kẻ thù của B52, vì được thiết kế bắn tới độ cao B52 thường sử dụng, vốn được Hà Nội gọi tên là "rồng lửa Thăng Long", trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ vùng trời Thủ đô là mối đe dọa lớn nhất, trở thành nối ám ảnh cho bất cứ kíp bay B52 nào nhận nhiệm vụ mang bom ra vùng châu thổ Sông Hồng.

Tuy nhiên, nghệ thuật điều khiển SAM của lực lượng phòng không - không quân Hà Nội lại là cái khiến người Mỹ phải nghiêng mình.

Trên tạp chí "Không quân Mỹ", John L.Frisbee viết: "Trong thời kỳ chiến tranh thế giới 2, tổn thất máy bay ném bom bị phòng không hay máy bay chiến đấu đối phương bắn hạ tại hai chiến trường chính yếu được ước tính trung bình: cứ 64 phi xuất thì có 1 chiếc bị bắn hạ và lúc ấy chưa có tên lửa SAM hữu hiệu. Trái lại, trên không phận Hà Nội và Hải Phòng thì cứ 49 phi xuất lại có một B52 bị SAM bắn rơi".

Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khi trả lời tạp chí AirForce vào tháng 6/1973 cũng thừa nhận: "Bắc Việt Nam rõ ràng là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn dễ bị tổn thương.

...Bắc Việt đã bắn hạ hàng chục B52 bằng cách ngắm bắn bằng mắt thường. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa SAM lên để hạ máy bay".

Cũng Drenkowski, trong "Về chiến dịch Linebacker 2", phân tích: "Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay chiếc B52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một quả SAM để tên lửa bay theo đường đạn 45 giây tới gần chỗ B52 phải ngoặt. Họ dùng 5-10 giây điều khiển quả tên lửa "khóa" vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa đến đó vừa đúng lúc chiếc B52 tiếp theo vừa bay tới. Thật ngon xơi!".

John T. Greenwood, trong cuốn "Chiến tranh Việt Nam" (Vietnam War) chỉ rõ: "Để lợi dụng khả năng có gió mạnh thổi từ hướng Tây Bắc, các máy bay bao giờ cũng từ phía Tây Bắc bay vào các mục tiêu lớn ở Hà Nội. Ngay sau khi trút bom, máy bay phải lượn vòng rất lớn ra phía sau mục tiêu để thoát ra ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không càng nhanh càng tốt.

Theo quy định, các tốp trong đội hình tiến công của B52 chỉ được bay ở các độ cao và hướng khác nhau rất nhỏ. Các tốp phải bám chặc đội hình để làm giảm khả năng dễ bị tổn thương vì tên lửa đổi phương, để tăng hiệu quả bảo vệ của các phương tiện gây nhiễu điện tử trong đội hình và giữa các tốp, để giữ đội hình trong hành lang có thả sợi nhiễu.

Vì các phi công thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến lược ít khi bay trong các đội hình lớn vào ban đêm và vì vùng trời Hà Nội chật hẹp sẽ đông đặc máy bay, nên các phi công được lệnh tránh va chạm bằng cách càng ít thực hiện động tác cơ động càng tốt.

Những chiếc B52 đầu tiên trong đêm 18/12 ném bom các sân bay Hòa Lạc, Kép và Phúc Yên.

Sau đó, Kinh Nỗ và Yên Viên bị ném bom. Chiếc máy bay mang mật danh "Than củi" dẫn đầu 9 chiếc B52 cất cánh từ Guam khi đánh vào nhà kho Yên Viên, Ai Mỗ bị 2 tên lửa SAM bắn trúng trước khi kịp trút bom và rơi xuống phía tây bắc Hà Nội. Đó là chiếc B52 đầu tiên bị hỏa lực phòng không Hà Nội bắn rơi trong chiến dịch và là chiếc thứ 2 bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh.

Đến nửa đêm, 30 máy bay cất cánh từ Guam oanh tạc Hà Nội một lần nữa. Một chiếc B52 khác bị thương nặng vì tên lửa SAM khi đang ngoặt ra khỏi mục tiêu và rơi ở Thái Lan sau khi tổ lái đã nhảy dù. 5 giờ sau, đợt thứ 3 bay vào, thêm một B52 bị bắn rơi...

Những điểm yếu nghiêm trọng trong việc vạch kế hoạch thực hiện, bộc lộ trong những cuộc oanh tạc ngày thứ nhất đã trở nên rõ nét một cách bi thảm trong những ngày sau. Các chiến thuật áp dụng trong chiến dịch ném bom mang tên Arefight (Đèn hồ quang) ở miền Nam Việt Nam không thích hợp với khu vực Hà Nội, nơi có hỏa lực phòng không mạnh. 5 phi vụ tiến hành hồi tháng 4, đặc biệt là trận oanh tạc Hải Phòng đã dẫn các nhà vạch kế hoạch Mỹ tới những nhận định sai lầm.

Ba đợt, mỗi đêm gây khó khăn cho việc rải sợi nhiễu, hay trấn áp tên lửa đất đối không, đồng thời giúp cho hệ thống phòng không đối phương (Hà Nội - NV) có thời gian hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt tiến công mới.

Gió thổi mạnh giúp cho các máy bay ném bom bay nhanh tới mục tiêu, nhưng đồng thời cũng thổi bạt sợi nhiễu khiến cho các máy bay B52 phải dựa vào thiết bị gây nhiễu của chính mình để tránh bị ra-đa phát hiện.

Hơn nữa, khi ra khỏi mục tiêu, các máy bay B52 phải ngoặt trở lại bay ngược chiều gió mạnh 100 hải lý nên tốc độ rút lui chậm lại quá nhiều, và hướng gây nhiễu bị chệch, khiến cho ra-đa của các trận địa tên lửa SAM lân cận có thể lọt qua những chỗ yếu trong màn nhiễu.

Thêm nữa, đội hình máy bay ném bom quá dài và việc quy định một điểm ngoặt độc nhất cho các máy bay khi ra khỏi mục tiêu đã giúp cho đối phương nhằm đúng điểm ngoặt sau khi những tốp đầu bay qua".

