Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Nero 8-chương trình ghi đĩa CD,DVD chuyên nghiệp

 

Nero 8 là chương trình ghi dĩa chuyên nghiệp giành cho hệ điều hành Windows.Đây là một ứng dụng không thể thiếu đối với người dùng máy tính đa nhiệm .Nếu bạn thích thì có thể tải về tại đây:
Link:
http://www.mediafire.com/?01o3a2xqlau3cg2

Good luck: Young be a



So sánh Trật tự Vécxai- Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta


So sánh Trật tự Vécxai- Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta
 Cả hai trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta đều được hình thành đều nhằm  giải quyết những vấn đề đặt ra sau chiến tranh thế giới. Tuy nhiên, cả hai trật tự này lại có sự giống nhau và khác nhau:
Giống nhau:        
 Thứ nhất: Trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta đều trải qua cuộc chiến tranh thế giới ác liệt, đẫm máu và đều do các cường quốc thắng trận chủ yếu thiết lập nên để phục vụ cho lợi ích cao nhất của mình. Ở “Trật tự hai cực Ianta”, Liên Xô đã được hai mục tiêu cơ bản:
Một là, bảo vệ vững chắc sự tồn tại và phát triển của đất nước Liên Xô.
Hai là, Thu hồi lại những đất đai của đế quốc Nga trước đây( kể từ chiến tranh Nga – Nhật 1904 đến chiến tranh 1918-1920),  mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía Tây, Đông và Nam Liên Xô.  Về Mĩ, với trật tự thế giới mới này mĩ đã khống chế được Tây ÂU, Nhật Bản chi phối cục diện thế giới và như tổng thống Mĩ Truman thường rêu rao Mĩ “ đứng ở vị trí lãnh đạo thế giới”
Thứ hai: Sự thỏa thuận giữ 3 cường quốc  ở hội nghị Ianta đã xâm phạm đến chủ quyền và lãnh thổ và lợi ích của nhân dân nhiều nước:  
Ở Trung Quốc, Mỹ, Anh nhân nhượng để Liên Xô đòi lại những quyền lợi ở Đông Bắc Trung Quốc đã bị mất trong chiến tranh Nga –Nhật 1904 để đổi lấy việc Liên Xô tham gia chiến tranh ở Viễn Đông. Còn Liên Xô để trung lập hóa Trung Quốc, biến Trung Quốc thành khu đệm bảo đảm an ninh phía Đông của Liên Xô nên đồng ý với Mĩ thành lập chính phủ liên hiệp có Đảng Cộng sản Trung Quốc tham gia dưới sự điều khiển của Tưởng Giới Thạch. Ngày 14-8-1945 Liên Xô và chính phủ Tưởng Giới Thạch đã kí hiệp ước Xô-Trung với giá trị 30 năm, trong đó Tưởng Giới Thạch thừa nhận những quyền lợi của Liên Xô Đông Bắc Trung Quốc và đổi lại, Liên Xô đã thừa nhận chính phủ Tưởng Giới Thạch là chính phủ duy nhất của Trung Quốc. Chính vì thế, Liên Xô chỉ giúp đỡ lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, hạn chế trong khuôn khổ “đủ sức thành lập chính phủ liên hiệp” nhưng những người lãnh đạo đảng CSTrung Quốc đã kịch liệt phê phán và vượt qua nghị quyết của hội nghị Ianta, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng lật đổ chế độ Tưởng Giới Thạch.
Ở Nam Tư trường hợp tương tụ cũng diễn ra, DCS Nam Tư do Titô đúng đầu đã vượt qua khuôn khổ Ianta, lãnh đạo nhân dân tiến hành lật đổ chế độ quân chủ vơi chính phủ lưu vong Mikhalô Vích và thành lập cộng hòa Liên bang dân chủ nhân dân Nam Tư ngày 29-11-1945.
Về Đông Dương tại hội nghị Têhêran, Stalin muốn giải quyết theo kiểu Liban, nghĩa là sau chiến tranh Đông Dương sẽ được độc lập. Rudơven muốn thự hiện ở đây chế độ quốc tế quản lí trong 30 năm, còn Anh kịch liệt phản đối với lập trường bảo vệ hệ thống thuộc địa của các nước thắng trận. Đến hôi nghị Ianta cả Mĩ và Liên Xô  chấp nhận quan điểm của Anh là các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á “ vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.
 Ở hội nghị Pốt Đam trưởng ban của ba nước họp 23-7-1945 thông qua quyết nghị chia Đông dương làm hai miền lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới, miền Bắc đặt dưới quyền của tướng Mỹ,  miền Nam đặt dưới quyền của phó đô đốc Anh. Sau đó ngày 20-8-1945, Mĩ nhường cho quân đội Tưởng Giới Thạch tiến vào miền Bắc vĩ tuyến 16 để giải giáp quân đội Nhật với ý đồ bù đáp lại những thiệt thòi của Trung Quốc trong sự thỏa thuân của giữa LX, Mĩ, Anh ở hội nghị Ianta và lúc này Mỹ đã nắm được Tưởng Giới Thạch muốn thông qua Tưởng lấn chân vào thuộc địa cũ của Pháp. Khi quân Anh tiến vào Miền Nam giải giáp quân đội Nhật đã giúp đỡ Pháp gây cuộc chiến tranh xâm lược trở lại 3 nước Đông Dương. Ở Việt Nam mặc dù cách mạng tháng Tám thành công và nước VNDCCH ra đời từ 1945 vì những lí do trên đây nên mãi đến năm 1950 LX mới chịu công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
àDo đó có thể thấy, vấn đề thuộc địa ở Ianta vẫn theo lập trường duy trì và bảo vệ lợi ích của các đế quốc thắng trận.
Thứ ba: Đều thành lập các tổ chức quốc tế để giải quyết vấn để duy trì trật tự sau thế giới sau chiến tranh.
Trật tự Vécxai – Oasinhtơn: Tại hội nghị Vécxai 1919, các nước tham dự đã nhất trí thành lập Hội Quốc Liên đây một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên ( Về danh nghĩa, Hội Quốc Liên trở thành một tổ chức giám sát chính trị quốc tế mới, nhằm ngăn ngừa chính trị, bảo vệ hòa bình thế giới).
Trât tự hai cực Ianta: Ngày 25-4-1945, tại San Phanxixco ( Mỹ), hội nghị đại biểu của 50 nước đã thông qua hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc (Đây là tổ chức quôc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc giữ hòa bình, an ninh quốc tế, thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc xung đột trong khu vực, phát triển các môi quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, chính trị, xã hội, kinh tê giữa các quốc gia thành viên…)
  Sự khác nhau giữa Trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta
Bên cạnh những điểm giống nhau giữa hai trật tự thì giữa Trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta nổi lên những điểm khác biệt như sau:
  Thứ nhất: So với trật tự Vecxai-Oasinton giữa hai cực Liên Xô- Mỹ có sự khác nhau hoàn toàn: “cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, trái ngược lại “cực” Mỹ với mưu đồ vươn lên vị trí “thống trị” thế giới. Đây Là điểm khác biệt cơ bản để từ đó nhìn nhận đánh giá về trât tự hai cực Ianta.
 Thứ hai: Về cơ cấu tổ chức, việc thanh toán chiến tranh và duy trì hòa bình, an ninh sau chiến tranh, việc kí kết hòa ước với các nước chiến bại…., “Trật tự hai cực Ianta” thể hiện rõ sự tiến bộ và tích cực hơn so với “ hệ thống Vécxai – Oasinhtơn”: Liên Hợp Quốc so với Hội Quốc Liên, ngoài mục tiêu hàng đầu là đảm bảo một nền hòa bình và trật tự an ninh thế giới, thể hiện rõ tính chất toàn cầu với sự tham gia hầu hết các quốc gia độc lập trên tất cả các châu lục và là diễn đàn toàn cầu duy nhất thúc đẩy sự hiểu biết chung giữa các nước, thiết lập mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội rộng khắp so với những hoạt động hoàn toàn mang tính “ đế quốc chủ nghĩa” của trật tự thế giới trước đây.
Thứ ba: Trong trật tự thế giới hai cực Ianta đã diễn ra một cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt kéo dài tới gần bốn thập kỉ giữa hai “cực” Xô- Mĩ làm cho cục diện thế giới  luôn luôn phức tạp, căng thẳng. Cuộc đối đầu này đã dẫn tới cuộc đối đầu giữ hai khối Đông-Tây, cuốn hútt ừng quốc gia, từng khu vực khó đứng ngoài cuộc đối đầu này và chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc đối đầu này.
 Thứ tư: Trật tự hai cực Ianta(1945-1991) tồn tại lâu hơn trật tự Vécxai – Oasinhtơn (1919-1939) và bị sụp đổ không phải thông qua một cuộc chiến tranh thế giới như đã diễn ra trong những năm 1939-1945.