Đại úy phi công Drenkowski ngao ngán bình luận: "Những thay đổi về chiến thuật sau Noel không phải để đáp ứng đề nghị của phi công... mà vì 3 viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này ngồi ở Mỹ chợt nhận ra rằng nếu tốc độ rơi máy bay cứ diễn ra như hiện tại thì chỉ trong 2 tuần nữa sẽ không còn chiếc B52 nào ở Đông Nam Á" ("Tấn bi kịch của Linebacker 2", tạp chí Armed Forces Journal, tháng 7/1997).
Young Be A :
 

Tìm hiểu về văn minh Maya



     Trước khi Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ, trên “vùng đất mới” đã từng tồn tại các nền văn minh cổ kính, rực rỡ của người Indian, trong đó có nền văn minh của tộc người Maya. Vào khoảng năm 2600 TCN, người Maya đã định cư ở bán đảo Yucatan,Trung Mỹ. Từ khoảng năm 300 SCN đến năm 900, nền văn minh của người Maya bước lên đỉnh cao của lịch sử, với những quốc gia hùng mạnh, với một nền văn minh rực rỡ, huy hoàng. Từ thế kỉ X trở đi, văn minh Maya dần dần đi vào con đường suy tàn. Đến thế kỉ XVI, lãnh thổ của người Maya đã bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm. Nền văn minh Maya đã bị sụp đổ. Tuy vậy, những thành tựu to lớn của nền văn minh này vẫn còn nguyên giá trị, đây chính là những bằng chứng cụ thể, chứng minh cho thời kì phát triển đỉnh cao của người Maya cổ đại.

1.   
Tháp kim tự tháp bậc thang của người Maya
              Địa lí và dân cư.
a.      Địa lí:
Nền văn minh Maya tồn tại trên bán đảo Yucatan của Trung Mỹ, thuộc đông nam lãnh thổ Mexico, Guatamala và Honduras ngày nay. Địa hình của khu vực Yucatan bao gồm các cao nguyên và vùng đất thấp. Những cao nguyên gồm các ngọn núi lửa và các dãy núi đá vôi. Trong năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 5, còn mùa khô từ tháng cuối tháng 5 đến tháng giêng năm sau. Khí hậu của vùng cao nguyên khô và lạnh hơn so với khí hậu vùng đất thấp.
Lượng mưa hằng năm khoảng 400mm. Nước chảy ra biển Caribe  hoặc vịnh Mexico theo hệ thống các sông Usumacinta và Grijavla. Những con sông này là sự sống cho các nền văn minh bản địa ở Trung Mỹ cổ đại.
Về tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại khoáng sản quý giá như: đá lửa, ngọc bích, …các loại tài nguyên này được sử dụng để buôn bán, làm đồ trang sức và để trang trí trong các kim tự tháp, đền thờ, lăng mộ..
b.     Dân cư:
Tổ tiên của người Maya có nguồn gốc từ châu Á. Phía đông bắc của châu Á có một mũi đất dài. Mũi đất này chỉ cách bán đảo Alaska (châu Mỹ) một eo biển hẹp có tên là Bering. Vào khoảng 1 -2 vạn năm trước, khi nước biển rút xuống, dãy núi ở đáy eo biển Bering nổi lên trên mặt biển. Eo biển này rộng 86km, qua sự biến đổi tự nhiên trở thành một “cây cầu lục địa” thiên tạo. Cách ngày nay khoảng 12000 – 15000 năm, một số bộ lạc ở châu Á đã qua “cây cầu lục địa” này đến định cư ở châu Mỹ. Những người dân di cư này đa số thuộc giống người Trung Quốc và người Mông Cổ. Các nghiên cứu về nhân chủng cho thấy “người Maya có vóc dáng thấp đậm, tóc đen và mắt màu sẫm”. Lúc đầu họ định cư ở Bắc Mỹ, dần dần họ mở rộng môi trường sinh sống, di cư xuống Trung và Nam Mỹ.
2.     Lược sử tộc người Maya.
Vào khoảng năm 2600 TCN người Maya đã đến định cư tại bán đảo Yucatan. Nền văn minh Maya bắt đầu hình thành.
Vào khoảng năm 300 TCN xã hội Maya bước vào thời kì phân chia giai cấp.
Khoảng năm 250 TCN những trung tâm văn hóa của người Maya được xây dựng ở Guatemala.
Vào thế kỉ I SCN các quốc gia thành thị của người Maya được thành lập.
Năm 300 SCN nền văn minh Maya bắt đầu đạt đến đỉnh cao với nhiều thành tựu rực rỡ về toán học,thiên văn,lịch pháp và nghệ thuật…
Năm 600 lãnh thổ của người Maya được mở rộng ra khắp cả bán đảo Yucatan “văn minh Maya bước vào thời kì hoàng kim tột bậc”.
Năm 900 các thành phố ở vùng đất phía nam Yucatan sụp đổ. Các thành phố ở phía Bác tiếp tục phát triển. Chichen Itza trở thành trung tâm văn hóa của người Maya.
Từ thế kỉ X nền văn minh của người Maya đi vào con đường sụp đổ.
Đầu thế kỉ XVI thực dân TBN bắt đầy tiến hành xâm lược Trung Mỹ, đến năm 1541 hoàn thành công cuộc chinh phục vùng đất này.
Hiện nay tộc người Maya vẫn còn tồn tại ở các nước Mexico, Guatemala, Honduras.
3.     Thể chế chính trị - xã hội.
a.      Chính trị:
Lãnh thổ của người Maya bao gồm nhiều vương quốc nhỏ. Các thành phố lớn của người Maya như: Copan, Tikal, Palenque, Calakmul, Chichen Itza…
Người lãnh đạo tối cao của đất nước được gọi là Khalaclvinit, nghĩa là “con người vĩ đại” được cha truyền con nối và có quyền lực tối cao, có quyền điều hành và bổ nhiệm người đứng đầu các quốc gia chư hầu, vạch đường lối đội nội, đối ngoại và thu thuế. Giúp việc cho Khalacvinit là một Hội đồng nhà nước bao gồm các thủ lĩnh, các giáo sĩ và các ủy viên có đặc quyền trong xã hội. Ngoài ra, bên cạnh Khalaclvinit còn có một tăng lữ làm cố vấn, vị tăng lữ này có quyền thay mặt vua cử các tăng lữ các cấp dưới quyền mình vào các chức vụ quan trọng trong nhà nước.
Ở các địa phương, quyền lực nằm trong tay Gatabop (tức các thủ lĩnh địa phương). Nhiệm kì của một Gatabop kéo dài 3 năm. Trợ giúp cho Gatabop còn có một hội đồng ủy viên.
Như vậy, nhà nước của người Maya đã được thành lập trên cơ sở chính quyền được củng cố vững chắc từ TW đến địa phương.
b.     Xã hội:
Xã hội Maya được chia thành hai giai cấp: dân tự do và nô lệ. Một bộ phận không nhiều dân tự do là tầng lớp thống trị, bao gồm những người có chức sắc, quý tộc và tăng lữ. Quý tộc năm quyền lãnh đao nhà nước và dược quyền thừa kế. Tăng lữ là người chịu trách nhiệm về các nghi thức tôn giáo, vừa là cố vấn cho thủ lĩnh tối cáo Maya. Tăn lữ là người am hiểu tri thức về khoa học, cũng như về văn hóa vè nghệ thuật. Họ là tần lớp duy nhất nắm lịch pháp. Chiếm đa số trong dân tự do là những người lao động sản xuất. Họ là những người nồn dân, thương nhân làm trung gian buôn bán, thợ thủ công chế tác đồ đá, đồ gỗ,…thợ dệt vải, thợ gốm và một số người làm nghề khác.
Tầng lớp thấp nhất trong xã hội là những người nô lệ. Họ là những phạm nhân bị kết án, tù binh chiến tranh. Ngoài ra những người ăn cắp cũng bị giáng xuống làm nô lệ. Con cái của nô lệ khi chưa đủ điều kiện để chuộc mình, vẫn bị xem là nô lệ. Kẻ giết người, phụ nữ ly hôn, những đứa trẻ mồ côi, những người thiếu nợ không được, những người tự do quan hệ với nô lệ đều trở thành nô lệ. Nô lệ phải làm tất cả các công việc nặng nhọc trong xã hội: cày ruộng, chặt cây đốt rẫy, làm đường sá, xây dựng nhà cửa, lâu đài cho tầng lớp thống trị, vận chuyển hàng hóa cho thương gia, thậm chí phải lặn xuống biển để mò bắt cá...
4.     Kinh tế của người Maya.
Mô phỏng về cuộc sống của người Maya thời xưa