Young be a:


Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Chính sách giáo trị của chính quyền Ngô Đình Diệm


 

      Giáo trị” xét về mặt khách quan, khái niệm này không tồn tại trong đời sống – xã hội. “Chính sách giáo trị” là một công cụ đắc lực mà của giai cấp thống trị độc tôn một tôn giáo nào đó, nhằm  áp đặt, kích động các tôn giáo khác gây ra mâu thuẫn trong xã hội để lôi kéo quần chúng nhân dân theo một tôn giáo nhằm làm chỗ dựa hậu thuẫn cho chính quyền đó. Ở miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm thống trị(1954-1963), để nâng Thiên Chúa giáo lên thành quốc giáo và lôi kéo quần chúng theo tôn giáo này. Chính quyền Diệm đã thực thi chính sách “giáo trị” để lôi kéo quần chúng nhân dân miền Nam Việt Nam với mục đích xuyên suốt là làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền Diệm đang cầm quyền.
  chính sách “giáo trị” một chiều hết sức cao độ, tiến hành một cách toàn diện bao trùm lên tất cả các lĩnh vực, từ tư tưởng – chính trị, kinh tế - xẫ hội, văn hóa – giáo duc, quân sự…:
      Về tư tưởng –chính trị:
         Theo  Ngô Đình Nhu chỉ có chủ nghĩa nhân vị mới bài trừ được lạc hậu, đẩy lùi được chủ nghĩa Mác-xít. Ngô Đình Diệm khẳng định:”Chủ nghĩa nhân vị là linh hồn của chính thể Cộng hòa. Từ những tư tưởng trên đây, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng các trường đại học, mở trung tâm huấn luyện từ trung ương đến địa phương (quận, huyện) do các linh mục ,tín đồ giảng dạy Thiên Chúa giáo giảng dạy. Nội dung các học viên được giảng dạy gần như hoàn toàn là giáo lý Thiên Chúa giáo và dụ dỗ theo đạo Thiên Chúa giáo với hai cơ sở đào tạo chủ yếu là Đại học Văn khoa Sài Gòn và trung tâm huấn luyện nhân vị Vĩnh Long.
      Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt ép nhân dân, chủ yếu là tín đồ Phật giáo bỏ tôn giáo mình để theo Thiên Chúa giáo. Nếu ai phản đối không chịu theo Thiên Chúa giáo thì mọi thứ tai ương ập đến, nhiều trường hợp tín đồ Phật giáo bị bắt bớ, bị đánh đập tra tấn hoặc bị thủ tiêu bằng cách chôn sống…
  Đặc biệt chính sách “giáo trị” thể hiện rõ trong việc tổ chức nhân sự ở trung ương cũng như các cấp đều ưu tiên cho những người theo Thiên Chúa giáo:
      Ở trung ương: quyền lực tối cao nằm trong tay anh em họ Ngô(Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, Ngô Đình Nhu vừa là bí thư đảng Cần lao, vừa là cố vấn chính trị cho Diệm, Ngô Đình Cẩn là cố vấn chỉ đạo miền Trung, chủ tịch Quốc hội luôn nằm trong tay một dân biểu Cần lao Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, để đánh lừa dư luân thế giới rằng “Đệ nhất cộng hòa” là một “nhà nước nhân dân”, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng cho một số viên chức không cùng tín ngưỡng tham gia nội các nhưng các chức vụ chủ chốt đều thuộc về tay thiểu số Cần lao Thiên Chúa giáo, hầu hết các quận trưởng đều là người thiên chú giáo.
      Ở các tỉnh: nhất là miền Trung, cho đến đầu năm 1963, các tỉnh trưởng, thị trưởng đều nằm trong tay người Cần lao Thiên Chúa giáo( trừ tỉnh trưởng Thừa Thiên, Phú Yên, Đà Lạt).
      Ở địa bàn thôn xã, Ngô Đình Diệm đã phá vỡ truyền thống của làng xã bằng cách bãi bỏ các hội đồng dân cử thay vào đó bằng hình thức chỉ định,.
      Bằng biện Pháp trên đây, chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhanh chóng “Thiên Chúa giáo hóa” bộ máy chính quyền thôn xã. Do chế độ chỉ định, nên bộ máy chính quyền thôn xã ra sức bạo hành, ức hiếp lương dân, mà nạn nhân chủ yếu là người không cùng tín ngưỡng với họ  Ngô.
        Trong  quá trình tiến hành di cư và định cư , chính quyền ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách kì thị tôn giáo, nhất là đối với phật giáo. Không những thế, khi vào Nam các làng định cư thiên chúa giáo dành được nhiều ưu tiên, các linh mục đóng vai trò trong việc phân phát tiền bạc, các vật liệu xây cất cũng như các thực phẩm khác... ….tính chất kì thị này theo thời gian cứ tăng dần, gây bất mãn sâu rộng trong nhân dân, nhất là với tín đồ Phật giáo.
 