Về nông nghiệp, họ dùng phương pháp đốt rẫy làm nương và từ những giống thực vật hoang dã thuần dưỡng ra các loại cây trồng như bắp, cà chua, khoai tây, bí rợ, các loại đậu, hồ tiêu, ca cao… Họ còn trồng bông vải, lan lưỡi rồng và trồng những loại thực vật làm nguyên liệu nhuộm màu xanh. Người Maya còn biết nuôi gà tây, chó và ong mật. Họ đi săn bắn trong rừng cũng như đánh cá dưới biển bằng lực lượng tập thể.
Về thủ công nghiệp, người Maya biết làm đồ gốm với phương pháp nặn bằng tay. Họ biết dùng gỗ, đá để làm dụng cụ lao động phục vụ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp….Người Maya còng biết sử dụng khung dệt vải, dùng sợi bông, sợi gai, long chim để dệt thành những tấm vải mang tính nghệ thuật cao. Họ cũng biết dùng vàng, bạc, đồng, kẽm để chế tác thành những công cụ kim loại và đồ trang sức tinh xảo.
Về thương nghiệp, người Maya đã biết trao đổi hàng hóa. Mỗi thành phố, mỗi thôn trang đều có một khu đất trống rộng để làm nơi trao đổi. Họ thường trao đổi và mua bán các loại thực phẩm và đồ dùng hàng ngày. Họ cũng bắt đầu biết dùng ca cao và đậu để làm vật trung gian trao đổi.
2. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH MAYA
2.1. Chữ viết
Một trong những thành tựu văn minh rực rỡ nhất của người Maya là việc sáng tạo ra chữ viết. Những phát hiện khảo cổ học cho biết chữ viết của người Maya xuất hiện trước Công Nguyên. “Vào năm 1976, nhà khảo cổ J.Grokhen đã đào được ở Abai Tocalich (Guatemala) tấm bia có khắc chữ của người Maya có niên đại từ thế kỷ IV trước Công Nguyên”[1]. Chữ viết của người Maya là chữ tượng hình, do nhiều hình vẽ và nhiều ký hiệu kết hợp lại. Các ký hiệu này không chỉ tượng hình mà còn có thể tượng âm. Trong các văn tự của mình, người Maya đã sử dụng khoảng 800 ký hiệu hoặc hình khắc, cộng chung lại hơn 30000 từ. Cách thức đọc và viết chữ Maya là từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Người Maya đã chạm khắc chữ tượng hình lên các bia đá, bàn thờ, bậc thang... Công trình nổi tiếng nhất liên quan đến chữ viết là “con đường bậc thang có chữ tượng hình” thuộc thành phố Copan, phía tây nước Honduras. Chữ viết còn được khắc lên đồ trang sức, ngọc thạch, vỏ ốc, xương thú hoặc được vẽ lên đồ gốm, trần nhà, vách tường… Bên cạnh những chữ viết tượng hình thường có vẽ thêm nhiều hình minh họa với màu sắc sặc sỡ.
Đối với người Maya, viết chữ là một hành động thiêng liêng để ghi lại các sự kiện lịch sử, các đời vua chúa, chuyển động của các vì sao, ghi ngày tháng, tên các vị thần và quyền hạn của họ, các nghi thức tế lễ, lễ vật và lễ cúng tế thần linh, những lời cầu nguyện, những lời sấm truyền... cho các thế hệ sau. Họ xem chữ viết là một món quà thần thánh từ các vị thần.Trong một xã hội phân chia giai cấp như xã hội Maya, việc giành uy tín và địa vị lãnh đạo của tầng lớp thống trị đã được sự hỗ trợ rất đắc lực của chữ viết.
Sau sự xâm lược của người Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, hầu hết các bản chép tay của người Maya đều bị thiêu hủy. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm được một số bản chép tay còn lại. Đây là nguồn thông tin có giá trị về tín ngưỡng tôn giáo của người Maya và các nghi lễ của họ, ghi chép về các vị thần và chu kỳ chuyển động của sao Kim