Cố vấn Ngô Đình Nhu-em trai của Ngô Đình Diệm
Về kinh tế - xã hội:
         Ngay từ khi chính quyền vừa thành lập, chính sách kỳ thị Phật giáo độc tôn Thiên Chúa giáo thành đã được thực hiện trước tiên tron vấn đề di cư. Để lôi kéo được Thiên Chúa giáo vào Nam, ngay từ khi hiệp định Giơ ne vơ vừa kí kết, được sự giúp đỡ của trùm gián điệp Hồng y Spellman, đã dựng lên chiêu bài “Đức Mẹ và con trai là Chúa Giê-su đã vào Nam”, “nếu họ ở lại dưới chính quyền cộng sản họ sẽ bị bom nguyên tử hủy diệt và sẽ mất linh hồn.
Chính sách cưỡng ép và dụ dỗ tín đồ Thiên Chúa giáo di cư vào Nam của Mĩ-Diệm nhằm nhiều mục đích khác nhau, cốt là làm cho nhân dân ác cảm với cách mạng, đồng thời để tăng cường lực lượng hậu thuẫn cho Mĩ-Diệm ở miền Nam. Để thực hiện mục đích trên, chính quyền Ngô Đình Diệm dành cho những tín đồ Thiên Chúa giáo di cư nhiều ưu tiên so với Phật giáo di cư: được giúp đỡ về phương tiện vận chuyển, được phát tiền trợ cấp nhanh, hưởng lương thực, thực phẩm tốt, cấp phát cho đất đai màu mỡ để sinh sống, cũng như được cân nhắc vào những chức vụ chủ chốt từ trung ương đến địa phương. Trong khi đó tín đồ Phật giáo di cư rất khổ cực “khi vàn Nam họ càng bị cơ cực, oan tủi hơn…họ bị đuổi ra khỏi những nơi tạm cư và định cư..hoặc bị dời đi mãi…
       Trong vấn đề di dân, chính sách kì thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm thể hiện rất rõ nét thông qua việc thành lập các “khu dinh điền”, “khu trù mật”. Quốc sách “dinh điền” hay “khu trù mật” nhằm khai khẩn đất đai, giúp người nghèo có điều kiện sinh sống. Tuy nhiên, đối tượng bị cưỡng bức chủ yếu là tín đồ Phật giáo. Để cưỡng bức chính quyền Diệm thi hành quyết định: thu thẻ kiểm tra, bị tống giam hay bị gán cho tình nghi chính trị. Trong những trường hợp đó nạn nhân chỉ có một lối thoát duy nhất là theo Thiên Chúa giáo nếu không thì phải nghiến răng chịu đựng, ngậm nước mắt mà đập nhà bán ruộng.
        Ngoài ra chính quyền Ngô Đình Diệm còn bắt nhân dân miền Nam, mà đa số là tín đồ Phật giáo hạn chế một số hoạt động kinh tế thực hiện “Cấm hạ và bán thịt heo trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, ba ngày trong tuần lễ: thứ Ba,thứ Sáu, Chúa Nhật,cho đến khi có lệnh mới …  Trong ba ngày cấm trên đây, thịt heo quay, thịt ướp lạnh của những ngày trước còn lại cũng không được phép bán trong các tiệm, các chợ, mặc dầu dưới hình thức nào”.
 
Hình ảnh Ngô Đình Diệm
 Chính sách “giáo trị” của chính quyền Ngô Đình Diệm trong lĩnh vực kinh tế-xã hội nêu trên đã gây ra sự bất mãn cao độ không chỉ đối với tín đồ Phật giáo mà còn đối với nhân dân miền Nam nói chung.
    Về văn hóa- giáo dục:
Chính sách giáo trị của Ngô Đình Diệm khá đậm nét như việc trùng tu, xây dựng nhà thờ, tượng chúa chính quyền Diệm cũng dành cho Thiên Chúa giáo nhiều đặc quyền, nổi bật là Diệm đã cho trùng tu, xây dựng nhà thờ Đức Mẹ Vang Lang ở Quảng Trị với tên gọi “tiền đồ tinh thần của quốc gia”,rồi nâng lên hàng “Vương cung Thánh đường”. Trong các ngày lễ Thiên Chúa giáo,chính quyền Ngô Đình Diệm luôn tạo mọi điều kiện hết sức to luốn để giúp đỡ, nhất là vào các dịp giáng sinh hàng năm,
Còn đối với Phật giáo, từ khi Diệm lên nắm quyền ở miền Nam, đã tìm mọi cách gây trở ngại đối với Phật giáo trong việc tổ chức hành lễ.
       Trong các khu dinh điền, khu trù mật sự áp bức Phật giáo càng nặng nề hơn, nhất là các “ ấp chiến lược” tín đồ Phật giáo là nạn nhân, với hàng rào “ ấp chiến lược ”, nếu cố ý và tìm cách bỏ ra ngoài chùa Phật giáo, nhà Phật tử, tức ngoài hàng rào thì chúng quy vào là theo Cộng Sản. Với những tín đồ Phật giáo hăng say, nhiệt thành với công tác Phật sự thì bị chính quyền Diệm theo dõi, thậm chí bị ám sát.
       Về mặt tinh thần, cốt là thực hiện giáo dục “duy linh”, “nhân vị”, thực chất là học theo lối thần học kinh viện trung cổ. Trong các trường Đại học, Viện đại học ở  Đà Lạt, Sài Gòn, Huế …hầu hết các giáo sư triết học đều là linh mục Thiên Chúa giáo, phần lớn các học bổng đi du học đều là  linh mục, sinh viên Thiên Chúa giáo, kết quả đánh giá học tập cũng dựa trên ý thức hệ Thiên Chúa giáo…
Rõ ràng có thể thấy chính quyền Diệm đã đầu tư vào giáo dục rất lớn vào xây dựng hệ thống các trường học mà chủ yếu là ưu tiên cho các trường Thiên Chúa giáo. Không dừng lại ở đó, để xét chọn các tác Phẩm văn chương hằng năm, những tác phẩm nào nặng lời chỉ trích Phật giáo đề cao Thiên Chúa giáo được đánh giáo rất cao. Ngoài ra các tổ chức Thiên Chúa giáo tha hồ xuất bản các kinh sách, chương trình Thiên Chúa giáo có trên đài phát thanh,… trong khi đó kinh sách Phật giáo thì bị kiểm duyệt gắt gao, o ép đủ điều, thậm chí không dám ra một tờ báo có tính chất quần chúng nào trong thời kì chính phủ Ngô Đình Diệm cầm quyền.
   Về mặt quân đội:
        Chính sách kì thị Phật giáo mang tính rõ nét. Quân đội của chính quyền Diệm xây dựng theo nguyên tắc 3D (Đảng, Đạo, Địa phương). Việc bổ nhiệm và lựa chọn những chức vụ quan trọng với tiêu chuẩn: “ có chân trong đảng Cần Lao, có đạo công giáo”. Từ năm 1957, Diệm thành lập liên đoàn sĩ quan Thiên Chúa giáo khu Sài Gòn, nhằm tập hợp lực lượng Thiên Chúa giáo trong quân đội để làm nồng cốt, dùng số này để khống chế số sĩ quan không cùng tín ngưỡng. …
         Ngược lại tín đồ Phật giáo chiếm đa số trong quân đội Diệm song không có tuyên úy. Để đối phó với phản ứng công khai từ tín đồ Phật giáo chính quyền Diệm dung nhiều biện pháp như nói bằng miệng, trên báo chí, nói bằng công văn…nhưng tất cả đều là ngụy biện, đánh lừa để xoa dịu sự phản ứng của tín đồ Phật giáo và dĩ nhiên tuyên úy Phật giáo không thể thực hiện được. Do đó, cùng với chế độ này mà nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên khắp nơi trong quân đội. Bên cạnh các lực lượng trên, chính quyền Diệm còn thành lập nhiều tổ chức: “ thanh niên thôn quê Thiên Chúa giáo”, “ thanh niên thánh nghiệp”, “sinh viên thánh mẫu”, “ phong trào hùng tâm dũng khí ”,…tất cả các tổ chức này nhằm mục đích khuyến khích thanh niên theo Thiên Chúa giáo.
Kết luận:
       Như vậy, trong suốt 9 năm cầm quyền, chính quyền Ngô Đình Diệm cho thấy chính sách “ giáo trị ”được tiến hành một cách có hệ thống và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực thông qua nhiều biện pháp khác nhau: mua chuộc, đàn áp, khủng bố một cách quyết liệt, kể cả bắt giết thủ tiêu những người không cùng tín ngưỡng với Diệm. Đó là một quá trình thống nhất thành một chỉnh thể; từ chủ nghĩa “nhân vị đến ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” đến hiến Pháp 1956, rồi luật 10/59… Thực tế, Phật giáo Việt Nam đã đồng hành, gắn bó chặt chẽ với  dân tộc, tham gia tích cực vào những cuộc chiến đấu xâm lăng cũng như công cuộc khôi phục đất nước. Rõ ràng chính sách giáo trị của chính quyền Ngô Đình Diệm đã đi ngược lại với quyền lợi dân tộc.”. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963.” 
Bài viết của Liễu Văn Trọng,có sự chỉnh sửa,bổ sung của Young Be A

Vì sao nói “ Ruộng đất” là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ phong trào nông dân?



Đối với bất kì một đất nước nào có nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thì ruộng đất trở thành vấn đề trung tâm cơ bản liên quan đến sự tồn vong của mỗi quốc gia, nhất là dưới thời phong kiến. Nguyên nhân thực sự của mọi cuộc khởi nghĩa nông dân đều có liên quan đến vấn đề ruộng đất, xuất phát từ những mâu thuẫn trong chế độ sở hữu ruộng đất.
      Trong xã hội phong kiến Việt Nam, ruộng đất thực sự là chỗ dựa của chế độ phong kiến, đặc biệt là ruộng đất công xã vì từ ruộng đất này cho phép nhà nước thực hiện chính sách tô thuế, phu phen, tạp dịch... Trong Chống Duy rinh Engel có viết: “trong suốt thời kì trung cổ, chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất là điều kiện tiên quyết để cho giai cấp quý tộc phong kiến có thể nắm được nông dân, là những người mà chúng có thể bắt đóng thuế và bắt đi phu dịch”.
      Trong quá trình đấu tranh, người nông dân đứng lên khởi nghĩa chưa hề đưa ra một cương lĩnh, khẩu nào về ruộng đất mà họ nói đến yêu cầu ruộng đất một cách gián tiếp nhưng vẫn liên quan đến giải quyết ruộng đất cho nông dân: thông qua quá trình khởi nghĩa, người nông dân đã hủy bỏ các tư liệu liên quan đến ruộng đất: giấy tờ cầm cố, mua bán, chuyển nhượng; các loại sổ sách…đòi nhà giàu chia tài sản cho nhà nghèo…Chính vì thế ruộng đất công là yếu tố chi phối,  trở thành nguyên nhân sâu xa chứ không phải nguyên nhân trực tiếp của các cuộc khởi nghĩa của nông dân hay nói cách khác nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân chủ yếu là ruộng đất và nạn kiêm tính ruộng đất của địa chủ, quan lại dưới thời phong kiến Việt Nam. Nông dân khởi nghĩa chính là có ruộng đất để sản xuất, duy trì cuộc sống…Nó được thể hiện rõ trong phong trào nông dân Việt Nam dưới thời phong kiến:
      Trong triều đại Lí, Trần, Lê sơ các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra chủ yếu diễn ra vào cuối mỗi triều đại. Khi chính quyền trung ương suy yếu, tầng lớp quý tộc, quan lại chỉ lo hưởng lạc, không quan tâm đến chức năng quản lí nhà nước, nền kinh tế nông nghiệp sa sút , thiên tai. Kế sách giữ nước “ khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ gốc bền” không còn được vận dụng một cách hiệu quả. Sức dân đã cùng kiệt bởi sự bóc lột của tầng lớp thống trị, bởi thiên tai, mất mùa, đói kém. Tất cả đã đẩy nông dân vào thế cùng cực. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân, tiểu biểu là cuộc khởi nghĩa như: Thân Lợi, Lê Vãn, Phí Lãng...thời nhà Lý; khởi nghĩa Ngô Bệ (1344 – 1360), Tề (1354), Nguyễn Thanh (1379), Phạm Sư Ôn (1390), Phạm Nhữ Cái (1399),… thời Trần; khởi nghĩa Thân Duy Nhạc (2-1551), Trần Tuân (cuối 1551), Phùng Chương (1515), Trần Công Minh, Trần Cao (1516 - 1521)…thời Lê sơ, đây được coi là những cuộc khởi nghĩa lớn hế kỉ XVI…Sang thế kỉ XVII, các cuộc khởi nghĩa nổ ra ít hơn và xuất hiện vào những năm cuối thế kỉ (1670,1676,1681,1683,1695).
      Tuy nhiên, dưới các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, ruộng đất công còn chiếm ưu thế nên sức ép của ruộng đất không lớn nên phong trào nông dân thời kì này diễn ra không hoàn toàn là do ruộng đất.
      Bước sang thế kỉ XVIII, sự chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ trở nên rất phổ biến và nghiêm trọng. Giai cấp thống trị không từ một thủ đoạn nào để chiếm ruộng đất tư của nông dân và ruộng đất công của làng xã. Ví dụ như nhà nước Lê –Trịnh đã lấy ruộng đất công làng xã để ban cấp cho quan lại, binh lính, đồng nghĩa với ruộng đất công bị thu hẹp và chia cho nông dân càng ít đi hoặc nông dân không có ruộng đất. Tuy chúa Trịnh có đề ra biện pháp giải quyết ruộng đất nhằm “quân bình giàu nghèo”,“chia đều thuế dịch” nhưng cũng không thực hiện được vì giai cấp địa chủ vẫn tiếp tục chấp chiếm ruộng đất. Điều này phản ánh sự bất lực của chính quyền Lê-Trịnh trong việc giải quyết ruộng đất. Ở Đàng Trong, các Chúa Nguyễn tiến hành mở mang bở cõi về phương Nam, gắn liền với quá trình Nam tiến là các công cuộc di dân, khai hoang khẩn hóa, ruộng đất được mở rộng khá nhiều. Tuy nhiên, cũng giống như Đàng Ngoài, từ thế kỉ XVII, tình hình chiếm ruộng đất đã diễn ra phổ biến, Sang thế kỉ XVIII, quan lại, địa chủ đua nhau chiếm đoạt ruộng tư của nông dân, ruộng đất công làng xã, cướp mất thành quả khẩn hoang của nông dân.
       Như vậy, thế kỉ XVIII, Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài nông dân rơi vào tình trạng có rất ít hoặc không có ruộng đất để cày cấy. Không có ruộng đất, họ phải tìm mọi cách để sinh sống như: thuê ruộng hoặc làm thuê cho địa chủ. Do vậy, họ càng bị lệ thuộc vào địa chủ và bị bóc lột nặng nề hơn khiến cho mâu thuẫn giữa nông dân không thể dung hòa, không còn lựa chọn nào khác người nông dân đứng lên khởi nghĩa mà nguyên nhân sâu xa xét cho cùng đưa đến phong trào nông dân bùng nổ là do vấn đề ruộng đất.