Có thể nói, chữ tượng hình của người Maya là một trong những hệ thống chữ viết cổ xưa nhất của nhân loại. Việc phát minh chữ viết của người Maya đã đánh dấu một trình độ phát triển cao của nền văn minh cổ đại này.
2.2. Khoa học tự nhiên
- Toán học
Người Maya đã sáng tạo ra một nền toán học phát triển vượt bậc. Toán học Maya nhằm tính toán một cách chính xác thời tiết, quyết định thời gian gieo trồng và thu hoạch; tính toán chu kỳ chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, sao Kim trong thiên văn và lịch pháp... Người Maya đã nắm được bốn phép tính số học: cộng, trừ, nhân, chia và sử dụng các ký hiệu tượng hình để viết các chữ số và tính toán.
Toán học của người Maya sử dụng hệ đếm nhị thập phân, dựa trên cơ số 20 thay vì hệ thập phân cơ số 10 như ngày nay. Điều đó có nghĩa là nếu số 0 nằm sau một số sẽ làm tăng giá trị số đó lên 20 lần, chứ không phải 10 lần.
Cùng với người Lưỡng Hà cổ đại và người Ấn Độ, người Maya là một trong ba dân tộc đã độc lập sáng tạo ra “số 0” và vận dụng nó vào trong toán học. Sự kiện số 0 ra đời đã đánh dấu trình độ cao về toán học của dân tộc Maya.
Để biểu thị các con số, người Maya sử dụng các ký hiệu tượng hình. Toán học Maya chủ yếu dựa vào ba ký hiệu: một dấu chấm có giá trị là 1 đơn vị, một dấu gạch ngang có giá trị là 5 đơn vị và một ký hiệu hình vỏ sò biểu thị cho số 0. Ba ký hiệu này được kết hợp với nhau để tạo ra các số khác. Các số trong toán học của người Maya được viết từ dưới lên.    
Việc sáng tạo và phổ biến các ký hiệu toán học đã cho phép người Maya, thậm chí cả những người không biết chữ, có thể thực hiện các phép tính số học đơn giản. Điều này cần thiết cho việc giao lưu buôn bán.
Đối với dân tộc Maya, một vài con số được xem là những số thiêng như: số 5, số 13, số 20, số 52. Với những thành tựu về toán học, nền văn minh Maya đã tiến xa hơn so với các nền văn minh khác cùng thời ở châu Mỹ.
- Thiên văn học
Người Maya là các nhà toán học, đồng thời là những nhà thiên văn tài giỏi.. Bởi vì thiên văn quan hệ chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Họ biết sử dụng các ống kính bằng đá ngọc, đặt trên các giá gỗ để quan sát bầu trời, tính toán và ghi chép kết quả vào trong biên niên sử của họ, hoặc các bản chép tay. Qua hàng thế kỷ, với sự quan sát bằng mắt thường, người Maya đã ghi lại chu kỳ chuyển động phức tạp của Mặt trời, Mặt trăng và sao Kim. Họ có thể dự đoán được các tuần trăng, các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các điểm phân mùa... với độ chính xác khá cao.
Mặc dù chưa biết Trái Đất hình cầu và quay quanh Mặt trời nhưng các nhà thiên văn Maya đã tính được “độ dài của một năm dương lịch là 365,242 ngày”[2], xê dịch 0,0002 ngày so với cách tính lịch hiện nay. Theo tính toán của các nhà thiên văn hiện đại, được trang bị những dụng cụ đo chính xác nhất, thì một tháng Mặt trăng dài 29,53059 ngày. Trong khi đó, “người Maya tính được chu kỳ Mặt trăng quay quanh Trái Đất là 29,53 ngày”[3].
Ngoài ra, người Maya còn am hiểu về quỹ đạo của sao Kim. Họ đã tính được chu kỳ chuyển động quanh Mặt trời của sao Kim là 584 ngày, lệch 0,08 ngày so với ngày nay (583,92 ngày).
Để thuận lợi cho việc quan sát bầu trời, người Maya đã xây dựng các đài thiên văn tại nhiều thành phố, trong đó phải kể đến đài thiên văn El Caracol (có nghĩa là ốc sên) ở thành phố Chichen Itza.
          Tại các thành phố của người Maya, các công trình dùng để tế lễ (đền thờ, kim tự tháp, quảng trường... ) được xây dựng thẳng hàng với sự chuyển động của Mặt trời. Đây là sự thể hiện lòng tôn kính các vị thần của người Maya.
- Lịch pháp
          Dựa trên những phép tính toán và sự quan sát thiên văn, người Maya đã sáng tạo ra lịch pháp Maya vào khoảng thế kỷ I trước Công nguyên. Lịch Maya ra đời trên cơ sở kế thừa các nền văn minh cổ Zapotec và Olmec. Đây là loại lịch khá chính xác so với lịch chúng ta đang sử dụng ngày nay, được tính toán bởi các vị tư tế người Maya. Lịch Maya chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Về sau lịch này mang tính chất thần bí và trở thành cơ sở của tôn giáo. Người Maya chủ yếu xây dựng hai loại lịch: lịch Mặt Trời (Dương lịch) và Thánh lịch.
          Dương lịch (theo tiếng Maya là haab) được xây dựng trên cơ sở chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Người Maya tính được một năm Mặt Trời có 365 ngày. Một năm được chia thành 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày, 5 ngày “kiêng kỵ” được đưa vào cuối năm. Mỗi tháng có một tên gọi khác nhau được đặt theo truyền thống, không có liên quan gì đến vụ mùa hoặc lễ hội. Các ngày trong một tháng được ghi bằng số thứ tự từ 0 đến 19 đặt trước tên tháng đó. Năm ngày “kiêng kỵ” có tên là uayeb được xem là khoảng thời gian không may mắn, có thể xảy ra điềm xấu hoặc cái chết.
          Lịch Mặt Trời được dựa trên cơ sở các đơn vị của thời gian bao gồm: kin, uinal, tun, katun, baktun
          Người Maya cũng sử dụng những đơn vị thời gian lớn hơn sử dụng theo hệ đếm cơ số 20 như: pictun, calabtun, kinchiltun và analtun
          Để tiên đoán tương lai tránh những điều xui rủi, người Maya sử dụng Thánh lịch (tiếng Maya gọi là tzolkin). Thánh lịch chia một năm có 260 ngày, bao gồm 13 tháng với mỗi tháng có 20 ngày. Khoảng thời gian 260 ngày được gọi là “thời gian thần thánh”[4]. Mỗi ngày được định tên bằng một số từ 1 đến 13, kết hợp với một trong hai mươi tên ngày đại diện cho các vị thần, các lực lượng tự nhiên. Cũng giống như Dương lịch, Thánh lịch có chu kì. Ngày cuối cùng của chu kì trước tiếp nối bằng ngày đầu của chu kì sau.
          Với loại Thánh lịch này, chỉ những vị tăng lữ am hiểu về lịch pháp, chiêm tinh học mới có thể đọc được. Người Maya sử dụng Thánh lịch để xác định các hoạt động có liên quan đến thần linh và con người như: dự đoán tương lai, chọn ra những ngày tốt cho các vị vua, cho các cuộc chiến tranh, cho sự hôn nhân... hoặc cho sự sinh nở.
          Bên cạnh đó, người Maya cũng chú ý tính lịch theo sự chuyển động của sao Kim, gọi là lịch sao Kim. Theo lịch này, một năm sao Kim gồm 584 ngày. Cứ 104 năm 1 lần, ngày của Mặt Trời, sao Kim và nghi lễ trùng khớp với nhau. Trong ngày này, người Maya tổ chức một lễ hội vô cùng long trọng. Ngoài ra, người Maya cổ đại cũng sử dụng âm lịch. Họ hiểu rõ sự khác nhau giữa âm lịch và dương lịch. Họ đã biết được rằng: “chu kì của Mặt Trăng là 29,53 ngày, 19 năm mặt trời tương ứng với 235 tháng trăng”[5].
2.3. Tôn giáo, tín ngưỡng
          Tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Maya. Linh vật biểu trưng cho tôn giáo của họ là rắn có lông vũ  và con báo. Đức tin của họ được thể hiện qua việc xây dựng những kim tự tháp, đền thờ, sân bóng, quảng trường để thờ cúng thần linh. Ở các nơi này, người Maya trang trí những bức tranh khắc vào tường mô tả các nghi lễ hiến tế.
          Người Maya quan niệm Oxlahunticu (nghĩa là vũ trụ) bao gồm mười ba tầng xếp chồng lên nhau. Trong cách tính Dương lịch, người Maya quan niệm 20 ngày của mỗi tháng đều có một vị thần bảo trợ. Còn năm ngày “không may mắn” được đưa vào cuối năm.
          Người Maya theo đa thần giáo, thờ cúng các vị thần mà họ cho rằng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Hai vị thần quan trọng đối với họ là thần Mặt trời Itzamma và thần Mưa Chaac. Ngoài ra, họ cũng tôn thờ các vị thần khác như: thần Sấm chớp Bacab, thần Gió Huracan, thần Ngô Yum Kax, thần Chiến tranh Ek Chuah, thần Chết Ah Puch...
          Hàng năm, việc tổ chức cúng tế cho các vị thần rất được người Maya quan tâm. Người Maya có phong tục thả xuống giếng đồ cúng tế cho thần Mưa và thần Nước. Những cái giếng này được người Maya gọi là cenote. Lễ vật hiến tế là những bức tượng nhỏ bằng ngọc, những tác phẩm điêu khắc bằng đá, bằng vàng hoặc bằng đồng, thậm chí là các thiếu nữ đồng trinh được người Maya ném xuống giếng.
                   Cũng như các tộc người khác ở Trung Mỹ, người Maya tin vào sự sống sau cái chết. Chính vì vậy, những tập tục cho việc mai táng được người Maya hết sức coi trọng. Người qua đời được chôn theo rất nhiều vật dụng, bởi người Maya tin chúng sẽ được dùng ở kiếp sau. Những người chết được bó chặt lại, và được đeo những chiếc mặt nạ. Thông thường, người Maya mai táng người qua đời ngay dưới sàn nhà của họ. Tuy nhiên, họ cũng dùng hình thức hỏa táng.
2.4. Nghệ thuật
- Kiến trúc:
          Giống như kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại, kiến trúc Maya có hàng nghìn năm tuổi và được đánh giá là một nền nghệ thuật độc đáo và hiếm có. Các công trình kiến trúc của người Maya đã ghi lại dấu ấn những thời kỳ phát triển huy hoàng của dân tộc. Do tính chất của đời sống xã hội, kiến trúc Maya chịu ảnh hưởng từ tôn giáo, tín ngưỡng. Nhìn chung, kiến trúc Maya chủ yếu gồm các loại hình: cung điện của vua chúa, quý tộc, tăng lữ, kim tự tháp bậc thang hình chóp cụt, sân bóng, đền thờ.
          Loại hình kiến trúc thứ nhất là lâu đài, cung điện.
Các lâu đài, cung điện được xây dựng ở những khu đất bằng phẳng thuộc trung tâm của thành phố. Cung điện thường có nhiều phòng, nhiều cửa ra vào và cửa sổ. Các vòm giả và các vòm viền là nét chủ đạo trong nghệ thuật kiến trúc của người Maya. Họ không xây trần nhà phẳng. Xung quanh tường là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Sự phối hợp giữa các đường nét, màu sắc, ánh sáng... cùng với các hình vẽ, các tượng đắp nổi đã mang lại hiệu quả cao cho các lâu đài, cung điện. Loại hình kiến trúc cung  điện có mặt ở trung tâm các thành phố lớn của người Maya như: Copan, Tikal, Palenque, Chichen Itza...
          Loại hình kiến trúc thứ hai là kim tự tháp bậc thang.
Kim tự tháp bậc thang của người Maya (gọi là El Castillo) được sử dụng như các đền thờ tế thần linh. Kim tự tháp ở đây không đồ sộ như kim tự tháp ở Ai Cập, nhưng lại là một công trình kiến trúc được chạm trổ công phu, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc sắc. Mỗi kim tự tháp đều có những bậc thang thẳng đứng - đây là cầu nối giữa thế giới thần linh với thế giới trần tục. Các vị thần sẽ từ thượng giới xuống trần gian bằng những cái thang này. Đó cũng là phương tiện để các pháp sư cầu mưa thuận gió hòa.
          Các kim tự tháp của người Maya mang trên mình những dấu ấn nói lên sự hiểu biết cơ bản và chính xác về thiên văn học của những người sáng tạo chúng, từ sự bố trí đến số lượng bậc đá. Người Maya xây dựng kim tự tháp theo nguyên tắc: mỗi bậc thang tương ứng với một ngày, mỗi tầng tương ứng với một tháng, bậc thang cao nhất trên đỉnh là ngày thứ 365 của năm, và là bàn thờ các vị thần. Trên mặt phẳng ở đỉnh kim tự tháp, người Maya xây đền thờ và dựng các bức tượng thần linh. Họ quan niệm đây là nơi gần nhất để bước lên thiên đường. Khoảng đất rộng nằm trải dài dưới chân kim tự tháp là nơi dân chúng tập trung hành lễ, cúng tế và ca múa trong các lễ hội.
Một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất của người Maya là kim tự tháp Kukulcan ở thành phố Chichen Itza. Công trình này cao 24 m, có đáy hình vuông, mỗi cạnh dài 60 m. Trên đỉnh của kim tự tháp là đền thờ cao 6 m. Người Maya đã xây dựng bốn cầu thang ở bốn hướng dẫn đến ngôi đền. Bốn cầu thang này có tổng cộng là 364 bậc thang (91 bậc/1 cầu thang), cộng với nền của đền thờ là 365 bậc, tượng trưng cho 365 ngày trong một năm theo lịch của người Maya. Tầng trên cùng của kim tự tháp Kukulcan là đền thờ thần rắn Kukulcan (Rắn Lông Vũ), được biểu tượng bằng một con vật có cả những đặc tính của chim và rắn. Trong ngôi đền còn có ngai vàng hình con báo châu Mỹ được đẽo từ đá, sơn màu đỏ, tráng ngọc bích của thần KuKulcan. Mặt ngoài của kim tự tháp được tô điểm bằng nhiều hoa văn, được sắp xếp cầu kì, tạo nên các dải băng ngang phân bức tường thành những khoảng cách đều nhau. Những bậc thang đi lên của kim tự tháp đều nhìn thẳng về các hướng chính bắc, chính nam, chính đông và chính tây. Vào buổi sáng, ánh tà dương sẽ rọi thẳng vào phần đầu đến phần đuôi của bức tượng thần rắn đặt trên chop đỉnh tượng trưng cho sự thức tỉnh của thần rắn KuKulcan.
Loại hình kiến trúc thứ ba là sân bóng.
Tại các thành phố Maya có rất nhiều sân bóng được xây dựng với diện tích lớn, có hình chữ I hoa với các bức tường bao quanh. Sân bóng được tìm thấy tại thành phố Chichen Itza có hai bức tường dài 83 m, cao 8,2 m, chạy song song. Khoảng cách giữa hai bức tường là 27 m. Chính giữa sân bóng là một khoảnh đất có hình chữ nhật dài 135 m và rộng 68 m. Sân bóng được dùng để chơi môn “bóng đá” của người Maya. Môn chơi bóng này không đơn thuần là một môn thể thao mà còn là một nghi lễ tôn giáo. Theo quan niệm của người Maya, sân bóng tượng trưng cho thế giới, quả bóng mang hình ảnh của mặt trời, mặt trăng. Tại hai đầu sân bóng có xây hai đền thờ. Những người tham gia thi đấu đều đội mũ cứng, đeo găng tay, đeo các tấm da để bảo vệ hai bên hông và đầu gối. Các cầu thủ dùng vai, đầu gối và hông để đưa một quả bóng làm bằng cao su, nặng khoảng 3 kg, qua những cái vòng bằng đá được gắn vào hai phía của sân bóng. Đội trưởng của đội thua cuộc sẽ bị đem ra tế thần.