      Đến nửa đầu thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn đời sống nhân dân phải chịu nhiều khổ cực, vì nông dân thiếu ruộng đất để cày cấy bởi ruộng đất công làng xã trong cả nước đã bị thu hẹp rất nhiều. Phần lớn ruộng đất công trong các thế kỉ trước đó vốn đã thu hẹp nhưng nhà Nguyễn vấn tiến hành ban cấp ruộng đất cho quan lại, binh lính nên ruộng đất cấp cho nông dân rất ít ỏi. Giai đoạn này  ruộng đất công do nhà nước quản lí chỉ chiếm có hơn 17%, trong khi ruộng đất tư chiếm tới 82%, tình trạng này đã dẫn đến chính sách quân điền không có tác dụng đáng kể. Thời Minh Mạng, Vua cho thực hiện thí điểm quân cấp ruộng đất ở Bình Định làm cho ruộng đất công ở các vùng lân cận có nhiều ruộng hơn để chia thêm. Tuy nhiên thực tế biện pháp này của Minh Mạng cũng không đem lại hiệu quả. Ruộng đất phần lớn nằm trong tay đia chủ cường hào. Việc tập trung ruộng đất vào tay địa chủ đã đẩy nhanh quá trình bần cùng hóa của người nông dân, người nông dân không có tư liệu để sản xuất buộc họ phải đi tha phương cầu thực. Nhưng trong thực trạng đất nước lúc này đi đến đâu, họ cũng gặp tình cảnh giống như nơi mình sinh sống. Khi ruộng đất công không còn nhiều, áp lực về nguồn tài chính phục vụ sinh hoạt nhà nước buộc phải tính đến biện pháp tăng thế ( thuế đinh, thuế điền). Trong bối đó thuế là một trong những nguyên nhân trực tiếp đưa đến khởi nghĩa nông dân. Do đó, không còn lối thoát nào khác nông dân phải vùng lên đấu tranh chống lại triều Nguyễn trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX.
      Đây là giai đoạn thể hiện rõ nhất sức ép ruộng đất được đẩy lên đến mức đỉnh cao, điều này lí giải tại sao phong trào nông dân nổ ra ngay từ khi vương triều Nguyễn mới thành lập và kéo dài liên tục cho đến suốt nửa đầu thế kỉ XIX, với tính chất liên tục, quyết liệt rộng khắp khác với thời kì trước. Ruộng đất trở thành nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân như : Khởi nghĩa của Lê Văn Khống, Lê Đình An ( 1806,1807), Lê Hữu Tạo (1818); Vũ Đình Lục, Đặng Trần Siêu (1808-1824); tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Phan Bá Vành(1821-1827); Lê Duy Lương (1832); Ba Nhàn-Tiền Bột(1833-1843); Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi (1833-1835); mà thực tế giai đoạn này đã chứng minh và thể hiện rõ nét. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6(301) (1998)  của tác giả Bùi Qúy Lộ trong bài viết: “Vấn đề ruộng đất trong phong trào đấu tranh của nông dân đồng bằng ven biển Bắc Bộ dưới triều Nguyễn” đã khẳng định: “Nguyên nhân thực sự của mọi cuộc khởi nghĩa nông dân đều quan hệ mật thiết với vấn đề ruộng đất, đều xuất phát từ những mâu thuẫn trong chế độ sở hữu ruộng đất”.
      Kết luận:
      Ruộng đất là nhu cầu bức thiết, thường xuyên của người nông dân, nó là nền tảng, cở sở để người nông dân duy trì cuộc sống của họ. Nguyên vọng tha thiết của người nông dân là có ruộng để cày cấy. Khi ruộng đất trở thành vấn đề nóng bỏng, diện tích ruộng đât công bị thu hẹp, làm cho chế độ quân điền bị phá sản, kinh tế tiểu nông bị phá hoại nghiêm trọng, người nông dân không đủ ruộng đất để cày cấy, khiến người nông dân bỏ ruộng đất để phiêu tán theo lãnh tụ khởi nghĩa. Nói đến ruộng đất và phong trào nông dân trong bài viết: “tác động của thiên tai bão lũ đối với các cuộc bạo động ở nông thôn Bắc Bộ dưới thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX”, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6(301)(1998) tác giả Đỗ Đức Hùng khẳng định: “Theo chúng tôi, nguyên nhân sâu xa của các cuộc bạo động và khởi nghĩa của cư dân nông thôn suy cho cùng là vấn đề ruộng đất”.
      Vì vậy có thể nóiruộng đấtchính nguyên nhân sâu xa làm cho phong trào nông dân bùng nổ.
Young be a:
 

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Bảo vệ sự đa dạng văn hoá của các dân tộc thiểu số trong xu thế toàn cầu hoá



Bảo vệ sự đa dạng văn hoá của các dân tộc thiểu số trong xu thế toàn cầu hoá
   Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, Đảng ta đã khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Sự phát triển toàn diện của ba lĩnh vực này là điều kiện đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn hóa đó phải đảm bảo sự thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đứng trước sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đảm bảo tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam trong sự đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một yêu cầu bức thiết. Sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam phải được thể hiện tập trung ở các nội dung cơ bản sau đây.

 Thứ nhất, đó là sự thống nhất về tư tưởng chính trị. Hệ tư tưởng chính trị là hạt nhân cốt lõi của nền văn hóa đa dân tộc. Nó là điểm hội tụ mục tiêu phấn đấu của nền văn hóa Việt Nam mà các dân tộc anh em sống trên cùng một lãnh thổ là thành viên. Hệ tư tưởng chính trị đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với đường lối xây dựng và phát triển đất nước mà Đảng ta đã đề ra. Hệ tư tưởng chính trị này tác động toàn diện và sâu sắc đến các hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc đa số và thiểu số, là mẫu số chung để đoàn kết các dân lộc cùng nhau thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
 Thứ hai, thống nhất ở thể chế văn hóa. Tất cả 54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về văn hóa. Đồng thời cùng nhau thực hiện hệ thống luật pháp này, đảm bảo sự thống nhất về quản lý nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với tư cách là công dân Việt Nam, mỗi người, dù thuộc về dân tộc thiểu số hay đa số, đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện luật pháp chung của đất nước cũng như luật pháp về văn hóa.
  Thứ ba, thống nhất về thiết chế văn hóa. Thiết chế văn hóa là cơ quan, tổ chức, đội ngũ nhân sự, những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hóa từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc tổ chức và xây dựng các thiết chế văn hóa, đảm bảo công bằng bình đẳng giữa các cộng đồng dân tộc, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc khác nhau đều có điều kiện để tham gia các hoạt động văn hóa như các nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, hệ thống phát sóng phát thanh và truyền hình, báo chí, xuất bản, các sân vận động và các khu vui chơi giải trí cộng đồng...

 Tính thống nhất của nền văn hóa đa dân tộc là cơ sở cho sự đoàn kết và mở rộng giao lưu giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam, làm cơ sở cho các dân tộc chia sẻ những trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích chung, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.

 Đồng thời với việc đảm bảo sự thống nhất của nền văn hóa, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương đảm bảo sự đa dạng văn hóa của mỗi dân tộc. Tính đa dạng văn hóa thể hiện ở những giá trị và sắc thái văn hóa riêng. “Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. Tính đa dạng văn hóa của các dân tộc đã được khẳng định trong đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là coi trọng, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Đó là bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.

 Điều kiện cơ bản để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số là công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức trong đồng bào các dân tộc và ưu tiên cho đội ngũ này trở về phục vụ công việc xây dựng và phát triển văn hóa ở cộng đồng dân tộc mình. Đảng ta đã khẳng định “Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân”. Trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là sau khi có nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, hàng loạt các trường dân tộc nội trú ở các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ đã được đầu tư xây dựng và củng cố. Các cơ sở đào tạo này đã góp phần đạo tạo hàng vạn con em của các đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây cũng là lực lượng nòng cất để đào tạo nghề nghiệp và đào tạo nguồn cán bộ quản lý, lãnh đạo các cấp ở những địa phương trên. Nhiều người trong số họ đã trở thành lực lượng nòng cốt hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, góp phần tích cực vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

 Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã tăng cường đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến các giá trị văn hóa và văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Bộ sử thi Tây Nguyên đồ sộ đã được sưu tập và công bố. Đây là tài sản văn hóa to lớn, phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là tài sản văn hóa thế giới, đó là niềm tự hào không chỉ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên - mà còn là niềm tự hào chung của nền văn hóa Việt Nam. Việc khai thác, sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở khu vực xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Bắc, Tây Nguyên cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng.

 Việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin cơ sở được tiến hành rộng khắp ở vùng các đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên nếp sống mới lành mạnh, giúp đồng bào xây dựng cuộc sống mới, văn minh, hiện đại, lọc bỏ các hủ tục, phiền nhiễu, cản trở tới sinh hoạt của cộng đồng. Hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, đặc biệt là phát thanh và truyền hình đã phủ sóng từ 80-90% vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần to lớn vào cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.

 Các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc thiểu số đã góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, công tác xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục được tiến hành đồng bộ và toàn diện tạo nên bước tiến bộ rõ rệt trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Năm 2007, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đã xây dựng các dự án bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa của 15 dân tộc có dân số dưới 5.000 người; dự án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, xóa bỏ tập tục lạc hậu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010; dự án sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc trong hoạt động văn hóa thông tin ở vùng dân tộc thiểu số; đề án tăng cường công tác thông tin truyền, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vùng đồng bào các dân tộc thiểu số 2006- 2010. Đây là những đề án và dự án có ý nghĩa tích cực, thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nên sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 Để góp phần vào việc giữ gìn sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng các đề án và dự án cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của dân tộc mình, đặc biệt là xây dựng các giá trị văn hóa mới đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của đồng bào. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, chúng ta cần phải chú ý đến một số giải pháp sau:

Thứ nhất: Tạo sự ổn định đời sống kinh tế- xã hội ở vùng tái định cư cho đồng bào ở khu vực di dân để phục vụ các công"trên thủy điện ở phía Bắc và Tây Nguyên. Tạo điều kiện cho đồng bào xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa, chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, xây dựng các thiết chế văn hóa mới để làm nơi sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng, thực hiện từng bước việc xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình, thôn bản mới, tạo sự ổn định về mặt tư tưởng, tình cảm để đồng bào yên tâm với cuộc sống ở nơi tái định cư.

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh việc sưu tầm, khai thác, đánh giá thực trạng các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số, nghiên cứu để xác định những giá trị nào cần được kế thừa và phát huy, những yếu tố nào cần phải bổ sung hoặc loại bỏ để xác định phương hướng và giải pháp cho việc bảo tổn, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa này.

 Thứ ba: Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, chú ý thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đạo tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng tài năng. Nhà nước cần đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dân tộc nội trú, kết hợp việc học tập văn hoá với đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, nhất là nguồn cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở.

Thứ ba: Cần tổ chức tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chú ý nâng cao chất lượng toàn diện của cuộc vận động này. Thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng bản, buôn, sóc văn hóa; thực hiện xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững. Phát huy vai trò của người dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thai, xây dựng nếp sống văn minh trong việc tổ chức đám cưới, đám tang, lễ hội. Khắc phục tình trạng mê tín, dị đoan và chống các âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ năm: mở rộng giao lưu các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao giữa các vùng, các miền, giữa các dân tộc thiểu số, tạo cơ hội và điều kiện để đồng bào các dân tộc khẳng định và thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc khác để phát triển. Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cần đầu tư kinh phí cho hoạt động liên hoan nghệ thuật giữa các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; tổ chức tốt các ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh việc quảng bá các hoạt động này trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện nghe nhìn, xây dựng các chương trình phim truyền hình phản ánh cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Nâng cao chất lượng các buổi phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc. Mở rộng các trung tâm văn hóa và giáo dục cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển hệ thống mạng Internet, phát huy vai trò của hệ thống bưu điện văn hóa xã.