          Loại hình kiến trúc thứ tư là những ngôi đền.
Người Maya đã xây dựng các ngôi đền và được sử dụng như các công trình mai táng dành cho những người quyền quý. Tiêu biểu cho loại hình kiến trúc này là đền Đề Tặng. Ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ VII sau Công Nguyên ở thành phố Palenque (phía nam nước Mexico ngày nay). Phía bên trong đền Đề Tặng là lăng mộ của vị vua vĩ đại nhất Palenque, Hanab Pakal. Ông là vị vua thứ X của vương triều Palenque. Năm 615 sau Công Nguyên, ông lên ngôi vua khi mới 12 tuổi. Hanab Pakal bắt đầu khởi công xây dựng ngôi đền vào khoảng năm 675. Công trình này được Chan Bahlam, người thừa kế của Pakal, hoàn thành vào khoảng năm 700.
Lăng mộ Pakal là một trong những công trình kiến trúc ấn tượng nhất, tinh vi nhất của người Maya cổ đại. Đây là một căn phòng mái cong dạng vòng, được xây bằng những tảng đá vôi trắng khổng lò, bên trong cất giữ quan tài bằng đá được chạm trổ công phu. Các tảng đá có khối lượng 12 – 15 tấn được sử dụng trong những chi tiết khác nhau của lăng mộ. Các vách tường trong phòng  và quan tài đều được chạm trổ các hình ảnh mô tả con người hay các nam thần kèm theo là những câu đề tặng và ngày tháng bằng chữ tượng hình. Một nét đặc biệt của đền đề tặng là việc các nhà khảo cổ phát hiện ra một ống dẫn bằng đá nằm dọc theo mép cầu thang dẫn từ hầm mộ đến phần móng của ngôi đền ở trên đỉnh. Mục đích của ống dẫn này như là một con đường để linh hồn của vị vua quá cố Pakal có thể giao tiếp với những người còn sống tham gia các nghi lễ diễn ra trong đền ở phía trên một cách thuận tiện.
Có thể nói đền đề tặng với lăng mộ pakal là một công trình cổ đại nổi tiếng nhất của người Maya, vừa có giá trị về nghệ thuật, vừa có giá trị về mặt lịch sử. Công trình giúp chúng ta hiểu biết hơn về bản chất xã hội Maya cổ đại và thế giới quan của họ.
          - Nghệ thuật tạo hình
          Nghệ thuật điêu khắc của người Maya đạt đến trình độ rất cao. Với những chạm khắc không gian ba chiều, nghệ thuật điêu khắc đã đi vào cuộc sống thường nhật của những người dân. Trước cửa nhà là những bức tượng, mặt nạ đắp nổi hình ảnh các vị thần đầy quyền năng. Chất liệu ban đầu là gỗ, sau thay bằng đá vôi. Những hình hoa văn chạm nổi trên tường, trên các cửa ra vào, cột đá bốn mặt với những hình khắc nổi là những công trình điêu khắc có giá trị, chứng tỏ tài năng của những nghệ nhân Maya cổ xưa. Bia mộ thường có hình cột 4 mặt mang chân dung vị vua ở mặt trước và các chữ tượng hình ở mặt sau. Trên nắp đậy quan tài Pakal ở đền Đề Tặng , người Maya chạm khắc hình ảnh của nhà vua Pakal vào giờ phút lâm chung, một con rắn siêu nhiên há hốc miệng tượng trưng cho cổng vào thế giới khác, nơi ở của tiền nhân. Nhà vua ăn vận như một nam thần Maize, một vị thần thường được liên tưởng đến sự hình thành thế giới và hồi sinh. Phía sau Pakal là một cây to tượng trưng cho thế giới với con rắn trời đang quấn trên cành. Trên ngọn cây là một con chim siêu nhiên đang đậu, tượng trưng cho Shaman giáo và ma thuật. “Toàn bộ thông điệp ngụ ý Pakal vào lúc lâm chung đang được tái sinh như một vị thần và tổ tiên được sùng kính”[6].
          So với điêu khắc, nghệ thuật hội họa của người Maya cũng khá công phu. Sự hài hòa trên nền trang trí và tỉ lệ các hình vẽ, cách thức sử dụng độ tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật Maya.
Các tác phẩm hội họa hiện còn lại rất ít. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở di tích Bonampak những bức bích họa trên tường với vẻ đẹp trường tồn. Đây là một trong những bức bích họa cổ điển có giá trị nghệ thuật cao. Niên đại sáng tác bích họa này vào khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ VIII sau Công Nguyên, được thực hiện trên vách tường một ngôi đền với màu sắc sặc sỡ, đường nét rõ ràng. Những bức bích họa này cho thấy cuộc sống sinh động của người Maya như: cảnh quân chiến thắng trở về, dân nộp cống phẩm, xét xử tù nhân... “Các bức tranh tường này đẹp đến mức người ta đã so sánh chúng với các bức tranh của Ý thời kỳ Phục hưng. Chúng cho thấy khả năng phối cảnh và tình cảm sống động trong bố cục”[7].
          Nghệ thuật trang trí đồ gốm của người Maya cũng được biết đến với dáng vẻ lịch lãm, kết hợp với nhiều hình ảnh, màu sắc phong phú. Nhiều tác phẩm gốm được tìm thấy trong các hang động, trong các hầm mộ và đây là đồ vật của các nghi lễ hiến tế, mai táng...
          Bên cạnh đó, như nhiều tộc người khác ở Trung Mỹ, người Maya rất ưa thích những sản phẩm bằng đá quý. Tại lăng mộ Pakal ở Palenque, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc mặt nạ khảm đá ngọc bích ở trong quan tài và các đồ vật khác chế tạo bằng ngọc bích, xà cừ ở trong áo quan. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng “nghệ thuật của Maya mang phong cách đặc biệt của Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ”[8].
   2.5 công nghệ của người Maya
Tộc người Maya ngày nay