 Thứ sáu: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc… trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia vào tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, ở vùng biên giới và hải đảo. Phát huy vai trò của các lực lượng biên phòng, công an, trong việc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, ngăn chặn và phòng chống các tiêu cực và tệ nạn xã hội, đặc biệt là tình trạng buôn bán ma túy, buôn bán hàng lậu qua biên giới. Đồng thời nâng cao cảnh giác với âm mưu lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực phản động.
Nhìn chung, việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa của đồng bào các dân tộc trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải được tiến hành từng bước với những giải pháp cụ thể, thiết thực, giúp đồng bào nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Đồng thời, cần chống lại xu hướng tiếp nhận ào ạt các giá trị văn hóa xâm nhập từ bên ngoài vào. Đảm bảo sự phát triển đồng bộ cả về kinh tế, ổn định chính trị xã hội, phát triển văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi dân tộc và bảo đảm sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
 tham khảo tại:
Phạm Duy Đức
http://www.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=9662#ixzz29lLZTg8q



Fairstars mp3 recorder 2-31 -chương trình ghi âm chuyên nghiệp


Đây là phần mềm ghi,thu âm gọn nhẹ,đơn giản và dễ sử dụng trên hệ điều hành windows
Tải về tại đây:
http://www.mediafire.com/?qwl50v2x22kua6l

good luck:

Điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973



Điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 :

         
Khung cảnh kí hiệp đinh Paris năm 1973
 Về hoàn cảnh kí kết :
- Giống nhau : Đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là Điện Biên Phủ (13/3 → 7/5/1954) buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnenơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương  và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (18 → 29/12/1972) buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.
          - Khác nhau : Hội nghị Giơnevơ là Hội nghị quốc tế, có sự chi phối của các nước lớn. Còn Hội nghị Pari là Hội nghị Hai bên (chủ yếu là Việt Nam và Hoa Kì) được quyết định bởi hai bên.
          Về nội dung :
          - Giống nhau :
                   + Đều buộc các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản (là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ) của Việt Nam.
 + Đều đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.
 + Đều đưa đến việc đế quốc xâm lược phải rút quân về nước.
 - Khác nhau :
 + Hiệp định Giơnevơ là Hiệp định về Đông Dương ; còn Hiệp định Pari là Hiệp định về Việt Nam.
                    + Thời hạn rút quân của đế quốc : Theo Hiệp định Giơnevơ, Pháp rút quân từng bước sau 2 năm ; còn theo Hiệp định Pari, Mĩ rút quân một lần sau 2 tháng.
                    + Vùng tập kết quân đội hai bên : theo Hiệp định Giơnevơ, quân đội 2 bên tập kết ở 2 vùng hoàn chỉnh ở 2 miền Bắc Nam (lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải – Quảng trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời) ; theo Hiệp định Pari, quân đội 2 bên ở nguyên tại chỗ.
 
Toàn cảnh hội nghị Gionever năm 1954
Về ý nghĩa :
          - Giống nhau :
                    + Đều là sự phản ánh, sự ghi nhận thắng lợi giành được trên chiến trường.
                    + Đều là Hiệp định hòa hoãn đưa đến chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; là cơ sở pháp lí để ta tiếp tục đấu tranh…
- Khác nhau :
                    + Hiệp định Giơnevơ phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường; Hiệp định Pari phản ánh đầy đủ, đúng đắn thắng lợi của ta trên chiến trường.
                    + So sánh lực lượng giữa ta và địch sau 2 Hiệp định khác nhau : Sau Hiệp định Giơnevơ, so sánh lực lượng thay đổi không có lợi cho ta ; sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta. 

Young be a chỉnh sữa:

 
   

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Một số tư liệu về Cuộc chiến tranh tại Việt Nam (1954 – 1975



Một số tư liệu về Cuộc chiến tranh tại Việt Nam (1954 – 1975)

I SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI, CHIẾN TRANH VIỆT NAM LÀ CHIẾN TRANH LỚN NHẤT, KÉO DÀI NHẤT, ÁC LIỆT NHẤT, TỐN KÉM NHẤT CỦA NƯỚC MỸ.

–Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam là thời gian chiến tranh dài nhất trong lịch nước Mỹ (chiến tranh xâm lược Triều Tiên kéo dài 3 năm ; chiến tranh thế giới thứ nhất tính từ lúc Mỹ tham gia kéo dài một năm rưỡi ; chiến tranh thế giới thứ hai tính từ lúc Mỹ tham gia kéo dài 4 năm ; chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha kéo dài 4 tháng (năm 1968) ; nội chiến Mỹ kéo dài 5 năm rưỡi.
 – Lực lượng quân đội Mỹ huy động vào cuộc chiến tranh Việt Nam: Từ năm 1965 đến tháng 1 – 1973, Mỹ đã huy động khoảng 3 triệu lượt quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam. Ở đỉnh cao trong thời kỳ 1968 – 1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham chiến (chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó), trong số này có 535.000 quân Mỹ đóng lãnh thổ Nam Việt Nam. Riêng về bộ binh, Mỹ đã huy động gần 70% tổng số bộ binh trong quân đội.
 – Mỹ đã huy động một khối lượng khổng lồ vũ khí, khí tài kỹ thuật vào loại hiện đại nhất cho cuộc chiến tại Việt Nam.

* Máy bay : Mỹ đã dùng 75 kiểu loại. Ở thời kỳ đỉnh cao sau 30 – 3 – 1972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu (31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ).

* Tàu chiến : Mỹ đã sử dụng tại vùng biển Việt Nam lúc cao nhất 65 tàu chiến và tàu đổ bộ, trong đó có từ 4 đến 5 tàu sân bay công kích 4 đến 5 tuần dương hạm. Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương (55% của tổng số 9 chiếc). Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

* Thiết giáp, pháo binh và tên lửa Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp ; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam. Ở thời kỳ đỉnh cao 1968 – 1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo.

* Bom mìn và hóa chất : Mỹ đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy. Mỹ đã rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom napan. Từ 1965 đến tháng 8 – 1973, Mỹ đã dùng 7.882.547 tấn bom đạn không quân ở Đông Dương, trong đó khoảng :

3.770.000 tấn ở miền Nam Việt Nam.
937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam.
2.109.000 tấn ở hành lang Nam Lào
321.000 tấn ở Bắc Lào
685.000 tấn ở Campuchia.

Số bom đạn mà không quân Mỹ sử dụng ở Đông Dương gấp 12 lần số lượng chúng dùng trong chiến tranh Triều Tiên, gấp 3,8 lần số lượng Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai.

– Chi phí : Mỹ đã tiêu tốn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 400 tỷ đô la, gấp 20 lần chi phí của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Triều Tiên và gấp 2 lần chi phí của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai (250 tỷ đô la).

    II- NHỮNG TRẬN ĐÁNH TIÊU BIỂU.

– Trận Ấp Bắc (2 – 1 – 1963) tại Mỹ Tho, đập tan chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xạ vận”, 2000 quân VNCH tử trận thuộc các sư đoàn 7,9 BB,…,lực lượng du kích và quân Giải phóng thiệt hại không đáng kể, báo hiệu sự thất bại của “chiến tranh đặc biệt”.

– Trận Bình Giã (5 – 1 – 1965) (Bà Rịa, miền Đông Nam Bộ) Đánh thiệt hại nặng các đơn vị tổng trừ vị của VNCH. Cùng với chiến thắng Ba Gia (31 – 5 – 1965) và Đồng Xoài (12 – 6 – 1965) quân Giải phóng miền Nam đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” .Một chiến lược mới ra đời là“Chiến tranh cục bộ”, với việc quân Mỹ ào ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam

– Trận Núi Thành (28 – 5 – 1965) ở Quảng Nam do đại đội 2 tiểu đoàn 70 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Nam đã tiêu diệt gọn một đại đội lính Mỹ trên điểm cao, lập nên truyền thống “Quảng Nam trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”.

– Trận Vạn Tường (18 – 8 – 1965, Quảng Ngãi) đánh bại cuộc hành quân xâm lược lớn của một vạn quân viễn chinh Mỹ, đánh thiệt hại gần 1.000 tên Mỹ

– Mùa khô 1 (11/1965 – 3/1966) đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất của 25 vạn quân Mỹ, 3 vạn quân Đồng Minh và 50 vạn quân VNCH

– Chiến dịch Plâyme (19/10 – 26/11/1965), đã tiến công vây điểm, diệt viện, nhằm mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnh chiến tranh giải phóng.

– Mùa khô 2 (10/1966 – 4/1967) đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ 2 của 45 vạn quân Mỹ, 50 vạn quân VNCH, mà tiêu biểu là cuộc hành quân Giôn –xơn – xi – ti, tiêu diệt 11.000 tên , làm thất bại âm mưu của Mỹ, hòng tiêu diệt bộ chỉ huy Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

– Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân (30 – 1 – 1968) đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Trong 55 ngày đêm, quân đội Nhân Dân Việt Nam,quân Giải phóng miền Nam đã tiêu diệt 20 vạn quân đối phương,trong đó có 7 vạn quân Mỹ, phá hủy 3400 máy bay các loại, 500 xe quân sự, 4000 khẩu pháo, giải phóng 160 vạn dân thoát khỏi bộ máy kìm kẹp của Mỹ, VNCH, vùng giải phóng được mở rộng.

– Chiến thắng đường 9 Nam Lào (31 – 3 – 1971) và Đông Bắc Campuchia, ta đã đánh bại 2 cuộc hành quân “Lam Sơn 719” do quân đoàn I QLVNCH,quân Mỹ tổ chức và “Toàn Thắng” (1 – 1971) do quân đoàn III QLVNCH,Mỹ tiến hành, làm thất bại một bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

– Chiến cuộc xuân-Hè 1972, diễn ra tại Quảng Trị,Kon Tum và Bình Long-An Lộc.Đây là năm ác liệt nhất cuộc chiến tranh tại Việt Nam với những thiệt hại nặng nề từ các bên tham chiến bao gồm thương vong về quân số và dân thường.Riêng phía cách mạng đã tuyên bố họ loại khỏi vòng chiến đấu 50 vạn quân đối phương(điển hình là tiêu diệt và làm tan rã sư đoàn 22 BB VNCH,Đánh thiệt hại nặng các sư đoàn 3,5,7 BB VNCH,…) giải phóng một vùng rộng lớn với 6 triệu dân

– Trận “Điện Biên Phủ trên không” (18 – 29/12/1972), 12 ngày đêm đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc. Quân dân Bắc Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó có 34 máy bay B52 và 5 chiếc F.111, làm cho Mỹ phải chịu kí hiệp định có lợi cho Cách mạng.

– Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công Sài Gòn lịch sử trong suốt 55 ngày đêm Quân đội NDVN,Quân GPMN và các lực lượng du kích nổi dậy đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ QLVNCH, gồm 1 triệu 351.000 quân, với đầy đủ những trang bị hiện đại của Mỹ,kéo theo đó là sụ sụp đổ toàn bộ hệ thống chính quyền Việt Nam cộng hòa,đất nước được thống nhất..

Từ đây, non sông thu về một mối. Nhân dân cả nước thực sự làm chủ vận mệnh của mình, cùng nhau xây dựng lại cuộc sống mới, cùng nhau phấn đấu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược – xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Một vài số liệu đáng chú ý trong chiến tranh Việt Nam:

* Ở miền Nam : Cách mạng đã đập tan 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của 5 đời Tổng thống Mỹ.

– Diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 triệu quân VNCH, giết và làm bị thương 905.537 quân Mỹ và Đồng Minh.

– Thu và phá hủy hơn 46.500 máy bay các loại, hơn 13.000 khẩu pháo, 38.000 xe tăng, xe bọc thép, 10.000 tàu, xuồng chiến đấu.

* Ở miền Bắc : Đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (thời Giôn – xơn 8/1964 – 11/1968 và thời Ních – xơn 4/1972 – 1/1973).

– Bắn rơi 4181 máy bay gồm 48 kiểu hiện đại nhất, trong đó có 68 B52 ; 13 F111, diệt và bắt sống hàng ngàn giặc lái, 271 lần bắn cháy và bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích địch.

    III- TRONG 21 NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975), THEO THỐNG KÊ SƠ BỘ CỦA BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH XÃ HỘI THÁNG 10-1993 CON SỐ HY SINH VÀ THIỆT HẠI CỦA NHÂN DÂN TA NHƯ SAU:

1,1 triệu liệt sĩ;
600.000 thương bệnh binh;
Hiện còn 300.000 người mất tích;
Gần 2.000.000 dân bị địch giết hại;
2.000.000 người tàn tật;
2.000.000 người bị nhiễm hóa chất độc (khoảng 50.000 trẻ em dị dạng);
Số người bị Mỹ – ngụy bắt và cầm tù, chưa tổng hợp được. 

Lịch sử ĐCSVN, tập II, tr.736
NDVN, ngày 23/3/08


Nguồn: Trang trí blog mùa giáng sinh với hiệu ứng tuyết rơi, ông già Noel và giàn chuông cực hot | Sử Minh Thành http://smthanh.blogspot.com/2012/12/trang-tri-blog-mua-giang-sinh-voi-hieu.html#ixzz2RLJerMpo Follow us: @suminhthanh on Twitter | smthanh on Facebook