Nền văn minh Maya đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khoa học ,kĩ thuật và công nghệ. Thời kì đầu( thời đại đồ đá) người Maya đã sử dụng va chế tác thành thạo các dụng cụ cắt gọt từ đá. Ngoài ra họ cũng biết sử dụng và chế tạo các dụng cụ từ cao su . thời nguyên thủy người Maya cũng biết sử dụng cao su để bọc lót cho các dụng cụ có tay cầm như dao,vũ khí…và biết làm ra những đôi giày từ cao su không thấm nước.
Đặc biệt người Maya đã nắm được công nghệ và kĩ thuật lam muối,sư dụng chúng như những hang hóa để trao đổi với các cư dân khác trong vùng.
III. Quá trình sụp đổ.
Sau một thời kì phát triển huy hoàng, rực rỡ, vào khoảng thế kỷ thứ 9, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với rất nhiều các thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Năm 869 việc xây dựng bị ngừng lại ở Tikal mở đầu cho sự suy tàn của thành phố này. Năm 899 Tikal bị bỏ trống. Năm 900 các thành phố ở vùng đất phía nam Yucatan sụp đổ. Từ thế kỉ X, người Toltec mở rộng sự thống trị của họ ở Yucatan. Nhiều quốc gia Maya bị xâm lược.Nền văn minh của người Maya đi vào con đường sụp đổ.
Sự sụp đổ của nền văn minh Maya là một trong những bí ẩn lớn của ngành khảo cổ hiện đại. Cho đến nay, các nhà khoa học chưa thong nhất với nhau về nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh Maya. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó nguyên nhân hạn hán được hâu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận.
Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự suy tàn của văn minh Maya. Ngoài ra,có thể giải thích cho sự sụp đổ của người Maya như bệnh tật, chiến tranh,yếu tố chính trị, xã hội,…
2.1. Hạn hán
Theo mô hình mô phỏng thời tiết mà các nhà khoa học sử dụng để tính toán mức độ tàn phá rừng, họ nhận thấy hạn hán đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sụp đổ này, nhưng chính người Maya đã làm thiên tai này trở nên trầm trọng hơn.Sự sụp đổ và bỏ hoang của Maya ở bán đảo Yucatan là kết quả củ mối tương quan con người-môi tường phức tạp. Họ đã phá rừng để xây thành phố và trồng các loại cây lương thực.
Các nhà khoa học đã xác định được 3 thời kỳ hạn hán nghiêm trọng xảy ra vào năm 810, 860 và 910 sau Công nguyên. Những mốc thời gian trên trung hợp với thời kì suy thoái của nền văn minh Maya.
Ngoài ra, lượng mưa trong suốt thế kỷ thứ 9 giảm dưới mức trung bình. Vì vậy, đó là một thời kỳ khô hạn với 3 đợt hạn hán.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu về những nguyên nhân khác.Dựa trên phương pháp mô hình hóa, nhóm nghiên cứu của Ben Cook nhận thấy hoạt động chặt phá rừng mưa lấy đất làm nông nghiệp của người Maya đã làm tăng hệ số phản xạ của bề mặt đất, khiến lượng mưa giảm. Theo lý giải của ông: “đất nông nghiệp và đồng cỏ với khả năng phản xạ cao hơn thường hấp thụ ít năng lượng mặt trời hơn đất rừng mưa” và đương nhiên, khả năng phản xạ tăng sẽ dẫn tới những thay đổi về lượng mưa.
Vận hành các mô hình thời tiết với dữ liệu mới, nhóm nghiên cứu nhận thấy lượng mưa trung bình tại Yucatan đã giảm từ 10% đến 20%, gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại khu vực gần các trung tâm dân cư lớn của Maya. Trong suốt giai đoạn cuối cùng của đế chế Maya, từ năm 800 đến 950 SCN, tổng lượng mưa giảm tới 20%. Các mô hình thời tiết cũng cho kết quả trùng khớp với những ghi chép về lượng mưa trong cùng giai đoạn qua nghiên cứu các măng đá từ hang động.
2.2.sự thay đổi cơ cấu chính trị – kinh tế- xã hội
Theo những nghiên cứu gần đây, động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và xã hội cũng thay đổi khi tuyến đường thương mại chuyển từ trên cạn thông qua bán đảo Yucatán sang những con tàu trên biển. Sự thay đổi đó làm cho nền kinh tế dần yếu đi. Đối mặt với những thách thức khó khăn trên, tầng lớp cai trị, chiếm một phần rất nhỏ dân số, không có khả năng quản lý đất nước dẫn đến xung đột bắt đầu nổ ra.
cơ cấu về kinh tế, chính trị cũ do những người tự phong là thần linh nắm giữ dần phân rã.Nông dân, thợ thủ công và tầng lớp khác dần dần từ bỏ nhà cửa, thành phố để đi tìm cơ hội phát triển ở những nơi khác.
2.3. chiến tranh
Chẳng dân tộc hay quốc gia nào khác giết dân tộc Maya, mà họ tự tìm tới bờ vực của sự diệt vong. Người Maya rất hiếu chiến và khát máu. Những dòng chữ trên các bảng gốm và cả trên các cuộn giấy còn giữ lại được đã chứng minh người Maya là một dân tộc vô cùng hiếu chiến. Cuộc sống của họ được đánh dấu bằng những nghi lễ tàn bạo và liên miên chìm trong chiến tranh đẫm máu. Hai bộ tộc mạnh nhất thời bấy giờ nằm dưới sự chỉ huy của Tikal và Calakmul. Họ cùng thống trị và sử dụng hơn 50 bộ lạc nhỏ hơn làm quân chư hầu tàn sát lẫn nhau. Nhận định này được đưa ra bởi Nikolai Grube, chuyên gia hàng đầu về văn hóa Maya và là người có công chính trong việc giải mã chữ viết cổ. Ngoài ra theo ông, nền văn minh Maya tan rã không đột ngột như mọi người xưa nay vẫn dự đoán, mà đây là một quá trình đau đớn và chậm chạp. Bởi không chỉ tại chiến tranh, người Maya còn chết vì đói.
Cuối thế kỷ thứ 9, các con kênh do người Maya đào không còn nước. Dù khoa học kỹ thuật thời kỳ đó phát triển mạnh, người Maya vẫn không thể đào sâu xuống lòng đất tới 150 m để lấy nước.
Thiếu nước, nền nông nghiệp đình đốn, người Maya thiếu lương thực. Trong khi các cuộc xung đột đẫm máu vẫn xảy ra triền miên, khiến các nền văn minh này dần biến mất.
C. Kết luận.
Nền văn minh của người Maya cổ đại là một trong những nền văn minh có trình độ phát triển cao ở châu Mỹ. Trong suốt quá trình tồn tại của mình, người Maya đã có những sáng tạo nổi bật về nhiều lĩnh vực: chữ viết, khoa học tự nhiên, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật...
Người Maya đã sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng biệt, đóng góp thêm vào bộ sưu tập những hệ thống văn tự cổ xưa nhất của nhân loại. Chữ viết của người Maya là chữ viết duy nhất ở Trung Mỹ cổ đại, phản ánh trình độ văn minh của dân tộc này. Với những nét chạm khắc tượng hình trên các bia đá, bàn thờ, bậc thang, các bản chép tay... , người Maya đã ghi lại lịch sử phát triển của dân tộc mình, những hiểu biết của họ về toán học, thiên văn, lịch pháp, các nghi lễ tôn giáo...
Trình độ toán học và thiên văn học của người Maya đã khiến cho chúng ta phải thực sự kinh ngạc. Những kết quả tính toán của họ gần đúng với kết quả tính toán ngày nay. Về mặt toán học, người Maya đã sáng tạo ra một nền toán học phát triển vượt bậc so với các nền văn minh châu Mỹ khác cùng thời nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thiên văn và lịch pháp. Kỹ thuật toán học của người Maya cổ đại khiến cho các nhà toán học hiện nay không khỏi kinh ngạc, nhất là việc phát minh ra số 0. Đây là thành tựu toán học nổi bật nhất của người Maya đóng góp vào nền văn minh nhân loại. Về thiên văn và lịch pháp, người Maya đã có những đóng góp rất quan trọng. Người Maya đã tính được chu kỳ chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng gần chính xác so với tính toán hiện nay. Từ những hiểu biết về thiên văn học, người Maya đã xây dựng một hệ thống lịch pháp cho riêng mình. Bên cạnh đó, một đóng góp nữa của người Maya về thiên văn học là những hiểu biết về sao Kim. Các nhà thiên văn Maya đã tính được quỹ đạo của sao Kim là 584 ngày, lệch 0,08 ngày so với ngày nay (583,92 ngày). Đây là một con số khá chuẩn xác mà người Maya với phương pháp tính toán của mình đã có từ mấynghìn năm trước.
          Bên cạnh những thành tựu về văn tự, khoa học tự nhiên, những công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa của người Maya là những công trình mang tính nghệ thuật cao. Những quần thể kim tự tháp ở Tikal, đền Đề Tặng và lăng mộ vua Pakal ở Palenque, kim tự tháp Kukulcan và sân bóng ở Chichen Itza... không chỉ có ý nghĩa về mặt nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa về mặt tôn giáo, tín ngưỡng. Những cung điện được thiết kế cao sang, hùng vĩ với hàng trăm bức phù điêu, chạm khắc đầy tính dân tộc ở bên trong. Những kim tự tháp, đền thờ mặc dù trải qua hàng ngàn năm vẫn đứng sừng sững cùng sông núi. Người Maya cổ đại, với bàn tay và khối óc bình dị, đã khắc phục muôn vàn khó khăn, tay không tạo dựng nên những công trình kiếm trúc, đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc với một nghị lực hiếm có. Những công trình đó đã làm giàu thêm kho tàng các công trình kiến trúc cổ đại trên thế giới, sánh ngang hàng với những kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babylon (Lưỡng Hà), đền thờ Partheon (Hy Lạp), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)... Do vậy, vào tháng 7 năm 2007, thành phố cổ Chichen Itza của người Maya đã được bình chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới.
          Người Maya từng một thời bước lên đỉnh cao của lịch sử với những quốc gia hùng mạnh, với một nền văn minh phát triển rực rỡ, huy hoàng; giờ đây họ chỉ được biết đến như một tộc người thiểu số, sống trong các thôn làng xa xôi, hẻo lánh. Sau những biến động về lịch sử, ngày nay, lớp hậu duệ của dân tộc Maya cổ đại vẫn sinh sống ở một số quốc gia Trung Mỹ như: Mexico, Guatemala, Honduras... Mặc dù vậy, các tập quán văn hóa truyền thống của người Maya vẫn được bảo tồn, duy trì và phát triển, như một lời nhắn nhủ đối với các thế hệ sau, hãy ghi nhận, giữ gìn và phát huy tốt những giá trị của nền văn minh Maya







[1] Bùi Đẹp (biên soạn). Di sản thế giới, tập 8, tái bản lần thứ hai. Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 70
[2] Nguyễn Kim Anh, Lê Thị Thu Hà. Nền văn minh Maya vùng Trung Mỹ. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 8, 2007, tr. 44
[3] Almanach những nền văn minh thế giới. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996, tr. 769
[4] Phạm Hồng Việt, Nguyễn Thị Huệ. Sự phát hiện các nền văn hóa của người da đỏ trên lục địa châu Mỹ. Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1991, tr. 28
[5] Nguyễn Kim Anh, Lê Thị Thu Hà. Nền văn minh Maya vùng Trung Mỹ, Sđd, tr. 44

[6] Chris Scarre. 70 kỳ quan thế giới cổ đại. Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội, 2003, tr. 77

[7] Henri Lehmann. Các nền văn minh thời tiền Colomb, Sđd, tr. 77
[8] Lưu Minh Hàn (chủ biên). Lịch sử thế giới, tập 2 (Thời trung cổ), Sđd, tr. 490

Young Be A sưu tầm và chỉnh sữa:
Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook